Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phân tích và một số giải pháp để hoàn thiện cung cấp nước sạch đô thị cho thành phố Bắc Giang của Công ty cổ phần nước sạch Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN THU HÀ

PHÂN TÍCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HỒN THIỆN CƠNG
TÁC CUNG CẤP NƢỚC SINH HOẠT ĐƠ THỊ
CHO THÀNH PHỐ BẮC GIANG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
NƢỚC SẠCH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN THU HÀ

PHÂN TÍCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HỒN THIỆN CƠNG
TÁC CUNG CẤP NƢỚC SINH HOẠT ĐƠ THỊ
CHO THÀNH PHỐ BẮC GIANG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
NƢỚC SẠCH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN VĂN NGHIẾN

HÀ NỘI - 2018
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tơi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Nghiến
Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thu Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội, Viện kinh tế và quản lý, Viện Đào tạo sau Đại học đã giảng dạy
những kiến thức quý giá, bổ ích để tác giả làm hành trang vững chắc trong quá trình
nghiên cứu và làm việc.
Đặc biệt tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn
Nghiến đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập cũng như thực
hiện luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân
viên của Cơng ty Cổ phần Nước sạch Bắc Giang đã đóng góp ý kiến, cung cấp số
liệu và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu, thu thập và

tổng hợp số liệu tại công ty.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức cịn hạn chế nên luận
văn sẽ khơng tránh khỏi những sai sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo, bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Bắc Giang, ngày

tháng

năm 2018

Người thực hiện

Nguyễn Thu Hà

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC CUNG CẤP
NƯỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ ..................................................................................4
1.1. Tổng quan về công tác cung cấp nước sinh hoạt đô thị .......................................4

1.1.1. Khái niệm về công tác cung cấp nước sinh hoạt đơ thị ....................................4
1.1.2. Mục tiêu, vai trị, ý nghĩa của công tác cung cấp nước sạch đô thị ..................7
1.1.3. Thực tiễn công tác cung cấp nước sinh hoạt đô thị tại Việt Nam .....................9
1.2. Quản lý nhà nước về cung cấp nước sinh hoạt đô thị ........................................11
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về cung cấp nước sinh hoạt đô thị ....................11
1.2.2. Nội dung của công tác quản lý nhà nước về cung cấp nước sinh hoạt đô thị ........12
1.2.2.1. Quy hoạch, đầu tư phát triển cung cấp nước sinh hoạt đô thị ......................12
1.2.2.2. Tổ chức hệ thống cung cấp nước sinh hoạt đô thị .......................................17
1.2.2.3. Quản lý giá tiêu thụ nước sạch, chống thất thu, thất thoát nước ..................21
1.2.2.4. Thanh tra, kiểm tra hoạt động cung cấp nước sinh hoạt đơ thị ....................22
1.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động cung cấp nước sinh hoạt đô thị .......................24
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp nước sinh hoạt đô thị...............24
1.5. Kinh nghiệm thực tế trong nước và quốc tế .......................................................26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CUNG CẤP NƢỚC SINH HOẠT
ĐÔ THỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƢỚC SẠCH BẮC GIANG ..................29
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Nước sạch Bắc Giang .......................................29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................29
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty .................................................................30
2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý ....................................................................................30
iii


2.1.4. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nước
sạch Bắc Giang từ năm 2015-2017 ...........................................................................35
2.2. Phân tích thực trạng cơng tác cung cấp nước sinh hoạt đô thị cho thành phố Bắc
Giang của Công ty .....................................................................................................37
2.2.1. Quản lý nhà nước về cung cấp nước sinh hoạt đô thị cho thành phố Bắc Giang ....37
2.2.2. Nội dung của công tác quản lý cung cấp nước sạch đô thị tại Công ty cổ phần
Nước sạch Bắc Giang ................................................................................................40

2.2.2.1. Quản lý các cơng trình cấp nước ..................................................................40
2.2.2.2. Quản lý mạng lưới cấp nước ........................................................................43
2.2.2.3. Quản lý chất lượng nước ..............................................................................47
2.2.2.4. Quản lý giá, thất thoát, thất thu nước ...........................................................49
2.2.2.5. Quản lý đồng hồ nước tại các hộ dân ..........................................................54
2.2.2.6. Quản lý khách hàng sử dụng nước sạch .....................................................55
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến q trình cung cấp nước sinh hoạt đơ thị
của Công ty cổ phần Nước sạch Bắc Giang ..............................................................58
2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động cung cấp nước sinh hoạt đô thị của Công ty cổ
phần Nước sạch Bắc Giang .......................................................................................61
2.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................61
2.4.1.1. Về đầu tư hệ thống cấp nước.......................................................................61
2.4.1.2. Về hoạt động kinh doanh , an toàn cấp nước ..............................................62
2.4.2. Những hạn chế ................................................................................................63
2.4.2.1. Về quản lý nhà nước đối với hoạt động của công ty....................................63
2.4.2.2. Về cơ chế hoạt động của công ty .................................................................64
2.4.2.3. Về hoạt động sản suất – kinh doanh ............................................................64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................66
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CUNG
CẤP NƢỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ CHO THÀNH PHỐ BẮC GIANG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NƢỚC SẠCH BẮC GIANG............................................67
3.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và định hướng phát triển cung cấp nước
sinh hoạt đô thị cho Thành phố Bắc Giang của Công ty...........................................67
3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho Thành phố Bắc Giang .....................67
iv


3.1.2. Định hướng phát triển cung cấp nước sinh hoạt đô thị cho Thành phố Bắc
Giang của Công ty Cổ phần Nước sạch Bắc Giang. .................................................70
3.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý cấp nước sạch đơ thị cho thành

phố Bắc Giang của Công ty Cổ phần Nước sạch Bắc Giang ....................................71
3.3.1. Mở rộng và cải tạo hệ thống cung cấp nước sinh hoạt đô thị ........................71
3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nước cung cấp nước sinh hoạt đô thị .................73
3.3.3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp chống thất thoát, thất thu nước ..................75
3.3.4. Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, vận
hành cấp nước sạch ...................................................................................................77
3.3.5. Một số giải pháp khác .....................................................................................78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................81
KẾT LUẬN ..............................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................84

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN
02:2009/BYT ...............................................................................................................5
Bảng 1.2: Phân loại đô thị ở Việt Nam .......................................................................7
Bảng 1.3: Tổng hợp tình hình cấp nước tại một số cơng ty cấp nước khu vực miền
Bắc năm 2017 ............................................................................................................10
Bảng 1.4. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch tại các đô thị ở Việt Nam 2015 ........22
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của cơng ty từ năm 2015 đến 2017 ...................35
Bảng 2.2: Sản lượng nước thương phẩm và số lượng khách hàng dùng nước từ năm
2015 đến năm 2017 ...................................................................................................36
Bảng 2.3: Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng của năm sau so với năm trước của Công ty
CP Nước sạch Bắc Giang ..........................................................................................37
Bảng 2.4: Số lượng, vị trí và công suất cấp nước của từng nhà máy nước...............42
Bảng 2.5: Thống kê đường ống tại hệ thống cấp nước TP Bắc Giang ....................44
Bảng 2.6: Hệ thống đường ống của Công ty CP Nước sạch Bắc Giang ...................47
Bảng 2.7: Giá bán nước sạch tại Thành phố Bắc Giang của Công ty CP Nước sạch

Bắc Giang từ ngày 01/11/2016 .................................................................................50
Bảng 2.8: Số liệu thất thốt nước của cơng ty 10 tháng đầu năm 2016 ....................51
Bảng 2.9: Số liệu thất thoát nước của cơng ty năm 2017 .........................................52
Bảng 2.10: Tình hình kiểm định đồng hồ nước tại các hộ dân trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2015-2017 .........................................................................................................54
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp khách hàng của Công ty cổ phần Nước sạch
Bắc Giang ..................................................................................................................56
Bảng 2.12: Sản lượng nước thương phẩm và số lượng khách hàng dùng nước từ
năm 2015 đến năm 2017 ...........................................................................................57
Bảng 2.13: Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng của năm sau so với năm trước của Công ty
CP Nước sạch Bắc Giang ..........................................................................................57
Bảng 2.14: Dự báo dân số thành phố Bắc Giang ......................................................58
Bảng 2.15. Tổng khối lượng đầu tư đã thực hiện trong năm 2017 ...........................62

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Nước sạch Bắc Giang...................31

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU VÀ

DIỄN GIẢI

CHỮ VIẾT TẮT
BOO


Xây dựng - Sở hữu - Vận hành

BOT

Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao

HTCN

Hệ thống cấp nước

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

IWRA

Hội Tài nguyên nước quốc tế

MWA

Cục nước đô thị Thái Lan

NGĐ

Ngày đêm

O&M

Quản lý công tác vận hành, bảo dưỡng


ODA

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển

PPWSA

Cục cấp nước thành phố Phnơmpênh

PWA

Cục nước liên tỉnh Thái Lan

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TTTT

Thất thốt thất thu

TT-BYT

Thơng tư Bộ y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP


Chương trình phát triển của Liên hợp quốc

VSMT

Vệ sinh mô trường

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên sự sống của các sinh
vật trên trái đất. Đối với con người nước sạch là nhu cầu thiết yếu để duy trì sự
sống, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người. Nước sạch cùng với
mơi trường và dân số là những vấn đề đang được đặc biệt quan tâm trên thế giới vì
hiện nay lượng nước sạch không đủ cung cấp cho nhu cầu của con người và những
tác động do thiếu nước sạch gây ra rất đáng báo động.
Ở Việt Nam hiện nay, sử dụng nước sạch luôn được Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm chú trọng. Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để thực hiện
mục tiêu quốc gia về nước sạch cho người dân. Từ đó, các cơng trình cấp nước sạch
được đầu tư xây dựng ở nhiều nơi, người dân đã được tiếp cận với các nguồn nước
sạch, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống. Cơng trình nước sạch là hạ tầng quan
trọng, cung cấp nước sinh hoạt, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe
người dân, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội. Việc bảo vệ, sử dụng,
khai thác hiệu quả, bền vững, gắn với huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cùng

Nhà nước đầu tư phát triển, khai thác cơng trình cấp nước sinh hoạt là rất cần thiết.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Bắc Giang có 01 cơng trình cấp nước sinh
hoạt cho người dân do Công ty Cổ phần Nước sạch Bắc Giang quản lý. Là một
doanh nghiệp lớn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp nước tại tỉnh Bắc
Giang, Công ty CP Nước sạch Bắc Giang là doanh nghiệp hiện đang sản xuất, cung
cấp nước sạch cho nhân dân thành phố Bắc Giang và các vùng lân cận.
Nhìn chung, công tác quản lý, sử dụng, khai thác công trình cấp nước sạch đơ
thị thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, từng bước nắm được số lượng,
chất lượng, hiện trạng sử dụng, tình hình biến động của cơng trình để phục vụ cơng
tác đầu tư, quản lý, khai thác, vận hành cơng trình cấp nước sinh hoạt đơ thị. Tuy
nhiên, bên cạnh đó cơng tác quản lý cấp nước sinh hoạt đô thị trên địa bàn thành
phố Bắc Giang vẫn còn một số tồn tại như cơng trình chưa vận hành được hết cơng
suất thiết kế; một số cơng nhân năng lực chun mơn cịn nhiều hạn chế nên ảnh
hưởng việc quản lý và vận hành hệ thống cấp nước, quy mô thiết kế các công trình
cịn nhiều hạng mục chưa phù hợp dẫn đến chi phí sản xuất lớn nhưng doanh thu lại
1


rất thấp; tỷ lệ thất thoát nước qua các năm vẫn còn ở mức cao. Để đáp ứng được nhu
cầu sử dụng nước sạch của khách hàng trong tương lai giải pháp để hồn thiện cơng
tác cung cấp nước sinh hoạt đô thị cho thành phố Bắc Giang là yếu tố đặc biệt quan
trọng trong quá trình phát triển của Công ty CP Nước sạch Bắc Giang.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đồng thời nhận thức rõ yêu cầu cấp bách, cần thiết
phải tìm hiểu, đánh giá một cách chi tiết công tác cung cấp nước sinh hoạt đô thị
cho Thành Phố Bắc Giang, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích và một số
giải pháp để hồn thiện công tác cung cấp nước sinh hoạt đô thị cho Thành phố
Bắc Giang của Công ty Cổ phần Nước sạh Bắc Giang”.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề quản lý cấp nước sinh hoạt đơ thị tuy khơng mới nhưng nó vẫn cịn
ngun tính thời sự nóng bỏng. Đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này,

trong đó có những cơng trình liên quan trực tiếp đến đề tài có thể kể đến là:
- Nghiên cứu: “Giải pháp thực hiện cung cấp nước sạch đô thị tại tỉnh Lạng
Sơn” của tác giả Nguyễn Duy Hải năm 2014. Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chương trình nước sạch đơ
thị. Đánh giá thực trạng cung cấp nước sạch đô thị tại tỉnh Lạng Sơn. Từ thực trạng,
tác giả đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sạch đơ thị ở
tỉnh Lạng Sơn, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm nâng
cao hiệu quả thực hiện cung cấp nước sạch đô thị tại tỉnh Lạng Sơn.
- Nghiên cứu: “Quản lý nhà nước về nước sạch đô thị trên địa bàn thành phố
Hải Phòng” của tác giả Trần Thùy Trang năm 2015. Trong nghiên cứu này, tác giả
đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước về nước sạch đô thị trên địa bàn phố Hải
Phịng. Dựa trên phân tích thực trạng, tác giả đã đánh giá công tác quản lý nhà nước
về nước sạch đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phịng dựa trên tính hiệu lực, tính
bao phủ, tính cơng bằng và tính bền vững. Dựa trên những hạn chế còn tồn tại, tác
giả đã đề xuất 5 giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước về nước sạch đô thị trên
địa bàn thành phố Hải Phịng trong thời gian tới.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu ở trên đã có những cách tiếp cận khác
nhau, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến vấn đề quản lý cung cấp nước sinh hoạt đô

2


thị. Đó là nguồn tài liệu q giá giúp tơi có được những thơng tin cần thiết để kế
thừa và phát triển trong luận văn của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp nước sạch của
Công ty CP Nước sạch Bắc Giang.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:

- Công tác quản lý cấp nước sinh hoạt đô thị cho thành phố Bắc Giang của
Công ty cổ phần Nước sạch Bắc Giang
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu tại thành phố Bắc Giang, cụ
thể là tại Công ty cổ phần Nước sạch Bắc Giang
- Phạm vi về thời gian: các số liệu thứ cấp được thu thập và phân tích trong
luận văn được lấy trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017.
- Phạm vi về nội dung: trong nghiên cứu này, tác giả chỉ giới hạn tập trung
nghiên cứu công tác quản lý cấp nước sạch đô thị cho người dân trên địa bàn thành
phố Bắc Giang do Công ty cổ phần Nước sạch Bắc Giang.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp số liệu
thứ cấp; phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu; phương pháp thống kê, so sánh, phân
tích so sánh kế thừa số liệu các báo cáo thống kê, báo cáo tài chính hàng năm của
Cơng ty Cổ phần Nước sạch Bắc Giang, các tạp chí về ngành cấp nước.
6. Kết cấu dự kiến của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác cung cấp nước sinh hoạt đô thị
Chương 2: Thực trạng hoạt động cung cấp nước sinh hoạt đô thị cho thành phố
của Công ty cổ phần Nước sạch Bắc Giang.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác cung cấp nước sinh hoạt đô thị cho
thành phố của Công ty cổ phần Nước sạch Bắc Giang.
3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC
CUNG CẤP NƢỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ
1.1. Tổng quan về công tác cung cấp nƣớc sinh hoạt đô thị
1.1.1. Khái niệm về công tác cung cấp nƣớc sinh hoạt đô thị

* Khái niệm nước sạch
Nước sinh hoạt đảm bảo (nước sạch) là một trong các nguồn cấp nước sinh
hoạt cho người dân. Hiện nay đa số người dân đều nhận xét nguồn nước sạch hay ô
nhiễm bằng cảm quan, mà không dựa trên cơ sở khoa học nào khác, điều này không
thực sự đúng. Nước sạch được hiểu là nước có các tiêu chuẩn đạt quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban
hành ngày 17/6/2009. Cho nên, nguồn nước cấp mà đảm bảo được tất cả các chỉ tiêu
trong mức cho phép này sẽ được công nhận là nguồn nước sạch. Nguồn nước sạch
mà người dân hay sử dụng phổ biến là: nước máy, nước uống đóng chai, nước đã
qua xử lý bằng hệ thống lọc nước đầu nguồn đã được công bố chất lượng. Nước
sạch là nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe và về cơ bản nước đạt các
yêu cầu: không màu, không mùi, khơng vị lạ, khơng có các thành phần gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người. Như vậy, một nguồn nước cấp được công nhận là
nước sạch phải đảm bảo tất cả các chỉ tiêu theo QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế
ban hành ngày 17/6/2009. Tất cả các nguồn nước cấp nào khơng đảm bảo các chỉ
tiêu hoặc khơng có kết quả, văn bản xác nhận đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn
QCVN 02:2009/BYT thì đều khơng phải là nước sạch. Từ phân tích trên có thể
hiểu, nước sạch đơ thị là nước có các tiêu chuẩn đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày
17/6/2009.
* Tiêu chuẩn nước sạch

4


Bảng 1.1: Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt
theo QCVN 02:2009/BYT
Tên chỉ tiêu

TT


Đơn vị

Giới hạn cho phép

Giám

tính

I

II

sát

TCU

15

15

A

khơng có

khơng có

mùi vị lạ

mùi vị lạ


1

Màu sắc(*)

2

Mùi vị(*)

-

3

Độ đục(*)

NTU

5

5

A

4

Clo dư

mg/l

0.3-0.5


-

A

5

PH

-

6.0-8.5

6.0-8.5

A

6

Hàm lượng Amoni(*)

mg/l

3

3

A

mg/l


0.5

0.5

B

mg/l

4

4

A

mg/l

350

-

B

7
8
9

Hàm lượng Sắt tổng số
(Fe2+ +Fe3+)(*)
Chỉ số Pecmanganat

Độ cứng tính theo
CaCO3(*)

A

10

Hàm lượng Clorua(*)

mg/l

300

-

A

11

Hàm lượng Florua

mg/l

1.5

-

B

12


Hàm lượng Asen tổng số

mg/l

0.1

0.5

B

13

Coliform tổng số

Con/100ml

50

150

A

Con/100ml

0

20

A


14

E. coli hoặc Coliform
chịu nhiệt

(Nguồn: QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009)
- Đối với Việt Nam: Hiện tại, Bộ Y tế đã ban hành QCVN 01:2009/BYT theo
Thông tư số: 04/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 về tiêu chuẩn vệ sinh
cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt với 109 tiêu chí đánh giá.
- Đối với thế giới: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành tiêu chuẩn nước
sạch cho ăn uống và sinh hoạt với 30 tiêu chí cơ bản. Trong 30 tiêu chí của WHO
có 10 tiêu chí chưa có quy định cụ thể; các tiêu chí là thống nhất, không phân biệt
thành thị, đô thị, nước mặt, nước ngầm. So với Việt Nam tiêu chuẩn của WHO có
5


một vài khác biệt, nhưng những tiêu chí cơ bản như độ pH, Asen, độ cặn hoà tan...
là tương đồng.
Tiêu chuẩn nước sạch của WHO với các tiêu chí đánh giá chỉ có tính chất
tham khảo; mỗi quốc gia xây dựng theo một tiêu chí riêng, tuỳ từng điều kiện, đặc
điểm của mỗi nước.
Qua các tiêu chuẩn nước sạch của WHO và Việt Nam cho thấy một mặt, hệ
tiêu chí đánh giá thơng qua các chất khơng hồn tồn giống nhau; mặt khác,
trong cùng một chất giống nhau nhưng hàm lượng cũng có những khác biệt nhất
định.
* Hoạt động cấp nước: Là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản
xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư
xây dựng, tổ chức vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng
nước.

- Dịch vụ cấp nước: Là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân trong
lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch.
- Đơn vị cấp nước: Là tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động khai thác, sản
xuất, truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước sạch.
- Khách hàng sử dụng nước: Là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình mua nước
sạch của đơn vị cấp nước.
- Hệ thơng cấp nước tập trung hồn chỉnh: Là một hệ thống bao gồm các cơng
trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến khách
hàng sử dụng nước và các cơng trình phụ trợ có liên quan.
- Mạng lưới cấp nước: Là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và các
cơng trình phụ trợ có liên quan.
- Mạng cấp I: Là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển nước tới
khu vực của vùng phục vụ cấp nước và tới các khách hàng sử dụng nước lớn.
- Mạng cấp II: Là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hồ lưu lượng
cho các tuyến ống chính và đảm bảo sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước.
- Mạng cấp III: Là hệ thống đường ống phân phối lấy nước từ các tuyến ống
chính và các ống nối dẫn nước tới các khách
6


hàng sử dụng nước.
- Cơng trình phụ trợ: Là các cơng trình hỗ trợ cho việc quản lý, vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa đối với hệ thống cấp nước như sân, đường, nhà xưởng, tường rào,
trạm biến áp, các loại hố van, hộp đồng hồ, họng cứu hoả...
- Thiết bị đo đếm nước: Là thiết bị đo lưu lượng, áp lực bao gồm các loại đồng
hồ đo nước, đồng hồ đo áp lực và các thiết bị, phụ kiện kèm theo.
- Vùng phục vụ cấp nước: Là khu vực có gianh giới xác định mà đơn vị cấp nước
có nghĩa vụ cung cấp nước sạch cho các đối tượng sử dụng nước trong khu vực đó.
- Cấp nước sạch đơ thị: liên quan đến việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô

thị, quy định tại Nghị định 72/2001/NĐ-CP. Loại đô thị bao gồm thành phố, thị xã,
thị trấn được các cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập gồm 6 loại, từ loại
đặc biệt đến loại 5; cấp quản lý gồm thành phố trực thuộc trung ương, thành phố, thị
xã trực thuộc thành phố hoặc trung ương và thị trấn trực thuộc huyện với các tiêu
chí cụ thể về mật độ dân số, quy mô dân số, kết cấu hạ tầng, tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp...
Bảng 1.2: Phân loại đơ thị ở Việt Nam
Đơ thị

Dạng

hóa

Dân số

Đặc biệt Rất lớn
1
2

T.P trực thuộc TW
Các thành phố thuộc vùng,
thành phố

Ghi chú

Từ 1,5 triệu dân

Hà Nội, Hồ Chí Minh

0,5-1,5 triệu dân


3 thành phố

250-500 nghìn dân

12 thành phố

100-250 nghìn dân

16 thị xã

3

Các thị xã thành phố lỵ

4

Các đô thị loại 4 (thành phố) 50-100 nghìn dân

58 đơ thị

5

Các thị trấn

612 thị trấn

4-50 nghìn dân

1.1.2. Mục tiêu, vai trị, ý nghĩa của công tác cung cấp nƣớc sạch đô thị

* Mục tiêu:
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cấp nước sạch và vệ sinh đô thị, ngày
18 tháng 3 năm 1998, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số
63/1998/QĐ-TTg về việc Phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia.

7


Theo quyết định này, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của chiến lược quốc gia
về cấp nước đô thị Quốc gia là:
Mục tiêu: tất cả dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với
số lượng ít nhất 120-150 lít/người/ngày.
Phương châm: phát huy nội lực của dân cư đô thị, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở
đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả
quản lý nhà nước trong các dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt đô thị.
Nguyên tắc: nguyên tắc cơ bản của chiến lược quốc gia về cấp nước sạch đô thị
là phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội từng vùng, đảm
bảo hoạt động lâu dài của hệ thống cung cấp nước sinh hoạt đô thị.
* Vai trò, ý nghĩa:
Tầm quan trọng của nguồn nước nói chung và nước sạch nói riêng khơng chỉ
dừng lại trong phạm vi quốc gia, lãnh thổ mà là vấn đề mang tính tồn cầu, là nội
dung trong chương trình nghị sự, đã và đang được bàn luận sôi nổi và thu hút sự
quan tâm về tình trạng cạn kiệt nguồn nước, tình trạng nước bị ơ nhiễm, thiếu nước
sạch ở một số nơi trên thế giới luôn là nội dung mang tính thời sự trên các phương
tiện thơng tin đại chúng. Thế giới đã từng chứng kiến những đại dịch cướp đi sinh
mạng hàng ngàn người bởi nguồn nước bị ơ nhiễm hay những khó khăn mà con
người phải đối mặt khi nguồn nước khan hiếm. Theo báo cáo của Chương trình mơi
trường Liên Hợp Quốc, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt. Nguyên nhân là do
sự bùng nổ dân số, tình trạng ơ nhiễm mơi trường, việc khai thác nguồn nước dưới
đất vượt mức cho phép. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thời gian qua, chứng

kiến những "làng ung thư " ở Phú Thọ, Hải Phòng... mà báo chí liên tục đưa tin, tình
trạng nước nhiễm bẩn ở Hà Nội, Đà Nẵng... đã trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống,
đến sức khoẻ, sự an toàn cá nhân và gây hoang mang trong dư luận xã hội. Hiện
mức độ ơ nhiễm của các dịng sơng Đáy - sông Nhuệ, sông Cầu và hạ lưu sông
Đồng Nai - Sài Gịn... đang trong tình trạng báo động. Nhiều hồ nước tiềm ẩn khả
năng tích luỹ ơ nhiễm kim loại, các hợp chất hữu cơ ở rất nhiều nơi khiến cho
nguồn nước mặt không sử dụng được. Nguồn nước dưới đất tại miền Bắc, miền
Trung và mới đây là đồng bằng sông Cửu Long... cũng đang bị ô nhiễm asen một
cách trầm trọng.
8


Chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA) cho thấy, Việt
Nam đang và sẽ thiếu nước trong tương lai gần. Do vậy, bảo vệ tài nguyên nước là
nhiệm vụ cấp bách được đặt ra và cần quan tâm giải quyết trong giai đoạn hiện nay.
Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước cũng đã nêu rõ "bảo vệ tài nguyên nước
và hệ sinh thái thuỷ sinh" là nhiệm vụ đầu tiên trong 6 nhiệm vụ chính thức.
Nước khơng đảm bảo tiêu chuẩn quy định, nói cách khác là nước vượt hàm
lượng tiêu chuẩn cho phép có thể dẫn đến những tác hại trước mắt cũng như lâu dài.
Nếu như một số chất hoà tan vượt quá tiêu chuẩn có thể dẫn đến tử vong như Thạch
tín, thì một số chất khơng gây ngộ độc hay tử vong ngay mà có thể ảnh hưởng đến
các thế hệ tiếp theo đó là Mangan hay Magiê. Lượng Amơniăc hay Sulphua vượt
quá quy định sẽ gây mùi khó chịu và là môi trường tốt cho vi khuẩn E.Coli gây
bệnh; lượng sắt vượt quá quy định không chỉ làm hỏng quần áo khi giặt giũ mà còn
làm hỏng các thiết bị liên quan đến nước, gây thiệt hại về kinh tế... Như vậy, để đảm
bảo sức khoẻ của mỗi cá nhân, của cộng đồng, đảm bảo mơi trường xanh, sạch thì
nước ăn uống và sinh hoạt phải được cấp theo tiêu chuẩn quy định.
Mục đích, ý nghĩa của hoạt động sản xuất, cung ứng tiêu thụ nước sạch thành
phố là phát triển hệ thống cấp nước thành phố một cách ổn định, đáp ứng yêu cầu
tiêu thụ cho sản xuất và tiêu dùng; thực hiện hạch toán kinh doanh, theo cơ chế thị

trường, có điều kiện quản lý đặc thù của Nhà nước.
Với những mục tiêu định hướng chiến lược và các cam kết quốc tế, Bộ Xây
dựng với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước đô thị xác định rõ mục
tiêu cho từng thời kỳ, tổ chức và triển khai quản lý nhà nước đối với các hoạt động
cấp nước thành phố .
1.1.3. Thực tiễn công tác cung cấp nƣớc sinh hoạt đô thị tại Việt Nam
Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển châu Á tại Tài liệu tóm tắt đánh giá
ngành cấp nước, hạ tầng và các dịch vụ đơ thị khác thì năm 2016 Việt Nam có 86
triệu dân, dân số thành thị chiếm 30% và dự kiến tăng lên 37% vào năm 2020. Tăng
trưởng đô thị chủ yếu tập trung vào các đô thị lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí
Minh. Dịng người đổ về các trung tâm đơ thị lớn ngày càng nhiều, khiến những đô
thị này phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Các đô thị Việt Nam là những
trung tâm của tăng trưởng kinh tế, đóng góp 70% tổng sản phẩm quốc nội. Cơ sở hạ
9


tầng đã được cải thiện đáng kể trong thập kỷ vừa qua, tạo điều kiện cho kinh tế tăng
trưởng. Số liệu chính thức cho biết 98% người dân được tiếp cận nước sạch, nhưng
chỉ 59% có đấu nối nước sạch đến tận nhà, 39% còn lại lấy nước từ các trụ cấp nước
công cộng hoặc từ các giếng được bảo vệ. Số liệu từ một báo cáo đánh giá ngành
nước năm 2009 cho thấy mức độ chênh lệch khá lớn trong tiếp cận nước sạch - tỷ lệ
này ở các đô thị đặc biệt và loại I là 70%, nhưng chưa tới 15% ở các đô thị loại V và
chỉ có 1/3 trong số đơ thị này là có nước máy.
Theo đánh giá của Hội cấp thoát nước Việt Nam đến năm 2017 cả nước có hơn
500 hệ thống cấp nước đô thị với tổng công suất thiết kế đạt 7,65 triệu m3/ngày đêm.
Tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 83%; 70%
hệ thống cấp nước đô thị đảm bảo cấp nước 24/24h, 30% còn lại cấp 8 -20h/ngày đêm;
tỷ lệ thất thốt nước sạch bình qn 24,5%. Hiện có khoảng 20 đô thị đã lập và phê
duyệt quy hoạch chuyên ngành cấp nước.
Bảng 1.3: Tổng hợp tình hình cấp nước tại một số công ty cấp nước khu vực

miền Bắc năm 2017

Tên công ty

Công ty TNHH MTV
kinh doanh nước sạch
Lào Cai
Công ty TNHH MTV
cấp nước Yên Bái
Công ty Cổ phần Nước
sạch Vĩnh Phúc

Nguồn nƣớc
khai thác

Độ bao
phủ dịch
vụ cấp
nƣớc (%)

Dân số sử
dụng hệ
thống cấp
nƣớc
(ngƣời)

87.500

Nước ngầm
Nước mặt


85

200.412

11.500

Nước mặt

65

68.000

22.000

Nước mặt
Nước ngầm

59,51

79.445

Tổng công
suất cấp
nƣớc
(m3/ngđ)

Cơng ty Cổ phần Cấp
Nước mặt
42.400

33
246.948
thốt nước Lạng Sơn
Nước ngầm
Cơng ty TNHH MTV
Nước mặt
Cấp thốt nước Bắc
29.950
79
202.359
Nước ngầm
Ninh
Cơng ty TNHH MTV
Nước mặt
75.000
90
423.000
nước sạch Hà Đông
Nước ngầm
Nguồn: Dữ liệu cơ bản các cơng ty Cấp thốt nước Việt nam năm 2017 -Hội
cấp thoát nước Việt Nam

10


Nước sạch là một sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch
vụ của mọi tầng lớp dân cư. Từ nhiều năm nay Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến
việc đầu tư phát triển ngành nước. Nhiều Dự án đầu tư cải tạo hệ thống cấp nước
hiện có, và xây dựng cơng trình cấp nước mới ở đô thị, khu công nghiệp và cụm dân
cư đô thị hiện nay mỗi địa phương tính một cách khác nhau và còn chứa đựng nhiều

yếu tố bao cấp, chưa khuyến khích việc giảm tỷ lệ thất thốt ở cả các khâu sản xuất
và tiêu dùng nước sạch. Hệ thống văn bản pháp luật về tài nguyên nước đang từng
bước hoàn thiện một cách đồng bộ nhằm tạo một hành lang pháp lý xuyên suốt,
thống nhất với chế tài mạnh đủ để bảo vệ, giữ gìn nguồn nước vốn khơng phải là vô
tận.
Hiện nay nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực cấp nước cho đô thị và đã ban
hành nhiều văn bản pháp quy để định hướng, điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực
cấp nước. Điển hình như “ Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020
(quyết định số 63/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 1998 của thủ tướng chính
phủ) trong đó xác định mục tiêu chủ yếu cho ngành cấp nước đô thị từ nay cho đến
năm 2020.
1.2. Quản lý nhà nƣớc về cung cấp nƣớc sinh hoạt đô thị
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về cung cấp nƣớc sinh hoạt đô thị
- Khái niệm quản lý
Từ khi xã hội loài người được hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã được
quan tâm. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân cơng lao động nhằm đạt được
hiệu quả cao hơn. Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nổ
lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp
cận khác nhau. Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú quan
niệm về quản lý. Theo nghĩa chung nhất có thể hiểu: Quản lý là một q trình tác
động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục
tiêu chung. Bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động xã hội
ngày càng phát triển, các loại hình lao động phong phú, phức tạp thì hoạt động quản
lý càng có vai trị quan trọng.

11


- Khái niệm quản lý nhà nước về cấp nước sạch đô thị

Nước sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của mọi tầng
lớp dân cư. Việc cung cấp để thỏa mản nhu cầu nước sạch cầu xã hội, nhất là ở các khu
công nghiệp, đơ thị là nhiệm vụ của nhà nước và chính quyền địa phương đơ thị.
Để thực hiện nhiệm vụ đó nhà nước và chính quyền địa phương đơ thị phải
ban hành cơ chế chính sách, quy định về đàu tư, khai thác, sử dụng các cơng trình
cấp nước củng như dịch vụ cung cấp và chất lượng nước cho đô thị.
1.2.2. Nội dung của công tác quản lý nhà nƣớc về cung cấp nƣớc sinh hoạt đô thị
1.2.2.1. Quy hoạch, đầu tư phát triển cung cấp nước sinh hoạt đô thị
 Quy hoạch, kế hoạch cung cấp nước sạch đô thị
Quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các
hoạt động cấp nước tiếp theo. Khi lập quy hoạch xây dựng phải tổ chức nghiên cứu
lập quy hoạch cấp nước như một bộ phận không thể tách rời của quy hoạch xây
dựng.
- Quy hoạch cấp nước đô thị được lập cho giai đoạn ngắn hạn 05 năm, 10 năm;

giai đoạn dài hạn là 20 năm. Thời gian lập đồ án quy hoạch cấp nước đô thị không quá
12 tháng.
- Nhiệm vụ, căn cứ lập quy hoạch cấp nước đô phải đánh giá và dự báo phát

triển đô thị, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch
phát triển các ngành; điều kiện tự nhiên và diễn biến môi trường; đánh giá, dự báo
nguồn nước, chất lượng, trữ lượng và khả năng khai thác nguồn nước của đô thị; tổ
chức cấp nước đô thị tối ưu về mọi mặt.
- Tuỳ theo đặc điểm quy mô của từng đô thị, nội dung quy hoạch cấp nước

đô thị phải lựa chọn các cơng việc thích hợp để thực hiện nhiệm vụ; nội dung còn
phải xác định các chỉ tiêu cấp nước cho từng mục đích sử dụng; lựa chọn nguồn cấp
nước, điểm lấy nước, vị trí, quy mơ cơng suất các cơng trình cấp nước; xác định cấu
trúc mạng lưới đường ống cấp nước, phân vùng cấp nước cho từng giai đoạn quy
hoạch.

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy

hoạch cấp nước đơ thị trong địa giới hành chính do mình quản lý. Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt (hoặc uỷ quyền cho Bộ Xây dựng phê duyệt), Bộ Xây dựng chủ trì
12


thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước đô thị loại đặc biệt; Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước đô thị (trừ đô thị loại
đặc biệt) thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; Bộ Xây dựng xem xét, có ý
kiến thoả thuận đối với đồ án quy hoạch cấp nước đô thị từ loại II trở lên; Sở Xây
dựng các tỉnh thẩm định các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước đô thị loại thuộc
thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Người có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch cấp nước đô thị ban hành

quy định về quản lý quy hoạch cấp nước đô thị. Nội dung quy định bao gồm: Quy
định về vị trí, vai trị, chức năng, quy mơ các cơng trình cấp nước; Quy định về
phạm vi bảo vệ, hành lang an tồn đối với các cơng trình cấp nước và mạng lưới
đường ống của hệ thống cấp nước; Phân công và quy định trách nhiệm quản lý của
các cấp chính quyền đơ thị và các tổ chức, các nhân liên quan trong việc thực hiện
và quản lý quy hoạch cấp nước đô thị; Các quy định khác. Quy hoạch cấp nước đô
thị được điều chỉnh trong các trường hợp có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế-xã hội; có sự biến động lớn về trữ lượng, chất lượng nguồn nước so
với dự báo.
 Đầu tƣ phát triển cấp nƣớc sạch đô thị
* Lựa chọn đơn vị cấp nước
- Đơn vị cấp nước có thể lựa chọn và được lựa chọn làm chủ đầu tư một, một

số hoặc đồng bộ tất cả các hạng mục của hệ thống cấp nước để kinh doanh bán
buôn, bán lẻ nước sạch. Đối với địa bàn đã có tổ chức, cá nhân đang thực hiện dịch

vụ cấp nước thì tổ chức, cá nhân đó được chỉ định là đơn vị cấp nước. Đối với địa
bàn chưa có đơn vị cấp nước thực hiện dịch vụ cấp nước, việc lựa chọn đơn vị cấp
nước được tiến hành theo các quy định của pháp luật về đấu thầu và điều kiện cụ
thể của từng địa phương.
- Các cơng trình nguồn cấp nước đã được xác định theo quy hoạch cấp nước

được công bố, kêu gọi đầu tư và tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư; đơn vị cấp
nước đã thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn trước có thể dược xem xét, chỉ định
làm chủ đầu tư giai đoạn sau.
- Khuyến khích, tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân chủ động nghiên cứu,

đăng ký làm chủ đầu tư các dự án đầu tư phát triển cấp nước.
13


- Uỷ ban nhân dân các cấp, ban quản lý khu công nghiệp tổ chức lựa chọn

đơn vị cấp nước trên địa bàn do mình quản lý. Đối với phạm vi cấp nước liên tỉnh,
Bộ Xây dựng tổ chức lựa chọn đơn vị cấp nước đối với các cơng trình cấp nước đô
thị, khu công nghiệp.
* Đầu tư xây dựng cơng trình cấp nước
- Đầu tư xây dựng cơng trình cấp nước phải phù hợp với quy hoạch phát

triển cấp nước. Đầu tư phát triển mạng phân phối, đấu nối tới các khách hàng thuộc
trách nhiệm, thẩm quyền của đơn vị cấp nước. Quy mô đầu tư phải phù hợp với nhu
cầu thực tế và đón đầu quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch xây dựng,
quy hoạch cấp nước khơng q 5 năm, tránh đón đầu q xa nhằm phát huy hiệu
quả đầu tư.
- Quản lý chất lượng xây dựng cơng trình cấp nước phải tn theo các quy


định của pháp luật về xây dựng. Các công trình cấp nước có quy mơ lớn, có ý nghĩa
quan trọng phải được kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng của cơng trình
trước khi đưa vào khai thác, sử dụng.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước được lập, thẩm định, phê duyệt

và triển khai phải tuân thủ các quy định của Nhà nước.
- Khi nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình cấp nước mà làm thay

đổi một cách cơ bản điều kiện chất lượng dịch vụ và mức giá nước sạch, phải tiến
hành tổ chức điều tra, khảo sát lại các tiêu chí và tham vấn ý kiến cộng đồng; lựa
chọn phương án kỹ thuật, công nghệ, quy mô cơng suất và khả năng nguồn vốn
thích hợp để bảo đảm hiệu quả kinh tế tổng hợp của dự án; dự thảo nội dung Thoả
thuận thực hiện dịch vụ cấp nước giữa Uỷ ban nhân dân và đơn vị cấp nước.
- Các dự án có quy mơ cơng suất từ 30.000 m3/ ngày trở lên đối với đô thị

loại đặc biệt và 10.000 m3/ ngày trở lên đối với các đơ thị cịn lại phải có ý kiến
thoả thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
* Nguồn tài chính để đầu tư
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước: tập trung chủ yếu cho các mục

tiêu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; trong nguồn vốn từ ngân sách Nhà
nước nêu trên, trái phiếu Chính phủ là một trong những kênh huy động vốn quan
14


trọng. Chẳng hạn, giai đoạn 2001-2005 Chính phủ đầu tư 300 ngàn tỷ đồng từ
nguồn ngân sách thì trái phiếu Chính phủ trên 73 ngàn tỷ đồng. ở cấp chính quyền
địa phương, gần đây nhiều địa phương cũng bắt đầu nghiên cứu để áp dụng các hình
thức huy động vốn thơng qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy

động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng, mà điển hình là Thành phố Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai
Tại cơng ty cấp nước tỉnh nguồn vốn ngân sách dùng làm vốn đối ứng theo
yêu cầu của các tổ chức cho vay hoặc tài trợ vốn.
- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Là nguồn vốn tập trung hỗ

trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội, trong đó dự án cấp thoát nước chiếm
xấp xỉ 10%. Vốn ODA hỗ trợ đáng kể cho ngân sách của Chính phủ để thực hiện
điều chỉnh cơ cấu kinh tế; đối với các dự án phát triển cấp thốt nước thì đây là
nguồn vốn chủ yếu.
- Hệ thống ngân hàng: Ngày càng nhiều dự án phát triển cấp nước sử dụng

vốn vay ngân hàng thương mại, hiện tại và lâu dài thì đây vẫn là kênh chủ đạo trong
việc đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư của Việt Nam, trong đó có cấp thoát nước.
- Hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển và Quỹ đầu tư phát triển: Quỹ hỗ trợ phát

triển thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội cấp Quốc gia, nguồn vốn từ
Chính phủ giao để đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng như giao thông, điện,
nước... Quỹ đầu tư phát triển được thành lập để huy động các nguồn vốn phục vụ
đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của từng địa phương; Những năm vừa qua các
quỹ này đã đóng góp đáng kể trong việc cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng của nước
ta.
- Quỹ quay vòng cấp nước: Chính phủ cho phép thành lập Quỹ quay vịng

cấp nước do Ngân hàng phát triển Việt Nam quản lý nhằm tạo nguồn tài chính ưu
đãi, sẵn có cho các dự án đầu tư phát triển cấp nước đô thị nhỏ và khu dân cư tập
trung.
- Đầu tư từ doanh nghiệp: Doanh nghiệp cũng tham gia tích cực vào dự án

phát triển cấp nước bằng nguồn vốn tự có và vốn vay. Luật cũng đã cho phép doanh

nghiệp được phát hành trái phiếu để đa dạng hố hình thức huy động vốn cho dự án
đầu tư.
15


×