Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

PHÂN TÍCH NHỮNG tác ĐỘNG của cán cân THANH TOÁN QUỐC tế và CHÍNH SÁCH của CHÍNH PHỦ đối với sự ổn ĐỊNH của nền KINH tế vĩ mô của VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.8 KB, 21 trang )

TIỂU LUẬN: “PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁN CÂN THANH
TỐN QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI SỰ ỔN ĐỊNH
CỦA NỀN KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY”.


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)............5
1.1. Khái niệm.....................................................................................................5
1.2. Phân loại BOP.................................................................................................5
1.3 Vai trị của cán cân thanh tốn quốc tế.............................................................6
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng cán cân thương mại.......................7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
VIỆT NAM..........................................................................................................11
2.1. Cán cân thương mại việt nam giai đoạn 2011-2015......................................11
2.2. Những tồn tại trong cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 20112015......................................................................................................................13
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ NHẰM GIẢM
THIỂU TÁC ĐỘNG CÁN THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ ỔN ĐỊNH NỀN
KINH TẾ VĨ MÔ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.......................................................15
3.1. Tác động trực tiếp bằng các biện pháp nhằm hạn chế thâm hụt thương mại
và bảo đảm nguồn vốn tài trợ cho cán cân thanh toán.........................................15
Thứ tư, vấn đề giải ngân ODA cũng cần được cải thiện bằng một số biện pháp
như :.....................................................................................................................16
3.2. Tác động gián tiếp bằng các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.................17
KẾT LUẬN..........................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................21

1



LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết
Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia

là rất phong phú và đa dạng, bao gồm: thương mại, đầu tư, du lich, văn hóa,
qn sự, chính trị,… Những mối quan hệ này tạo nên nguồn thu, chi ngoại tệ
cho một quốc gia và được phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán. Trong điều
kiện nền kinh tế mở hiện nay, việc theo dõi các luồng ngoại tệ ra vào là hết sức
quan trọng để có được những chính sách đúng đắn, hiệu quả cho nền kinh tế,
điều này khiến cho vai trò của cán cân thanh toán trở nên hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế phát triển quá nóng và đang gặp nhiều
khó khăn, mơi trường kinh tế quốc tế diễn biến tiêu cực, cán cân thanh toán phản
ánh những diễn biến xấu của nền kinh tế. Thâm hụt trong tài khoản vãng lai của
cán cân thanh toán Việt Nam được đánh giá là một trong 3 ngòi nổ của khủng
hoảng kinh tế. Vậy, thực chất cán cân thanh toán là gì, vai trị và sức ảnh hưởng
của nó đến đâu trong nền kinh tế thời kỳ hội nhập hiện nay. Với đề tài tìm hiểu
về cán cân thanh tốn quốc tế và tình hình cán cân thanh tốn quốc tế ở Việt
Nam, đề án này sẽ làm rõ một số vấn đề về cán cân thanh toán và thực tế diễn
biến ở Việt Nam, cũng như chỉ ra những nguy cơ tiểm ần trong cán cân thanh
toán của Việt Nam trong thời gian gần đây.
Nhận thức được điều này tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích những
tác động của cán cân thanh tốn quốc tế và chính sách của chính phủ đến sự
ổn định của nền kinh tế vĩ mô việt nam giai đoạn hiện nay” làm đề tài cho
mơn quan hệ kinh tế quốc tế.
2.

Mục đích nghiên cứu

Đánh giá những tác động của cán cân thanh toán quốc tế và chính sách của

chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
2


Một số vấn đề lý luận về cán cân thanh tốn quốc tế
Cán cân thanh tốn quốc tế và chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của việt
nam trong giai đoạn 2011-2015.
Phạm vi nghiên cứu: Chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ việt nam giai
đoạn 2011-2015 trước những tác động của cán cân thanh toán quốc tế.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng các phương pháp: phân tích, thống kê, so sánh….

5.

Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cán cân thanh toán quốc tế
Chương 2: Tác động của cán cân thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế

Việt Nam giai đoạn hiện nay
Chương 3: Một số chính phủ nhằm giảm thiểu tác động cán thanh toán

quốc tế và ổn định nền kinh tế vĩ mô giai đoạn hiện nay.
6.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
1.1.

Khái niệm
BOP là một bản tổng hợp phản ánh tình trạng thu chi bằng ngoại tệ của

một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định
thường là một năm.
BOP là một bản ghi chép tổng hợp phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một
quốc gia với phần còn lại trên thế giới hay giữa một quốc gia và các quốc gia
khác.
Để nhất quán IMF qui định: CCTTQT là một bản báo cáo tổng hợp ghi
chép và phản ánh tất cả các giao dịch kinh tế phát sinh giữa người cư trú và
người khơng cư trú của quốc gia đó.
“Người cư trú” và “không cư trú” là các cá nhân, các gia đình, các cơng
ty, các cơ quan đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế…Căn cứ xác định
“người cư trú” hay “không cư trú” chủ yếu dựa vào qui định về thời gian sinh
sống, làm việc liên tục cần thiết tại quốc gia đó của nước sở tại, thường là 1 năm
(một số qui định là hơn 6 tháng).
Một số qui định chung:
- Các cơ quan và những người làm việc tại các cơ quan đại diện cho
Chính phủ các quốc gia (đại sứ quán, tổng lãnh sự quán,…), cho các tổ chức
quốc tế (IMF, WB, UN, WTO…) đều được coi là “người không cư trú”.
- Các công ty xuyên quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau, thì

chỉ những chi nhánh ở nước sở tại mới được coi là “người cư trú”.
- Công dân của quốc gia này đến quốc gia khác học tập, du học, chữa
bệnh không kể thời gian dài hay ngắn đều được coi là “người khơng cư trú”
1.2. Phân loại BOP
Có 2 cách phân loại :
Cán cân thời điểm và cán cân thời kỳ:
- Cán cân thanh toán trong một thời kỳ là bản đối chiếu giữa những khoản
tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó chi
ra cho nước ngồi trong một thời kỳ nhất định. Vậy, loại cán cân này chỉ phản
4


ánh số liệu thực thu và thực chi của một nước đối với nước ngoài trong thời kỳ
đã qua.
- Cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định là bản đối chiếu giữa các
khoản tiền đã và sẽ thu về và chi ra ở một thời điểm cụ thể nào đó. Vậy, trong
loại cán cân thanh tốn này chứa đựng cả những số liệu phản ánh các khoản tiền
nợ nước ngồi và nước ngồi nợ nước đó mà thời hạn thanh toán rơi đúng vào
ngày của cán cân.
- Cán cân song phương, cán cân đa phương :
+ Cán cân song phương được lập cho những giao dịch kinh tế phát sinh
giữa hai quốc gia.
+Cán cân đa phương được lập cho một nước với phần còn lại của thế giới,
cho biết cơ cấu tỷ lệ mối quan hệ giữa một quốc gia với quốc gia khác từ đó
hoạch định chính sách để điều chỉnh cơ cấu hợp lý.
1.3 Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế
Phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế đối ngoại, và ở một mức
độ nhất định phản ánh tình hình kinh tế-xã hội của một quốc gia thông qua cán
cân thương mại, cán cân vốn, dự trữ ngoại tệ; cho biết quốc gia là con nợ hay
chủ nợ với phần còn lại của thế giới.

Phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh
tế thế giới và địa vị tài chính của quốc gia trên trường quốc tế.
Phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia, có ảnh hưởng to lớn đến tỷ
giá hối đối, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia.
Các khoản mục trong cán cân thanh toán quốc tế :
Cán cân vãng lai hay tài khoản vãng lai:
Ghi chép giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu và những khoản thu chi
khác có liên quan với nước ngồi về hàng hóa, dịch vụ của quốc gia. Được chia
ra:
Cán cân thương mại hàng hóa :
Phản ánh tồn bộ các khoản thu chi ngoại tệ gắn với xuất nhập khẩu hàng
hóa của quốc gia đó.Xuất khẩu phát sinh cung về ngoại tệ thì ghi dương (+),
5


nhập khẩu phát sinh cầu về ngoại tệ thi ghi âm (-). Thơng thường thì khoản mục
này đóng vai trị quan trọng nhất trong cán cân thanh toán quốc tế .
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng cán cân thương mại
Là những nhân tố ảnh hưởng đến qui mơ hàng hóa xuất nhập khẩu như: tỷ
giá, chính sách thương mại quốc tế, tâm lý ưa chuộng tiêu dùng hàng ngoại, thu
nhập của người dân, lạm phát..
Cán cân thương mại dịch vụ:
Khoản mục này phản ảnh toàn bộ thu chi đối ngoại của một quốc gia về
các dịch vụ đã cung ứng và được cung ứng như các dịch vụ vận tải, bảo hiểm,
ngân hàng....
Cán cân thu nhập:
Phản ánh thu nhập ròng của người lao động hoặc thu nhập ròng từ đầu tư.
Thu nhập của người lao động gồm: Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các
khoản thu nhập bằng tiền, hiện vật do người cư trú trả cho người không cư trú và
ngược lại. Thu nhập về đầu tư gồm: thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi đầu tư

vào giấy tờ có giá các khoản lãi từ cho vay giữa người không cư trú trả cho
người không cư trú và ngược lại.
Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động như:
Năng suất lao động, trình độ lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, chế độ đãi ngộ đối với người lao động..
Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập về đầu tư như: cổ tức, lãi suất…
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:
Phản ánh các khoản quà tặng, quà biếu, các khoản viện trợ khơng hồn lại
mục đích cho tiêu dùng giữa người cư trú và người không cư trú.
Quy mơ và tình trạng chuyển giao vãng lai một chiều phụ thuộc vào mối
quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia và tình trạng kinh tế xã hội giữa các quốc
gia.
Cán cân vốn:
Được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa “người cư
trú” với “người khơng cư trú” về chuyển vốn từ nước ngồi vào Việt Nam và
6


chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư
vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài,
chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác
theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản
nợ.
Cán cân di chuyển vốn dài hạn:
Phản ánh các luồng vốn đi ra, đi vào của một quốc gia trong một thời gian
dài. Gồm :
Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài dài hạn (mua cổ phiếu, trái phiếu).
Đầu tư dài hạn khác: cho vay thương mại dài hạn,…
* Quy mô và tình trạng cán cân vốn dài hạn phụ thuộc vào những nhân tố

như tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng dài hạn, môi trường đầu tư…
Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn:
Phản ánh các luồng vốn ngắn hạn. Gồm nhiều hạng mục phong phú,
nhưng chủ yếu là:
Tín dụng thương mại ngắn hạn.
Hoạt động tiền gửi.
Mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn.
Các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn.
* Quy mơ cán cân di chuyển vốn ngắn hạn ngồi chịu tác động của
những nhân tố như cán cân di chuyển vốn ngắn hạn con chịu tác động của yếu tố
lãi suất.
Cán cân di chuyển vốn một chiều:
Phản ánh các khoản viện trợ khơng hồn lại nhằm mục đích đầu tư, phản
ánh các khoản nợ được xóa.
* Quy mơ và tình trạng cán cân chuyển giao vốn một chiều phụ thuộc chủ
yếu vào các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế-chính trị, giữa các nước có chung
lợi ích và tình hữu nghị đặc biệt…
7


Nhầm lẫn và sai sót :
Sở dĩ có các khoản mục nhầm lẫn và sai sót trong BOP do:
Các giao dịch phát sinh giữa người cư trú và người không cư trú rất nhiều.
Do vậy trong quá trình thống kê rất khó khơng có sai sót.
Sự khơng trùng khớp giữa thời điểm diễn ra giao dịch và thời điểm thanh
toán.
Cán cân bù đắp chính thức :
Gồm dự trữ ngoại hối của quốc gia, các khoản vay giữa các ngân hàng
Trung Ương của các quốc gia, nhằm làm cho BOP của các quốc gia về trạng thái
cân bằng.

Một số phân tích cơ bản :
CCTTQT = CC vãng lai + CCvốn + nhầm lẫn, sai sót + CC bù đắp chính
thức = 0.
CC tổng thể = CC vãng lai + CC vốn + nhầm lẫn sai sót.
CC cơ bản = CC vãng lai + CC di chuyển vốn dài hạn.
Cân bằng BOP khi thâm hụt hoặc thặng dư:
Khi thâm hụt :
Cán cân thanh tốn quốc tế có thâm hụt, tỷ giá tăng cao, đồng nội tệ mất
giá. Để ổn định BOP đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp cơ bản sau đây:
Tăng xuất khẩu.
Giảm nhập khẩu.
Thu hút đầu tư nước ngoài : Ngân hàng Trung ương của các nước thường
áp dụng những chính sách tiền tệ, tín dụng cần thiết thích hợp để thu hút được
nhiều tư bản ngắn hạn, làm tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh
toán, thu hẹp khoản cách về sự thiếu hụt giữa thu và chi trong cán cân thanh tốn
đó
Giảm dự trữ ngoại hối.
Vay nợ nước ngoài.
Phá giá đồng nội tệ: là sự công bố của Nhà nước về sự giảm giá đồng tiền
của nước mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác. Phá
8


giá tiền tệ để tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu từ đó cải
thiện điều kiện cán cân thanh toán. Nhưng chúng ta cũng cần nhận thấy rằng,
phá giá tiền tệ chỉ là một trong những yếu tố có tính chất tiền đề cho việc đẩy
mạnh xuất khẩu mà thơi. Cịn kết quả hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác như năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh... trên thị trường
quốc tế.
Như vây, khi cán cân thanh toán thâm hụt thì các biện pháp đưa ra đều có

tác động tiêu cực cho nền kinh tế
Khi thặng dư :
Trong trường hợp BOP thặng dư, những biện pháp thường được đưa ra để
cải thiện cán cân thanh toán quốc tế:
Hạn chế xuất khẩu ngun liệu thơ.
Tăng nhập khẩu hàng hóa, tư liệu sản xuất.
Tăng cường đầu tư ra nước ngoài, nâng cao hiệu quả sự dụng vốn.
Tăng dự trữ ngoại hối.
Kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn ngắn hạn.
Như vậy, khi cán cân thanh tốn quốc tế thặng dư thì các biện pháp đưa ra
có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế.

9


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
VIỆT NAM
2.1. Cán cân thương mại việt nam giai đoạn 2011-2015
Trong giai đoạn 2011- 2015, cán cân thương mại được cải thiện góp phần
tích cực vào tăng trưởng kinh tế và là một trong những tác nhân quan trọng giúp
giảm áp lực tăng tỷ giá và cải thiện cán cân tổng thể. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập siêu
giảm chủ yếu do sự suy giảm của sản xuất trong nước (bao gồm giảm kim ngạch
nhập khẩu của các mặt hàng nguyên phụ liệu sản xuất , máy móc, thiết bị, hàng
tiêu dùng).
Về xuất khẩu: Giai đoạn 2011-2015, xuất khẩu hàng hóa đã đạt tốc độ
tăng trưởng cao, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP . Tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế
giới đã tăng hơn gấp 3 lần trong 15 năm từ mức 0,25% năm 2001 lên tới 0,8%
năm 2015, đặc biệt là nhóm hàng nơng sản Việt Nam. Mặc dù tỷ trọng đóng góp
cịn ở mức thấp song điều này cho thấy mức độ tham gia ngày càng sâu và rộng

của Việt Nam trong chuỗi giá trị thế giới, cải thiện đáng kể vị thế của Việt Nam
nói chung và hàng hóa Việt Nam nói riêng.
Về nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu
hướng giảm dần, góp phần cải thiện cán cân thương mại Việt Nam. Giai đoạn
2011-2015, nhập khẩu Việt Nam trung bình tăng trên 14,36%/ năm, thấp hơn
hẳn 2 giai đoạn (2001-2010) .

Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2015, sự cải thiện cán cân thương mại chưa
thực sự bền vững, nguyên nhân là:
10


Xuất khẩu của khu vực FDI có xu hướng ngày càng lớn trong cơ cấu xuất
nhập khẩu cho thấy sự lấn át của khu vực FDI cũng như những khó khăn và sự
yếu thế của khu vực trong nước.Từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của
khu vực FDI liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt từ sau năm 2008
đã góp phần củng cố vị thế của khu vực này trong tổng xuất khẩu chung của Việt
Nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ cấu nhập khẩu theo
mặt hàng của Việt Nam có những thay đổi, tỷ trọng nhập khẩu các nguyên nhiên
phụ liệu cho khu vực FDI liên tục tăng trong khi tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa
cho khu vực trong nước liên tục giảm.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn là các mặt hàng có giá trị gia tăng
thấp. Mặc dù tỷ trọng giá trị các mặt hàng nơng lâm thủy sản và cơng nghiệp
nặng và khống sản (trừ năm 2012) có xu hướng giảm trong khi tỷ trọng của các
mặt hàng công nghiệp nhẹ tăng, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều là các mặt
hàng gia công, thâm dụng lao động cao như dệt may, giày da, điện thoại, máy
tính… do đó giá trị tăng thêm thực tế đối với Việt Nam ngày càng giảm.

11



Cơ cấu thị trường xuất khẩu chậm thay đổi. Thị trường tiêu thụ chính của Việt
Nam vẫn là khu vực ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Điều này làm tăng
sự phụ thuộc của Việt Nam vào các quốc gia này, đặc biệt là Trung Quốc. Trong
giai đoạn 2001-2015, tốc độ nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc do đó cũng
tăng khơng ngừng, tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc trên tổng xuất khẩu của Việt
Nam sang Trung Quốc là 13,32% năm 2001 và tăng lên tới trên 192% tính tới
thời điểm 9 tháng đầu năm 2015.
Tuy nhiên, nếu tính trung bình theo giai đoạn 5 năm có thể thấy tỷ lệ này
của giai đoạn 2011-2015 thấp hơn giai đoạn trước đó 2006-2010 và cao hơn giai
đoạn 2001-2005. Cụ thể, tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc trên tổng xuất khẩu của
Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2011-2015 ước khoảng 161%, giai đoạn
2006-2010 là 190,41% và giai đoạn 2001-2005 là 52,69%.
2.2. Những tồn tại trong cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam giai đoạn
2011-2015
Những diễn biến của cán cân thanh tốn Việt Nam cùng tình hình kinh tế
hiện nay cho thấy nền kinh tế nước ta đang chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn có
thể dẫn đến những rối loạn trên thị trường nghiêm trọng hơn là nguy cơ khủng
hoảng.

12


Thâm hụt cán cân thương mại nói riêng và cán cân vãng lai nói chung kéo
dài như hiện nay là hết sức nguy hiểm. Tình trạng nhập siêu đang gia tăng.
Nguồn bù đắp cho thâm hụt cán cân thương mại là chủ yếu là từ cán cân
vốn. Việt Nam có tỷ lệ thu hút vốn khá cao, tuy nhiên lại chủ yếu là nguồn vốn
ngắn hạn , mang tính chất đầu cơ cao tập trung vào một số lĩnh vực gây bong
bóng kinh tế (thị trường chứng khốn, thị trường bất động sản).

Nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam có chất lượng khơng cao và khó kiểm
sốt, đối với nguồn vốn ODA và FDI, tốc độ giải ngân rất chậm. Đây cũng là
một yếu tố làm giảm hiệu quả và chất lượng của vốn đầu tư vào Việt Nam, hơn
nữa, cịn hạ thấp uy tín của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.

13


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ NHẰM GIẢM
THIỂU TÁC ĐỘNG CÁN THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ ỔN ĐỊNH NỀN
KINH TẾ VĨ MÔ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Tác động trực tiếp bằng các biện pháp nhằm hạn chế thâm hụt thương
mại và bảo đảm nguồn vốn tài trợ cho cán cân thanh tốn.
Thứ nhất, nên tìm cách giảm đà nhập khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu
nhằm hạn chế thâm hụt cán cân thương mại và cán cân vãng lai. Tuy nhiên, khả
năng này là khó thực hiện trong ngắn hạn. Do cơ cấu nhập khẩu của Việt nam
hiện nay chủ yếu là hàng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất, phần lớn trong số đó
là để xuất khẩu (nhập khẩu tiêu dùng chỉ chiếm chưa đến 10%) nên khó giảm
nhập khẩu. Hơn nữa xuất khẩu cũng cần thời gian để có được hiệu ứng tăng
trưởng từ nhập khẩu (qua việc nhập hàng hóa cho sản xuất). Cho nên kết quả
giảm thâm hụt thương mại chỉ được có khả năng được giải quyết trong trung và
dài hạn.
Thứ hai, cần tích cực huy động nguồn vốn ODA và FDI, những nguồn
vốn dài hạn và có tính ổn định cao để tiếp tục tài trợ cho nền kinh tế. Dự báo
nguồn vốn ODA và FDI vẫn sẽ tiếp tục là điểm sáng tích cực trong thời gian tới.
Đối với việc sử dụng vốn cũng cần có cơ chế kiểm tra, kiểm sốt sao cho đúng
mục đích và hiệu quả. Ví dụ như sử dụng các nguồn vốn vào việc tăng năng lực
sản xuất nhằm tạo thuận lợi cho việc trả nợ nước ngồi, nhằm tăng tính chủ
động trong việc cân đối nguồn ngoại tệ để trả nợ, nhất là đối với trái phiếu chính
phủ và những khoản vay sắp đáo hạn.

Thứ ba, có những vấn đề cần xử lý với FDI như sau :
 Điều chỉnh để tăng tiến độ giải ngân.Tiến độ giải ngân của nguồn vốn FDI
hiện nay quá chậm, ảnh hưởng lớn tới tốc độ dự án và chất lượng sử dụng
vốn.
 Hạ nhiệt FDI đầu tư vào lĩnh vực có tính đầu cơ tạo bong bóng như bất
động sản. Để hạ nhiệt FDI đầu cơ tạo bong bóng, chính phủ cần có những
chính sách điều hành, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn vào cả

14


các thị trường khác, đưa nền kinh tế phát triển đồng đều và lành mạnh
hơn.
 Cần có những chính sách điều hành kinh tế ổn định, làm tăng niềm tin và
giữ chân các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư vốn không xa lạ với cách điều
hành kinh tế không nhất quán, những quyết định đột ngột và mang tính
“sửa sai” của chính phủ Việt Nam, đây là điều mà các nhà đầu tư hết sức
lo ngại và là một yếu tố hạn chế các ý định đầu tư. Một hệ thống các
chính sách vĩ mơ ổn định, nhất qn sẽ giúp ổn định tâm lý các nhà đầu tư
và tăng cường thu hút vốn vào thị trường.
Nếu kết hợp những việc này sẽ vừa làm tăng chất lượng và số lượng
giải ngân FDI.
Thứ tư, vấn đề giải ngân ODA cũng cần được cải thiện bằng một số biện
pháp như :
 Đưa vốn về đúng chủ, chủ dự án phải là người trực tiếp quản lý, kkhai
thác sử dụng kết quả đầu tư của dự án, sử dụng cơng trình và hoàn trả
ODA.
 Chuyên nghiệp hơn trong giám sát. Rút kinh nghiệm từ những tiêu cực
gây thất thốt ODA, thì việc theo giõi đánh giá chương trình dự án


sử

dụng ODA cần được kiêm tra định kỳ hoạc đột xuất có hệ thống và đảm
bảo khách quan.
Thứ năm, cần xây dựng thị trường ngoại hối minh bạch, ổn định. Nên
thơng thống các quy định về hoạt động thị trường và các thành viên tham gia
vào thị trường. Tiếp theo, tiến tới từng bước nới lỏng các giao dịch vốn bằng
việc nhấn mạnh đến việc quản lí và giám sát các luồng vốn ngoại tệ vào ra thông
qua hệ thống ngân hàng được phép, thông qua các tài khoản ngoại tệ mở tại
ngân hàng được phép áp dụng cho từng loại hình giao dịch vốn. Cần quy định rõ
quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài đối với lợi nhuận, nguồn thu hợp pháp,
quyền được chuyển đổi ra ngoại tệ để chuyển về nước. Đồng thời, cần thể hiện
rõ lập trường và áp dụng những biện pháp dứt khoát để ngăn chặn tình trạng đơ
la hóa nền kinh tế, hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.
15


Thứ sáu, cần tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia. Đây là một bước đi
cần thiết để tăng cường khả năng kiểm sốt và ứng phó với những biến động của
nền kinh tế và thị trường ngoại hối, nhanh chóng bình ổn thị trường khi có biến
động xảy ra.
3.2. Tác động gián tiếp bằng các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Không nên cứng nhắc tỷ giá khi nền kinh tế tiếp nhận nhiều dòng vốn
ngoại tệ linh động. Điều này vừa làm tăng hiệu quả công cụ chống lạm phát, vừa
tránh dự trữ ngoại hối bị tổn thương. Đây là một bước đi quan trọng mà chính
phủ và NHNN Việt Nam cần xem xét và sớm tiếp cận, để có thể nâng cao vai trị
quản lí và hiệu quả điều hành nền kinh tế của mình.
Tăng cường chất lượng của công tác giám sát ngân hàng, quản lý và theo
dõi các nguồn vốn lưu chuyển quốc tế.
Kiểm sốt lạm phát bằng các cơng cụ vĩ mơ.

Cải cách hành chính trong đầu tư xây dựng, trước hết tập trung vào cải
cách thủ tục đầu tư, thủ tục xem xét, phê duyệt dự án, phân bổ và bố trí vốn,thủ
tục giải ngân và thanh tốn…
Các giải pháp cụ thể như sau:
Khi cán cân bội thu, các nước thường sử dụng số bội thu đó để tăng
cường đầu tư ra nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Bội chi
cán cân sẽ có tác động tiêu cực đến việc phát triển kinh tế của quốc gia, quan hệ
kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế-xã hội khác. Do vậy, việc áp dụng những
biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân khi bội chi là một việc làm hết sức cần thiết
nhằm cải thiện cán cân. - Giảm bớt chi tiêu ngân sách nhà nước.
Giảm chi tiêu ngân sách nhà nước sẽ tác động đến tổng cầu do đó góp phần cải
thiện cán cân ngắn hạn. Giảm chi tiêu ngân sách nhà nước thường đi đôi với
chính sách thắt chặt tiền tệ, thuế khóa như: tăng lãi suất cho vay để giảm đầu tư,
dùng công cụ thuế để hạn chế tiêu dùng nhất là hạn chế nhập khẩu hàng tiêu
dùng.
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Để tăng cường thu hút vốn
đầu tư nước ngồi có thể áp dụng các biện pháp sau:
16


+ Nâng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút ngoại tệ từ nước ngoài vào. + Vay
của nước ngoài và tìm kiếm nguồn viện trợ nhà nước.
+ Tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, thủ tục dễ dàng, ưu đãi về thuế,
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
- Điều chỉnh tỷ giá hối đối nhằm khuyến khích xuất khẩu tăng thu ngoại
tệ đồng thời hạn chế nhập khẩu tiết kiệm ngoại tệ.
Chính sách chiết khấu: Ngân hàng trung ương dùng cách thay đổi lãi suất
tái chiết khấu của ngân hàng để điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. Nếu lãi
suất tái chiết khấu tăng trong khi lãi suất của các nước trong khu vực vẫn giữ
nguyên thì sẽ thu hút được lượng ngoại tệ lớn ở trong nước và ngoài nước vào

ngân hàng, như vậy cung cầu ngoại tệ sẽ được cải thiện.
Khi cần thiết ngân hàng trung ương hạ lãi suất tái chiết khấu sẽ mở rộng
quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp
mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra
nước ngồi tăng thu ngoại tệ.
+Chính sách hối đối là biện pháp tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái
nghĩa là ngân hàng trung ương hay cơ quan ngoại hối của nhà nước dùng các
nghiệp vụ trực tiếp mua, bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá phù hợp với điều
kiện của mình trong từng giai đoạn, phù hợp mục tiêu chính sách kinh tế đối
ngoại.
+Nâng giá hoặc phá giá sức mua của đồng tiền nội tệ.
- Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm kích thích xuất khẩu hàng
hóa ra nước ngoài, tăng thu ngoại tệ bù đắp sự thiếu hụt, sử dụng hàng rào thuế
quan hạn chế nhập khẩu.
- Sử dụng quyền rút vốn đặc biệt SDR tại IMF Khi một quốc gia là thành
viên chính thức tại IMF thì có thể sử dụng quyền rút vốn đặc biệt hoặc thực hiện
xuất vàng để trang trải các khoản nợ nước ngồi.
* Các giải pháp mang tính chiến lược

17


- Tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tùy thuộc vào điều kiện tài
nguyên, trình độ phát triển khoa học cơng nghệ của quốc gia trong đó trình độ
khoa học cơng nghệ giữ vị trí quyết định.
- Có chính sách hợp lý và năng động để thu hút khách du lịch, kiều hối,
xuất khẩu lao động, xuất khẩu công nghệ nhằm tăng thu ngoại tệ.
- Quản lý thu chi ngoại tệ theo nguyên tắc tăng thu giảm chi ngoại tệ.
- Đổi mới chính sách quản lý kinh tế đối ngoại để thu hút vốn đầu tư .
- Nâng cao trình độ quản lý và điều hành kinh tế của chính phủ và các

cấp chính quyền.

18


KẾT LUẬN
Trong những qua cùng với những tác động của hội nhập thì có thể thấy tác
động mạnh mẽ của cán cân thanh toán quốc tế nên sự ổn định kinh tế vĩ mơ của
việt nam. Những chính sách vĩ mơ của chính phủ là rất cần thiết để tiếp tục thu
hút các nhà đầu tư và nâng cao chất lượng sử dụng vốn, cũng như ổn định kinh
tế vĩ mơ trước tác động cán cân thanh tốn quốc tế.
Các chính sách thúc đẩy nền sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng ,
tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa trong nước với hàng hóa ngồi nước .Vừa
qua, gói kích cầu của Chính phủ được đưa ra nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt
qua khủng hoản nổi bật với chính sách bù lãi suất 4% cho các doanh nghiệp.
Mặc dù đây có thể chỉ là giải pháp tình thế trong một khoảng thời gian khơng
dài, nhưng nó cũng có những triển vọng tích cực nhằm giảm bớt căng thẳng về
ngoại tệ trong ngắn hạn, giúp cân bằng cán cân thanh toán, một trong những yếu
tố để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tiểu luận đã đánh giá những tác động của cán cân thanh toán quốc tế đối
với nền kinh tế việt nam giai đoạn 2011-2015. Từ đó đánh giá và đưa ra một số
biện pháp, đề xuất trong chính sách của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ
trước tác động của cán cân thanh tốn quôc tế của việt nam trong giai đoạn hiện
nay.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình cán cân thanh toán quốc tế- Chương 4- trang 1-trang 6:

/>2. />n-nd-17231.html
3.

/>
4.

/>
5.

/>
6.

/>
20



×