Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Giáo trình Xây dựng, quản lý, điều hành cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc – Quầy thuốc) - Nghề: Dược (Trình độ: Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.02 KB, 64 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CĐ KỸ NGHỆ II

GIÁO TRÌNH
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CƠ SỞ
BÁN LẺ (NHÀ THUỐC – QUẦY THUỐC)
NGHỀ: DƯỢC
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành theo quyết định số /
/QĐ-CĐKNII ngày tháng năm
Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II)

của

(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
1


MỤC LỤC
Bài 1: QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH DƯỢC ............................................................... 4
1. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC KINH DOANH DƯỢC ........................................... 4
2. QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DƯỢC .............................................. 4
2.1. Chứng chỉ hành nghề dược ................................................................................. 4
2.2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược ............................................... 11
2.3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ............................................................... 14
2.4. Giấy chứng nhận GPs ....................................................................................... 14
Bài 2: BÁN LẺ THUỐC ................................................................................................ 16
1. CÁC HÌNH THỨC BÁN LẺ THUỐC.................................................................... 16
2. ĐIỀU KIỆN VỀ VĂN BẰNG VÀ THỜI GIAN THỰC HÀNH ĐỐI VỚI CHỦ CƠ
SỞ BÁN LẺ THUỐC ................................................................................................. 17
3. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ BÁN LẺ ................................. 18


3.1. Nhà thuốc ......................................................................................................... 18
3.2. Quầy thuốc, Tủ thuốc trạm y tế xã.................................................................... 20
3.3. Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền...................... 22
4. QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN LẺ THUỐC VÀ CHỦ CƠ SỞ
BÁN LẺ THUỐC ....................................................................................................... 23
4.1. Người bán lẻ thuốc ........................................................................................... 23
4.2. Chủ cơ sở ......................................................................................................... 24
Bài 3: THỰC HÀNH TỐT CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC-GPP ........................................... 26
1. KHÁI NIỆM .......................................................................................................... 26
2. CÁC TIÊU CHUẨN CỦA GPP ............................................................................. 26
2.1. Nhân sự ............................................................................................................ 26
2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật cơ sở bán lẻ ................................................................ 27
3. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA CƠ SỞ BÁN LẺ ......................................... 30
3.1. Mua thuốc ........................................................................................................ 30
3.2. Bán thuốc ......................................................................................................... 31
3.3. Bảo quản thuốc ................................................................................................ 32
4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI BÁN LẺ TRONG THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP . 33

2


5. TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐÁP ỨNG THỰC HÀNH TỐT CƠ SỞ BÁN LẺ
THUỐC ..................................................................................................................... 35
5.1. Tiếp nhận hồ sơ: ............................................................................................... 35
5.2. Quy trình đánh giá việc đáp ứng và phân loại đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ
thuốc ....................................................................................................................... 35
5.3. Nguyên tắc chấm điểm: .................................................................................... 35
5.4. Xử lý kết quả đánh giá đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc .................... 36
6. ĐÁNH GIÁ VIỆC DUY TRÌ ĐÁP ỨNG THỰC HÀNH TỐT CƠ SỞ BÁN LẺ
THUỐC ..................................................................................................................... 38

6.1. Đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc .......... 38
6.2. Xử lý kết quả đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ
thuốc ....................................................................................................................... 39
6.3. Kiểm soát thay đổi ........................................................................................... 40
7. ĐOÀN ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐÁP ỨNG THỰC HÀNH TỐT CƠ SỞ BÁN LẺ
THUỐC ..................................................................................................................... 41
7.1. Thành phần và tiêu chuẩn của thành viên Đoàn đánh giá .................................. 41
7.2. Trách nhiệm và quyền hạn của Đoàn đánh giá .................................................. 42

3


Bài 1: QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH DƯỢC
MỤC TIÊU:
1. Nêu được các hình thức tổ chức kinh doanh dược ở Việt Nam hiện nay.
2. Trình bày được các quy định về điều kiện kinh doanh dược
1. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC KINH DOANH DƯỢC
Cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d) Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
đ) Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên
bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
e) Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
g) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
h) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.
2. QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DƯỢC
2.1. Chứng chỉ hành nghề dược
2.1.1. Điều kiện cấp

- Có văn bằng chun mơn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp vị trí cơng
việc và cơ sở kinh doanh dược.
- Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm
nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện
của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam; cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên mơn của người hành nghề.
Người có trình độ sau đại học được giảm thời gian thực hành. Cụ thể giảm 3/4 thời gian
đối với người có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II và 1/2 thời gian đối với người có bằng
thạc sỹ hoặc chuyên khoa I về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên môn thực hành.
4


- Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
- Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của tòa
án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược
theo bản án, quyết định của tòa án;
+ Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2.1.2. Điều kiện về văn bằng và thâm niên kinh nghiệm
- Đối với người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc:
+ Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp sản xuất thuốc phải có bằng
tốt nghiệp đại học dược và có thời gian thực hành ít nhất 05 năm tại cơ sở dược hợp pháp.
+ Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm
y tế phải có một trong các văn bằng đại học dược, đại học y hoặc đại học chuyên ngành
sinh học và có thời gian thực hành ít nhất 05 năm tại cơ sở dược hợp pháp.
+ Người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc phải
có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược hoặc ngành hóa học và có thời gian thực hành ít
nhất 03 năm tại cơ sở dược hợp pháp.
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất

lượng của cơ sở sản xuất dược liệu phải có một trong các văn bằng tốt nghiệp đại học
ngành dược, ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền và có 02 năm thực hành chun
mơn tại cơ sở dược phù hợp.
Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên
liệu làm thuốc
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán bn thuốc, ngun
liệu làm thuốc phải có bằng tốt nghiệp đại học dược và có 02 năm thực hành chuyên môn
tại cơ sở dược phù hợp.
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán bn vắc xin, sinh
phẩm phải có một trong các văn bằng đại học dược, đại học y hoặc đại học chuyên ngành
sinh học và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc
5


dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung
cấp ngành dược; văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược; bằng tốt nghiệp đại học, trung cấp
ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền; giấy chứng nhận về lương y, lương dược và
có 02 năm thực hành chun mơn tại cơ sở dược phù hợp.
Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu
thuốc, nguyên liệu làm thuốc
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc,
nguyên liệu làm thuốc phải có văn bằng đại học dược và có 02 năm thực hành chun
mơn tại cơ sở dược phù hợp.
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu vắc xin,
sinh phẩm phải có một trong các văn bằng đại học dược, đại học y hoặc đại học chuyên
ngành sinh học và có 02 năm thực hành chun mơn tại cơ sở dược phù hợp.
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu dược
liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có vmột trong các văn bằng tốt nghiệp đại học
ngành dược, ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền và có 02 năm thực hành chuyên

môn tại cơ sở dược phù hợp.
Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm
nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm
nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có văn bằng đại học dược và có 03 năm thực
hành chun mơn tại cơ sở dược phù hợp.
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm
nghiệm vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng đại học dược, đại học y hoặc
đại học chuyên ngành sinh học và có 03 năm thực hành chun mơn tại cơ sở dược phù
hợp.
Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử
thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc
+ Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn
bằngđại học dược và có 02 năm thực hành chun mơn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh
6


viện, viện có giường bệnh.
+ Người phụ trách cơng tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học
cổtruyền phải có văn bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ
truyềnvà có 02 năm thực hành chuyên môn tại bệnh viện, viện có giường bệnh có hoạt
động y học cổ truyền.
Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo
quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản
thuốc,nguyên liệu làm thuốc phải có văn bằng đại học dược và có 02 năm thực hành
chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản
vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng đại học dược, đại học y hoặc đại học
chuyên ngành sinh học và có 02 năm thực hành chun mơn tại cơ sở dược phù hợp.

2.1.3. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung, thu hồi Chứng chỉ hành nghề
dược
- Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung , thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược
theo hình thức xét duyệt. Giám đốc Sở Y tế thành lập hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ hành
nghề dược có sự tham gia của đại diện hội về dược để tư vấn cho Giám đốc Sở Y tế trong
việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề dược.
- Bô ̣ Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề dươc theo hình thức thi.
 Hình thức, nội dung, chương trình thi
- Hình thức thi: Thi tập trung tại cơ sở tổ chức thi hoặc thi trực tuyến.
- Nội dung thi gồm:
a) Kiến thức chung cho người hành nghề dược;
b) Kiến thức chun ngành phù hợp với vị trí cơng việc phải có Chứng chỉ hành nghề
dược theo quy định.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết quy chế, nội dung thi, ngân hàng câu hỏi thi, thang
điểm đạt để cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
7


 Yêu cầu đối với cơ sở tổ chức thi xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược: Phải là
một trong các cơ sở đào tạo đại học chuyên ngành dược, chuyên ngành y dược cổ
truyền.
 Tổ chức thi xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược
- Cơ sở chỉ được tổ chức thi sau khi được Bộ Y tế công bố cơ sở tổ chức thi xét cấp
Chứng chỉ hành nghề dược trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và bảo đảm việc tổ
chức thi đáp ứng đúng quy chế thi đã được Bộ Y tế ban hành.
- Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ định cơ sở đủ điều kiện theo quy định tổ chức thi xét cấp
Chứng chỉ hành nghề dược trong trường hợp khơng có cơ sở nào tổ chức thi xét cấp
Chứng chỉ hành nghề dược.
- Sau thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thi, cơ sở tổ chức thi trả Giấy xác
nhận kết quả thi cho người dự thi và thông báo danh sách người thi đạt kết quả xét cấp

Chứng chỉ hành nghề dược về Bộ Y tế.
 Ưu tiên trong hành nghề dược đối với người được cấp Chứng chỉ hành nghề
dược theo hình thức thi
Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi được ưu tiên trong tuyển
dụng và sử dụng trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, bao gồm:
- Được ưu tiên trong xét tuyển nếu kết quả thi đạt loại giỏi và có bằng tốt nghiệp hệ đại
học hoặc sau đại học loại giỏi.
- Miễn thời gian tập sự sau khi tuyển dụng.
- Ưu tiên trong việc xem xét cử đi học tập, bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chun
mơn trong nước, nước ngồi.
2.1.4. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược mẫu số 02, 02 ảnh chân dung của người đề
nghị được chụp trong thời gian khơng q 06 tháng.
- Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn. Đối với các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở
đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
8


- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy xác nhận thời gian thực hành theo mẫu.
Trường hợp thực hành tại nhiều cơ sở, thời gian thực hành được tính là tổng thời gian
thực hành tại các cơ sở nhưng phải có giấy xác nhận thời gian thực hành của từng cơ sở
đó.
Trường hợp đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược với phạm vi hoạt động khác nhau và
yêu cầu thời gian thực hành, cơ sở thực hành chun mơn khác nhau thì hồ sơ phải có
Giấy xác nhận thời gian thực hành chuyên môn và nội dung thực hành chuyên môn của
một hoặc một số cơ sở đáp ứng yêu cầu của mỗi phạm vi, vị trí hành nghề. Trường hợp
các phạm vi hoạt động chuyên môn có cùng yêu cầu về thời gian thực hành và cơ sở thực
hành chun mơn thì khơng u cầu phải có Giấy xác nhận riêng đối với từng phạm vi
hoạt động chun mơn;

- Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy xác nhận kết quả thi đối với trường hợp Chứng
chỉ hành nghề dược cấp theo hình thức thi.
Đối với các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngồi cấp phải được hợp pháp hóa
lãnh sự theo quy định. Các giấy tờ này phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công
chứng theo quy định.
Số lượng hồ sơ là 01 bộ.
2.1.5. Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược
Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược theo mẫu 04, 02 ảnh chân dung của người
đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
2.1.6. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược
- Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo Mẫu số 05,
02 ảnh chân dung cỡ 4 cm x 6 cm của người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược chụp
trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng;
- Đối với trường hợp thay đổi thông tin cá nhân của người hành nghề dược phải có giấy
tờ chứng minh liên quan đến nội dung thay đổi, gồm một trong các giấy tờ sau: Chứng
minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ xác nhận liên
quan đến nội dung thay đổi do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;
- Đối với trường hợp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn, yêu cầu các giấy tờ chứng
9


minh nội dung thay đổi sau: Văn bằng chuyên môn tương ứng và giấy xác nhận thời gian
thực hành chuyên mơn tại cơ sở dược phù hợp.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực bằng cấp chun mơn.
2.1.7. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược
- Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược nộp hồ sơ đến cơ quan cấp Chứng chỉ
hành nghề dược.
- Cấp chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp
nhận hồ sơ; trường hợp không cấp chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và
nêu rõ lý do.

- Cấp lại, điều chỉnh nội dung chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không cấp lại, điều chỉnh nội
dung chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2.1.8. Các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược
- Chứng chỉ hành nghề dược được cấp không đúng thẩm quyền.
- Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược
của mình.
- Chứng chỉ hành nghề dược bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
- Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
- Cá nhân có từ 02 Chứng chỉ hành nghề dược trở lên.
- Người có chứng chỉ hành nghề cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử
dụng Chứng chỉ hành nghề dược.
- Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược mà không hành nghề trong thời gian 12
tháng liên tục.
- Người hành nghề dược khơng có giấy xác nhận hồn thành chương trình đào tạo, cập
nhật kiến thức chun mơn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng
chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hồn thành chương trình đào tạo,
cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
- Vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược gây hậu quả đến tính mạng hoặc
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
10


- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước Chứng chỉ hành nghề dược từ 02
lần trở lên đối với một hành vi vi phạm.
2.1.9. Quản lý Chứng chỉ hành nghề dược
- Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược. Trên Chứng chỉ hànhnghề
dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có Chứng chỉ hành nghề dược đáp ứng
điều kiện và được phép hành nghề. Chứng chỉ hành nghề dược khơng quy định thời hạn
hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước.

- Chứng chỉ hành nghề dược hết hiệu lực khi người hành nghề chết hoặc mất tích theo
quyết định, bản án của tịa án hoặc khơng có giấy xác nhận hồn thành đào tạo, cập nhật
kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ
hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hồn thành chương trình đào tạo, cập
nhật kiến thức chun mơn về dược gần nhất.
- Việc thừa nhận Chứng chỉ hành nghề dược giữa các nước được thực hiện theo quy định
của thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2.1.10. Đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược
Cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược phải là một trong các tổ chức sau:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo chuyên ngành y, dược; cơ sở giáo dục có đào tạo
mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe; viện nghiên cứu có chức năng đào tạo
chuyên ngành y, dược; cơ sở có chức năng đào tạo nhân lực y tế; các hội nghề nghiệp về
dược.
Cơ sở đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn về dược phải xây dựng chương trình đào
tạo bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Kiến thức chuyên ngành;
- Pháp luật và quản lý chuyên môn về dược;
Thời gian đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược: tối thiểu 08 giờ.
2.2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
2.2.1. Cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong trường hợp sau đây:

11


a) Cơ sở đề nghị cấp lần đầu;
b) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nhưng thay đổi loại
hình cơ sở kinh doanh dược hoặc thay đổi phạm vi kinh doanh dươc doanh; thay đổi địa
điểm kinh doanh dược.

c) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nhưng bị thu hồi.
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dươc trong trường hợp sau đây :
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dươc bị mất , hư hỏng;
b) Thông tin ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiên kinh doa nh dươc bị ghi sai do lỗi của
cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dươc .
Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dươc trong trường hợp có sự thay
đổi về tên cơ sở ,đia chı̉ kinh doanh, người quản lý chuyên môn, thay đổi phạm vi kinh
doanh dươc mà không thay đổi điều kiên kinh doanh dươc .
2.2.2. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chı̉nh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược
- Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược đối với cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Cơ sở bán lẻ thuốc bao
gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc
dược liệu, thuốc cổ truyền.
- Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chı̉nh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược còn lại.
2.2.3. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở sản xuất
thuốc, nguyên liệu làm thuốc; cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm
thuốc bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở kinh doanh dược;
Tài liệu kỹ thuật về cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm:
- Sơ đồ nhân sự, danh sách nhân sự, tên, chức danh, trình độ chun mơn;
- Bản vẽ bố trí các khu vực của cơ sở bán lẻ;
12


- Danh mục trang thiết bị (bao gồm cả thông tin về hệ thống máy tính và phần mềm quản

lý nối mạng);
- Danh mục các quy định, hồ sơ, tài liệu, các quy trình thao tác chuẩn;
- Bản tự kiểm tra Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc;
c) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý
chứng minh việc thành lập cơ sở;
d) Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với trường hợp cơ
sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nhưng thay đổ i loại hình
cơ sở kinh doanh dược hoặc thay đổi phạm vi kinh doanh dươc; thay đổ i địa điểm kinh
doanh dược bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Tài liệu kỹ thuật tương ứng với điều kiện kinh doanh thay đổi;
c) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý
chứng minh việc thành lập cơ sở;
d) Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược đối với các trường hợp thay đổi vị
trí cơng việc u cầu phải có Chứng chỉ hành nghề dược;
c) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý
chứng minh việc thay đổi trong trường hợp thay đổi tên, địa chỉ của cơ sở.
2.2.4. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày
ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự đã
được kiểm tra, đánh giá đáp ứng thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh, không
13



phải tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược.
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên
phiếu tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó
phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Cấp lại, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
2.2.5 . Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh dược.
- Không đáp ứng một trong các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dược.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được cấp nhưng khơng đúng thẩm
quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.
- Không hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan
quản lý nhà nước về dược.
2.3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho cơ sở
bán buôn thuốc ( doanh nghiệp kinh doanh thuốc).
- Chủ tịch UBND Quận/ huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ sở bán
lẻ thuốc.
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh có hiệu lực vơ thời hạn. Khi cơ sở dừng kinh
doanh phải làm thủ tục ngưng kinh doanh tại UBND quận/ huyện nơi cơ sở hành nghề.
Nghĩa vụ đóng thuế của cơ sở sẽ chấm dứt kể từ ngày Giấy phép kinh doanh khơng cịn
hiệu lực.
2.4. Giấy chứng nhận GPs
- Bộ trưởng Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận GMP, GSP, GLP cho cơ sở có đủ điều kiện
theo quy định.
- Giám đốc Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận GDP, GPP cho cơ sở có đủ điều kiện theo quy
định.

14


- Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận GMP, GLP, GSP, GDP, GPP là 3 năm kể từ
ngày cấp.
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Kể tên các hình thức kinh doanh dược ở Việt Nam hiện nay?
2. Nêu thành phần hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề dược?
3. Nêu thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược?
4. Kể tên thẩm quyền cấp các giấy chứng nhận GPs?

15


Bài 2: BÁN LẺ THUỐC
MỤC TIÊU

1. Nêu được các hình thức bán lẻ thuốc.
2. Trình bày được điều kiện về văn bằng và thời gian thực hành đối với chủ cơ sở
bán lẻ thuốc
3. Nêu được quyền hạn và trách nhiệm của cơ sở bán lẻ thuốc
4. Nêu được quyền hạn và nghĩa vụ của người bán lẻ thuốc và chủ cơ sở bán lẻ thuốc
1. CÁC HÌNH THỨC BÁN LẺ THUỐC
- Nhà thuốc: bao gồm nhà thuốc của doanh nghiệp, nhà thuốc tư nhân và nhà thuốc bệnh
viện.
- Quầy thuốc với địa bàn mở quầy thuốc:
a) Xã, thị trấn;
b) Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ
sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép
hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;

c) Các quầy thuốc không thuộc địa bàn xã, thị trấn nhưng đã có Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh thuốc được cấp trước năm 2017, cơ sở được phép hoạt động đến hết thời
hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Trường hợp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không ghi thời hạn hiệu lực thì được phép
hoạt động khơng q 01/07/2020.
- Tủ thuốc của trạm y tế xã với địa bàn mở
a) Trạm y tế xã;
b) Trạm y tế của thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều
kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
- Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất thuốc;
16


b) Cơ sở bán buôn thuốc;
c) Cơ sở bán lẻ thuốc;
d) Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn.
Người bán lẻ thuốc lưu động phải là nhân viên của cơ sở và tối thiểu phải có chứng chỉ sơ
cấp dược. Thuốc bán lẻ lưu động phải còn hạn dùng tối thiểu 06 tháng và được bảo quản
bằng các phương tiện, thiết bị bảo đảm vệ sinh, tránh tiếp xúc với mưa, nắng. Tại nơi bán
lẻ thuốc lưu động phải có biển hiệu ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu
động, họ tên người bán, địa bàn hoạt động. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được thông báo của cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, Sở Y tế có trách nhiệm
cơng bố thơng tin cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động trên Cổng thông tin điện tử của
đơn vị và thơng báo cho Phịng Y tế huyện để giám sát, kiểm tra.
Danh mục thuốc bán lẻ lưu động gồm các thuốc đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Thuộc danh mục thuốc khơng kê đơn;

b) Thuốc chỉ yêu cầu bảo quản ở điều kiện bình thường;
c) Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường của người dân địa phương.
2. ĐIỀU KIỆN VỀ VĂN BẰNG VÀ THỜI GIAN THỰC HÀNH ĐỐI VỚI CHỦ CƠ
SỞ BÁN LẺ THUỐC
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có bằng tốt nghiệp đại
học ngành dược và có 02 năm thực hành chun mơn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu
trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác
dược lâm sàng tại nhà thuốc.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các
bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trung cấp ngành dược và có 18 tháng thực hành
chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của tủ thuốc trạm y tế xã phải có một
trong các bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp ngành dược hoặc văn bằng, chứng
chỉ sơ cấp dược và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc cơ sở
17


khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp trạm y tế xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền
núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà chưa có người đáp
ứng một trong các văn bằng chun mơn trên thì phải có bằng tốt nghiệp ngành y đa khoa
hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y và có 01 năm thực hành chuyên môn
tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc
dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung
cấp ngành dược; văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược; bằng tốt nghiệp đại học, trung cấp
ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền; giấy chứng nhận về lương y, lương dược và
có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng
y học cổ truyền.
3. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ BÁN LẺ
3.1. Nhà thuốc

3.1.1. Quyền hạn
- Thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động kinh doanh dược nếu đáp ứng đủ điều kiện
tương ứng với loại hình cơ sở kinh doanh.
- Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của
pháp luật.
- Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc lưu động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải
đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của chính phủ.
- Mua ngun liệu làm thuốc để pha chế thuốc theo đơn và bán thuốc này tại cơ sở.
Người quản lý chuyên môn về dược của nhà thuốc chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc
pha chế thuốc tại cơ sở.
- Mua thuốc để bán lẻ (trừ vắc xin); trường hợp mua, bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt
và thuốc thuộc danh mục thuốc hạn chế bán lẻ.
- Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và
điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.

18


- Người có bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác
có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu
trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.
3.1.2. Trách nhiệm
- Phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và chỉ được kinh doanh đúng
loại hình cơ sở kinh doanh, phạm vi và địa điểm kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược.
- Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dược trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định.
- Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở theo quy định của
pháp luật.

-Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bảo đảm
cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm
họa.
- Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động.
- Thơng báo, cập nhật danh sách người có chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại
cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược và giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh
doanh dược tại cơ sở kinh doanh.
- Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược có thẩm quyền.
- Tuân thủ quy định của Bộ Y tế trong việc mua, bán thuốc thuộc danh mục thuốc hạn
chế bán lẻm
- Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc
của cơ sở kinh doanh dược để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ
quan quản lý có thẩm quyền và tuân thủ các quy định khác về quản lý giá thuốc.
- Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong
thời gian ít nhất là 01 năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng.
- Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng điều kiện ghi trên nhãn;
19


- Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ
thuốc không đựng trong bao bì ngồi của thuốc; trường hợp khơng có đơn thuốc đi kèm,
phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng.
- Chỉ được bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc khi có đơn thuốc.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn của nhà thuốc phải triển khai hoạt động dược lâm
sàng như sau:
+ Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc;
+ Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc
không hợp lý;

+ Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.
- Bảo đảm Điều kiện pha chế thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.
3.2. Quầy thuốc, Tủ thuốc trạm y tế xã
3.2.1. Quyền hạn
- Thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động kinh doanh dược nếu đáp ứng đủ điều kiện
tương ứng với loại hình cơ sở kinh doanh.
- Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của
pháp luật.
- Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc lưu động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải
đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của chính phủ.
- Mua và bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu và danh mục thuốc không kê đơn
(trừ vắc xin); trường hợp mua, bán thuốc thuộc danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt
và danh mục thuốc hạn chế bán lẻ . Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm
một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và
điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.

20


3.2.2. Trách nhiệm
- Phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và chỉ được kinh doanh đúng
loại hình cơ sở kinh doanh, phạm vi và địa điểm kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược.
- Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dược trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định.
- Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở theo quy định của

pháp luật.
-Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bảo đảm
cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm
họa.
- Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động.
- Thơng báo, cập nhật danh sách người có chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại
cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược và giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh
doanh dược tại cơ sở kinh doanh.
- Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược có thẩm quyền.
- Tuân thủ quy định của Bộ Y tế trong việc mua, bán thuốc thuộc danh mục thuốc hạn
chế bán lẻm
- Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc
của cơ sở kinh doanh dược để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ
quan quản lý có thẩm quyền và tuân thủ các quy định khác về quản lý giá thuốc.
- Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lơ thuốc, ngun liệu làm thuốc trong
thời gian ít nhất là 01 năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng.
- Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng điều kiện ghi trên nhãn;
- Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ
thuốc không đựng trong bao bì ngồi của thuốc; trường hợp khơng có đơn thuốc đi kèm,
phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng.
21


- Chỉ được bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc khi có đơn thuốc.
- Khơng được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.
3.3. Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền
3.3.1. Quyền hạn
- Thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động kinh doanh dược nếu đáp ứng đủ điều kiện

tương ứng với loại hình cơ sở kinh doanh.
- Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của
pháp luật.
- Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc lưu động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải
đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của chính phủ.
- Bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
- Mua dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền để bán lẻ.
- Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và
điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.
3.3.2. Trách nhiệm
- Phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và chỉ được kinh doanh đúng
loại hình cơ sở kinh doanh, phạm vi và địa điểm kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược.
- Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dược trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định.
- Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở theo quy định của
pháp luật.
-Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bảo đảm
cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm
họa.
- Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động.

22


- Thơng báo, cập nhật danh sách người có chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại
cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược và giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh

doanh dược tại cơ sở kinh doanh.
- Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược có thẩm quyền.
- Tuân thủ quy định của Bộ Y tế trong việc mua, bán thuốc thuộc danh mục thuốc hạn
chế bán lẻm
- Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc
của cơ sở kinh doanh dược để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ
quan quản lý có thẩm quyền và tuân thủ các quy định khác về quản lý giá thuốc.
- Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong
thời gian ít nhất là 01 năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng.
- Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng điều kiện ghi trên nhãn;
- Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ
thuốc không đựng trong bao bì ngồi của thuốc; trường hợp khơng có đơn thuốc đi kèm,
phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng.
- Chỉ được bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc khi có đơn thuốc.
- Khơng được bán thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu làm thuốc là dược
chất, tá dược, vỏ nang.
4.
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN LẺ THUỐC VÀ CHỦ CƠ
SỞ BÁN LẺ THUỐC
4.1. Người bán lẻ thuốc
4.1.1. Quyền hạn
- Được bán lẻ thuốc cho người sử dụng.
- Từ chối bán thuốc khi đơn thuốc kê không đúng qui định hoặc người mua thuốc khơng
có khả năng tiếp nhận những chỉ dẫn cần thiết.
- Người bán lẻ thuốc là dược sỹ có trình độ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một
thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người
mua.
- Thực hiện các quyền của chủ cơ sở bán lẻ thuốc trong phạm vi được ủy quyền.
23



4.1.2. Nghĩa vụ
- Kiểm tra đơn thuốc trước khi bán.
- Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng trên bao bì đựng thuốc. Khi bán lẻ khơng đựng trong bao
bì ngồi của thuốc.
- Bán đúng thuốc ghi trong đơn.
- Trường hợp thay thế thuốc thì phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, số lượng
thuốc, cách thức sử dụng thuốc đã thay thế vào đơn và chịu trách nhiệm về việc thay thế
thuốc đó.
- Chịu trách nhiệm trước chủ cơ sở bán lẻ thuốc về hành vi của mình trong phạm vi được
ủy quyền.
4.2. Chủ cơ sở
4.2.1. Quyền hạn
- Mua thuốc từ các cơ sở bán buôn thuốc để bán lẻ.
- Dược sĩ quản lý chuyên môn của nhà thuốc do ốm đau, nghỉ phép, đi học hay vì lý do
khác khơng trực tiếp điều hành nhà thuốc thì phải thực hiện sự uỷ quyền như sau:
 Nếu vắng dưới 3 ngày: phải uỷ quyền bằng văn bản cho người có điều kiện thay
thế.
 Nếu vắng trên 3 ngày: phải uỷ quyền bằng văn bản cho người có đủ điều kiện thay
thế và có văn bản báo cáo với Sở Y tế địa phương.
 Nếu vắng từ 30 ngày đến 180 ngày: phải uỷ quyền bằng văn bản cho người đủ
điều kiện thay thế và có văn bản báo cáo với Sở Y tế và được Sở Y tế chấp thuận
bằng văn bàn.
 Nếu vắng trên 180 ngày thì phải làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề cho
dược sĩ khác có đủ điều kiện thay thế quản lý nhà thuốc.
- Khuyến khích cơ sở hành nghề có 2 người có chứng chỉ hành nghề để thay thế khi cần
thiết (người đứng đầu và người quản lý chuyên môn). Khi có sự thay đổi phải báo cáo
bằng văn bản cho Sở Y tế địa phương.
4.2.2. Nghĩa vụ
- Trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động của cơ sở.


24


- Niêm yết giá bán lẻ trên sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ sở, kể cả trong trường hợp ủy
quyền.
- Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng thuốc do lỗi bản thân gây ra.
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Nêu các hình thức bán lẻ thuốc ở Việt Nam?
2. Trình bày điều kiện về văn bằng và thời gian thực hành đối với chủ cơ sở bán lẻ
thuốc?
3. Nêu quyền hạn và trách nhiệm của nhà thuốc?
4. Nêu quyền hạn và trách nhiệm của quầy thuốc?
5. Nêu được quyền hạn và nghĩa vụ của người bán lẻ thuốc và chủ cơ sở bán lẻ
thuốc?

25


×