Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an toàn lao động trong Công ty Ô tô Toyota Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 151 trang )

NGUYỄN HOÀNG LINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Nguyễn Hồng Linh

QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ AN TỒN LAO ĐỘNG
TRONG CƠNG TY Ơ TÔ TOYOTA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ 2009

Hà Nội – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Nguyễn Hồng Linh

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG
TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN BÌNH GIANG

Hà Nội – Năm 2012


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

Mục lục
Trang phụ bìa ................................................................................................................... 1
Lời cam đoan....................................................................................................................6
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ..................................................................................7
Danh mục các bảng ..........................................................................................................8
Danh mục các hình vẽ, đồ thị.........................................................................................11
MỞ ĐẦU........................................................................................................................14
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN
LAO ĐỘNG ...................................................................................................................16
1.1 Các khái niệm chung về an toàn lao động ...............................................................16
1.1.1 An toàn lao động ................................................................................................16
1.1.2 Kỹ thuật an tồn .................................................................................................16
1.2 Vai trị và ý nghĩa của quản lý an toàn lao động với các chức năng khác ............16
1.2.1 Vai trò của quản lý an toàn lao động..................................................................16
1.2.2 Ý nghĩa của quản lý an tồn lao động ................................................................17
1.2.2.1 Ý nghĩa chính trị. ..........................................................................................17
1.2.2.2 Ý nghĩa xã hội...............................................................................................17

1.2.2.3 Ý nghĩa kinh tế. ............................................................................................17
1.3 Nội dung hướng dẫn hệ thống quản lý an toàn lao động. ........................................17
1.3.1 Chính sách an tồn lao động . ............................................................................17
1.3.1.1 Chính sách của Nhà nước. ............................................................................17
1.3.1.2 Chính sách an tồn lao động của doanh nghiệp ...........................................18
1.3.2. Tổ chức bộ máy và phân cơng trách nhiệm về an tồn lao động.........................18
1.3.2.1 Hội đồng bảo hộ lao động trong doanh nghiệp ............................................18
1.3.2.2 Bộ phận Bảo hộ lao động. ............................................................................19
1.3.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện an toàn lao động ........................................21
1.3.4. Kiểm tra và đánh giá. ........................................................................................22
1.3.5. Hành động cải thiện...........................................................................................22
1.4. Hệ thống định nghĩa và tiêu chuẩn của tập đoàn Toyota về an tồn lao động .......23
1.4.1 Các nhóm yếu tố nguy hiểm đặc thù trong ngành sản xuất ô tô ........................23
1.4.1.1 Phân loại mối nguy hiểm..............................................................................24
1.4.1.2 Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm...............................................25
1.4.1.3 Phương pháp đánh giá mối nguy hiểm.........................................................26
1.4.2 Tai nạn lao động và phân loại tai nạn lao động ....................................................31

Luận văn tốt nghiệp

2

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

1.4.2.1 Tai nạn lao động ...........................................................................................31
1.4.2.2 Phân loại tai nạn lao động ............................................................................31

1.4.3 Phân loại hoạt động an tồn ...............................................................................32
1.4.4 Nhóm hoạt động an toàn liên quan đến con người.............................................33
1.4.4.1 Các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức về an toàn ....................................33
1.4.4.2 Các hoạt động nhằm nâng cao ý thức về an toàn .........................................35
1.4.4.3 Các hoạt động nhằm nâng cao khả năng phán đoán mối nguy hiểm ...........39
1.4.5 Nhóm hoạt động an tồn liên quan đến môi trường làm việc ............................43
1.4.5.1 Hoạt động quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A..................................43
1.4.5.2 Hoạt động quản lý cháy nổ...........................................................................45
1.4.6 Nhóm hoạt động an tồn liên quan đến máy móc ..............................................47
1.4.6.1 Hoạt động duy trì các chức năng an tồn của máy móc...............................47
1.4.6.2 Hoạt động đảm bảo thiết kế ra các máy móc an tồn...................................48
1.4.7 Hoạt động ”Yokoten” rút kinh nghiệm từ các tai nạn sảy ra trong tập đoàn .....48
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động an tồn ..................................................................50
1.6 Tóm tắt chương 1 .....................................................................................................52
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ AN TỒN LAO ĐỘNG
CỦA CÔNG TY TMV...................................................................................................54
2.1. Giới thiệu khái quát về cơng ty Ơ tơ Toyota Việt nam...........................................54
2.1.1 Lịch sử hình thành công ty .................................................................................54
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp .............................................................55
2.1.3 Sản phẩm của doanh nghiệp...............................................................................55
2.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty trong các năm gần đây....................................56
2.1.5 Cơ cấu tổ chức....................................................................................................57
2.1.6 Hình thức tổ chức sản xuất ................................................................................58
2.1.7 Cơ cấu lao động của cơng ty ..............................................................................60
2.2 Tình hình quản lý an tồn lao động của cơng ty ......................................................61
2.2.1 Tình hình tai nạn sảy ra trong cơng ty trong các năm gần đây ..........................61
2.2.2 Tổ chức bộ máy an tồn lao động của cơng ty...................................................64
2.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của ủy ban an tồn của cơng ty .............................................64
2.2.2.2 Sơ đồ tổ chức an toàn bộ phận .....................................................................65
2.2.3 Các hoạt động an toàn đang thực hiện và kết quả đạt được trong thời gian

gần đây của công ty TMV...................................................................................66
2.2.3.1 Hoạt động đào tạo kiến thức an toàn ............................................................66
2.2.3.2 Hoạt động nâng cao ý thức về an toàn .........................................................70
2.2.3.3 Hoạt động huấn luyện KY............................................................................75

Luận văn tốt nghiệp

3

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

2.2.3.4 Hoạt động đề xuất Hiyari hatto ....................................................................79
2.2.3.5 Hoạt động quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A tại nơi làm việc........84
2.2.3.6 Hoạt động phịng chống cháy nổ ..................................................................90
2.2.3.7 Nhóm hoạt động liên quan đến máy móc thiết bị.........................................93
2.2.3.8 Hoạt động rút kinh nghiệm từ các tai nạn trong tập đồn(Yokoten)............99
2.2 Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................103
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMV .....................................104
3.1 Một số định hướng chiến lược cho hoạt động an tồn lao động của cơng ty ........104
3.2 Nhóm giải pháp cho hoạt động phát triển con nguời.............................................105
3.2.1 Giải pháp cho hoạt động đào tạo kiến thức an tồn .........................................105
3.2.1.1 Căn cứ hình thành giải pháp .......................................................................105
3.2.1.2 Mục tiêu của giải pháp ...............................................................................105
3.2.1.3 Nội dung giải pháp ....................................................................................105
3.2.1.4 Chi phí đầu tư cho giải pháp.......................................................................107

3.2.1.5 Người chịu trách nhiệm thực hiện giải pháp ..............................................108
3.2.1.6 Thời gian cần thiết thực hiện giải pháp ......................................................108
3.2.1.7 Kết quả thực hiện dự kiến...........................................................................108
3.2.2 Giải pháp cho hoạt động ngày an tồn .............................................................109
3.2.2.1 Căn cứ hình thành giải pháp .......................................................................109
3.2.2.2 Mục tiêu của giải pháp ...............................................................................109
3.2.2.3 Nội dung giải pháp ....................................................................................109
3.2.2.4 Chi phí đầu tư cho giải pháp.......................................................................111
3.2.2.5 Người chịu trách nhiệm thực hiện giải pháp ..............................................111
3.2.2.6 Thời gian cần thiết thực hiện giải pháp ......................................................111
3.2.2.7 Kết quả thực hiện dự kiến...........................................................................112
3.2.3 Giải pháp cho hoạt động huấn luyện KY .........................................................112
3.2.3.1 Căn cứ hình thành giải pháp .......................................................................112
3.2.3.2 Mục tiêu của giải pháp ...............................................................................112
3.2.3.3 Nội dung giải pháp .....................................................................................112
3.2.3.4 Người chịu trách nhiệm thực hiện giải pháp ..............................................115
3.2.3.5 Thời gian cần thiết thực hiện giải pháp ......................................................116
3.2.3.6 Kết quả thực hiện dự kiến...........................................................................116
3.2.4 Giải pháp cho hoạt động đề xuất Hiyari hatto..................................................117
3.2.4.1 Căn cứ hình thành giải pháp .......................................................................117
3.2.4.2 Mục tiêu của giải pháp ...............................................................................117

Luận văn tốt nghiệp

4

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an

toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

3.2.4.3 Nội dung giải pháp .....................................................................................117
3.2.4.4 Chi phí đầu tư cho giải pháp.......................................................................122
3.2.4.5 Người chịu trách nhiệm thực hiện giải pháp ..............................................122
3.2.4.6 Thời gian cần thiết thực hiện giải pháp ......................................................122
3.2.4.7 Kết quả thực hiện dự kiến...........................................................................122
3.2 Giải pháp cho hoạt động phòng chống cháy nổ .....................................................122
3.2.1 Căn cứ hình thành giải pháp.............................................................................123
3.2.2 Mục tiêu của giải pháp .....................................................................................123
3.2.3 Nội dung giải pháp ..........................................................................................123
3.2.4 Chi phí đầu tư cho giải pháp ............................................................................128
3.3.5 Người chịu trách nhiệm thực hiện giải pháp ....................................................128
3.3.6 Thời gian cần thiết thực hiện giải pháp............................................................129
3.3.7 Kết quả thực hiện .............................................................................................129
3.3 Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................133
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................134
PHỤ LỤC...........................................................................................................................

Luận văn tốt nghiệp

5

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam


Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Lời cam đoan
Kính gửi: Khoa Kinh tế và quản lý
Viện đào tạo sau đại học
Họ và tên học viên: Nguyễn Hoàng Linh

SHHV: CB091032

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Lớp :QTKD-TT1

Tôi xin cam đoan: Tuyệt đối chấp hành đúng nội quy về bảo vệ luận văn
Tơi xin đảm bảo và chịu trách nhiệm hồn tồn về những gì mà tơi làm trong
luận văn tốt nghiệp của mình.
Hà Nội ngày 20-9-2012
Học viên
Nguyễn Hồng Linh

Luận văn tốt nghiệp

6

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam


Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

TCVN
TTLT
BLĐTBXH
BYT
TLĐLĐVN
BHLĐ
HĐBHLĐ
STOP 6
TMR
KY
TMV
KPI
PDCA
TNHH
CKD
ED
SL/PVC
TMAP-EM
PCCC
TMS
PU
MSDS

Tiêu Chuẩn Việt Nam
Thông Tư Liên Tịch
Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội
Bộ Y Tế

Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam
Bảo Hộ Lao Động
Hội Đồng Bảo Hộ Lao Động
Safe TOYOTA O(Zero) Accident Project 6
Toyota Manufacturing Rule
Kiken Yochi
Toyota Motor Vietnam
Key Performance Index
Plan – Do – Check – Action
Trách Nhiệm Hữu Hạn
Complete Knock-Down
Electrophoretic Deposition
SeaLer/Polyvinyl Chloride
Toyota Motor Asia Pacific Engineering and Manufacturing
Phòng Cháy Chữa Cháy
Toyota Manufacturing Standard
PUrchasing
Material Safety Data Sheet

LPG
LNG

Liquefied Petroleum Gas
Liquefied Natural Gas

Luận văn tốt nghiệp

7

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh



Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

Danh mục các bảng
Bảng 1.1 Các mối nguy hểm chính trong ngành sản xuất ô tô.
Bảng 1.2 Phân loại các mối nguy hiểm đặc thù trong ngành sản xuất ô tô
Bảng 1.3 Bảng đánh giá tính nghiêm trọng của tai nạn
Bảng 1.4 Bảng đánh giá tần suất và thời gian tiếp xúc với tai nạn
Bảng 1.5 Bảng đánh giá khả năng phòng tránh khi sảy ra biến cố nguy hiểm
Bảng 1.6 Bảng đánh giá khả năng sảy ra của tai nạn
Bảng 1.7 Bảng đánh mức độ nghiêm trọng của tai nạn
Bảng 1.8 Bảng phân loại tai nạn
Bảng 1.9 Bảng phân loại tai nạn gây thiệt hại về vật chất
Bảng 1.10 Bảng các đặc tính và hành vi của con người
Bảng 2.1 Bảng kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
Bảng 2.2 Bảng tổng số lao động của nhà máy qua các năm gần đây
Bảng 2.3 Bảng phân loại cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
Bảng 2.4 Bảng phân loại cơ cấu lao động theo độ tuổi
Bảng 2.5 Bảng thống kê tai nạn sảy ra trong công ty TMV trong 3 năm gần đây
Bảng 2.6 Bảng so sánh các yêu cầu đối với hoạt động đào tạo kiến thức an toàn
Bảng 2.7 Danh sách giảng viên an toàn của công ty TMV
Bảng 2.8 Bảng so sánh hệ số KPI đánh giá hoạt động đào tạo kiến thức an toàn của
tập đồn và hiện trạng áp dụng tại cơng ty TMV
Bảng 2.9 Bảng so sánh các yêu cầu đối với hoạt động Dừng – Chỉ tay và hô xác
nhân của tập đồn và hiện trạng thực hiện tại cơng ty TMV
Bảng 2.10 Bảng so sánh hệ số KPI đánh giá hoạt động Dừng – Chỉ tay và hô xác
nhận của tập đồn và hiện trạng áp dụng tại cơng ty TMV
Bảng 2.11 Bảng so sánh các yêu cầu đối với hoạt động huấn luyện KY của tập đoàn

và hiện trạng thực hiện tại công ty TMV
Bảng 2.12 Bảng so sánh hệ số KPI đánh giá hoạt động huấn luyện KY của tập đồn
và hiện trạng áp dụng tại cơng ty TMV
Bảng 2.13 Bảng so sánh các yêu cầu đối với hoạt động đề xuất hiyari hatto của tập
đoàn và hiện trạng thực hiện tại công ty TMV
Bảng 2.14 Bảng so sánh hệ số KPI đánh giá hoạt động đề xuất hiyari hatto của tập
đoàn và hiện trạng áp dụng tại công ty TMV
Bảng 2.15 Bảng số liệu về số lượng mối nguy hiểm cấp độ A đã được phát hiện và
xử lý tại công ty TMV

Luận văn tốt nghiệp

8

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

Bảng 2.16 Bảng so sánh các yêu cầu đối với hoạt động quản lý hiển thị mối nguy
hiểm STOP 6 cấp độ A của tập đồn và hiện trạng thực hiện tại cơng ty TMV
Bảng 2.17 Ký hiệu miêu tả mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A trên bảng quản lý
Bảng 2.18 Bảng so sánh hệ số KPI đánh giá hoạt động quản lý mối nguy hiểm
STOP 6 cấp độ A của tập đồn và hiện trạng áp dụng tại cơng ty TMV
Bảng 2.19 Bảng thống kê số loại vật liệu cháy nổ và số vị trí sử dụng thường xun
trong cơng ty TMV
Bảng 2.20 Bảng thống kê số vấn đề liên quan đến việc sử dụng vật liệu cháy nổ
khơng an tồn tại công ty TMV
Bảng 2.21 Bảng so sánh các yêu cầu đối với hoạt động đề duy trì chức năng an toàn

của máy của tập đoàn và hiện trạng thực hiện tại công ty TMV
Bảng 2.22 Bảng so sánh hệ số KPI đánh giá hoạt động duy trì chức năng an toàn
của máy của tập đoàn và hiện trạng áp dụng tại công ty TMV
Bảng 2.23 Bảng so sánh các yêu cầu đối với hoạt động yokoten của tập đoàn và
hiện trạng thực hiện tại công ty TMV
Bảng 2.24 Bảng so sánh hệ số KPI đánh giá hoạt động Yokoten của tập đồn và
hiện trạng áp dụng tại cơng ty TMV
Bảng 3.1 Bảng ước tính chi phí cho giải pháp của hoạt động đào tạo an toàn
Bảng 3.2 Bảng ước tính chi phí cho giải pháp của hoạt động ngày an toàn
Bảng 3.3 Bảng miêu tả tiêu chuẩn phân loại cấp độ KY đề xuất
Bảng 3.4 Bảng đề xuất phân loại cấp độ KY qua điểm kiểm tra KY
Bảng 3.5 Bảng đề xuất yêu cầu cấp độ KY theo chức danh
Bảng 3.6 Bảng kết quả thực hiện hoạt động KY dự kiến tại phân xưởng mẫu
Bảng 3.7 Bảng kết quả thực hiện hoạt động KY dự kiến trên tồn cơng ty TMV
Bảng 3.8 Bảng đánh giá điểm đề xuất hiyari hatto theo tiêu chí mức độ nguy hiểm
của tai nạn
Bảng 3.9 Bảng đánh giá điểm đề xuất theo tiêu chí độ khó
Bảng 3.10 Bảng đánh giá điểm đề xuất hiyari hatto theo tiêu chí khả năng phân tích
vấn đề
Bảng 3.11 Bảng đánh giá điểm đề xuất hiyari hatto theo tiêu chí nỗ lực đưa ra biện
pháp khắc phục
Bảng 3.12 Bảng đánh giá điểm đề xuất hiyari hatto theo tiêu chí hiệu quả biện pháp
khắc phục
Bảng 3.13 Bảng đánh giá điểm đề xuất hiyari hatto theo tiêu chí khả năng tiêu
chuẩn hóa và nhân rộng
Bảng 3.14 Bảng đề xuất giải thưởng cho đề xuất hiyari hatto

Luận văn tốt nghiệp

9


Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

Bảng 3.15 Bảng chi phí đầu tư cho giải pháp của hoạt động đề xuất hiyari hatto
Bảng 3.16 Bảng tiêu chuẩn đánh giá mối nguy hiểm của vật liệu cháy nổ
Bảng 3.17 Bảng chi phí đầu tư cho giải pháp quản lý vật liệu cháy nổ
Bảng 3.18 Bảng kết quả thực hiện giải pháp quản lý vật liệu cháy nổ dạng lỏng
Bảng 3.19 Bảng tóm tắt nội dung của chương 3

Luận văn tốt nghiệp

10

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 1.1 Tổng quát diễn biến của tai nạn
Hình 1.2 Khái niệm về rủi ro
Hình 1.3 Sơ đồ liên hệ các hoạt động an tồn chính trong tập đồn Toyota
Hình 1.4 Hình ảnh khu mơ phỏng tai nạn Safety dojo tại cơng ty Toyota Thái Lan
Hình 1.5 Trình tự thực hiện Dừng – Chỉ tay và hô xác nhận
Hình 1.6 Áp phích hoạt động Dừng – Chỉ tay và hơ xác nhận

Hình 1.7 Hình minh họa huấn luyện KY
Hình 1.8 Nguyên lý hình thành sự cháy
Hình 1.9 Lưu đồ hoạt động quản lý vật liệu cháy nổ
Hình 1.10 Lưu đồ hoạt động quản lý duy trì chức năng an tồn của máy
Hình 1.11 Lưu đồ hoạt động yokoten tai nạn
Hình 1.12 Sơ đồ cây KPI quản lý hoạt động an tồn
Hình 1.13 Minh họa mơ hình vận hành theo PDCA và tiêu chuẩn hóa
Hình 2.1 Nhà máy Ơ tơ Toyota Việt nam
Hình 2.2 Các sản phẩm của cơng ty TMV
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty TMV
Hình 2.4 Sơ đồ mặt bằng sản xuất của cơng ty TMV
Hình 2.5 Biểu đồ thống kê, phân loại tai nạn theo phân xưởng của cơng ty TMV
Hình 2.6 Biểu đồ phân loại tai nạn theo STOP 6 và Cháy nổ TMV
Hình 2.7 Biểu đồ phân loại tai nạn ngun nhân tai nạn tại cơng ty TMV
Hình 2.8 Sơ đồ tổ chức ủy ban an tồn của cơng ty TMV
Hình 2.9 Sơ đồ bộ máy tổ chức an tồn của bộ phận
Hình 2.10 Sơ đồ xương cá về mối liên hệ giữa các hoạt động an toàn của cơng ty
TMV
Hình 2.11 Biểu đồ đào tạo kiến thức an trong 3 năm gần đây tại TMV
Hình 2.12 Sơ đồ hoạt động đào tạo kiến thức an tồn
Hình 2.13 Sơ đồ hoạt động Dừng – Chỉ tay và hô xác nhận
Hình 2.14 Dấu hiệu yêu cầu và biển chỉ dẫn thực hiện Dừng – Chỉ tay và hô xác
nhận tại cơng ty TMV
Hình 2.15 Hình ảnh hoạt động Dừng – Chỉ tay và hơ xác nhận tại vị trí qua đường.
Hình 2.16 Biểu đồ kết quả hoạt động hoạt động Dừng – Chỉ tay và hô xác nhận tại
của công ty trong 3 tháng gần đây.
Hình 2.17 Sơ đồ hoạt động huấn luyện KY
Hình 2.18 Hình ảnh một buổi huấn luyện một buổi huấn luyện KY tại xưởng dập

Luận văn tốt nghiệp


11

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

Hình 2.19 Biểu đồ thống kê kết quả hoạt động huấn luyện KY của cơng ty trong
tháng 7 năm 2012
Hình 2.20 Biểu đồ thống kê số lượng đề xuất Hiyari hatto trong 3 năm gần đây tại
cơng ty TMV
Hình 2.21 Sơ đồ hoạt động đề xuất hiyari hatto
Hình 2.22 Khay đựng đề xuất hiyari hatto của phân xưởng dập
Hình 2.23 Biểu đồ phân loại tỉ lệ mối nguy hiểm cấp độ A tại TMV theo STOP 6
Hình 2.24 Sơ đồ hoạt động quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A tại nơi làm
việc
Hình 2.25 Bảng hoạt động an tồn của xưởng dập
Hình 2.26 Biểu đồ tỉ lệ mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A tại đã thực hiện hiển thị và
duy trì tại từng phân xưởng trong tháng 7 tại cơng ty TMV
Hình 2.27 Biểu đồ thống kế số lượng các vụ tai nạn cháy nổ sảy ra tại công ty TMV
trong thời gian gần đây
Hình 2.28 Hình ảnh 1 trong 2 vụ tai nạn cháy nổ sảy ra tại công ty TMV trong thời
gian gần đây
Hình 2.29 Hình ảnh sử dụng vật liệu cháy nổ khơng an tồn trong cơng ty TMV
Hình 2.30 Sơ đồ hoạt động duy trì chức năng an tồn của máy
Hình 2.31 Biểu đồ phân bố máy móc và thiết bị an tồn của máy tại các phân xưởng
của cơng ty TMV
Hình 2.32 Hình ảnh nhãn miêu tả vùng tác động bảo vệ của chốt an tồn của máy

dập trong phân xưởng dập của cơng ty TMV
Hình 2.33 Biểu đồ tỉ lệ hiển thị trạng thái thiết bị an tồn và tỉ lệ máy có thiết bị an
toàn hoạt động tốt trong các phân xưởng của cơng ty TMV
Hình 2.34 Biểu đồ tỉ lệ thiết bị an tồn có nhãn hiển thị vùng bảo vệ của máy ở các
phân xưởng trong cơng ty TMV
Hình 2.35 Biểu đồ thống kê số lượng báo cáo tai nạn đã nhận được từ tập đoàn
trong các năm gần đây(số liệu tính đến tháng 8 năm 2012)
Hình 2.36 Sơ đồ hoạt động yokoten
Hình 2.37 Biểu đồ kết quả thực hiện hoạt động yokoten của cơng ty TMV
Hình 2.38 Sơ đồ các hoạt động an tồn của cơng ty TMV đã và chưa đáp ứng được
các u cầu từ phía tập đồn
Hình 3.1 Lưu đồ đào tạo kiến thức an toàn cho nhân vhiện tại và lưu đồ đề xuất
Hình 3.2 Lưu đồ đào tạo kiến thức an toàn cho quản lý, giám sát mới bổ nhiệm đề
xuất
Hình 3.3 Biểu đồ kết quả đào tạo quản lý giám sát dự kến

Luận văn tốt nghiệp

12

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

Hình 3.4 Lưu đồ thực hiện ngày an tồn đề xuất
Hình 3.5 Biểu đồ kết quả thực hiện ngày an tồn dự kiến
Hình 3.6 Lưu đồ thực hiện hoạt động KY hiện tại và lưu đồ đề xuất
Hình 3.7 Lưu đồ thực hiện hoạt động ”đề xuất hiyari hatto” KY hiện tại và lưu đồ

đề xuất
Hình 3.8 Lưu đồ chấm ”đề xuất Hiyari hatto”đề xuất
Hình 3.9 Các bước thực hiện quản lý vật liệu cháy nổ đề xuất
Hình 3.10 Biểu đồ thị số lượng loại vật liệu cháy nổ dạng lỏng đang sử dụng tại
TMV
Hình 3.11 Biểu đồ thống kê số vị trí sử dụng vật liệu cháy nổ dạng lỏng tại TMV
Hình 3.12 Quy trình kiểm tra, quản lý sử dụng vật liệu cháy nổ
Hình 3.13 Hình can đựng vật liệu và nhiệt kế theo dõi nhiệt độ sử dụng tại các vị trí
sử dụng vật liệu cháy nổ dạng lỏng trong cơng ty TMV
Hình 3.14 Hình ảnh bảng quản lý mối nguy hiểm cháy nổ tại xưởng sơn
Hình 3.15 Hình ảnh một vài vị trí sử dụng vật liệu cháy nổ dạng lởng của xưởng
sơn

Luận văn tốt nghiệp

13

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

MỞ ĐẦU
Trong mọi hoạt động sản xuất, hoạt động quản lý an toàn lao động luôn luôn
là trụ cột ”đầu tiên” và ”không thể tách rời”. ”Đầu tiên” vì nó liên quan trực tiếp tới
sinh mạng, sức khỏe của người lao động. ”Không thể tách rời” vì nó gián tiếp ảnh
hưởng tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm do người lao động làm ra. Do
vậy, nghiên cứu về vấn đề quản lý an toàn lao động tại tất cả các ngành nghề, các
lĩnh vực sản xuất cần phải được đặt lên hàng đầu. Ý thức được điều này, cơng ty Ơ

tơ Toyota Việt nam (TMV), một doanh nghiệp lớn, liên doanh giữa Tổng công ty
máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam(VEAM) với tập đồn Toyota của
Nhật bản đã khơng ngừng tìm tịi, cải tiến nhằm hồn thiện cơng tác quản lý an tồn
lao động tại cơng ty. Trong suốt thời gian hoạt động hơn 15 năm qua tại Việt nam,
cơng ty đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ trong cơng tác đảm bảo an tồn
lao động so với các doanh nghiệp khác có cùng quy mơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
nơi công ty đặt trụ sở. Tuy nhiên khi so sánh với các đơn vị khác trong cùng tập
đoàn Toyota, vấn đề về an toàn lao động của cơng ty vẫn cịn nhiều điểm cần cải
tiến, khắc phục thể hiện qua các thống kê, so sánh và đánh giá từ phía tập đồn.
Do đó, đề tài ” Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động quản lý an toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam” được chủ
động lựa chọn nhằm phân tích và giải quyết các vấn đề mà công ty TMV đang gặp
phải trong quá trình hoạt động.
Nội dung cơ bản của luận văn bao gồm:
Chương 1 – Lý thuyết chung về an toàn và quản lý lao động. Phần này tác
giả hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản lý an toàn lao động theo các quy định của
luật pháp Việt Nam. Cùng với đó là phần giới thiệu về hệ thống quản lý, các định
nghĩa, tiêu chuẩn cũng như các hoạt động an toàn cơ bản áp dụng trong nội bộ tập
đoàn Toyota Nhật Bản.
Chương 2 – Thực trạng công tác quản lý an tồn lao động của cơng ty Ơ tơ
Toyota Việt nam. Phần này tác giả giới thiệu tổng quan về cơng ty Ơ tơ Toyota Việt
nam, các kết quả đã đạt được của hoạt động quản lý an toàn tại đây. Bên cạnh đó là
các đánh giá phân tích về hiện trạng thực hiện các hoạt động an toàn riêng dựa theo
các u cầu từ phía tập đồn, các điểm mạnh điểm yếu để đưa ra biện pháp khắc
phục.
Chương 3 – Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản lý an tồn
lao động của cơng ty TMV. Dựa trên kết quả phân tích điểm mạnh điểm yếu của

Luận văn tốt nghiệp


14

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

từng hoạt động an toàn ở chương 2 tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện các hoạt động an toàn riêng cũng như hệ thống quản lý an tồn trong cơng ty
TMV.
Phương pháp nghiên cứu: Dùng phương pháp nghiên cứu đánh giá dựa trên
các tiêu chí đưa ra từ tập đồn Toyota để xác định các điểm yếu, điểm mạnh của
từng hoạt động an tồn riêng đang thực hiện tại cơng ty TMV từ đó đề xuất các giải
pháp.
Tiêu chí và hệ thống đánh giá: Tiêu chí đánh giá là bộ tiêu chí đánh giá từng
hoạt động an tồn do tập đoàn Toyota đưa ra. Đối tượng được đánh giá là các quy
trình, các hướng dẫn thực hiện các hoạt động an tồn của cơng ty TMV và kết quả
thực hiện hoạt động trong thực tế.
Hạn chế của đề tài: Đề tài chỉ thực hiện phân tích đánh giá hệ thống quy trình
thực hiện hoạt động và kết quả thực hiện hoạt động trong thực tế của công ty TMV
dựa trên các tiêu chí riêng của tập đồn Toyota. Do đó kết quả và các giải pháp của
đề tài chỉ có thể áp dụng với những hoạt động an toàn của các công ty TMV hoặc
các công ty con khác trong tập đoàn Toyota.
Bằng kiến thức đã được học, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Bình Giang
cùng với sự hợp tác của các phịng ban trong cơng ty Ơ tơ Toyota Việt nam đã giúp
em hoàn thành nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm TS. Nguyễn Bình
Giang đã hướng dẫn tận tình giúp em hồn thành bản luận văn tốt nghiệp.

Luận văn tốt nghiệp


15

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ AN TOÀN VÀ
QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG
1.1 Các khái niệm chung về an toàn lao động
1.1.1 An tồn lao động
An tồn lao động là “Tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho con người lao
động được làm việc trong điều kiện lao động an tồn, khơng gây nguy hiểm đến
tính mạng, khơng bị tác động đến sức khỏe”.[2]
1.1.2 Kỹ thuật an toàn
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ
thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với
người lao động. (TCVN 3153-79).
1.2 Vai trò và ý nghĩa của quản lý an toàn lao động với các chức năng khác
1.2.1 Vai trị của quản lý an tồn lao động
Xã hội loài người tồn tại và phát triển là nhờ vào q trình lao động. Một q
trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu khơng
được phịng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn
thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây
tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc
an toàn, là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng
suất lao động. Do vậy việc quản lý an tồn lao động có vai trị:
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc

không để sảy ra tai nạn trong lao động.
- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp
hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho
người lao động.
- Giúp tổ chức, doanh nghiệp nâng cao được uy tín, hình ảnh của mình với các
đối tác và người tiêu dùng, đảm bảo lòng tin của người lao động, giúp họ yên
tâm làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp.

Luận văn tốt nghiệp

16

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

1.2.2 Ý nghĩa của quản lý an tồn lao động
1.2.2.1 Ý nghĩa chính trị.
Đảm bảo an toàn lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực,
vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một xã hội có tỷ lệ tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp thấp, người lao động khỏe mạnh là một xã hội luôn coi con người là vốn quý
nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác bảo
đảm an tồn lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính
mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý
trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trị của con người trong xã hội được tơn
trọng.
Trên thực tế thì quyền được đảm bảo về an tồn lao động trong quá trình làm

việc được thừa nhận và trở thành một trong những mục tiêu đấu tranh của người lao
động.
Ngược lại, nếu công tác đảm bảo về an tồn lao động khơng tốt, điều kiện
lao động khơng được cải thiện, để sảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy
tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
1.2.2.2 Ý nghĩa xã hội.
Đảm bảo an toàn lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao
động, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và hình ảnh của mỗi quốc gia, góp
phần vào cơng cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển.
1.2.2.3 Ý nghĩa kinh tế.
Thực hiện tốt cơng tác đảm bảo an tồn lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ
rệt. Trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động
thoải mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày cơng, giờ công
cao, phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần
hồn thành tốt kế hoạch sản xuất, giảm chi phí khắc phục các vụ tai nạn lao động
sau khi sảy ra cho cả Nhà nước và Doanh nghiệp.
1.3 Nội dung hướng dẫn hệ thống quản lý an tồn lao động.
1.3.1 Chính sách an tồn lao động .
1.3.1.1 Chính sách của Nhà nước.
An tồn lao động là một chính sách kinh tế-xã hội ln được Đảng và Nhà
nước ta giành sự ưu tiên quan tâm trong chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn nhân
lực, phát triển bền vữ kinh tế-xã hội của đất nước. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt và
hơn bao giờ hết trước những thách thức khi Việt Nam đang phấn đấu trở thành một
nước công nghiệp vào năm 2020 và khi đã gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế.

Luận văn tốt nghiệp

17

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh



Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

Các quan điểm về đảm bảo an toàn lao động đã được Đảng và Nhà nước thể
hiện trong Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Lao động ban hành năm 1994, gần đây
nhất là trong Bộ luật Lao động đã sửa đổi bổ sung năm 2012, và coi đây là một
chương trình mục tiêu Quốc gia.
1.3.1.2 Chính sách an tồn lao động của doanh nghiệp.
Là tập hợp các qui định, nội quy, các dự báo/cảnh báo, mục tiêu, chương
trình về an tồn lao động tại doanh nghiệp.
Việc tuân thủ các qui định của pháp luật về an toàn lao động là trách nhiệm
và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động cần chỉ đạo và
đứng ra cam kết các hoạt động an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, đồng
thời tạo điều kiện để xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở.
Khi xây dựng các chính sách về an tồn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp cần:
+ Phải tham khảo ý kiến của người lao động và đại diện người lao động.
+ Đảm bảo an toàn và sức khỏe đối với mọi thành viên của doanh nghiệp thông
qua các biện pháp phòng chống tai nạn/cảnh báo tai nạn, ốm đau, bệnh tật và sự cố
có liên quan đến cơng việc;
+ Tn thủ các quy định của pháp luật nhà nước về an toàn vệ sinh lao động và
các thỏa ước cam kết, tập thể có liên quan đến an tồn vệ sinh lao động;
+ Đảm bảo có sự tư vấn (nhà chun mơn, tổ chức Cơng đồn...).
+ Khơng ngừng cải tiến, hoàn thiện việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn vệ
sinh lao động.
1.3.2 Tổ chức bộ máy và phân cơng trách nhiệm về an tồn lao động.
Đây là yếu tố thứ 2 trong hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động. Luật
pháp của Việt Nam đã quy định trong TTLT số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYTTLĐLĐVN Ngày 31-10-1998: ”Các Doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác
tổ chức bộ máy và phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người lao động, người sử

dụng lao động, cán bộ làm công tác an tồn vệ sinh lao động, cán bộ Cơng đoàn,
Hội đồng bảo hộ lao động, Bộ phận Y tế và trách nhiệm của mạng lưới an toàn vệ
sinh lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở...” cụ thể như sau:
1.3.2.1 Hội đồng bảo hộ lao động trong doanh nghiệp.
Hội đồng BHLĐ trong doanh nghiệp là tổ chức phối hợp và tư vấn về các
hoạt động BHLĐ ở doanh nghiệp và để đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra,
giám sát về BHLĐ của tổ chức Cơng đồn. Hội đồng bảo hộ lao động do người sử
dụng lao động thành lập.

Luận văn tốt nghiệp

18

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

Số lượng thành viên HĐBHLĐ tùy thuộc vào số lượng lao động và quy mơ
doanh nghiệp, nhưng ít nhất cũng phải có các thành viên có thẩm quyền đại diện
cho người sử dụng lao động và tổ chức cơng đồn cơ sở, cán bộ làm công tác
BHLĐ, cán bộ y tế, ở các doanh nghiệp lớn cần có các thành viên là cán bộ kỹ thuật.
Đại điện người lao động làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện của ban chấp hành Cơng
đồn làm Phó chủ tịch Hội đồng, trưởng bộ phận hoặc cán bộ theo dõi công tác
BHLĐ của doanh nghiệp làm ủy viên thường trực kiêm Thư ký Hội đồng.
● Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Tham gia và tư vấn với người sử dụng lao động đồng thời phối hợp các hoạt
động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch
BHLĐ và các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động,

phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
+ Định kỳ 6 tháng và hàng năm HĐBHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện
cơng tác BHLĐ ở các phân xưởng sản xuất để có cơ sở tham gia vào kế hoạch và
đánh giá tình hình BHLĐ của doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện
các nguy cơ mất an tồn, thì có quyền u cầu người quản lý thực hiện các biện
pháp loại trừ nguy cơ đó.
1.3.2.2 Bộ phận Bảo hộ lao động.
Tuỳ theo đặc điểm sản xuất và tổ chức sản xuất kinh doanh, mức độ nguy
hiểm của nghành nghề, số lượng lao động, địa bàn phân tán hoặc tập trung của từng
doanh nghiệp, người sử dụng lao động tổ chức phòng, ban hoặc cử cán bộ làm công
tác BHLĐ nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu sau:
+ Các doanh nghiệp có dưới 300 lao động phải bố trí ít nhất 01 cán bộ bán chuyên
trách.
+ Các doanh nghiệp có từ 300 đến dưới 1000 lao động thì phải bố trí ít nhất 01
cán bộ chun trách.
+ Các doanh nghiệp có từ 1000 lao động trở lên thì phải bố trí ít nhất 02 cán bộ
chun trách hoặc tổ chức phòng hoặc ban BHLD riêng để việc chỉ đạo của người
sử dụng lao động được nhanh chóng, hiệu quả.
+ Các Tổng công ty Nhà nước quản lý nhiều doanh nghiệp có nhiều yếu tố độc
hại nguy hiểm phải tổ chức phòng hoặc ban BHLĐ.
+ Cán bộ làm công tác BHLĐ cần được chọn từ những cán bộ có hiểu biết về kỹ
thuật và thực tiễn sản xuất và phải được đào tạo chun mơn và bố trí ổn định để đi
sâu vào nghiệp vụ công tác BHLĐ.

Luận văn tốt nghiệp

19

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh



Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

+ Ở các doanh nghiệp khơng thành lập phịng hoặc ban BHLĐ thì cán bộ làm
cơng tác BHLĐ có thể sinh hoạt ở phịng kỹ thuật hoặc phòng tổ chức lao động
nhưng phải được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của người sử dụng lao động.
● Nhiệm vụ.
+ Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lý công
tác BHLĐ của doanh nghiệp.
+ Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn vệ sinh lao
động của Nhà nước và các nội quy, qui chế, chỉ thị về BHLĐ của lãnh đạo doanh
nghiệp đến các cấp và người lao động trong doanh nghiệp, đề xuất việc tổ chức các
hoạt động tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động và theo dõi đôn đốc việc chấp
hành.
+ Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc các
Phân xưởng, các bộ phận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong
kế hoạch BHLĐ.
+ Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc các phân xưởng xây dựng quy trình,
biện pháp an tồn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, quản lý theo dõi việc
kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng các đối tượng có u cầu nghiêm ngặt về an
tồn vệ sinh lao động.
+ Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc các phân
xưởng tổ chức huấn luyện về BHLĐ cho người lao động.
+ Phối hợp với bộ phận Y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong mơi trường lao
động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao độn, đề xuất với người sử dụng lao
động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động.
+ Kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao
động trong phạm vi doanh nghiệp và đề xuất biện pháp khắc phục.
+ Điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động sảy ra trong doanh nghiệp.

+ Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các đề xuất,
kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
+ Dự thảo trình lãnh đạo doanh nghiệp ký các báo cáo về BHLĐ theo quy định
hiện hành.
+ Cán bộ BHLĐ phải thường xuyên đi giám sát các bộ phận sản xuất, nhất là
những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ sảy ra tai nạn lao động để
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp

Luận văn tốt nghiệp

20

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

1.3.3 Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện an toàn lao động
Tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động trong Hệ thống quản lý an toàn
vệ sinh lao động là nhằm hỗ trợ:
+ Tuân thủ và thực hiện tốt hơn các quy định của luật pháp quốc gia.
+ Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở.
+ Trợ giúp doanh nghiệp không ngừng cải thiện điều kiện lao động, giảm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp.
Muốn tổ chức và thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở được
tốt cần phải có kế hoạch an tồn vệ sinh lao động ở cơ sở. Kế hoạch ở doanh
nghiệp/cơ sở cần phải đầy đủ, phù hợp với doanh nghiệp/cơ sở và phải xây dựng
trên cơ sở đánh giá các yếu tố rủi ro (thông qua các bảng kiểm định về an toàn vệ

sinh lao động).
Để lập được kế hoạch an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp/cơ cở,
trước hết cần phải tìm (xác định) các yếu tố rủi ro, nguy hiểm trong sản xuất. Từ
các yếu tố rủi ro đó sẽ đưa ra kế hoạch để cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời phải dựa vào:
+ Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình lao động
của năm kế hoạch.
+ Những thiếu sót tồn tại trong công tác bảo hộ lao động được rút ra từ các vụ tai
nạn lao động, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, từ các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện
công tác bảo hộ lao động năm trước.
+ Các kiến nghị phản ánh của người lao động, ý kiến của tổ chức cơng đồn và
kiến nghị của các đồn thanh tra, kiểm tra.
Kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đưa ra phải thực sự góp phần đảm bảo an
tồn, sức khỏe, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Nội dung kế hoạch về an toàn vệ sinh lao động bao gồm:
+ Các biện pháp về kỹ thuật an tồn và phịng chống cháy nổ;
+ Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc;
+ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm các cơng việc
nguy hiểm, có hại.
+ Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp;
+ Tuyên truyền giáo dục huấn luyện về bảo hộ lao động.
Sau khi kế hoạch bảo hộ lao động được người sử dụng lao động hoặc cấp có
thẩm quyền phê duyệt thì bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ
chức triển khai thực hiện.

Luận văn tốt nghiệp

21

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh



Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

1.3.4 Kiểm tra và Đánh giá.
Công tác kiểm tra và tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động nhằm phát hiện
kịp thời các thiếu sót về an tồn vệ sinh lao động để có biện pháp khắc phục. Tự
kiểm tra cịn có tác dụng giáo dục, nhắc nhở người sử dụng lao động và người lao
động nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành quy trình, biện pháp làm
việc an toàn, vệ sinh, nâng cao khả năng phát hiện các nguy cơ gây tai nạn lao động,
ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực trong việc tổ chức
khắc phục các thiếu sót tồn tại. Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức tự
kiểm tra về bảo hộ lao động.
1.3.5 Hành động cải thiện
Để xây dựng được một hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong một
cơ sở thì tất cả các yếu tố trên hệ thống quản lý phải liên tục được thực hiện. Nghĩa
là để các yếu tố trên sẽ góp phần cải thiện điều kiện lao động, nhằm giảm Tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp thì cơ sở phải khơng ngừng được hồn thiện, hoàn
thiện từng nội dung và thực hiện cả hệ thống. Khi cải thiện cần chú ý tới các mục
tiêu, các kết quả kiểm tra, các đánh giá rủi ro, các kiến nghị, đề xuất cải thiện của
cơ sở, của người sử dụng lao động, người lao động và cả thông tin khác nhằm tăng
cường bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Sau mỗi lần cải thiện hay thực hiện các yếu tố của hệ thống cần so sánh,
đánh giá và kết luận về những kết quả đã đạt được để tiếp tục xây dựng chương
trình cải thiện cho các lần sau. Mục tiêu của yếu tố này là:
+ Tổ chức các hoạt động phòng ngừa, khắc phục các tồn tại dựa trên kết quả kiểm
tra, đánh giá từ yếu tố 4 cụ thể.
+ Phân tích các ngun nhân khơng phù hợp với những qui định về an toàn vệ
sinh lao động.

+ Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và hoàn thiện hệ thống quản lý
an toàn vệ sinh lao động.
+ Đưa ra các giải pháp thích hợp, lựa chọn, xếp đặt thứ tự ưu tiên để cải thiện,
đánh giá hệ thống quản lý để tiếp tục hoàn thiện.

Luận văn tốt nghiệp

22

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

1.4 Hệ thống định nghĩa và tiêu chuẩn của tập đoàn Toyota về an tồn lao
động.
1.4.1 Các nhóm yếu tố nguy hiểm đặc thù trong ngành sản xuất ô tô
Với đặc thù là một ngành cơng nghiệp nặng, khi xem xét về khía cạnh an
tồn lao động thì ngành sản xuất ơ tơ ln tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng
khác nhau, có thể tạo ra các nguy cơ tại nạn lao động nguy hiểm đến tính mạng của
người lao động cũng như gây thiệt hại về tài sản, vật chất cho doanh nghiệp.
Về cơ bản một nhà máy sản xuất ô tô sẽ bao gồm các cơng đoạn chính có
tương ứng các mối nguy hiểm tiềm tàng như sau:
Bảng 1.1 Các mối nguy hểm chính trong ngành sản xuất ơ tơ.
Các mối nguy hiểm chính
STT

Tên cơng đoạn


1

Dập

2

Hàn

3

Máy móc chính

Cơ học

Điện

Nhiệt

Máy dập, Máy cắt phơi, Máy cẩu

Cao

Trung
bình

Trung
bình

Thấp


Thấp

Máy hàn, Máy cẩu, hệ thống giá kẹp,
cánh tay máy

Cao

Cao

Trung
bình

Trung
bình

Thấp

Tạo khung gầm

Máy hàn, hệ thống gá kẹp, cánh tay máy,
Hệ thống sơn tĩnh điện, lị sấy

Cao

Trung
bình

Cao

Trung

bình

Cao

4

Chế tạo động cơ

Lị đúc, Máy ép, máy gia cơng, Cánh tay
máy, Máy cẩu

Cao

Trung
bình

Cao

Trung
bình

Thấp

5

Sơn

Hệ thống sơn tĩnh điện, Hệ thống lị sấy,
Hệ thống băng tải


Trung
bình

Trung
bình

Cao

Cao

Cao

6

Lắp ráp

Hệ thống băng tải, các dụng cụ tháo lắp,
Thiết bị nâng hạ, xe thành phẩm

Cao

Trung
bình

Thấp

Thấp

Thấp


7

Kiểm tra

Hệ thống máy kiểm tra tốc độ-phanh, Xe
ô tô thành phẩm, Đường thử

Cao

Trung
bình

Thấp

Thấp

Thấp

8

Bãi xe

Xe thành phẩm, Xe tải vận chuyển

Cao

Thấp

Thấp


Thấp

Thấp

9

Các kho chứa

Giá xếp hàng, Xe nâng, Máy cẩu, Nguyên
liệu dễ cháy

Cao

Trung
bình

Thấp

Cao

Thấp

Trung
bình

Cao

Trung
bình


Cao

Cao

10

Cung cấp năng lượng Hệ thống phân phối phát điện, máy nén
và xử lý chất thải
khí, nồi hơi, hệ thống xử lý nước thải

Cháy nổ Hóa chất

Nguồn: Common hazard in vehicle industry – Toyota fundamental safety training
handbook

Luận văn tốt nghiệp

23

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an
toàn lao động trong Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam

1.4.1.1 Phân loại mối nguy hiểm
Từ đặc thù về công nghệ sản xuất ô tô cũng như thống kê về tai nạn sảy ra
trong nội bộ tập đoàn. Tập đoàn Toyota đưa ra định nghĩa và phân chia các mối
nguy nghiểm trong sản xuất ô tô ra làm 7 loại. Cách phân loại này được viết tắt là
cách phân loại theo STOP 6+α(Safe TOYOTA O(Zero) Accident Project 6 (6 types

of accidents)). (Xem thêm Bảng phân loại các mối nguy hiểm STOP 6 và cách
phòng ngừa ở phần phụ lục).Theo cách phân loại 7 loại mối nguy hiểm đặc thù và
phổ biến trong ngành sản xuất ô tô là:
Bảng 1.2 Phân loại các mối nguy hiểm đặc thù trong ngành sản xuất ô tô
Tên loại nguy hiểm

STT

Hình minh
theo phân loại STOP
họa
6+α

Loại nguy hiểm

1

Nguy hiểm kẹp kẹt bởi máy móc

A

2

Nguy hiểm do va chạm với vật
nặng

B

3


Nguy hiểm do va chạm với xe cộ

C

4

Nguy hiểm rơi, ngã từ trên cao

D

5

Nguy hiểm do bị điện giật

E

6

Nguy hiểm bỏng vì tiếp xúc với
vật nóng

F

7

Nguy hiểm do thiếu dưỡng khí

8

Nguy hiểm nhiễm độc gây ra bởi

hóa chất

α

Nguồn: Common hazard in vehicle industry – Toyota fundamental safety training
handbook
Ngoài ra, riêng đối với mối nguy hiểm về cháy nổ, do thiệt hại về vật
chất(và có thể là con người) của mối nguy hiểm này rất lớn nên nó được coi là một
loại tai nạn đặc biệt được thống kê, phân loại riêng bên ngoài định nghĩa về STOP 6.

Luận văn tốt nghiệp

24

Học viên: Nguyễn Hoàng Linh


×