Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của các chuỗi sản xuất rau an toàn tại Hà Nội trên cơ sở bộ tiêu chí SAFA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHÙNG VĂN TRUNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
CỦA CÁC CHUỖI SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI HÀ NỘI
TRÊN CƠ SỞ BỘ TIÊU CHÍ SAFA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHÙNG VĂN TRUNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
CỦA CÁC CHUỖI SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI HÀ NỘI
TRÊN CƠ SỞ BỘ TIÊU CHÍ SAFA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thế Anh

Hà Nội - 2017


ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS. Đào Thế Anh, khơng sao chép các cơng trình nghiên
cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được cơng bố ở bất kì
một cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn này.

Tác giả

Phùng Văn Trung

iii


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cô trong Khoa Các khoa học liên
ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã truyền đạt cho tôi tư duy liên ngành,
những kiến thức nền tảng quan trọng và phương pháp nghiên cứu khoa học trong khoa
học bền vững, đồng thời đã quan tâm và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu tại khoa, cũng như trong quá trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn: TS. Đào Thế Anh đã
dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bà Từ Thị Tuyết Nhung – Ban điều phối PGS Việt
Nam, Ban quản trị Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Hịa Bình (n Nghĩa, Hà Đơng) và
Liên nhóm rau hữu cơ Thanh Xuân, trưởng nhóm và các thành viên nhóm sản xuất rau
hữu cơ Bái Thượng (Sóc Sơn, Hà Nội) đã giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình khảo sát
thực địa và thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và các anh chị học viên lớp K2
Khoa học Bền vững đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Tác giả

Phùng Văn Trung

iv


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................4
1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................................4
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................5
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..................................................................................6
4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................6
5. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................7
CHƯƠNG 1.
1.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................8


Cơ sở lý luận ......................................................................................................8

1.1.1.

Tính bền vững .............................................................................................8

1.1.2.

Rau an toàn và rau hữu cơ .........................................................................11

1.1.3.

Chuỗi sản xuất - chuỗi giá trị nông sản thực phẩm ...................................12

1.2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..........................................................................14

1.2.1.

Các nghiên cứu về tính bền vững và các công cụ đánh giá ......................14

1.2.2.

Các nghiên cứu áp dụng SAFA để đánh giá tính bền vững ......................17

1.2.3.

Các nghiên cứu về tính bền vững nơng nghiệp ở Việt Nam .....................20


1.3.

Sản xuất rau an toàn tại Việt Nam ...................................................................22

1.3.1.

Đặc điểm sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam ...........................................22

1.3.2.

Các mơ hình sản xuất rau an tồn tại Việt Nam........................................23

1.3.3.

Chương trình chính sách hỗ trợ rau an tồn tại Việt Nam ........................25

1.3.4.

Thực trạng chuỗi cung ứng rau an toàn tại Hà Nội ...................................27

Kết luận Chương 1 .....................................................................................................29
CHƯƠNG 2.
2.1.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....31

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................31

2.1.1.


Nghiên cứu tài liệu thứ cấp .......................................................................31

2.1.2.

Phương pháp thu thập số liệu thực địa ......................................................35

2.1.3.

Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................41

2.2.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................43

2.2.1.

Tính bền vững chuỗi sản xuất rau an toàn ................................................44

2.2.2.

Lựa chọn trường hợp nghiên cứu .............................................................. 46

2.2.3.

Mô tả 2 trường hợp nghiên cứu.................................................................47

Kết luận chương 2 ......................................................................................................53
v



CHƯƠNG 3.
3.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................54

Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững RAT SAFA-RAT ...........54

3.1.1. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá .....................................................................54
3.1.3. Những ưu điểm của bộ tiêu chí SAFA-RAT ................................................63
3.2.

Đánh giá tính bền vững của 2 chuỗi rau an tồn .............................................64

3.2.1.

Kết quả trên 4 chiều cạnh của tính bền vững ............................................67

3.2.2.

Tính bền vững của chuỗi RHC Bái Thượng .............................................68

3.2.3.

Tính bền vững của chuỗi RAT HTX Hịa Bình ........................................80

3.3.

Kiến nghị nâng cao tính bền vững của các chuỗi sản xuất RAT .....................90


3.3.1.

Kiến nghị chung ........................................................................................90

3.3.2.

Khuyến nghị cho chuỗi sản xuất Rau hữu cơ Bái Thượng .......................94

3.3.3.

Khuyến nghị cho chuỗi rau an toàn HTX Hịa Bình .................................95

Kết luận chương 3 ......................................................................................................99
KẾT LUẬN .................................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................102
PHỤ LỤC ........................................................................................................................1
Phụ lục 1. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững trong SAFA-RAT ..........................1
Phụ lục 2. Mẫu phiếu điều tra ...................................................................................4
Phụ lục 3. Phương pháp thu thập thơng tin.............................................................16
Phụ lục 4 Hình ảnh khảo sát thực địa .....................................................................19
Phụ lục 5. Bảng tính tốn kết quả nghiên cứu chuỗi sản xuất Rau hữu cơ Bái
Thượng. ...................................................................................................................23
Phụ lục 6. Bảng tính tốn kết quả nghiên cứu chuỗi sản xuất Rau an tồn HTX
Hịa Bình .................................................................................................................26

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Chữ viêt đầy đủ

ACCD

Action Center for City Development (Trung tâm Hành động vì phát
triển đơ thị).

ATTP

An tồn thực phẩm

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức
nông lương liên hợp quốc)

GAP

Good Agriculture Practice (Thực hành nông nghiệp tốt)

HTX

Hợp tác xã

IFOAM

International Federation of Organic Agriculture Movements (Liên
đồn quốc tế các phong trào nơng nghiệp hữu cơ)


IPM

Integrated pest management (Quản lý dịch hại tổng hợp)

PGS

Participatory Guarantee System (Hệ thống đảm bảo có sự tham gia)

RAT

Rau an toàn

RHC

Rau hữu cơ

SAFA

Sustainability Assessment of Food and Argiculture systems (Đánh
giá tính bền vững của các hệ thống nơng lương)

SAFA-RAT

Đánh giá tính bền vững các hệ thống nơng lương áp dụng cho sản
phẩm rau an toàn

SAFA-SM

Sustainability Assessment of Food and Argiculture systems for

Smallholders (Cơng cụ đánh giá tính bền vững các hệ thống nông
lương áp dụng cho cơ sở sản xuất nhỏ)

SAFA-T

Tool of Sustainability Assessment of Food and Argiculture systems
(Công cụ đánh giá tính bền vững các hệ thống nơng lương).

TBVCGTNS

Tính bền vững trong phát triển chuỗi giá trị nơng sản (Sustainability
of Food value chain development)

WB
WHO

World Bank (Ngân hàng Thế giới)
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Vịng tuần hồn tiếp cận tính bền vững ...........................................................9
Hình 1.2. Chuỗi sản xuất rau an tồn ............................................................................14
Hình 1.3. Tứ diện chiều cạnh của tính bền vững...........................................................15
Hình 1.4. Quy mô trang trại tại Việt Nam và một số nước trên thế giới.......................22
Hình 2.1. Tính bền vững trong phát triển chuỗi giá trị nơng sản (TBVCGTNS) .........45
Hình 2.2. Trồng rau tại nhóm rau hữu cơ Bái Thượng..................................................48
Hình 2.3. Tem nhãn chứng nhận, truy xuất nguồn gốc Rau hữu cơ Bái Thượng .........48
Hình 2.4. Trồng rau an tồn tại HTX Hịa Bình ............................................................51

Hình 2.5. Logo và nhãn rau an tồn Hịa Bình .............................................................51
Hình 2.6. Chuỗi cung ứng rau an tồn HTX Hịa Bình .................................................52
Hình 3.1. Tính bền vững của 2 chuỗi theo 4 chiều cạnh ...............................................68
Hình 3.2. Biểu đồ tính bền vững của chuỗi rau hữu cơ Bái Thượng ............................69
Hình 3.3. Chiều cạnh quản trị tốt của Bái Thượng........................................................70
Hình 3.4. Chiều cạnh mơi trường của tính bền vững tại Bái Thượng ...........................73
Hình 3.5. Chiều cạnh kinh tế của tính bền vững tại Bái Thượng ..................................76
Hình 3.6. Chiều cạnh xã hội của tính bền vững tại Bái Thượng ...................................78
Hình 3.7. Đánh giá chủ đề của tính bền vững tại RAT Hịa Bình .................................81
Hình 3.8. Chiều cạnh quản trị của tính bền vững tại RAT Hịa Bình ...........................81
Hình 3.9. Chiều cạnh mơi trường của tính bền vững tại RAT Hịa Bình ......................84
Hình 3.10. Chiều cạnh kinh tế của tính bền vững tại RAT Hịa Bình ...........................86
Hình 3.11. Chiều cạnh xã hội của tính bền vững tại RAT Hịa Bình ............................88

2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Hoạt động khảo sát thực địa ..........................................................................37
Bảng 2.2. Các chỉ thị sử dụng xem xét hồ sơ tài liệu ....................................................38
Bảng 2.3. Chỉ thị sử dụng quan sát thực địa ..................................................................38
Bảng 3.1. Các chỉ thị không áp dụng từ bộ công cụ SAFA-SM ...................................54
Bảng 3.2. Lựa chọn và điều chỉnh bộ tiêu chí đánh giá SAFA-RAT ............................55
Bảng 3.3. Tiêu chí và chỉ thị đánh giá chiều cạnh Quản trị tốt .....................................56
Bảng 3.4. Tiêu chí và chỉ thị đánh giá chiều cạnh Tồn vẹn mơi trường......................57
Bảng 3.5. Tiêu chí và chỉ thị đánh giá chiều cạnh Kinh tế chống chịu .........................58
Bảng 3.6. Tiêu chí và chỉ thị đánh giá chiều cạnh Xã hội phúc lợi............................... 59
Bảng 3.7. Các chủ đề đánh giá tính bền vững SAFA- RAT .........................................60
Bảng 3.8. Thang phân hạng trong đánh giá tính bền vững của SAFA-RAT ................63

Bảng 3.9. Thang phân hạng kết quả đánh giá tính bến vững theo SAFA-RAT ............63
Bảng 3.10. Những điểm mới của SAFA RAT so với các công cụ gốc .........................63
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá tính bền vững theo các chỉ thị .........................................64
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá tính bền vững chuỗi RHC Bái Thượng ...........................69
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá tính bền vững chuỗi RAT HTX Hịa Bình......................80
Bảng 3.14. Các chỉ thị đạt tính bền vững thấp chung của 2 chuỗi ................................ 90
Bảng 3.15. Khuyến nghị nâng cao tính bền vững chung cho 2 chuỗi ...........................91
Bảng 3.16. Các chỉ thị đạt tính bền vững thấp riêng của chuỗi RAT Hịa Bình ...........95
Bảng 3.17. Khuyến nghị riêng cao tính bền vững chuỗi rau an tồn Hịa Bình ............96

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng và khơng thể thay thế trong nền kinh tế, giúp
đảm bảo an ninh lương thực và là công cụ cơ bản cho phát triển bển vững và giảm
nghèo (WB, 2008). Dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng xanh, sản xuất nông
nghiệp đã được thúc đẩy với sản lượng và năng suất cao thông qua việc sử dụng phân
bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích sinh trưởng và các máy móc thiết bị cơ
giới hỗ trợ sản xuất và thu hoạch. Mặt trái không bền vững của sự phát triển quá mức
và thiếu kiểm sốt trong nơng nghiệp đã gây ra mất cân bằng hệ sinh thái, suy thoái tài
nguyên đất và đáng lo ngại nhất là vấn đề an toàn thực phẩm. Tồn dư hóa chất vơ cơ
trong thực phẩm đã và đang đe dọa trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng. Các vấn đề
an toàn thực phẩm là hậu quả của ô nhiễm đất và nước đang ngày càng sảy ra trên diện
rộng do công nghiệp phát triển cũng như các thực hành thiếu an tồn của người sản
xuất nơng nghiệp và của các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm. Hiện tại, an toàn
thực phẩm đang là 1 trong 2 vấn đề cấp bách nhất đối với người dân Việt Nam (Nhóm
Ngân hàng thế giới, 2017).
Nhu cầu về thực phẩm an tồn nói chung và rau an tồn nói riêng ngày càng trở lên

bức thiết. Theo kết quả điều tra của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt
Nam năm 2011, gần 90% người tiêu dùng tại 6 tỉnh phía Bắc đánh giá rau an tồn là
quan trọng nhất trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Và đa số người tiêu dùng
đều chấp nhận mua rau an toàn với mức giá cao hơn rau thơng thường từ 10 - 20%
thậm chí đến 50% (Đào Thế Anh, 2012). Do vậy, những năm gần đây việc sản xuất
rau, quả tươi an toàn đã được nhiều địa phương quan tâm. Trước nhu cầu đó, Bộ Nơng
nghiệp phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, các chương trình
quốc gia và nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất rau an toàn. Các cơ quan nhà nước và các
tổ chức phi chính phủ cũng đã nghiên cứu, xây dựng nhiều tiêu chuẩn uy tín kiểm sốt
và chứng nhận thực phẩm an toàn cho Việt Nam theo các quốc tế đã được áp dụng
rộng rãi và đem lại hiệu quả tốt, như Tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP)
cho thực phẩm an toàn và Hệ thống đảm bảo sự tham gia (PGS) cho sản xuất hữu cơ.

4


Tuy vậy, những bất cập trong công tác quy hoạch và quản lý vùng sản xuất, đảm bảo
chất lượng và dán nhãn sản phẩm an tồn cịn gây ra nhiều sự cố gây ảnh hưởng tới
lòng tin của người tiêu dùng, quản lý không đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm, mặc
dù nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng chưa được đáp ứng được.
Để đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững của Việt Nam đã đặt ra tới năm 2020, và
cụ thể hơn là xây dựng được một nền nơng nghiệp an tồn bền vững, cần phải xem xét
kỹ lưỡng tính bền vững của mỗi mơ hình nơng nghiệp trong từng bối cảnh vùng canh
tác cụ thể, từ đó đưa ra các biện pháp, giải pháp quản lý hiệu quả và bền vững.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của các chuỗi
sản xuất rau an toàn tại Hà Nội trên cơ sở bộ tiêu chí SAFA”.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá được tính bền vững của chuỗi sản xuất rau an

tồn Hịa Bình và chuỗi rau hữu cơ Bái Thượng trên cơ sở điều chỉnh, áp dụng trong
điều kiện Việt Nam bộ chỉ số Đánh giá tinh bền vững của các hệ thống nông nghiệp
và thực phẩm - SAFA (FAO).
Các mục tiêu cụ thể :
 Xác định được các tiêu chí và chỉ thị áp dụng để đánh giá tính bền vững trên cơ sở
bộ chỉ số SAFA (FAO).
 Đánh giá được tính bền vững cuả một sốchuỗi sản xuất rau an toàn và rau hữu cơ
được lựa chọn nghiên cứu điển hình.
 Phát hiện các khía cạnh chưa bền vững và đề xuất giải pháp cải thiện tính bền vững
của một số chuỗi sản xuất nghiên cứu.
Đối tương nghiên cứu
Tính bền vững của chuỗi sản xuất rau an tồn Hịa Bình và chuỗi rau hữu cơ Bái
Thượng .
Câu hỏi nghiên cứu
5


Nghiên cứu tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Chuỗi sản xuất rau an tồn Hịa
Bình và chuỗi rau hữu cơ Bái Thượng có tính bền vững như thế nào?
Để trả lời, cần tìm ra đáp án cho các câu hỏi nghiên cứu cụ thể bao gồm:
Sử dụng cơng cụ nào phù hợp để đánh giá được tính bền vững của các chuỗi

(i)

nơng nghiệp khác nhau?
Tính bền vững của 2 chuỗi rau an tồn Hịa Bình, rau hữu cơ Bái Thượng

(ii)

đạt mức độ như thế nào trên các tiêu chí đánh giá tính bền vững?

(iii)

Định hướng gì có thể đưa ra nhằm nâng cao tính bền vững của mỗi chuỗi?

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ý nghĩa lý thuyết:
(i)

Áp dụng và điều chỉnh công cụ đánh giá tính bền vững nơng nghiệp để phù hợp
áp dụng cho sản xuất rau trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam – bộ chỉ số
SAFA-RAT;

(ii)

Chứng minh được tính bền vững của các chuỗi sản xuất theo tiêu chuẩn sản
xuất an toàn.

Ý nghĩa thực tiễn :
(i)

Đánh giá được tính bền vững của một số chuỗi sản xuất rau an toàn đang áp
dụng,.

(ii)

Nhận dạng được các khía cạnh chưa bền vững của mỗi chuỗi sản xuất, từ đó đề
xuất được các giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững của chuỗi và của mơ hình
nó áp dụng theo.

4. Những đóng góp mới của đề tài

Thực hiện đề tài mang lại những đóng góp khoa học mới, trong đó tạo được một bộ
tiêu chí đánh giá tính bền vững dựa trên nền tảng uy tín của FAO có điều chỉnh phù
hợp với đối tượng sản xuất rau tại Việt Nam (SAFA RAT) với các chỉ thị được lựa
chọn phù hợp, phương pháp định lượng Việt hóa được điều chỉnh đơn giản và thuận
tiện trong việc thu thập thơng tin. Bộ tiêu chí có khả năng áp dụng rộng rãi trong đánh
giá các chuỗi sản xuất, cung ứng rau tại Việt Nam.
6


Ngoài ra, nghiên cứu đem lại kết quả đánh giá được tính bền vững trên các chỉ thị, chỉ
ra được ưu nhược điểm (bền vững và không bền vững) của một số chuỗi sản xuất rau
an toàn tại Hà Nội.

5. Cấu trúc luận văn
Luận văn được thực hiện bao gồm các phần chính sau:
 Chương 1. Trình bày tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
về tính bền vững của các chuỗi sản xuất rau an toàn.
 Chương 2. Tổng quan đối tượng nghiên cứu và giới thiệu các phương pháp nghiên
cứu áp dụng trong luận văn, bộ cơng cụ Đánh giá tính bền vững các hệ thống nông
nghiệp (SAFA) của FAO được điều chỉnh phù hợp (SAFA RAT).
 Chương 3. Phân tích kết quả nghiên cứu đánh giá tính bền vững của 2 chuỗi sản
xuất rau an toàn tại Hà Nội sử dụng bộ công cụ SAFA đã điều chỉnh và đưa ra các
định hướng và giải pháp nâng cao tính bền vững của mỗi cơ sở nói riêng và của các
mơ hình sản xuất rau an tồn nói chung.

7


CHƯƠNG 1.
1.1.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Cơ sở lý luận
1.1.1. Tính bền vững

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều khái niệm về tính bền vững liên quan tới nhiều lĩnh
vực, nghành nghề khác nhau, tuy nhiên chưa có một khái niệm liên ngành và chung
nhất, được chấp nhận rộng rãi về tính bền vững
Tính bền vững, theo khái niệm được đưa ra bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
(FAO, 2013a) liên quan tới nơng nghiệp, có nghĩa là đảm bảo phúc lợi của con người
(và đạt được an ninh lương thực tồn cầu) mà khơng làm suy giảm hoặc giảm dần khả
năng của các hệ sinh thái của trái đất để hỗ trợ sự sống hoặc làm tổn hại đến hạnh phúc
của lồi khác.
Theo Mai Trọng Nhuận, tính bền vững là giá trị cốt lõi của một hệ thống lợi ích cần
được duy trì theo thời gian, là sức chống chịu của các hệ thống - khả năng kéo dài của
q trình. Tính bền vững là duy trì các q trình sản sinh, sản xuất, đảm bảo i) khơng
gây suy thoái, nguy hiểm tới các hệ thống sinh vật tự nhiên; ii) thay thế nguồn tài
nguyên mà con người sử dụng bởi các nguồn tài nguyên có giá trị tương đương hoặc
cao hơn cho cùng hoạt động mà không làm suy thoái, gây nguy hiểm tới các hệ thống
sinh vật tự nhiên.
Vịng tuần hồn tiếp cận tính bền vững gồm 4 hợp phần bền vững thuộc kinh tế, sinh
thái, chính trị và văn hóa.

8


Hình 1.1. Vịng tuần hồn tiếp cận tính bền vững
Nguồn: Mai Trọng Nhuận (Bài giảng, 2017)
Nông nghiệp bền vững theo định nghĩa của của TAC/CGIAR (Ban cố vấn kỹ thuật

thuộc nhóm chun gia quốc tế về nghiên cứu nơng nghiệp): “Nông nghiệp bền vững
phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên nông nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu
của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên
nhiên nhiên” (Lê Viết Ly và cs, 2009).
Chuỗi giá trị nông sản bền vững: được định nghĩa bởi FAO là chuỗi đầy đủ các
trang trại, các công ty và các hoạt động phối hợp liên tục làm tăng giá trị của họ, từ
việc cung cấp các nguồn ngun liệu nơng nghiệp thơ và chuyển hóa chúng vào các
sản phẩm nông nghiệp được bán tới những người tiêu dùng cuối và thải bỏ sau sử dụng,
theo một cách đem lại lợi nhuận xuyên suốt chuỗi giá trị, tạo ra lợi ích rộng đối với xã
hội và không làm suy giảm vĩnh viễn các nguồn tài nguyên thiên nhiên (FAO, 2014c).

9


Như vậy, tính bền vững chuỗi giá trị nơng sản, áp dụng trong Luận văn là tính bền
vững chuỗi rau an tòan sẽ đảm bảo các yêu cầu của chuỗi giá trị về việc tạo ra giá trị
gia tăng sau mỗi tác nhân trong chuỗi từ hộ nông dân tới đơn vị phân phối đến tay
người tiêu dùng – tương ứng với lợi nhuận về kinh tế, đồng thời phải đảm bảo tạo ra
các lợi ích với xã hội và không ảnh hưởng tới môi trường và tài nguyên.
Khoa học bền vững là ngành khoa học nghiên cứu về tính bền vững, nghiên cứu cơ sở
khoa học, giải pháp để đảm bảo tính bền vững. Phát triển bền vững tồn cầu, khu vực,
quốc gia, các cơ quan, doanh nghiệp… trên cơ sở nghiên cứu tính bền vững và tương
tác giữa 3 hệ thống: Hệ thống trái đất – xã hội và con người - theo bài giảng Mai
Trọng Nhuận. Nghiên cứu trong khoa học bền vững bao gồm:
(i)

Phát hiện, xác định, đánh giá tính bền vững.

(ii)


Xác định, phân tích điều kiện đảm bảo tính bền vững, phát triển bền vững
trên cơ sở nghiên cứu tính bền vững và tương tác giữa 3 hệ thống trái đất –
xã hội – con người.

(iii)

Xác định, so sánh, lựa chọn các giải pháp đảm bảo tính bền vững trên cơ sở
nghiên cứu tính bền vững và tương tác giữa 3 hệ thống trái đất – xã hội –
con người.

(iv)

Xác định, so sánh, lựa chọn các giải pháp để phát triển bền vững trên cơ sở
nghiên cứu tính bền vững và tương tác giữa 3 hệ thống trái đất – xã hội –
con người.

(v)

Các nội dung khác liên quan.

Như vậy, đề tài nghiên cứu Khoa học bền vững “Nghiên cứu đánh giá tính bền vững
của các chuỗi sản xuất rau an toàn tại Hà Nội trên cơ sở bộ tiêu chí SAFA” sẽ xác
định và đánh giá tính bền vững của các chuỗi giá trị rau an tồn, trên cơ sở kết quả
nghiên cứu tính bền vững đánh giá được, tác giả sẽ xác định và lựa chọn các giải pháp
đảm bảo và nâng cao tính bền vững cho các chuối rau an tồn lựa chọn nghiên cứu
điển hình.

10



1.1.2. Rau an toàn và rau hữu cơ
Rau an toàn theo định nghĩa của WHO là những sản phẩm rau tươi (gồm các loại rau
ăn củ, lá, thân, hoa và quả) có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng
các chất độc, mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, đảm
bảo an tồn cho người tiêu dùng và mơi trường thì được coi là rau đảm bảo an tồn vệ
sinh thực phẩm, gọi tắt là “rau an toàn” (Phạm Thị Thùy và cs, 2015).
Theo khái niệm được đưa ra bởi Bộ Nơng nghiệp Việt Nam, rau an tồn là sản phẩm
rau tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm có trong VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt cho rau,
quả tươi an tồn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP
và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an tồn thực phẩm. Dạng chất lượng này gắn với
2 loại chứng nhận theo quyết định 99/2008/QĐ-BNN là chứng nhận đủ điều kiện sản
xuất, sơ chế rau an toàn và chứng nhận sản xuất, sơ chế rau an toàn theo VietGAP.
An toàn thực phẩm là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính
mạng con người (Luật An toàn thực phẩm, 2010). Khái niệm trên bao gồm cả việc bảo
đảm an toàn cho thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản kể cả các yếu tố nội
tại về chất lượng sản phẩm và các yếu tố bên ngoài tác động đến chất lượng của sản
phẩm (CASRAD, 2017).
Rau hữu cơ: là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất từ quy tình sản xuất nơng nghiệp
hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định
trong tiêu chuẩn của Liên đoàn các Phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ quốc tế
(IFOAM), với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật ni, tạo ra những sản
phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và
nâng cao độ màu mỡ của đất. Đây là phương pháp trồng rau, quả… không được sử
dụng hoá chất độc hại trong bảo vệ thực vật để trừ sâu, bệnh, cỏ dại, cũng như các loại
phân hoá học, sản xuất chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên.
Theo IFOAM, vai trị của nơng nghiệp hữu cơ trong canh tác, chế biến, phân phối hay
tiêu dùng đều nhằm mục đích duy trì sức khỏe hệ sinh thái và các sinh vật kể cả các
sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người. Canh tác hữu cơ sẽ cải
thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nơng nghiệp, tránh khai thác quá

11


mức gây ô nhiễm môi trường trong tự nhiên, giảm thiểu sử dụng năng lượng và các
nguồn không tái sinh để sản xuất ra lương thực mà không gây độc hại, có chất lượng
cao, đồng thời đảm bảo, duy trì và làm tăng độ màu mỡ cho đất trong thời gian dài,
củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là chu trình dinh dưỡng, bảo vệ
cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, làm đa dạng mùa vụ và các
loại vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương (Phạm Thị Thùy và cs,
2015).
Như vậy, rau hữu cơ cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về , tuân theo một
tiêu chuẩn riêng về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và đảm bảo các yêu cầu về an toàn
thực phẩm như rau an tồn.
Tóm lại, khái niệm Rau an toàn trong nghiên cứu này được sử dụng cho các loại rau
tươi được chứng nhận hoặc công bố đảm bảo các điều kiện về an tồn vệ sinh thực
phẩm. Hình thức cơng bố hoặc chứng nhận an tồn có thể dựa trên cơ sở một tiêu
chuẩn nội bộ, quốc gia hoặc quốc tế được ban hành phổ biến.
1.1.3. Chuỗi sản xuất - chuỗi giá trị nông sản thực phẩm
Chuỗi cung ứng: là toàn bộ mạng lưới các thực thể, đơn vị mà trực tiếp hoặc gián tiếp
liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau trong việc phục vụ cùng một đối tượng tiêu
thụ hoặc tiêu dùng. Các hoạt động chuỗi cung ứng chuyển đổi từ các thành tố, nguyên
liệu thô hay các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào sản phẩm hồn thiện được chuyển
tới người tiêu dùng cuối. Nó bao gồm nhà cung cấp nguyên liệu thô, người sản xuất
chuyển đổi từ nguyên liệu tạo thành sản phẩm các kho chứa lưu chứa, các trung tâm
phân phối vận chuyển tới các nhà bán lẻ, các nhà bán lẻ cung cấp sản phẩm tới người
tiêu dùng cuối cùng. (FAO, 2013a). Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến chuyển
đổi các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm
hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng. Trong các hệ thống chuỗi cung ứng
phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ
điểm nào giá trị cịn lại có thể tái chế được (CASRAD, 2017).

Chuỗi giá trị: là một cơ chế cho phép các nhà sản xuất, người chế biển, người mua và
người bán – dù cách nhau về khơng gian và thời gian- có thể gia tăng giá trị cho các
sản phẩm và dịch vụ trong mỗi liên kết, mắt xích họ đóng góp trong chuỗi giá trị tới
mắt xích tiếp theo cho tới khi phục vụ người tiêu thụ cuối. Các bên tham gia chính
12


trong chuỗi giá trị là các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà chế biến, người tiếp thị và
người mua. Họ được hỗ trợ bởi nhiều nhà cung cấp dịch vụ tài chính, kinh doanh và kỹ
thuật. Trong một chuỗi giá trị, rất nhiều các hoạt động kinh doanh trong các phân đoạn
khác nhau trở nên kết nối và phối hợp mức độ nào đó (UNIDO, 2011).
Chuỗi cung ứng nằm trong chuỗi giá trị, bởi vì khơng có chúng, khơng người sản xuất
nào có khả năng đem tới cho khách hàng những sản phẩm họ cần, đúng thời điểm và
vị trí họ mong muốn, và ở mức giá họ chấp nhận. Người sản xuất cạnh tranh lẫn nhau
chỉ thông qua các chuỗi cung ứng của họ (FAO, 2013a).
Theo quyết định 307/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chuỗi cung
cấp thực phẩm an tồn nhằm góp phần đảm bảo an tồn thực phẩm nơng lâm thủy sản,
truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy
sản của Việt Nam thông qua đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý an tồn
thực phẩm nơng lâm thủy sản theo Luật An toàn thực phẩm 2010.
Khái niệm “Chuỗi sản xuất rau an toàn” được sử dụng trong nghiên cứu là chuỗi
cung ứng và chuỗi giá trị nông nghiệp canh tác rau an toàn- được biểu thị theo sơ đồ
dưới đây. Bao gồm và tập trung trọng tâm nghiên cứu vào đối tượng là mạng lưới các
nhà sản xuất (là các hộ trồng rau, và sơ chế đóng gói rau an tồn) có liên kết và phụ
thuộc lẫn nhau trong sản xuất phục vụ cùng một đối tượng, có xem xét tới các mối
quan hệ trong mạng lưới chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị- với các thực thể khác trong
chuỗi, bao gồm nhà cung cấp nguyên liệu thô (cung ứng giống, vật tư nơng nghiệp,
hóa chất nơng nghiệp), lưu kho và phân phối, các nhà bản lẻ….

13



Hình 1.2. Chuỗi sản xuất rau an tồn
Nguồn: Khn khổ SAFA (FAO, 2013a)

1.2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Các nghiên cứu về tính bền vững và các cơng cụ đánh giá

Hiện tại khơng có một định nghĩa về tính bền vững mang tính phổ quát và rõ ràng.
Theo Tawanda Marandure (2015), các khái niệm về tính bền vững đồng thời kết hợp
các mục tiêu môi trường (như đảm bảo nguồn lực sẵn có, tránh tác động tiêu cực đến
mơi trường và duy trì đa dạng sinh học), cùng với các mục tiêu kinh tế (như khả năng
sinh lời) và các mục tiêu xã hội ( như cân bằng giới, phân bố công bằng các nguồn tài
nguyên và công bằng xã hội). Như vậy, các nỗ lực hướng tới việc đạt được tính bền
vững trong các trường hợp cụ thể của từng hệ thống có tính đến việc nhận diện các
mục tiêu xã hội, kinh tế và môi trường .
Theo Tawanda Marandure (2015), một trong số ít các điểm thống nhất về ý nghĩa bền
vững bao gồm các khía cạnh phụ thuộc lẫn nhau về môi trường, xã hội và kinh tế, hay
còn gọi là "ba trụ cột" của phát triển bền vững. Tuy nhiên, có rất nhiều khn khổ
14


được đưa ra làm nổi bật tầm quan trọng của việc xem xét quản trị như là trụ cột thứ tư,
đại diện cho quá trình ra quyết định và thực hiện các quyết định (MMSD, 2002; FAO,
2013a; Mutisya and Yarime, 2014).

Hình 1.3. Tứ diện chiều cạnh của tính bền vững
Nguồn: Vicent Gasso-Tortajada, (2014).

Đánh giá tính bền vững đã trở thành một lĩnh vực phát triển rất nhanh chóng với nhiều
phương pháp đánh giá (rất nhiều phương pháp áp dụng cho các hệ thống nông nghiệp)
đã được đưa ra trong vài thập kỷ gần đây. Đánh giá tính bền vững đã được định nghĩa
như một cơng cụ có thể giúp các nhà ra quyết định trong việc quyết định các hành
động nên và không nên thực hiện trong một nỗ lực làm cho xã hội bền vững hơn; hay
là một công cụ đảm bảo các kế hoạch và hoạt động sẽ tạo ra những đóng góp tối ưu
đối với phát triển bền vững (Vicent GT, 2014).
Đánh giá tính bền vững là một bước không thể thiếu trong việc thiết kế, định hướng và
thực hiện các giải pháp thay thế (Lopez-Ridaura, 2005). Đánh giá tính bền vững cung
cấp thang điểm, tiêu chuẩn cho việc ra quyết định (Atanga et al., 2013). Astier et al.
(2012) đã chỉ ra rằng nhu cầu đánh giá tính bền vững của một hệ thống tăng lên khi
xuất hiện sự so sánh với các hệ thống khác nhau trong nghiên cứu hoặc hoạch định
mục tiêu phát triển khi thiết kế một hệ thống thay thế bền vững thế chỗ cho một cơng
nghệ sẵn có đang tồn tại.
Trong giai đoạn đầu của quá trình làm quen với khái niệm tính bền vững, các đánh giá
nhanh và ngắn hạn về tính bền vững đã được triển khai từ các khung (khuôn khổ) đơn
15


giản và rất nhiều các chỉ thị tính bền vững khơng có liên hệ với nhau. Qua nhiều năm,
đánh giá tính bền vững đã trở lên phức tạp hơn khi phải đối mặt với thách thức của
việc kết hợp các chỉ số đa dạng về kinh tế, môi trường và xã hội khác nhau trong đánh
giá tính bền vững (Lopez-Ridaura, 2005).
Trong vài thập kỷ gần đây, hơn 100 quốc gia đã thiết lập các chiến lược bền vững quốc
gia (FAO, 2013a) và hơn 130 tiêu chuẩn tính bền vững tình nguyện đã được ghi nhận
trong Bản đồ các tiêu chuẩn của Trung tâm thương mai quốc tế (Standards Map of the
International Trade Centre) (ITC, 2014).
Các khuôn khổ bền vững hiện tại đã được phát triển bởi rất nhiều các tổ chức, như các
trường đại học, các tập đoàn, xã hội dân sự, và các tổ chức quốc gia và quốc tế; một
loạt các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội được đưa ra với cốt lõi là các thực hành tốt

và trách nhiệm xã hội, bao gồm các mục tiêu và phạm vi khác nhau. Nhiều công cụ,
chỉ số và tiêu chuẩn về đánh giá tính bền vững trên thế giới, bao trùm lên các yếu tố
khác nhau của tính bền vững, đã được phát triển cho các mục đích khác nhau và đối
tượng người dùng khác nhau. Do vậy, các công cụ này rất khác biệt, dựa trên các
phương pháp luận, cách tiếp cận khác nhau, áp dụng cho các phạm vi khác nhau và
theo các thang điểm khơng giống nhau.
Mặc dù đã có rất nhiều những nỗ lực nghiên cứu chuyên sâu, hiện vẫn còn thiếu sự
nhất trí về việc làm thế nào để đánh giá đúng mức độ hướng tới tính bền vững
(Gasparatos và Scolobig, 2012). Khn khổ SAFA (đánh giá tính bền vững các hệ
thống nông lương) được xây dựng và phát triển bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp
quốc (FAO) là sự liên kết giữa các cơng cụ đánh giá tính bền vững khác nhau. SAFA
được xem như kết quả tổng hợp hài hòa của tất cả các chỉ số bền vững khách nhau.
Các động lực cơ bản đằng sau sự phát triển của SAFA là nhu cầu đối với các phương
pháp tiếp cận đánh giá tính bền vững tồn diện và có khả năng áp dụng tồn cầu, nhằm
xem xét tính phức tạp và mối quan hệ trong các hợp phần phát triển bền vững (bao
gồm cả chiều cạnh quản trị) cũng như nhu cầu hiểu biết và ngôn ngữ chung về đánh
giá bền vững (FAO, 2013a).
Mục tiêu của đánh giá SAFA là cải thiện tính chính xác trong phân tích tính bền vững
cho tất cả đối tượng sử dụng. SAFA vận dụng và tích hợp các quy tắc, tiêu chuẩn sẵn
16


có. Các cơng cụ đánh giá và phân hạng này, mặc dù gặp vấn đề bất cập khi không
tương đồng nhau, lại phản ánh rất tốt trong việc xác định các thực hành tính bền vững
tốt nhất, các ngưỡng của tính bền vững và chỉ số cụ thể cho từng khía cạnh, lĩnh vực.
SAFA nhận ra sự tương đương trong các cách tiếp cận khác nhau và thúc đẩy cải thiện
tính bền vững. Với quan điểm trung lập và có sự tham gia, thơng qua vai trị lãnh đạo
của FAO trong nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, SAFA được xây dựng là một
giải pháp đề xuất khung toàn diện, tích hợp các chỉ số trên và đi sâu vào lĩnh vực nông
nghiệp (FAO, 2013a).

1.2.2. Các nghiên cứu áp dụng SAFA để đánh giá tính bền vững
Kể từ khi được thiết lập, bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững các hệ thống nông nghiệp
(SAFA) đã được áp dụng nghiên cứu thử nghiệm trên rất nhiều trường hợp điển hình
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp… theo các quy mơ khác nhau. Từ đó,
làm căn cứ để điều chỉnh bộ tiêu chí SAFA phiên bản mới 2013 và đồng thời xây dựng
cơng cụ đánh giá tính bền vững SAFA ứng dụng cho các hoạt động sản xuất nhỏ
(SAFA Smallholders).
Hướng dẫn SAFA phiên bản 3 (FAO, 2013a) là kết quả của 5 năm phát triển có sự
tham gia. Kể từ giai đoạn đầu, các nguyên tắc này đã được thiết kế dựa trên học hỏi và
rút kinh nghiệm của các phương pháp hiện tại và phân tích khung khái niệm và bộ chỉ
số với các bên liên quan khác nhau. Trong pha nghiên cứu gần đây nhất, FAO kêu gọi
tổ chức các đánh giá thử nghiệm tự nguyện áp dụng Hướng dẫn SAFA phiên bản thử
nghiệm (version 1.1) (FAO, 2012b). Các đánh giá thử nghiệm được triển khai từ
09/2012 đến 3/2013 thông qua các tổ chức tự phát và bao gồm 30 thiết lập khác nhau,
trên các hình thức và quy mô khác nhau. Bao gồm đánh giá các hệ thống nông nghiệp,
chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp trên cả 3 quy mơ (nhỏ, trung
bình và lớn) tại 19 quốc gia (cả các nước phát triển và đang phát triển) trên 5 châu lục.
Các nghiên cứu này đảm bảo và chứng minh tính áp dụng linh hoạt, hiệu quả, sự chấp
nhận và tính khoa học của Hướng dẫn SAFA. Đầu ra của các nghiên cứu thử nghiệm
được báo cáo và thảo luận nhằm phát triển Hướng dẫn SAFA phiên bản cập nhật –
phiên bản 2.0 được ban hành tháng 7/2013. Sau đó, một tiến trình sửa đổi ngang hàng
tiếp theo được thực hiện và dẫn đến hoàn thành các hướng dẫn SAFA Phiên bản 3.0.
17


Theo thống kê chính thức từ website của FAO (ww.fao.org) về các nghiên cứu áp
dụng hướng dẫn SAFA trong đánh giá tính bền vững, hiện trạng áp dụng và ứng dụng
Hướng dẫn SAFA và các công cụ SAFA trong hoạch định chính sách, định hướng mục
tiêu và sử dụng SAFA như công cụ đánh giá:



SAFA được áp dụng trong đánh giá và giám sát chuỗi cung ứng thực phẩm tại

Châu Âu trong Quyết định 102 của Nghị viện Châu Âu (2015/2140 (INI)) Kêu gọi Ủy
ban phát triển từng bước một khuôn khổ cạnh tranh của Liên minh Châu Âu (EU) bao
gồm các chỉ thị về Giao giá công bằng và Hợp đồng minh bạch (S.2.1.1) và Quyền của
Nhà Cung cấp (S.2.2.1).


Nhiều nghiên cứu các công cụ cụ thể đánh giá tính bền vững được xây dựng

và/hoặc được truyền cảm hứng từ khuôn khổ SAFA, bao gồm công cụ NZSD (New
Zealand), SMART (FiBL) và SHARP (FFS, FAO).
 Công cụ đánh giá tính bền vững NZSD (The New Zealand Sustainability
Dashboard) là một cơng cụ trực tuyến đánh giá tính bền vững và báo cáo nhằm
đảm bảo các khách hàng nước ngồi có thể xác nhận chứng nhận bền vững của
các sản phẩm xuất khẩu từ New Zealand. Công cụ này được Bộ Kinh doanh,
Đổi mới và Việc làm của New Zealand phát triển cùng với các đối tác công
nghiệp năm 2012.
 SMART (Sustainability Monitoring and Assessment RouTine) - Công cụ giám
sát và đánh giá lộ trình tính bền vững được phát triển bởi Viện nghiên cứu
Nông nghiệp hữu cơ (FiBL) nhằm chủ yếu đánh giá tính bền vững trong lĩnh
vực nơng nghiệp và thực phẩm. Công cụ này cho phép các nông trại và các
cơng ty trong lĩnh vực thực phẩm có thể đánh giá tính bền vững có chứng nhận,
minh bạch và có thể so sánh được thơng qua kết quả định lượng cao và cụ thể
hóa cao hơn đối với các chỉ thị đánh giá tính bền vững trong Hướng dẫn SAFA.
 SHARP (Self-evaluation and Holistic Assessment of climate Resilience of
farmers and Pastoralists) là công cụ tự đánh giá và đánh giá tồn diện tính
chống chịu khí hậu của người nông dân và người làm chăn nuôi. SHARP được
phát triển vào đầu năm 2014 bởi các Trường nông nghiệp (FFS) của FAO cho

các nông hộ nhỏ trong Châu Phi nhằm hỗ trợ nâng cao nhận thức về biến đổi
khí hậu, hướng dẫn cộng đồng thực hiện các hành động nhằm phát triển tính
18


chống chịu, thơng báo các nhà ra chính sách về nhu cầu địa phương của các
cộng đồng.


Ngoài ra, SAFA Tool cũng được sử dụng trực tiếp cho các nghiên cứu đánh giá

tính bền vững phục vụ cho ra quyết định, cũng như cho giám sát, theo dõi và đánh giá
tác động của tính bền vững ảnh hưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, ở quy mô dự án
hay đánh giá các hệ thống. Tuy vậy, số lượng nghiên cứu còn rất hạn chế, dưới đây là
một số nghiên cứu tiêu biểu được ghi nhận bởi FAO:
 Đánh giá sự bền vững của trang trại chăn ni bị thịt ở Semarang Regency,
Indonesia.
 Đánh giá tính bền vững của PISACOOP Sản xuất tích hợp hệ thống canh tác và
hợp tác ở Brazil.
 Ðánh giá Tính bền vững của các nơng dân sản xuất nhỏ ở Nyeri và Kisii, Kenya
 Các hệ thống thương mại tổng hợp giữa cây trồng-vật nuôi- trồng rừng (ICLF)
sử dụng bò thịt, trồng rừng bạch đàn kết hợp với cây hoa màu như đậu nành và
ngô đang phát triển ở vùng trung tâm Brazil.
 Đánh giá tính bền vững của chế độ ăn trong tính bền vững của hệ thống thực
phẩm – Cách hệ thống thực phẩm hữu cơ đóng góp cho tính bền vững.
 Phương pháp đánh giá tính bền vững tồn diện cho quản trị hệ thống thực phẩm
đô thị (2017).
SAFA Smallholder ra đời là một ứng dụng được thiết kế riêng dành cho đánh giá các
hệ thống quy mô nhỏ. Các chủ đề và chỉ thị mặc định đã được điều chỉnh phù hợp với
bổi cảnh và đặc điểm của đối tượng là các cơ sở sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ,

bao gồm cả các mơ hình sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất thương mại và hệ thống
chăn nuôi. SAFA Smallhoder thực chất là một biến thể của công cụ đánh giá tính bền
vững các hệ thống nơng nghiệp (SAFA) được thiết kế riêng cho các cơ sở sản xuất nhỏ,
với phương pháp đánh giá và các chỉ thị đơn giản, không yêu cầu cao về đo đạc và
nghiên cứu, kết quả đánh giá trực quan và đơn giản theo 3 cấp độ (thay vì 5 cấp độ của
SAFA Tool) và mang tính định tính cao hơn, phù hợp đối với tự đánh giá (đánh giá nội
bộ) để phát hiện các điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cải tiến của cơ sở đánh giá. Do
vậy, SAFA-SM chưa phù hợp với nghiên cứu do khơng đảm bảo được tính khoa học
cao và tính định lượng.
19


×