Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận " Xử lý tình huống Công ty TNHH Thương mại Việt Thắng"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.18 KB, 24 trang )

- - -    - - -

LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI: Xử lý tình huống Công ty
TNHH Thương mại Việt
Thắng
1
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu……………………………………………………………………...…… . 2
A TÌNH HUỐNG ………..………………………….…………………………..…… 4
I. Hoàn cảnh ra đời ………….………………………….…………………………… 4
II. Diễn biến tình huống ……………………………………….…………….……….4
B, PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG …..………………………….…………… 7
I. Xác định mục tiêu xử lý tình huống …………………………………………….. 7
II. Cơ sở lý luận ……………………………………………………..………………. 9
III. Phân tích tình huống ……………………………………………………………10
IV. Phương án giải quyết ………….………………………………………...…….. 12
C. KIẾN NGHỊ ...…………………………………………………………..……….. 19
Kết luận ………………………………...…………………………………………… 22
2
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động phân tích phân loại hang hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Hải quan là
một khâu công tác nghiệp vụ của quy trình thủ tục hải quan, tiến hành kiểm tra mẫu
hang hóa bằng nghiệp vụ kỹ thuật trong Phòng thí nghiệm hải quan, nhằm xác định
chính xác tên hang, mã số của hang hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Biểu thuế xuất
khẩu, Biểu thuế nhập khẩu và theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa ( gọi
tắt là Danh mục HS ).
Việc xác định đúng mã số thuế hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu luôn có một vai trò quan trọng đặc biệt. Nó giúp
cho cơ quan hải quan ( kết hợp với các yếu tố về giá, về số lượng, trọng lượng, xuất xứ


của hàng hóa ) xác định đúng số thuế phải nộp, xác định hàng hóa đó có vi phạm chính
sách quản lý nhà nước hay không; kết hợp với kết luận kiểm tra của cơ quan quản lý
nhà nước về chất lượng chuyên ngành khác xác định được hàng hóa đó có đáp ứng
được các yêu cầu về chất lượng không, đảm bảo chính xác hơn số liệu thống kê hải
quan theo cơ cấu mặt hàng.
Tuy nhiên việc xác định đúng tên hàng, mã số thuế trong biểu thuế xuất khẩu,
nhập khẩu của hàng hóa xuất nhập khẩu luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với những
mặt hàng có tính chất phức tạp như hóa chất, thực phẩm, các mặt hàng công nghệ cao
mới xuất hiện trên thị trường. Đối với những mặt hàng như vậy thì việc nắm vững các
qui tắc phân loại hàng hóa theo công ước HS hoặc của pháp luật về thuế chưa đủ mà
phải biết được tính chất hóa lý, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thì mới có thể xác
định được đúng mã số hàng hóa theo HS cũng như theo Biểu thuế xuất khẩu, nhập
khẩu. Những phân tích như vậy chỉ có thể thực hiện được thông qua công tác phân tích
hàng hóa bằng các phương tiện máy móc chuyên dùng. Các Trung tâm phân tích phân
loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc, miền Trung, miền Nam được thành lập
theo Quyết định 32/2003/QĐ/BTC, ngày 17/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã
giải quyết được một phần lớn khó khăn trong công tác này.
3
Với thực trạng hiện nay, kim ngạch XNK của Việt Nam tăng bình quân từ 13%
đến 16% năm. Tổng kim ngạch XK hàng hóa và dịch vụ tới năm 2010 sẽ đạt khoảng
58 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu và dịch vụ tới năm 2010 là 57,14 tỷ USD, các
hoạt động XNK và xuất nhập cảnh tăng lên phong phú và đa dạng. Theo đó, các thủ
đoạn buôn lậu gian lận thương mại cũng tinh vi và phát triển lên rất nhiều.
Một trong các công cụ rất có hiệu lực, hiệu quả của ngành Hải quan sử dụng
nhằm phát hiện, ngăn chặn và góp phần giảm bớt các hiện tượng gian lận thương mại,
tránh thất thu thuế cho nhà nước là hoạt động phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu trong ngành Hải quan.
Các Trung tâm phân tích phân loại đã hỗ trợ đắc lực, thực sự trở thành một địa chỉ
đáng tin cậy cho Hải quan địa phương trong công tác kiểm tra thực tế hàng hóa và đã
tham mưu trách nhiệm, tích cực, có chất lượng trong việc phân loại mã số hàng hóa

xuất khẩu. nhập khẩu. Các Trung tâm còn góp phần chấn chỉnh lại một số kết quả giám
định không chính xác và trở thành đối trọng với các đơn vị giám định khác.
4
A- TÌNH HUỐNG
Xử lý tình huống Công ty TNHH Thương mại Việt Thắng khiếu nại Chi cục Hải
quan AH áp mã thuế nhập khẩu Gạch lát nền bằng bột đá ép.
I.Hoàn cảnh ra đời
Tình huống xảy ra năm 2008 liên quan tới vấn đề áp mã số thuế nhập khẩu vật liệu
xây dựng của Công ty TNHH Thương mại Việt Thắng.
II. Diễn biến tình huống
Ngày 12/04/2008 Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Miền Bắc nhận được yêu cầu phân tích phân loại 01 mặt hàng nhập khẩu theo khai
báo là Gạch lát nền bằng bột đá ép của chi cục Hải quan AH miền Bắc thuộc tờ khai
204/NK/KD/AH ngày 2/3/2008 do công ty TNHH thương mại Việt Thắng nhập khẩu
với mã số thuế hàng hóa tự khai báo là 6810.19.10 với thuế suất 30%.
Trung tâm đã tiến hành phân tích xác định các thông số kỹ thuật của mẫu gạch
trên, so sánh đối chiếu với các mẫu gạch thực tế sản xuất được trong nước kết luận
mẫu phân tích là Gạch lát nền bằng gốm Granit. Do có sự sai khác giữa khai báo của
chủ hàng với kết quả phân tích phân loại nên Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc
đã gửi mẫu trên đến Viện khoa học Công nghệ vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng để
trưng cầu giám định thêm. Ngày 04/05/2008 Viện KHCN Vật liệu xây dựng đã kết
luận :
1. Các chỉ tiêu cơ lý
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết luận Ghi chú
1 Độ cứng Mohs 7
2 Độ hút nước % 3,2
3 Nhiệt độ nung
o
C 1000
2.Nhận xét

- Mẫu gạch đã được nung đến nhiệt độ 100
o
C song không bị phá hủy, chứng tỏ
gạch không có liên kết bằng xi măng pooclăng hay chất hữu cơ.
5
- Độ cứng bề mặt tốt ( 7Mohs ) tương đương độ cứng đá thạch anh.
- Độ hút nước còn khá lớn ( 3,2% ) tuy nhiên với độ hút nước này gạch đã kết
khối.
 Kết luận : Qua các chỉ tiêu kỹ thuật đã xác định cho thấy mẫu gạch là loại gạch gốm
Granit đã nung tới nhiệt độ kết khối, bề mặt gạch được mài và đánh bóng. Mẫu gạch
không phải là gạch bột đá ép không nung.
Căn cứ vào các kết quả phân tích trên ngày 20/05/2008 Trung tâm phân tích phân
loại miền Bắc đã ra Thông báo kết quả phân tích phân loại hàng hóa số
3264/TCHQ/PTPLMB gửi chi cục Hải quan AH miền Bắc với nội dung như sau : Mẫu
phân tích phân loại là gạch lát nền bằng gốm Granit, đã nung tới nhiệt độ kết khối, bề
mặt gạch được mài và đánh bóng, mã số thuế 6907.90.10 với thuế suất 50%.Chi cục
Hải quan AH miền Bắc đã ra quyết định truy thu thuế với lô hàng nhập khẩu trên.
Doanh nghiệp không đồng ý với quyết định trên nên đã gửi đơn khiếu nại lên Cục Hải
quan AH miền Bắc, lên Tổng cục Hải quan, lên Bộ Tài chính về việc áp mã tính thuế
lô hàng Gạch lát nền bằng bột đá. Trong đơn khiếu nại doanh nghiệp có gửi kèm các
chứng thư giám định của các cơ quan giám định khác do doanh nghiệp tự đi trưng cầu
như sau :
a.Chứng thư giám định về chủng loại số 245/NĐ/2008E ngày 21/04/2008 của
HAVICONTROL :
Theo yêu cầu của công ty TNHH Thương mại Việt Thắng, chúng tôi
HAVICONTROL đã tiến hành xác định chủng loại của 01 viên gạch lát nền kích thức
(20x10) cm có dán niêm phong bằng giấy của chi cục Hải quan AH miền Bắc ký ngày
08/04/2008 ( do khách hàng đem đến ). Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế và quy trình
sản xuất gạch Granit, chúng tôi xác định rằng :
- Viên gạch ốp lát (20x10)cm nêu trên được làm từ bột đá ép có nhuộm màu và

được qua công đoạn mài bóng bề mặt.
- Mã số thuế theo Quyết định số 110/2003/QĐ/BTC của Bộ Tài chính ban hành
ngày 25/07/2007 : 6810.19.10
6
b. Chứng thư của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật số 132/KT2/K4-TBKQ , ngày
04/06/2008 :
 Kết quả thử nghiệm
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Phương pháp Kết luận
1 Kích thước
+ Chiều dài mm TCVN 6074 : 1995 600
+ Chiều rộng mm 600
+ Chiều dày mm 9,4
2 Độ hút nước % TCVN6355-3: 1995 0,078
3 Độ cứng Mohs TCVN 6415 : 1998 7
4 Độ bền hóa với dung
dịch axit HCl 5%
TCVN 6415 : 1998 Không bị phá hủy
5 Khả năng chịu nhiệt
nung ở t
o
= 1000
o
C
Không bị biến dạng
6 Thành phần hóa
+ SiO
2
% 65,92
+ Al
2

O
3
% 20,87
7 Độ mài mòn g/cm
2
TCVN 6065 : 1995 0,30
 Sau khi tiến hành thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật của mẫu gạch nói trên, Trung
tâm Dịch vụ kỹ thuật xin thông báo như sau :
- Qua quan sát bằng trực quan cho thấy mẫu gạch được kiểm tra là loại đá ốp lát
nhân tạo qua ép tạo hình và qua nung.
- Kết quả các chỉ tiêu đã kiểm tra cho thấy mẫu được nung kết khối rắn chắc và
không phải là đá bột ép chưa qua nung.
7
- Kết quả phân tích thành phần khoáng cho thấy thành phần chủ yếu của gạch là
SiO
2
và khoáng ( 3Al
2
O
3
.SiO
2
) đã hình thành trong quá trình nung tạo ra liên
kết bền vững và có độ cứng bề mặt cũng như độ bền cơ học cao.
 Kết luận : Mẫu gạch đá lát nền đã được kiểm tra có kích thước (600x600)mm không
phải là đá Granit tự nhiên. Đây là mẫu đá Granit nhân tạo. Thuộc nhóm mã hàng
6810.19.10 theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 25 tháng 7 năm
2003.
Đơn khiếu nại cùng các chứng thư trên đã được Lãnh đạo Bộ Tài chính và Lãnh
đạo Tổng cục Hải quan chuyển cho Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc kiểm tra,

nghiên cứu, báo cáo và đề xuất Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục Hải quan hướng giải
quyết.
B. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
I/ Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Hiện nay, có 3 loại hình hoạt động cơ bản liên quan trực tiếp đến việc phân tích
xác định bản chất hàng hóa XNK, đó là hoạt động giám định thương mại, hoạt động
kiểm tra chất lượng nhà nước đối với hàng hóa NK, hoạt động phân tích phân loại
hàng hóa của Hải quan. Ở đây có một số điểm đáng lưu ý như sau :
- Các tổ chức giám định thương mại chủ yếu phục vụ cho mục đích thương mại,
các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật chủ yếu phục vụ cho mục đích quản lý chuyên
ngành của các Bộ, ngành. Các tổ chức giám định, đơn vị kiểm tra hàng hóa
chuyên ngành đều không có chức năng phân loại áp mã số hàng hóa XK, NK
theo Danh mục HS và Biểu thuế XK, NK.
- Một số chứng thư giám định không đáp ứng được yêu cầu phục vụ việc phân
loại, áp mã số hàng hóa của cơ quan hải quan, thậm chí có cả những chứng thư
không bảo đảm tính khách quan, trung thực hoặc hàng hóa bị từ chối giám định
với nhiều lý do khác nhau.Chức năng của hoạt động phân tích phân loại của Hải
quan là xác định tên và mã số hàng hóa theo hệ thống HS và Biểu thuế trên cơ
sở kết quả phân tích hàng hóa trong phòng thí nghiệm hải quan.
8
Tuy nhiên, trước kia các cơ quan Hải quan thường căn cứ vào chứng thư giám
định về thành phần, bản chất, tính năng, thông số kỹ thuật của các cơ quan bên ngoài
để tiến hành phân loại áp mã hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu. Hiện nay, tuy đã có các
Trung tâm phân tích phân loại hải quan nhưng trong thực tế các Trung tâm phân tích
phân loại cũng không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu giám định phục vụ cho công
tác quản lý nhà nước của ngành Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho
nên trong Luật Hải quan sửa tại khoản 4 điều 27 quy định : Lấy mẫu hàng hóa với sự
có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám
định phục vụ kiểm tra hàng hóa; sử dụng kết quả phân tích, kết quả giám định để xác
định mã số và chất lượng hàng hóa. Như vậy theo Luật Hải quan cơ quan Hải quan các

địa phương sẽ là người quyết định kết quả phân loại áp mã đối với hàng hóa XNK và
tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình sau khi tham khảo kết quả giám định.
Chính vì vậy, những bất đồng trong hoạt động phân loại áp mã đối với hàng xuất
nhập khẩu giữa cơ quan Hải quan với các doanh nghiệp hoặc giữa các cơ quan hải
quan trong ngành là lẽ đương nhiên, đây cung là nguồn gốc phát sinh những vụ việc
khiếu kiện về phân loại áp mã hàng hóa giữa doanh nghiệp và các cơ quan Hải quan.
Đối với vụ việc Gạch lát nền bằng bột đá ép trên do có các kết luận khác nhau về
mã số thuế giữa các cơ quan giám định cho nên chúng ta phải xem xét đánh giá một
cách khách quan trên cơ sở các căn cứ khoa học và các văn bản qui phạm pháp luật
hiện hành đảm bảo tính công khai, công bằng, đúng pháp luật.
II. Cơ sở lý luận
Thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế
khác nhau, chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, Việt nam đã có quan hệ
thương mại với nhiều nước trên Thế giới thông qua các Hiệp định song phương, đa
phương. Có thể nói, hiện nay tại các cửa khẩu hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam
từ nhiều nước, nhiều vùng khác nhau trên Thế giới, rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã,
đa tính năng sử dụng trên một sản phẩm. Vì vậy, phân tích phân loại hàng hóa nhập
khẩu trở nên phức tạp, khó khăn hơn nếu việc kiểm tra thực tế hàng hóa chỉ bằng
9

×