BÀI 4
BƠM CAO VE
I. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:
1. Sơ đồ hệ thống:
Hình 5.1: Sơ đồ hệ thống bơm cao áp phân phối EP/VE – KE/VE.
2. Nguyên lý hoạt động:
Bơm cao áp phân phối VE là loại bơm cao áp chỉ có một piston bơm cao áp.
Đặc điểm của loại bơm này là piston bơm cao áp vừa chuyển động tịnh tiến lên
xuống để ép nhiên liệu vừa xoay tròn để phân phối dầu cao áp cho các vòi phun.
Trong hệ thống bơm cao áp phân phối kiểu VE, nhiên liệu được hút lên tứ
thùng chứa đến bơm cao áp nhờ bơm tiếp vận sau khi đã đi qua bầu lọc dầu. Bơm
tiếp vận thường là loại bơm cánh gạt được lắp ở bên trong của bơm cao áp. Đến
thì phun nhiên liệu, cốt bơm quay kéo đóa cam và piston quay theo. Đóa cam quay
tựa vào các con lăn, làm cho piston chuyển động tịnh tiến lên trên ép nhiên liệu.
Piston vừa đi lên vừa ép nhiên liệu, khi rãnh phân phối trên piston trùng với lỗ
75
dầu phân phối, nhiên liệu được đưa đến vòi phun vào xi lanh động cơ. Nhiên liệu
dư ở kim phun và bơm cao áp theo ống dầu về về thùng chứa.
II. CẤU TẠO CỦA BƠM CAO ÁP EP/VE – KE/VE:
Một bơm cao áp VE gồm có các hệ thống.
- Hệ thống tiếp vận nhiêm liệu.
- Hệ thống nâng cao áp.
- Hệ thống phun dầu sớm tự động.
- Hệ thống điều tốc
1. Hệ thống tiếp vận nhiêm liệu.
a. Bơm tiếp vận:
Cấu tạo:
Một đầu cốt bơm có gắn bánh răng, nhận truyền động từ bánh răng cốt máy.
Cốt bơm điều khiển rotor bơm tiếp vận, piston, đóa cam và bánh răng bộ điều
tốc.
Trên loại bơm phân phối VE, bơm tiếp vận thường là loại bơm kiểu cánh gạt.
Trên cốt bơm có gắn rotor, trên rotor có gắn các cánh gạt (thường là 4 cánh). Vỏ
bơm tiếp vận đặt lệch tâm với cốt bơm. Các cánh gạt tì sát vào thành trong của
vỏ bơm bởi lực li tâm khi bơm quay.
Hình 5.2: Sơ đồ cấu tạo bơm tiếp vận:
Hoạt động:
Khi cốt bơm quay, các cánh gạt gạt dầu từ khoang cung cấp (tiết điện lớn dần)
sang khoang nén (tiết diện nhỏ dần). Cung cấp dầu đến buồng bơm cho bơm cao
áp hoạt động, đồng thời rẽ qua van điều áp để điều hòa áp lực nhiên liệu.
2. Hệ thống nâng cao áp:
76
a. Piston Bơm:
Hình 5.3 : Cấu tạo bít tông.
Piston bơm cao áp trong bơm cao áp phân phối kiểu VE có dạng trụ. Đỉnh
piston có các rãnh nạp dầu nằm cách đều nhau dọc theo chiều dài của piston. Số
rãnh nạp trên đỉnh piston bằng với số xi lanh của động cơ. Thân piston có lỗ
khoang dọc trong thân, lỗ này thông với cửa phân phối (chỉ có 1 cửa phân phối
trên trên piston) và thông với lỗ khoang ngang. Tại vị trí lỗ khoang ngang có lắp
vòng tràn. Vòng tràn có chức năng định lượng nhiên liệu đưa đến kim phun bằng
cách mở lỗ khoang ngang, xả dầu có áp suất cao từ buồng nén của piston xi lanh
bơm cao áp sang vùng chứa dầu có áp suất thấp.
Piston được dẫn động bởi cốt bơm nhờ 1 chốt định vị. Piston quay cùng tốc
độ với cốt bơm. Hai lò xo hồi đẩy piston và đóa cam tì lên các con lăn.
Trục cốt bơm quay làm cho piston bơm , đóa bơm quay theo. Khi đóa cam
quay, mặt cam tì lên các con lăn (các con lăn gắn trên vòng mang càc con lăn,
vòng lăn chỉ quay một góc nhỏ khi có sự tác động của bộ phun dầu sớm tự động).
Điều này làm cho piston vừa quay theo đóa cam vừa di chuyển lên xuống.
b. Xi lanh bơm (đầu phân phối):
Chính giữa ráp xi lanh bơm, đầu trên cùng đậy lại bởi một vít và đệm kín.
Xung quanh xi lanh có khoan một lỗ hút, các lỗ phân phối (số lỗ phân phối tuỳ
theo số xi lanh của động cơ). Tại đầu ra của lỗ phân phối có gắn van cao áp, lò
xo cao áp, ốc lục giác để gắn ống cao áp.
77
Hình 5.4: Sơ đồ đầu piston phân
động cơ 4 xi lanh
phối
Hình 5.5: Cấu tạo đầu
phân phối:
c. Đóa cam:
Đóa cam chuyển động theo cốt bơm nhờ khớp nối chữ thập. Trên đóa cam
có các bướu cam, số bướu cam tuỳ theo số xi lanh động cơ.
d. Đóa chứa con lăn:
Đóa này ráp dưới đóa cam, đứng yên một chổ và liên kết với bộ phun dầu
sớm tự động. Vì vậy khi cốt bơm quay, piston vừa di chuyển lên xuống vừa
xoay tròn.
e. Nguyên lý hoạt động:
Ví dụ: Bơm cao áp dùng cho động cơ 4 xi lanh.
Nhiên liệu được phân phối cho 1 xi lanh động cơ trong ¼ vòng quay và 1 lần
chuyển động lên xuống của piston.
Nạp nhiên liệu:
78
Hình 5.6: Nạp nhiên liệu
Khi một trong bốn rãnh nạp dầu trùng với rãnh hút (chỉ có một rãnh hút,
có 4 rãnh phân phối trên xi lanh bơm), dầu được nạp vào buồng nén qua rãnh
hút.
Sự phân phối được thực hiện khi một trong 4 rãnh phân phối thẳng hàng
với cửa piston.
Phân phối nhiên liệu đến kim phun:
Khi đóa cam và piston quay (đồng thời chuyển động tịnh tiến về phía trước
khi bướu cam bắt đầu tì lên các con lăn), cửa hút bắt đầu đóng lại. Khi cửa
hút đóng hoàn toàn bắt đầu quá trình ép dầu. Khi cửa phân phối trùng với
rãnh phân phối, dầu được piston cho kim phun.
79
Hình 5.7: Phân phối nhiên liệu.
Kết thúc:
80
Hình 5.8: Kết thúc
Piston tiếp tục dịch chuyển về phía trước (Bên phải), lỗ khoang ngang lộ ra
khỏi vòng tràn. Nhiên liệu có áp suất cao xả từ buồng nén qua lỗ khoang
ngang ra khoang trong thân bơm. p suất trong buồng nén giảm đột ngột và
quá trình phun kết thúc.
3. Hệ thống điều khiển phun sớm tự động:
Nhiên liệu trong động cơ diesel cũng phải được phun sớm theo tốc độ động cơ
để có được công suất cao, đãm bảo tính năng cao nhất.
a. Cấu tạo:
Piston bộ điều khiển phun sớm gắn liền trong vỏ bộ điều khiển, vuông góc
với trục bơm và trượt theo sự cân bằng giữa áp suất nhiên liệu và sức căng lò
xo bộ điều khiển. Chốt trượt biến chuyển động ngang của piston thành chuyển
động quay của vòng đỡ các con lăn.
b. Hoạt động:
Hình 5.9: Phun sớm
81
Lò xo có xu hướng đẩy piston về phía phun trễ (phía phải). Khi tốc độ động cơ
tăng, áp suất nhiên liệu tăng, áp lực dầu tác dụng lên piston thắng lực đẩy của lò
xo và đẩy piston sang trái. Vòng đỡ các con lăn quay ngược chiều piston bơm cao
áp, do đó làm sớm thời điểm phun nhiên liệu ứng với cùng một vị trí của đóa
cam.
Hình 5.10: Phun trễ
4. Hệ thống điều tốc:
a. Cấu tạo:
Hình 5.11 : Bộ điều chỉnh mọi tốc độ.
82
1. 2 Các quả văng 11. Cần điều khiển tốc độ động cơ
3. Ống trượt
12. Lò xo điều tốc
4. Cần lắc
13. Chốt hãm
5. Cần khởi động 14. Lò xo cầm chừng
6. Lò xo khở động a. Độ nén của lò xo khởi động
7. Van định lượng c. Độ nén của lị xo cầm chừng
8. Lỗ cúp dầu trên piston h1.Thì cung cấp nhiên liệu tối đa lúc khởi động
9. Piston
h2.Thì cung cấp nhiên liệu tối thiểu lúc cầm chừng
10. Ốc điều chỉnh tốc độ cầm chừng M2. Chốt của cần 4 và 5
- Bánh răng dẫn động bộ điều chỉnh gắn trên trục bộ điều chỉnh ăn khớp với
bánh răng trên cốt bơm. Trên bánh răng trục bộ điều chỉnh có gắn các quả
văng, các quả văng này phát hiện tốc độ góc trục bộ điều khiển nhờ lực li
tâm, bạc bộ điều chỉnh truyền lực li tâm đến các cần điều khiển.
- Lò xo điều khiển có độ cân theo tải (mức độ đạp chân ga).
- Lò xo giảm chấn, lò xo không tải tránh cho bộ điều chỉnh hoạt động giật cục
bằng cách tì nhẹ vào cần căng.
Hình 5.12 : Bộ điều chỉnh tốc độ nhỏ nhất – lớn nhất.
- Cụm bộ điều chỉnh sẽ điều chỉnh vị trí của vòng tràn theo tốc độ động cơ và
tải. Nó bao gồm cần dẫn hướng, cần căng, cần điều khiển. Các cần này nối
với nhau tại điểm tựa A (điểm tựa tự do). Cần dẫn hướng quay quanh điểm
D (điểm tựa cố định gắn vào vỏ bộ điều chỉnh).
- Lượng phun điều chỉnh bằng cách đẩy vòng tràn qua trái (giảm lượng phun)
hay qua phải (tăng lượng phun) thông qua sự tác động từ các quả văng, bạc,
cần điều khiển, vòng tràn.
b. Hoạt động (kiểu mọi tốc độ):
83
Chế độ khởi động:
Hình 13 : Điều khiển lượng phun ở chế độ khởi động.
Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh dịch chuyển về phía đầy tải. Lò
xo điều khiển kéo cần căng đến khi nó tiếp xúc với vấu chặn. Do
động cơ chưa hoạt động, các quả văng không dịch chuyển, cần điều
khiển tì lên bạc bởi sức căng của lò xo khởi động, vì vậy các quả
văng ở vị trí đóng hoàn toàn. Cùng lúc đó, cần điều khiển quay
ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A, đẩy vòng tràn về vị trí
khởi động (phun cực đại). Do đó lưông nhiên liệu cần thiết được cung
cấp cho động cơ để khởi động.
Chế độ không tải:
84
Hình 5.14 : Điều khiển lượng phun ở chế độ không tải.
Khi động cơ đã khởi động xong, chân ga được nhã ra, cần điều chỉnh quay
về vị trí không tải. vị trí này, lò xo điều chỉnh tự do hoàn toàn nên nó không
kéo cần căng. Vì vậy, ngay ở tốc độ thấp các quả văng bắt đầu mở ra, đẩy bạc
về phía phải. Cần điều khiển và cần căng phải chống lại sức căng của các lò xo
(lò xo không tải, lò xo giảm chấn, lò xo khởi động). Vì vậy, cần điều khiển quay
theo chiều kim đồng hồ quanh điểm A, đẩy vòng tràn về vị trí giảm dầu (không
tải). Sự cân bằng được duy trì giữa lực li tâm của các qua văng và sức căng của
các lò xo (lò xo không tải, lò xo giảm chấn, lò xo khởi động) giữ cho tốc độ động
cơ ổn định ở chế độ không tải
Chế độ đầy tải:
Hình 5.15: Chế độ đầy tải
Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh dịch về phía đầy tải, sức căng của lò xo
điều khiển trở nên lớn hơn (làm cho lò xo giảm chấn bị ép lại hoàn toàn). Do
85
đó cần căng tiếp xúc với vấu cặhn và đứng yên. Hơn nũa, khi cần điều khiển
bị đẩy bởi bạc, nó tiếp xúc với cần căng nên vòng tràn được giữ ở vị trí đầy
tải.
Khi vặn vít đầy tải (điều chỉnh lượng phun chế độ đầy tải) quay theo chiều
kim đồng hồ, đẩy cần dẫn hướng quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm tực
D nên cần điều khiển cũng quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa D,
đẩy vòng tràn theo hướng tăng lượng phun.
Chế độ tốc độ tối đa:
Hình 5.16 : Chế độ tối đa.
Tốc độ động cơ tăng với tải đầy, lực li tâm của các quả văng dần dần lớn
hơn lực li tâm của các lò xo điều khiển. Đẩy cần căng và cần điều khiển quay
ngược chiều kim đồng hồ quay điểm tựa A, đẩy vòng tràn về phía giảm lượng
phun (giảm dầu). động cơ quay chậm lại, ngăn không cho động cơ quay quá
nhanh.
5. Các thiết bị phụ:
a. Van điều áp:
Chức năng của van điều áp là điều chỉnh áp suất do dầu bơm tiếp vận
cung cấp có áp suất tỉ lệ với tốc độ động cơ để dẫn động bộ phun dầu sớm.
86
Hình 5.17: Van điều áp.
b. Van cắt nhiên liệu:
Nhiệm vụ cắt nhiên liệu khi cần tắt máy.
Cấu tạo:
Là loại van điện từ, bao gồm: cuộn dây, lõi thép, lò xo hồi vị.
1. Lỗ dầu vào
2. Pis-ton
3. Đầu dầu
4. Solenoid
5. Buồng áp lực cao
Hình 5.18: Cấu tạo van cắt nhiên liệu:
Hoạt động:
Khi ta mở công tắc máy dòng điện đi qua cuộn day, tạo ra lực từ thắng
được lực căng của lò xo, hút van lên, mở cửa hút cho nhiên liệu vào đầu phân
phối. Khi tắt máy, không có dòng điện chạy qua cuộn day, lò xo đẩy van đóng
cửa hút, đóng đường dầu nạp vào bu6ồng nén cao áp của bơm cao áp. Không
có dầu vào bơm cao áp, không có dầu lên kim phun, động cơ không hoạt
động.
c. Bộ điều chỉnh thời điểm phun theo tải:
87
1.
2.
3.
4.
Lò xo điều tốc
Ống trượt
Cần lắc
Cần khởi động
5. Van định lượng
6. Pis-ton
7. Trục bộ điều tốc
Hình 5.19: Sơ đồ bộ phun sớm theo tải:
a. Vị trí khởi động
b. Trước khi mở
c. Vị trí mở
1. Lỗ dầu
2. Trục bộ điều tốc
3,5,7. Lỗ dầu về
4. Ống trượt
88
- Chức năng:
Dùng điều chỉnh thời điểm (cũng như điều chỉnh áp suất dầu bên trong
vỏ bơm) phun theo tải động cơ. Khi động cơ chạy ở chế độ tải cục bộ, nó
làm trễ thời điểm một chút để giảm tiếng ồn của động cơ. Khi hoạt động ở
chế độ đầy tải, nó làm sớm thời điểm phun một chút để tránh giảm công
suất động cơ.
- Hoạt động:
Hình 5.20: Hoạt động phun sớm theo tải
Động cơ chạy ở chế độ tải cục bộ, các quả văng bung ra nhiều, đẩy bạc
dịch chuyển sang phải, dầu (có áp suất đã điều áp) xả qua khe bạc về cửa vào
của bơm tiếp vận. p suất nhiên liệu trong bơm giảm, tác động vào bộ điều
khiển phun sớm làm trễ thời điểm phun.
Ngược lại khi tải động cơ tăng, cần căng đẩy bạc sang phải, khe bạc đóng,
áp suất trong buồng bơm tăng, tác động vào bộ điều khiển phun sớm, làm sớm
thời điểm phun nhiên liệu.
Bộ điều chỉnh thời điểm phun theo tải có thể hoạt động trong khoảng tải
của động cơ từ 25% - 70% như hình vẽ dưới. Góc phun trễ cực đại ở phần lớn các
kiểu động cơ là 1.50 (góc này phụ thuộc vào kích thước của khe).
d. Bộ chống quay ngược
Đặc điểm của bơm VE là chống quay ngược. Dịch chuyển của piston và
việc đóng mở các cửa hút, cửa phân phối được minh hoạ như hình dưới. Nếu
động cơ quay ngược thì cửa hút mở, cửa phân phối đóng khi piston chuyển động
89
ngược lên trên. Vì vậy, không có nml phun vào động cơ, động cơ sẽ không hoạt
động.
Hình 5.21: Cơ cấu chống quay ngược:
e. Bộ bù độ cao.
p suất khí quyển thấp làm tỉ lệ không khí và nhiên liệu trở nên đậm hơn
và mật độ khói trong khí xả tăng. Để tránh hiện tượng này, bộ bù độ cao tự động
giảm lượng nhiên liệu phun theo độ cao của vùng mà xe hoạt động để đạt được tỉ
lệ hỗn hợp không khí nhiên liệu tốt nhất.
Cấu tạo:
90
Hình 5.22: Cấu tạo bộ bù độ cao
Dưới áp suất khí quyển cao, các ống chân không bị nén lại. Lò xo kéo cần
đẩy lên trên. p suất khí quyển thấp, các ồng chân không giãn nở thắng lực
ép của lò xo đẩy cần đẩy đi xuống
Hoạt động:
Độ cao nhỏ:
p suất khí quyển cao nén các ống chân không, lò xo đẩy cần đẩy đi lên,
cần điều khiển giữ vòng tràn ở vị trí bình thường.
Độ cao lớn:
p suất khí quyển thấp, các ống chân không nở ra thắng lực ép của lò xo,
đẩy cần đẩy đi xuống, dịch chuyển chốt nối sang trái, làm cần điều khiển bị
đẩy quay ngược chiều kim đồng hồ, làm cho cần căng quay theo chiều kim
đồng hồ, dịch chuyển vòng tràn về phía giảm dầu.
Độ cao nhỏ
Độ cao lớn
Hình 5.23: Hoạt động bộ bù độ cao
91
f. Bộ bù tua bin tăng áp:
Chức năng:
Chức năng của bộ bù tua bin tăng áp tương tự như chức năng của bộ bù độ
cao. tua bin tăng áp làm tăng áp suất và lượng khí nạp vào động cơ. Bộ bù tua
bin tăng áp nhằm điều khiển lượng phun phù hợp với lượng khí nạp vào động
cơ để tăng công suất động cơ.
Cấu tạo:
Thiết bị này gắn trên bộ điều chỉnh cảa bơm cao áp. áp suất khí nạp sau khi
tăng áp tác dụng lên buồng trên của màng (màng gắn liền với cần đẩy) trong
khi áp suất khí quyển tác dụng xuống buồng dưới của màng.
Đầu phía dưới của cần đẩy có dạng côn. Vì vậy, chốt sẽ dịch chuyển vào
trong hay ra ngoài tuỳ theo sự tác động của áp suất khí tăng áp lên màng.
Cần đẩy chuyển động lên hoặc xuống, chốt nối đẩy cần điều khiển quay
theo chiều kim đồng hồ hoặc quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục của
nó. Chuyển động của cần điều khiển làm thay đổi vị trí dừng của cần căng
(cần căng làm dịch chuyển vòng tràn)
Hoạt động:
Khi áp suất tăng áp thấp (dưới 0.14 kgf/cm2 ). Màng bị đẩy lên phía trên
nhờ lò xo, cần điều khiển quay ngược chiều kim đồng hồ tác động vào cần
căng. Cần căng đẩy vòng tràn về phía giảm dầu.
Khi áp suất tăng áp tăng, màng đầy cần xuống dưới. Cần đẩy quay theo chiều
kim đồng hồ tác động vào cần căng đẩy vòng tràn về phía thêm dầu theo áp
suất tăng áp.
Khi áp suất tăng áp vượt quá điểm uốn của đồ thị dưới, chốt nối bị đẩy
ngược sang sang trái bởi mặt côn B, đẩy cần đẩy quay theo chiều kim đồng
hồ. Vì vậy, giảm lượng phun. Điều này tránh áp suất tăng áp quá cao.
Đồ thị dưới chỉ lượng phun theo áp suất tăng áp. Bình thường vùng C và vùng
D sử dụng khi bộ bù tua bin tăng áp làm việc. Vùng B là vùng dự phòng.
Trong vùng dự phòng, lượng phun giảm theo sự gia tăng áp suất tăng áp.
92
Hình 5.24: Hoạt động của bộ bù tua bin tăng aùp:
93
PHIẾU THỰC HÀNH SỐ 15
XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG BƠM CAO ÁP VE TRÊN ĐỘNG CƠ
I. Mục tiêu:
Sau khi thực hiện xong phiếu công tác này học viên có thể xác định được tình
trạng bơm VE trên động cơ.
II. Cung cấp:
- Động cơ diesel có sử dụng bơmVE.
- Nhiên lịêu, dầu bôi trơn, nước làm mát.
- Dụng cụ thích hợp…
III. Phương pháp thực hiện:
- Xả gió hạ áp ở hệ thống (như ở chương I).
- Tháo rời các rắc co nối giửa bơm cao áp và các kim phun.
- Để cần ga ở vị trí phun dầu tối đa.
- Cấp điện cho van cất nhiên liệu hoạt động.
- Khởi động động cơ.
Quan sát ở đầu các rắc co. Nếu nhiên liệu không phun ra ở một trong những
rắc co thì bơm đã hư. Nếu nhiên liệu phun ra hết ở đầu các rắc co thì bơm còn
hoạt động.
- Ngừng khởi động động cơ.
- Tháo 1 kim phun bất kỳ trên động cơ ra
- Nối ống dầu cao áp từ bơm cao áp đến kim phun vừa tháo
- Để cần ga ở vị trí câm chừng
- Khởi động động cơ.
- Quan sát, nếu có dầu phun ra nơi kim phun thì bơm còn tốt, nếu không có
dầu phun ra thì do piston bơm cao áp không tao đủ áp lực phun. Để chắc
chắn là piston xi lanh bơm cao áp còn tốt ta kiểm tra áp lực dầu khi bơm
cao áp làm việc, bằng cách:
· Gắn vào ống dẫn dầu cao áp tới kim phun 1 áp kế.
· Đưa cần ga đến vị trí phun dầu tối đa.
· Quay cốt bơm vài vòng (khoảng 5 vòng).
· Nếu áp suất đạt từ 200 kg/cm2 trở lên là tốt.
· Duy trì áp suất này trong khoảng 10 giây. Nếu áp suất này không tụt
quá 20 kg/cm2 là van cao áp còn tốt. Tiếp tục kiểm tra cho các tổ bơm
tiếp theo
- Dọn vệ sinh.
- Báo cáo kết quả.
94
PHIẾU THỰC HÀNH SỐ 16
THÁO RÁP KIỂM TRA SỬA CHỮA BƠM EP/VE
I. Mục tiêu:
Sau khi thực hiện xong phiếu công tác này học viên có thể biết cách tháo
ráp, kiểm tra và sửa chữa bơm cao áp VE.
II. Cung Câp:
- Một bơm cao áp VE cần tháo ráp kiểm tra
- Giá đở bơm.
- Dụng cụ thích hợp chuyên dùng cho bơm VE.
- Giẻ lau, dầu nhớt
III. Phương pháp thực hiện:
A. THÁO:
- Gắn bơm lên giá đở có ngàm phụ.
- Tháo vít dẫn dầu đến và về .
Lưu ý: Nếu ốc Zin thì có chữ IN (vào), OUT (ra). Nếu ốc không có chữ thì
lỗ lớn là lỗ vào, lỗ nhỏ là lỗ ra.
- Tháo ốc giữ cần ga.
- Tháo cần ga ra, lưu ý vị trí của lò xo hoàn lực, dấu giữa cần ga và cốt ra.
- Dùng lục giác 5mm, tháo vít nắp điều tốc.
- Đè cốt ga xuống và lấy nắp điều tốc ra.
- Tháo 2 vít giữ cần điều khiển van phân lượng bằng chìa khoá đặc biệt.
- Tháo cần điều khiển van phân lượng ra.
- Tháo cốt bộ điều tốc.
- Tay giữ cụm quả tạ, ống trượt
- Lấy cụm bộ điều tốc, ống trượt ra.
- Tháo van điện cắt nhiên liệu:
· Tháo giắc ra khỏi giá đở.
· Tháo vỏ che bụi ra khỏi van điện cắt
nhiên liệu.
95
-
· Tháo đai ốc, day điện và vỏ che bụi.
· Tháo cuộn dây joăng chử O, lò xo, van, lưới lọc và đệm vênh hình
sóng.
Tháo bàn kẹp và kẹp dựng đứng bơm lên.
Tháo 4 ốc giữ đầu phân phối ra.
Giử chén chặn lò xo, rút cụm phân phối
Lưu ý: Không đánh rơi các chi tiết.
Lấy đệm điều chỉnh piston (hạt bắp) ra khỏi đóa cam.
Tháo các chi tiết sau của đầu phân phối:
· Tháo piston bơm ra khỏi xi lanh bơm
· Lần lượt lấy các chi tiết: đóa dưới piston, đóa trên piston, đế lòxo dưới,
van định lượng.
· Tháo hai lò xo honàn lực của piston.
· Tháo hai cây dẫn hướng. Trên cây có đệm lò xo piston và đế lò xo trên
(lưu ý các gioăng).
· Tháo nút đậy nắp phân phối (lưu ý gioăng).
· Tháo ốc lục giác.
· Lấy nguyên cụm lò xo và van cao áp ra
- Tháo cụm điều chỉnh cầm chừng nhanh (cụm bù ga cho máy lạnh nếu có).
- Lấy đóa cam ra.
96
- Dùng kiềm mũi nhọn gắp khâu chữ thập ra.
- Tháo nắp đậy chốt, giữ chốt khoá của bộ phun sớm tự động điều khiển đóa
cam.
- Dùng que nam châm lấy chốt khoá ra.
- Đẩy chốt vào trong, dùng kiềm mũi nhọn lấy đóa chứa con lăn (Trên đóa có
chứa các con lăn)
- Tháo các con lăn ra khỏi đóa (mổi con lăn có chúa 1 cốt, một vòng trong và
1 vòng ngoài).
Lưu ý:
Không được đành rơi các con lăn
Không được thay đổi vị trí các con lăn.
- Lấy cốt bơm ra.
- Tháo nắp đậy bơm tiếp vận ra.
- Dùng kiềm mũi nhọn gắp rotor bơm tiếp vận ra.
Lưu ý: các cánh gạt
- Lấy vỏ bơm tiếp vận ra.
- Tháo hai nắp bộ phun sớm tự động.
Lưu ý: Hai bên dầu đến và đi (để khỏi lộn khi ráp).
- Tháo lò xo, piston của bộ phun sớm tự động ra.
97
Các chi tiết bơm VE tháo rời
98
B. KIỂM TRA:
1. Kiểm tra bít tông bơm, vòng tràn và nắp phân phối:
- Nghiên nhẹ vòng tràn (nắp phân phối) và keo bít tông ra.
- Khi thả tay bít tông phải đi xuống êm vào trong vòng tràn (nắp phân phối)
bằng trọng lượng bản thân.
- Xoay bít tông và lặp lại bước thử ở bước hai ở nhiều vị trí khác nhau. Nếu
bít tông bị kẹt ở bất kỳ vị trí nào thì thay cả cụm chi tiết.
- Lắp chốt cầu nối bộ điều chỉnh vào trong vòng tràn và kiểm tra rằng nó di
chuyển êm không có độ rơ.
2. Kiểm tra vòng lăn và các con lăn:
- Dùng đồng hồ so, đo chiều cao con lăn.
- Sai số chiều cao con lăn:0.02mm
- Nếu sự chênh lệch này lớn hơn tiêu chuẩn thì thay bộ vòng lăn và các con
lăn.
3. Đo chiều dài lò xo:
- Dùng thước sặp đo chiều dài tự do của các lò xo:
- Chiều dài tự do:
Lò xo van phân phối: 24.4 mm
Lò xo bít tông : 30 mm
Lò xo khớp : 16.6 mm
- Nếu chiều dài không như tiêu chuẩn thì thay lò xo.
4. Kiểm tra van điện cắt nhiên liệu:
- Nối thân van vào các cực của ắc qui.
- Khi van được nối và ngắt khỏi ắc qui phải co tiếng kêu. Nếu không nghe
tiếng kêu thì thay van
C. LẮP RÁP:
- Kẹp vỏ bơm lên bàn kẹp.
- Ráp các chi tiết đầu phân phối:
99