Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÝ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.16 KB, 16 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH
PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÝ NHÂN
I ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QỦA TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÝ NHÂN
Trải qua hơn 30 năm thành lập và hoạt động, Công ty đã đạt được nhiều thành
tích đáng kể, phát triển ngày càng lớn mạnh và hoà nhập với môi trường kinh doanh
trong nước. Mặc dù trong chặng đường hoạt động của mình Công ty cũng gặp những
khó khăn không nhỏ nhưng Công ty đã và đang cố gắng vượt qua và tìm cho mình
một hướng đi phù hợp với nguồn lực của mình. Qua một thời gian thực tập ở Công
ty, em thấy Công ty có những ưu điểm và tồn tại sau :
1. Những ưu điểm :
1.1 Về tổ chức bộ máy quản lý
- Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, có sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng và hoạt động khá hiệu quả, cung cấp kịp
thời thông tin cho ban lãnh đạo Công ty, từ đó có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và sát
thực tế. Công tác quản lý tài chính của Công ty rất chặt chẽ và công khai. Cơ chế
quản lý hiệu quả, đã lấy thước đo kết quả sản xuất để phân phối thu nhập. Đó là sự
cải tổ hiệu quả khi cổ phần hoá Công ty.
- Đội ngũ nhân viên của Công ty hiện nay tương đối trẻ, năng động, nhiệt tình,
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn, kịp
thời của ban giám đốc Công ty.
- Công ty đã có một phòng chuyên về bán hàng phục vụ tốt khâu tiêu thụ sản
phẩm, giúp tăng doanh thu cho Công ty.
1.2 Về tổ chức bộ máy kế toán
1
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C


11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


- Hiện nay bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung,
có nghĩa là các công việc kế toán của Công ty như: phân loại chứng từ, kiểm tra
chứng từ, định khoản kế toán, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi sổ kế toán tổng hợp, lập báo
cáo kế toán, thông tin kinh tế được thực hiện tại phòng tài chính – kế toán của Công
ty. Ở bộ phận, đơn vị phụ thuộc không có bộ máy kế toán riêng, chỉ có nhân viên kế
toán thực hiện ghi chép ban đầu, thu thập, tổng hợp, kiểm tra xử lý sơ bộ chứng từ, số
liệu kế toán rồi gửi về phòng kế toán của Công ty theo quy định. Hình thức tổ chức
này có ưu điểm là đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất tập trung đối với công tác kế toán
trong Công ty, cung cấp thông tin kịp thời, thuận lợi cho công việc chỉ đạo tập trung
thống nhất của kế toán trưởng, phân công, chuyên môn hoá cán bộ kế toán, cơ giới
hoá công tác kế toán. Đồng thời, hình thức tổ chức này không cần nhiều nhân viên kế
toán như các hình thức tổ chức kế toán khác: hình thức phân tán, hình thức hỗn hợp.
- Công ty tổ chức chứng từ và vận dụng chế độ kế toán theo đúng quy định, chế
độ ban hành nên tạo ra sự thống nhất trong công tác hạch toán, tăng độ chính xác
trong việc cung cấp thông tin kế toán.
- Công ty sử dụng hình thức ghi sổ là Nhật ký chung. Theo đó, các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ, kịp thời và dễ hiểu trên sổ Nhật ký
chung. Ưu điểm của hình thức này là số lượng sổ sách kế toán phải lập giảm đi nhiều
mà vẫn đạt được hiệu quả quản lý. Đồng thời, trình tự ghi sổ theo hình thức này dễ
thực hiện, thuận tiện cho việc luân chuyển số liệu và đối chiếu số liệu giữu các phần
hành, lập các báo cáo kế toán thường xuyên, kịp thời.
- Việc quản lý và cung ứng vật tư cho sản xuất được thực hiện tốt. Kế toán vật
tư và kế toán chi phí sản xuất luôn thông tin cho nhau để từ đó có kế hoạch thu mua
vật tư đáp ứng yêu cầu của sản xuất một cách kịp thời, giúp cho hoạt động sản xuất
được diễn ra đều đặn, không bị gián đoạn.
- Công ty áp dụng hình thức tính lương theo sản phẩm là phù hợp với DN sản

xuất, nó có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động hăng hái tham gia sản xuất,
tăng năng suất lao động, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Mặt khác, công
ty có chính sách quản lý nhân công khá chặt chẽ, biểu hiện: Công ty đã lập các bảng
2
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


chấm công ở từng tổ, đội để theo dõi ngày công của người lao động, từ đó là cơ sở
cho việc tính lương, đảm bảo sự công bằng trong cách trả lương.
1.3 Về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
- Nhờ có việc tổ chức công tác hạch toán kế toán hợp lí và phù hợp mà việc hạch
toán kế toán các nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu cũng được phản
ánh kịp thời, chính xác và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Từ đó xác định được
kết quả kinh doanh của các mặt hàng trong kỳ và trong cả năm tài chính. Qua đó đưa ra
được các quyết định kinh doanh đúng đắn.
- Kế toán đã mở các sổ chi tiết thành phẩm cho từng mặt hàng, sổ kế toán chi
tiết giá vốn hàng bán, sổ kế toán chi tiết doanh thu để theo dõi các tình hình tiêu thụ
của từng thành phẩm. Nhờ vậy, Công ty có thể xác định doanh thu bán hàng theo
từng sản phẩm. Từ đó sẽ xác định được lãi, lỗ theo từng mặt hàng, và đưa ra các
quyết định về việc sản xuất sản phẩm đó cho phù hợp với thị trường tiêu thụ của
Công ty.
- Về phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty đang áp dụng phương pháp
kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, theo đó cho phép kế
toán có thể theo dõi tình hình biến động thường xuyên của hàng tồn kho. Kế toán
hàng tồn kho áp dụng phương pháp thẻ song song. Đây là phương pháp đơn giản, dễ
làm, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.
- Phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho: Do hoạt động tiêu thụ của Công
ty diễn ra rất nhiều, do vậy để tiện cho việc hạch toán và cũng phản ánh chính xác giá

trị hàng xuất bán, hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá vốn thành
phẩm xuất bán theo phương pháp giá bình quân cuối kỳ cho mỗi thành phẩm là rất
phù hợp. Với phương pháp này đã làm giảm khối lượng công việc hạch toán chi tiết,
không phụ thuộc vào số lần nhập kho trong kỳ.
- Trong quá trình bán hàng, Công ty cũng có chính sách ưu đãi với khách hàng,
khuyến khích tiêu dùng ngày càng nhiều của khách hàng như giảm giá cho các đại lý
mua hàng thường xuyên và khách hàng có thể trả lại hàng khi nhận sai mẫu mã, kích
3
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
33
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


thước.... Hệ thống giá cả và chính sách ưu đãi này được xây dựng phù hợp với khách
hàng.
2. Những tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, trong việc tổ chức công tác kế toán nói chung
và kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ riêng tại Công ty vẫn còn tồn tại một
số những hạn chế nhất định sau mà Công ty có thể hoàn thiện những tồn tại này nhằm
giúp cho việc quản lí kinh doanh tốt hơn:
Thứ nhất, Về khoản phải thu khách hàng
Trong quá trình tiêu thụ, Công ty cũng sử dụng nhiều phương thức thanh toán
với khách hàng: thanh toán ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trả chậm. Tuỳ
theo quy mô công nợ, mức độ thường xuyên hay không thường xuyên của khách
hàng mà Công ty có những quy định về thời hạn nợ khác nhau. Mặc dù vậy, hiện nay
Công ty có một số khoản công nợ đã phát sinh lâu, Công ty cũng chưa đòi được nợ
nhưng Công ty không lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi này.
VD như trong bảng tổng hợp chi tiết công nợ phải thu KH có Công ty TNHH
Hoà An nợ 25.357.862 đ từ năm 2002, mua gạch theo HĐ số 389. Công ty đã gửi
giấy đòi nợ nhiều lần nhưng đều bị công ty từ chối trả nợ, không thu được tiền.

Như trường hợp của ông Cao Quốc Trí (Hoà Hậu-Lý Nhân) số dư nợ tới thời
điểm 31/12/07 là 11.247.134, mua gạch năm 2005. Sau bản thân ông bây giờ đang à
người có bệnh tật, do thời gian điều trị tốn kém nên đến nay gia đình ông thuộc hộ
nghèo của xã, không có khả năng chi trả. Địa phương có xác nhận về khả năng không
thể trả nợ của ông.
Dự phòng phải thu khó đòi là khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được
trích trước vào chi phí quản lí doanh nghiệp để nhằm tạo một nguồn dự trữ tài chính
cần thiết để bù đắp cho những thiệt hại xảy ra về các khoản nợ cho niên độ kế toán
liền sau. Vì vậy, nếu không lập dự phòng cho các khoản này thì khi xảy ra rủi ro trong
kinh doanh do các yếu tố khách quan gây ra thiệt hại như KH không trả được nợ vì
phá sản, mất tích... thì không có khoản tài chính dự trữ để bù đắp.
Thứ hai : Về hạch toán doanh thu tiêu thụ
4
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
44
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


Hiện nay tại Công ty đang có hoạt động tạo doanh thu từ bán gạch và từ vận
chuyển, bốc xếp nhưng kế toán của Công ty đều hạch toán vào TK 511 – DT bán
hàng và cung cấp dịch vụ. Như vậy DN sẽ không chi tiết được DT bán gạch, DT vận
chuyển. Nếu chi tiết sẽ phục vụ cho việc phân tích tình hình kinh doanh của DN để
DN có kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
Thứ ba : Về phương thức tiêu thụ
Hiện nay, doanh nghiệp áp dụng hai phương thức tiêu thụ là tiêu thụ trực tiếp và
tiêu thụ đại lý. Nhưng về thực chất việc tiêu thụ đại lý tại công ty không được xác
định là hàng gửi bán mà hàng đã giao cho các đại lý là hàng đã tiêu thụ như mọi
khách hàng khác, chỉ khác ở chỗ : các đại lý có ký hợp đồng mua bán lâu dài và được
hưởng ưu tiên về giá và trong thanh toán. Như vậy thực chất, Công ty chỉ có phương
thức tiêu thụ trực tiếp. Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ thành phẩm, Công ty nên đa

dạng hóa các phương thức tiêu thụ.
Thứ tư : Việc ghi sổ theo hình thức nhật ký chung có ưu điểm là dễ thực hiện,
song số lượng các nghiệp vụ của Công ty diễn ra khá nhiều, do vậy khối lượng công
việc ghi chép khá lớn, gây khó khăn cho các kế toán. Công ty không mở các sổ Nhật
ký đặc biệt, do vậy toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên sổ Nhật ký chung đều
được ghi vào sổ Cái. Mặt khác, công việc của kế toán tổng khá vất vả do đồng thời
phải kiêm nhiều nhiệm vụ kế toán.
Mặc dù đơn vị đã sử dụng máy tính trợ giúp công việc kế toán nhưng việc phản
ánh ghi chép lên sổ sách kế toán, kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả,
in ra báo cáo là do các kế toán trong Công ty làm theo phương pháp thủ công. Trong
khi đó với nhu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc cung cấp thông tin đòi hỏi phải
chính xác, nhanh chóng, kịp thời, vì vậy, việc áp dụng kế toán máy một cách đầy đủ
là một yêu cầu hết sức cần thiết. Có như vậy thì công việc kế toán được giảm bớt đi
rất nhiều, nhanh chóng và chính xác hơn.
5
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
55
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


II MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI CÔNG TY
1. Kiến nghị đề xuất với Công ty :
1.1 Về khoản phải thu khách hàng
Chiết khấu thanh toán : Để khuyến khích khách hàng thanh toán nợ trước và
đúng hạn, công ty nên áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán nhằm khuyến khích
người mua thanh toán tiền hàng sớm hơn. Chiết khấu thanh toán là biện pháp thúc
đẩy sự quay vòng của vốn lưu động nhằm tái sản xuất nâng cao hiệu quả tiêu thụ.
Mức chiết khấu đặt ra nên căn cứ vào thời gian thanh toán, phương thức thanh toán
và tổng số tiền để có tỷ lệ thích hợp. Tuy nhiên tỷ lệ này không nên quá thấp vì nó sẽ

không khuyến khích được khách hàng thanh toán đúng hạn nhưng cũng không nên
quá cao vì nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy các biện
pháp kích thích thanh toán này có thể làm cho chi phí của Công ty tăng lên nhưng lại
giúp cho Công ty thu hồi vốn nhanh, tránh thất thu hoặc không thu hồi được vốn.
Khoản chiết khấu thanh toán này sẽ được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính.
Khi Công ty thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng kế toán hạch toán
như sau:
Nợ TK 635 : Chi phí hoạt động tài chính
Có TK 131 : Trừ vào khoản nợ của khách hàng
Có TK 111, 112 : Trả cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc tiền gửi
Trích lập dự phòng :
Đồng thời với các biện pháp kích thích việc thanh toán nhanh, Công ty nên lập
dự phòng cho các khoản nợ khó đòi. Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một
khoản chi phí vào chi phí quản lí doanh nghiệp để tạo một nguồn tài chính cần thiết
để bù đắp cho các thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ kế toán liền sau. Việc trích lập
dự phòng vào cuối niên độ kế toán năm nay sẽ làm tăng một khoản chi phí và do đó
sẽ làm cho lợi nhuận của năm đó bị giảm đi đúng bằng một khoản chi phí đó.
Để hạn chế bớt rủi ro và chủ động hơn về tài chính khi xảy ra thiệt hại do các
yếu tố khách quan làm cho khách hàng không có khả năng trả nợ như: khách hàng bị
6
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
66

×