Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Môđun 3: Khoa học quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.23 KB, 24 trang )

Môđun 3: Khoa học quản lý giáo dục
1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu chung
Học viên có hiểu biết khái quát về quản lý và quản lý trong trường học, đổi mới
tư duy quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của trường học trong xã hội có nhiều
thay đổi.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Về kiến thức: Học viên có hiểu biết về khoa học quản lý, phương pháp quản lý
trong lĩnh vực giáo dục; tiếp thu được tri thức cơ bản, hiện đại về quản lý, lãnh đạo
trường học; biết tổ chức lao động quản lý khoa học, huy động nguồn lực phát triển nhà
trường.
- Về kỹ năng: Học viên bước đầu hình thành kỹ năng xác định và lựa chọn lĩnh
vực, cách làm để quản lý trường học.
- Về thái độ: Có hứng thú, sẵn sàng tự học, rèn luyện kỹ năng và có niềm tin, thái
độ tích cực trong hoạt động lãnh đạo, quản lý trường học.
2. Yêu cầu đối với học viên
Tham gia đầy đủ các giờ học lý thuyết và thảo luận trên lớp, thực hiện đầy đủ các
bài thực hành theo quy định của chương trình.
Kết thúc học phần, học viên hoàn thành 01 bài thu hoạch về một trong những nội
dung của môđun.
3. Tài liệu học tập
1. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Quản lý giáo dục, NXB ĐHSP, H., 2006
2. Nguyễn Đức Lợi, Giáo trình khoa học quản lý, NXB Tài chính, H., 2008
3. Học viện quản lý giáo dục, Chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ
thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore, H., 2008
1
Chương 1. Những vấn đề chung về khoa học quản lý giáo dục
1. Khái niệm, vai trò của quản lý và quản lý giáo dục
1.1. Khái niệm quản lý
- Có nhiều khái niệm khác nhau
+ Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua nỗ lực của người khác


+ Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục đích
của tổ chức
- Là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng
và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của
tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường đang biến động
- Quản lý phải bao gồm các yếu tố (điều kiện) sau:
+ Có (ít nhất một) chủ thể quản lý và đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động
của chủ thể QL và các khách thể có quan hệ gián tiếp với chủ thể QL.
+ Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng QL và chủ thể
QL.
+ Chủ thể phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế đòi hỏi chủ
thể phải biết tác động và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.
+ Chủ thể QL có thể là một cá nhân, hoặc một cơ quan QL, còn đối tượng QL có
thể là con người, giới vô sinh hoặc sinh vật.
+ Khách thể là các yếu tố tạo nên môi trường của hệ thống
- Mục tiêu của quản lý là đạt giá trị tăng cho tổ chức
1.2. Vai trò của quản lý và quản lý giáo dục
- QL là một tất yếu khách quan của mọi quá trình lao động XH. Nếu không thực
hiện các chức năng và nhiệm vụ QL, không thể thực hiện được các quá trình hợp tác
lao động, sản xuất, không thể khai thác, sử dụng có hiệu quả các yếu tố của lao động
sản xuất.
- QL cần thiết đối với mọi phạm vi hoạt động trong XH (đơn vị sản xuất kinh
doanh, gia đình, đơn vị dân cư, quốc gia, khu vực, toàn cầu)
- Vai trò của QL thể hiện trên các mặt:
+ Tạo ra sự thống nhất ý chí và hành động giữa các thành viên trong tổ chức.
Chỉ có tạo ra sự thống nhất cao trong đa dạng thì tổ chức mới hoạt động có hiệu quả
2
+ Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung và
hướng mọi nỗ lực của các cá nhân, tổ chức vào việc thực hiện mục tiêu chung
+ Phối hợp tất cả các nguồn lực của tổ chức (Nhân sự, vật lực, tài chính, thông

tin,...) để đạt mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao
+ Giúp tổ chức thích nghi được với môi trường (luôn có sự biến đổi nhanh
chóng) nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội và giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của các
nguy cơ từ môi trường
- Các yếu tố làm tăng vai trò của quản lý, đòi hỏi quản lý phải thích ứng:
+ Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế (quy mô, cơ cấu, trình độ khoa học
– công nghệ)
+ Cách mạng KH – CN đang diễn ra với tốc độ cao, quy mô rộng lớn. Muốn ứng
dụng thành tựu KH – CN vào sản xuất và đời sống cần có chính sách và cơ chế quản lý
phù hợp.
+ Trình độ XH và các quan hệ XH ngày càng cao đòi hỏi quản lý phải thích ứng
(Trình độ học vấn, văn hóa, nhu cầu vật chất, tinh thần, tính dân chủ,...)
+ Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng đòi hỏi phải
nâng cao trình độ quản lý và hình thành một cơ chế quản lý phù hợp để phát triển hiệu
quả và bền vững.
2. Bản chất của quản lý và quản lý giáo dục
2.1. QL là hoạt động dựa vào quyền uy của chủ thể QL
Quyền uy của chủ thể quản lý thể hiện ở những yếu tố nào?
Một cơ quan QL mạnh, một nhà quản lý giỏi phải hội đủ 4 yếu tố quyền uy
- Quyền uy về tổ chức hành chính
- Quyền uy về kinh tế
- Quyền uy về trí tuệ
- Quyền uy về đạo đức
2.2. Quản lý là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý
Tại sao quản lý là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý? Người quản lý phải
có những tiêu chuẩn nào?
- Các quyết định QL được xây dựng và ban hành bởi những tập thể và cá nhân
những người QL cụ thể. Vì vậy, hiệu quả của các quyết định quản lý tùy thuộc vào
3
năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào điều kiện kinh tế - xã hội

của chủ thể quản lý.
- Yêu cầu phải lựa chọn những người có đủ phẩm chất và năng lực tham gia
quản lý.
2.3. Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ
ngược
Thông tin quản lý là gì? Những yêu cầu đối với thông tin quản lý?
- Quá trình quản lý là một quá trình thông tin, được tiến hành nhờ có thông tin
- Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng QL bằng cách đưa ra thông tin điều
khiển: mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định,...
- Đối tượng QL định hướng hoạt động bằng cách tiếp nhận thông tin điều khiển
của chủ thể QL
- Chủ thể QL phải thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện các quyết định của
đối tượng QL thông qua các thông tin phản hồi (mối liên hệ ngược). Quá trình quản lý
thường bị đổ vỡ vì các luồng thông tin phản hồi bị ách tắc (bóp méo, cắt xén, ngăn
chặn,...)
2.4. Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề
Tại sao nói quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề?
- Quản lý là một khoa học
+ Có đối tượng NC, PP luận NC,
+ Quan điểm và tư duy hệ thống, tôn trọng quy luật khách quan, lý luận gắn với
thực tiễn.
- Quản lý là một nghệ thuật
+ Phụ thuộc vào tài năng, kinh nghiệm, sự mẫn cảm của nhà quản lý,
+ Bao gồm nghệ thuật sử dụng PP, công cụ quản lý, nghệ thuật dùng người,
nghệ thuật giao tiếp, ứng xử,...
- Quản lý là một nghề:
+ Cần phải được đào tạo,
+ Nhà quản lý cần có niềm tin và lương tâm nghề nghiệp.
3. Mục tiêu quản lý và quản lý giáo dục
- Mục tiêu quản lý được hiểu là trạng thái mong đợi, có thể có của đối tượng quản lý

(hệ thống) tại một thời điểm nào đó trong tương lai hoặc sau một thời gian nhất định.
4
+ Mục tiêu quản lý mang tính khách quan, đồng thời chịu ảnh hưởng của yếu tố
chủ quan,
+ Mục tiêu quản lý là cái đích phải đạt tới sau một quá trình phấn đấu thực hiện
hàng loạt các chức năng, các phương pháp quản lý.
- Mục tiêu quản lý giáo dục: Giáo dục là một lĩnh vực quản lý xã hội
Mục tiêu giáo dục thể hiện ở những tiến bộ về giáo dục và đào tạo con người sẽ
đạt được trong lĩnh vực này.
4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý giáo dục
4.1. Nội dung của khoa học quản lý
- Cơ sở lý luận và phương pháp luận của quản lý: Bản chất quản lý, vận dụng lý
thuyết hệ thống trong quản lý, hệ thống nguyên tắc quản lý, các phương pháp quản lý,...
- Cơ sở tổ chức của quản lý: Chức năng, cơ cấu tổ chức, cán bộ quản lý,...
- Quá trình quản lý: mục tiêu, thông tin, quyết định quản lý
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý là cách thức nghiên cứu các quan
hệ quản lý nhằm tìm ra những tính quy luật của quản lý, từ đó đề ra các nguyên lý,
nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản lý để người QL có thể nâng cao chất lượng
và hiệu quả của công tác QL.
a/ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Nghiên cứu các vấn đề QL trong những điều kiện lịch sử cụ thể, trong sự phát
sinh, vận động và phát triển không ngừng.
b/ Phương pháp hệ thống
Khi NC phải tính đến những đặc điểm của toàn bộ hệ thống, các bộ phận trong
hệ thống và mối liên hệ qua lại giữa chúng.
c/ Phương pháp mô hình hóa
Là phương pháp tái hiện những đặc trưng của một đối tượng NC bằng một mô
hình để qua nghiên cứu mô hình nắm được những điều cần biết về đối tượng NC.
d/ Phương pháp thực nghiệm

Ngoài ra KHQL còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, so sánh,
toán kinh tế, xã hội học, phương pháp TL,...
Chương 2. Phương pháp quản lý giáo dục
5
1. Khái niệm và vai trò của phương pháp quản lý
- Chủ thể quản lý phải giải đáp câu hỏi: Làm như thế nào?
- Phương pháp quản lý có vai trò như thế nào?
1.1. Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động có mục đích của
chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý để đạt các mục tiêu đề ra
1.2. Vai trò của phương pháp quản lý
- Vận dụng các PPQL là nội dung cơ bản của quản lý. Mục tiêu, nhiệm vụ của
quản lý chỉ được thực hiện thông qua tác động của các PPQL.
- Khơi dậy các động lực, kích thích tính năng động sáng tạo của con người, phát
huy các tiểm năng của tổ chức.
- PPQL là bộ phận năng động nhất trong hệ thống quản lý (vận dụng linh hoạt, tùy
thuộc năng lực, kinh nghiệm của chủ thể quản lý,...)
2. Các phương pháp quản lý chủ yếu
Chủ thể quản lý có những cách thức quản lý (PP quản lý) nào?
2.1. Các phương pháp hành chính
PP hành chính là gì? Vai trò, đặc điểm, yêu cầu khi thực hiện PP hành chính?
- Là các PP tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý. Là
cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến các tập thể và cá nhân dưới quyền
bằng các quyết định dứt khoát mang tính chất bắt buộc, đòi hỏi cấp dưới phải chấp hành
nghiêm chỉnh, nếu bị vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.
- Vai trò
+ Xác lập trật tự, kỷ cương, chế độ hoạt động trong hệ thống
+ Giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý một cách nhanh chóng, giấu được ý
đồ hoạt động của chủ thể
+ Là khâu nối các PP khác thành hệ thống.
- Đặc điểm

+ Tác động vào đối tượng quản lý theo hai hướng: tác động về mặt tổ chức và tác
động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý
Tác động về mặt tổ chức: chủ thể phải ban hành các văn bản về quy mô, cơ cấu
tổ chức, điều lệ hoạt động,... nhằm xác định những mối quan hệ trong nội bộ tổ chức
Tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý: chủ thể QL đưa ra những
chỉ thị, mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ nhất định,...
6
đảm bào cho hệ thống hoạt động nhịp nhàng, đúng hướng, khắc phục kịp thời những sai
lệch.
+ Chủ thể phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ thực hiện,
loại trừ khả năng có nhiều cách giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao
+ Nhược điểm: dễ dẫn đến tình trạng quan liêu (lạm dụng quyền lực, thủ tục
hành chính rườm rà, xử lý thông tin chậm, ...)
- Yêu cầu
+ Quyết định hành chính có căn cứ khoa học: có đủ thông tin cần thiết, tính toán
các lợi ích có liên quan, sẵn sàng bổ sung các biện pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế
tiêu cực,...
+ Gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định: mỗi cấp quản lý,
mỗi cán bộ khi sử dụng quyền hạn của mình phải có trách nhiệm. Cấp QL càng cao,
phạm vi quyết định càng rộng thì càng phải đề cao chế độ trách nhiệm của người ra
quyết định.
+ Tránh những hình thức mệnh lệnh xem nhẹ nhân cách của người chấp hành.
2.2. Các phương pháp kinh tế
PP kinh tế là gì? Vai trò, đặc điểm, yêu cầu khi thực hiện PP kinh tế?
- Là các phương pháp tác động vào đối tượng QL thông qua các lợi ích kinh tế
bằng việc sử dụng các đòn bảy kinh tế (tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi
nhuận, lãi suất,...) để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu
quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.
Vận dụng các quy luật kinh tế trong quản lý. Mọi hoạt động của con người đều
chịu sự chi phối của các quy luật khách quan. Sự chi phối của các quy luật đối với hoạt

động của con người đều thông qua lợi ích kinh tế.
- Vai trò
+ Tác động thông qua lợi ích kinh tế, tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của
mỗi người và tập thể lao động, tạo ra động lực kinh tế trực tiếp khơi dậy sức mạnh tiềm
tàng trong mỗi con người.
+ Là phương pháp tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Việc áp dụng các hình thức khoán, đấu thầu,... là những biện pháp tốt để giảm chi phí,
tăng năng suất, nâng coa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Đặc điểm
7
+ Tác động đến đối tượng QL không phải bằng cưỡng bức hành chính mà bằng
lợi ích: chỉ đề ra mục tiêu nhiệm vụ phải đạt, đưa ra những điều kiện khuyến khích về
kinh tế, các phương tiện vật chất có thể sử dụng,... vì lợi ích thiết thân, đối tượng QL
phải phải tự xác định và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề
+ Mở rộng quyền chủ động đồng thời tăng trách nhiệm kinh tế, nâng cao ý thức
tự giác cho cấp dưới, biến quá trình quản lý thành quá trình tự QL. Người QL giảm bớt
việc điều hành, kiểm tra,... mang tính sự vụ hành chính
- Yêu cầu
+ Sử dụng PP kinh tế luôn gắn liền với việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế
+ Đổi mới phương thức quản lý, thực hiện phân cấp đúng đắn, đẩm bảo quyền tự
chủ cho cấp dưới
+ Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý về nhiều mặt, đòi hỏi người
cán bộ QL phải hiểu biết và thông thạo các vấn đề kinh tế, kinh doanh, đồng thời phải
có phẩm chất đạo đức vững vàng
2.3. Các phương pháp giáo dục
PP giáo dục là gì? Vai trò, đặc điểm, yêu cầu khi thực hiện PP giáo dục?
- Là các cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của đối tượng QL nhằm
nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ
- Vai trò
+ Đối tượng QL là con người, vì vậy cần tác động đến các mặt tinh thần, tâm lý,

xã hội của họ.
+ Là cho đối tượng QL phân biệt được phải – trái, đúng – sai,... tạo nên niềm tin,
sức mạnh về tinh thần
- Đặc điểm
+ Vận dụng các quy luật tâm lý - Thuyết phục, kích thích tinh thần
+ Nếu tuyệt đối hóa PP này sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
- Yêu cầu
+ Vận dụng kết hợp với các PP khác một cách linh hoạt, nhẹ nhàng, sâu sắc
+ Xác định các nội dung và hình thức giáo dục phù hợp
3. Vận dụng phương pháp quản lý trong quản lý giáo dục
- Vận dụng phương pháp hành chính vào quản lý giáo dục như thế nào?
- Vận dụng phương pháp kinh tế vào quản lý giáo dục như thế nào?
8
- Vận dụng phương pháp giáo dục vào quản lý giáo dục như thế nào?
+ Giáo dục, vận động tuyên truyền cho đối tượng QL hiểu rõ mục tiêu, đường lối
của tổ chức để tạo niềm tin và quyết tâm phấn đấu thực hiện
+ Giúp mọi người hiểu rõ cơ hội, khó khăn, thách thức mà tổ chức phải vượt
qua,...
+ Xóa bỏ tư tưởng cũ, lạc hậu, thói quen tâm lý xấu, xây dựng tác phong làm
việc có tính tổ chức, kỷ luật, tự giác, hiệu quả,...
+ Sử dụng các hình thức giáo dục: phương tiện thông tin đại chúng, các đoàn thể
XH, các sinh hoạt cộng đồng, hội nghị, hội thi,...
* Vận dụng tổng hợp các phương pháp
* Đảm bảo tính khách quan và tính khả thi của phương pháp
- Xuất phát từ xem xét yêu cầu thực tế khách quan của đối tượng quản lý và tình
huống quản lý cụ thể
- Lựa chọn, vận dụng các PP phải có căn cứ khoa học và thực tiễn
- Nắm vững đối tượng quản lý
Chương 3. Thông tin và quyết định quản lý giáo dục
1. Thông tin quản lý giáo dục

1.1. Khái niệm thông tin quản lý
9

×