Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Nghiên cứu và xây dựng mô hình điện toán đám mây cục bộ ứng dụng mã nguồn mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 75 trang )

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

MỤC LỤC
MỤC LỤC

1

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

7

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 8
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
MỞ ĐẦU 10
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
1.1 Định nghĩa

11

11

1.2 Lịch sử 12
1.3 Các mơ hình dịch vụ điện toán đám mây 13
1.3.1 Dịch vụ hạ tầng IaaS..............................................................................14
1.3.2 Dịch vụ nền tảng PaaS...........................................................................15
1.3.3 Dịch vụ phần mềm (SaaS)......................................................................16
1.4 Kiến trúc điện tốn đám mây



18

1.5 Đặc tính 19
1.6 So sánh điện toán đám mây và điện toán lưới

20

1.7 Lợi ích và hạn chế của điện tốn đám mây 23
1.7.1 Lợi ích của điện tốn đám mây..............................................................23
1.7.2 Hạn chế của điện toán đám mây.............................................................26
1.8 An ninh trên Cloud 28
1.8.1 Bảo mật điện toán đám mây...................................................................28
1.8.2 Các giải pháp bảo mật điện tốn đám mây.............................................29
1.8.3 Chính sách bảo mật................................................................................30
CHƯƠNG 2 CÁC MƠ HÌNH TRIỂN KHAI CƠNG NGHỆ ĐIỆN TỐN ĐÁM
MÂY
31
2.1 Sơ lược các cơng nghệ ứng dụng trong điện tốn đám mây 31
2.1.1 Cơng nghệ ảo hóa...................................................................................31
2.1.2 Cơng nghệ tự động hóa giám sát điều phối tài ngun...........................32
2.1.3 Cơng nghệ Web 2.0................................................................................33
Trịnh Văn A

1

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính


2.2 Private Cloud 34
2.2.1 Định nghĩa.............................................................................................34
2.2.2 Ưu, nhược điểm của Private Cloud........................................................35
2.2.3 Xây dựng Private Cloud.........................................................................35
2.2.4 Đối tượng sử dụng.................................................................................36
2.2.5 Tính phù hợp của Private Cloud đối với doanh nghiệp..........................36
2.3 Public Cloud 37
2.3.1 Định nghĩa.............................................................................................37
2.3.2 Ưu, nhược điểm và đối tượng sử dụng của Public Cloud.......................37
2.4 Community Cloud 38
2.4.1 Định nghĩa.............................................................................................38
2.4.2 Ưu nhược điểm và đối tượng sử dụng của Community Cloud...............38
2.5 Hybrid Cloud 39
2.5.1 Định nghĩa.............................................................................................39
2.5.2 Ưu nhược điểm và đối tượng sử dụng của Hybrid Cloud.......................40
2.6 So sánh giữa các mơ hình triển khai điện tốn đám mây
2.7 Các nền tảng mơ phỏng điện tốn đám mây

41

43

2.7.1 Cloudstack.............................................................................................43
2.7.2 Openstack..............................................................................................46
2.7.3 Eucalyptus..............................................................................................47
2.7.4 OpenNeubula.........................................................................................47
2.8 So sánh giữa các nền tảng đám mây 47
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐIỆN TỐN ĐÁM MÂY CỤC BỘ ỨNG
DỤNG MÃ NGUỒN MỞ 49

3.1 Đặt vấn đề

49

3.2 Giải pháp và mơ hình triển khai hệ thống 49
3.2.1 Phương pháp triển khai..........................................................................49
3.2.2 Phần mềm và các công cụ hỗ trợ............................................................51
3.2.3 Mơ hình triển khai đám mây..................................................................51
3.3 Cấu hình ảo hóa hệ thống 52
3.4 Cài đặt và cấu hình phần mềm quản lý đám mây

53

3.4.1 Cấu hình mạng.......................................................................................53
Trịnh Văn A

2

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

3.4.2 Cài đặt NTP...........................................................................................55
3.4.3 Cài đặt, cấu hình NFS............................................................................55
3.4.4 Cấu hình tường lửa.................................................................................56
3.4.5 Cài đặt MySQL Server...........................................................................57
3.4.6 Cài đặt Cloudstack.................................................................................58
3.4.7 Cài đặt trình quản lý máy chủ................................................................59
3.4.8 Tải về các VM mẫu................................................................................60

3.4.9 Cài đặt và cấu hình KVM.......................................................................61
3.5 Kiểm tra chức năng hệ thống

62

3.5.1 Đăng nhập..............................................................................................62
3.5.2 Quản lý trung tâm dữ liệu phân tán........................................................64
3.5.3 Quản lý tài nguyên.................................................................................68
3.5.4 Quản lý tài khoản...................................................................................70
KẾT LUẬN

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trịnh Văn A

3

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1- 1 Tất cả đều được tập trung vào đám mây..................................................10
Hình 1- 2 Các loại dịch vụ Cloud Computing.........................................................12
Hình 1- 3 Dịch vụ hạ tầng IaaS...............................................................................13
Hình 1- 4 Dịch vụ nền tảng (PaaS)..........................................................................15
Hình 1- 5 Dịch vụ phần mềm SaaS.......................................................................................................16


Hình 2- 1 Private Cloud...........................................................................................33
Hình 2- 2 Public Cloud............................................................................................36
Hình 2- 3 Community Cloud...................................................................................38
Hình 2- 4 Hybrid Cloud...........................................................................................39
Hình 2- 5 Kiến trúc của cloudstack.........................................................................43
Hình 3- 1 Mơ hình triển khai...................................................................................50
Hình 3- 2 bật chế độ Virtualization Technology trong BIOS...................................51
Hình 3- 3 Tài nguyên máy chủ................................................................................51
Hình 3- 4 Màn hình đăng nhập................................................................................51
Hình 3- 5 Cấu hình mạng cho máy chủ ảo...............................................................52
Hình 3- 6 Kiểm tra hostname...................................................................................53
Hình 3- 7 Thay đổi nội dung trong file config.........................................................53
Hình 3- 8 Cài đặt thành cơng NTP..........................................................................54
Hình 3- 9 Khởi động NTP.......................................................................................54
Hình 3- 10 Kiểm tra tên miền trong file idmapd.conf..............................................55
Hình 3- 11 Thêm các thơng số trong iptables..........................................................55
Hình 3- 12 Khởi động lại iptables...........................................................................56
Hình 3- 13 Install MySQL server............................................................................56
Hình 3- 14 Thêm nội dung vào file my.cnf..............................................................56
Hình 3- 15 Khởi động mysql...................................................................................57

Trịnh Văn A

4

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chun ngành Mạng Máy Tính


Hình 3- 16 Tạo kho lưu trữ trong file mysql.repo....................................................57
Hình 3- 17 Tạo mới file cloudstack.repo.................................................................57
Hình 3- 18 Khởi động thành cơng các dịch vụ........................................................58
Hình 3- 19 Thiết lập máy chủ quản lý thành cơng...................................................59
Hình 3- 20 Tải về thành cơng hệ thống VM mẫu.....................................................59
Hình 3- 21 Install KVM thành cơng........................................................................60
Hình 3- 22 Khởi động lại dịch vụ libvitr.................................................................61
Hình 3- 23 Kiểm tra hoạt động của KVM...............................................................61
Hình 3- 24 Giao diện đăng nhập..............................................................................61
Hình 3- 25 Màn hình sau khi đăng nhập hệ thống...................................................62
Hình 3- 26 Tạo password mới.................................................................................62
Hình 3- 27 Trình add zone.......................................................................................63
Hình 3- 28 Thiết lập các thơng số cho zone.............................................................63
Hình 3- 29 Thiết lập thơng số cho pod....................................................................64
Hình 3- 30 Thiết lập thơng số cho mạng khách.......................................................64
Hình 3- 31 Thiết lập cluster.....................................................................................65
Hình 3- 32 Thiết lập host.........................................................................................65
Hình 3- 33 Tùy chọn cho Primary Storage..............................................................66
Hình 3- 34 Tùy chọn cho Secondary Storage..........................................................66
Hình 3- 35 Khởi chạy cloudstack............................................................................67
Hình 3- 36 Quá trình đợi add các tài nguyên diễn ra...............................................67
Hình 3- 37 Tài nguyên tiêu hao của zone1..............................................................68
Hình 3- 38 Tất cả tài ngun của hệ thống..............................................................68
Hình 3- 39 Thơng tin chi tiết của zone....................................................................69
Hình 3- 40 Các thơng tin của account mới..............................................................69
Hình 3- 41 Add thành cơng account........................................................................70
Hình 3- 42 Đăng nhập bằng tài khoản ad1..............................................................70
Hình 3- 43 Tùy chọn thơng số cho tài khoản khách.................................................71
Hình 3- 44 Add thành cơng tài khoản khách ad2.....................................................71

Hình 3- 45 Giao diện sau khi đăng nhập tài khoản ad2...........................................71
Trịnh Văn A

5

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chun ngành Mạng Máy Tính

Hình 3- 46 Các tùy chọn của một tài khoản.............................................................72

Trịnh Văn A

6

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1- 1 Bảng so sánh Grid Computing và Cloud Computing..............................21

Trịnh Văn A

7

Lớp Mạng máy tính A K59



Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
SaaS: Software as a service
IaaS: Infrastructure as a Services
PaaS: Platform as a Service
CNTT: Công nghệ thông tin
RAM: Random Access Memory
CPU: Central Processing Unit
HTML: HyperText Markup Language
KVM: Kernel Virtualization Machine
DHCP: Dynamic Host Configuration Protocol
VLAN: Virtual Local Area Network
VPN: Virtual Private Network
NFS: Network File System
LAN: Local Area Network
NTP: Network Time Protocol

Trịnh Văn A

8

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chun ngành Mạng Máy Tính

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung

Tên đề tài: Nghiên cứu và xây dựng mơ hình điện tốn đám mây cục bộ ứng
dụng mã nguồn mở
Sinh viên thực hiện:
Lớp: Mạng Máy Tính
Hệ đào tạo: Chính Quy
Điện thoại:
Email:
Thời gian thực hiện: 2019
2. Mục tiêu
Đồ án “Nghiên cứu và xây dựng mô hình điện tốn đám mây cục bộ ứng
dụng mã nguồn mở” có các mục tiêu sau:
-

Nắm vững được kiến thức cơ bản về cơng nghệ điện tốn đám mây và các
vấn đề về điện toán đám mây.

-

Cài đặt và cấu hình một mơ hình sử dụng dịch vụ điện tốn đám mây cụ thể
là Cloudstack

3. Nội dung chính
Đồ án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan điện toán đám mây
Chương 2: Các mơ hình triển khai cơng nghệ điện tốn đám mây
Chương 3: Nghiên cứu và xây dựng mơ hình điện toán đám mây cục bộ ứng
dụng mã nguồn mở
4. Kết quả chính đạt được
Báo cáo đồ án tốt nghiệp gồm lý thuyết và thực nghiệm mô phỏng
-


Lý thuyết: Tổng quan về điện tốn đám mây và tìm hiểu về các mơ hình triển
khai cơng nghệ điện tốn đám mây.

Trịnh Văn A

9

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

-

Thực nghiệm: Xây dựng mơ hình triển khai điện tốn đám mây cục bộ ứng
dựng mã nguồn mở.

MỞ ĐẦU
1- Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Trên thế giới thì điện tốn đám mây đã phát triển từ lâu và hiện nay nó đang rất
phổ biến. Tuy nhiên ở Việt Nam thì điện tốn đám mây vẫn đang trong quá trình
phát triển. Trong vài năm lại đây, điện toán đám mây đã tạo ra một cuộc cách mạng
trong ngành cơng nghiệp máy tính, thay đổi cơ bản cách thức sử dụng các nguồn tài
nguyên, cơ cấu vận hành cũng như việc lưu trữ, phân phối và xử lý thông tin. Đa số
chúng ta đều đã và đang sử dụng một hoặc nhiều các dịch vụ ứng dụng công nghệ
điện toán đám mây trong đời sống hàng ngày cũng như trong quản lý doanh nghiệp.
Đồ án này sẽ giới thiệu các khái niệm cơ bản về điện toán đám mây nói chung
và cài đặt thử nghiệm trên hệ thống này.
Đồ án được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu những khái niệm cơ bản về điện toán đám mây, kiến trúc,
đặc tính, thành phần của điện tốn đám mây.
Chương 2: Đi sâu nghiên cứu các mơ hình triển khai cơng nghệ điện tốn đám
mây
Chương 3: Cài đặt mơi trường để phát triển mơ hình và thử nghiệm
2. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Dịch vụ cơ sở hạ tầng của đám mây đã ra đời là một giải pháp tối ưu và rất cần
thiết cho cho rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị hiện nay vì điện tốn đám mây là một
hình thức dịch vụ của công nghệ thông tin mà cho phép các doah nghiệp, tổ chức
các nhân được đăng ký sử dụng ngay khi cần và cũng có thể thơi sử dụng mà khơng
bị tính phí. Trước đây muốn chạy nhiều ứng dụng thì các doanh nghiệp phải đầu tư
nhiều máy tính, máy chủ nhiều khi gây tốn kém và lãng phí. Hiện nay các hình thức
cho th máy chủ, máy chủ ảo ra đời đã thu hút được nhiều các tổ chức, đơn vị quan
tâm và triển khai sử dụng.

Trịnh Văn A

10

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐIỆN TỐN ĐÁM MÂY
1.1 Định nghĩa
Điện tốn đám mây là các phát triển dựa vào mạng Internet sử dụng các cơng
nghệ máy tính. Đây là một kiểu điện tốn trong đó những tài ngun tính tốn và
lưu trữ được cung cấp như những dịch vụ trên mạng và các dịch vụ sẽ nằm tại các

máy chủ ảo (đám mây) trên Internet. Người dùng khơng cần biết hay có kinh
nghiệm điều khiển và vận hành những cơng nghệ này.

Hình 1- Tất cả đều được tập trung vào đám mây
Đám mây là hình ảnh ẩn dụ cho mạng Internet và là sự trừu tượng cho những
cơ sở hạ tầng phức tạp mà nó che giấu.
Điện tốn đám mây thường bị nhầm lẫn với điện tốn lưới (grid computing
một loại hình điện tốn phân tán được tạo bởi các mạng máy tính nhỏ hoặc các cặp
máy tính, hoạt động phối hợp với nhau để thực hiện các chức năng rất lớn), điện
toán theo nhu cầu (utility computing, khối những tài nguyên máy tính, như các bộ
xử lý và bộ nhớ, trong vai trò một dịch vụ trắc lượng tương tự với các cơng trình hạ

Trịnh Văn A

11

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

tầng kỹ thuật truyền thống) và điện toán tự trị (autonomic computing, các hệ thống
máy tính có khả năng tự quản lý).
Trên thực tế, việc triển khai các cơ sở hạ tầng cho điện toán đám mây dựa trên
các đặc điểm của điện toán lưới, điện toán theo nhu cầu và điện tốn tự trị. Điện
tốn đám mây có thể được xem như là giai đoạn tự nhiên tiếp theo từ mô hình điện
tốn lưới.
1.2 Lịch sử
Thuật ngữ điện tốn đám mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng điện toán lưới
(grid computing) trong thập niên 1980, tiếp theo là điện toán theo nhu cầu (utility

computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS).
Điện toán lưới đặt trọng tâm vào việc di chuyển một tải công việc (workload)
đến địa điểm của các tài nguyên điện toán cần thiết để sử dụng. Một lưới là một
nhóm máy chủ mà trên đó nhiệm vụ lớn được chia thành những tác vụ nhỏ để chạy
song song, được xem là một máy chủ ảo.
Năm 2002, đã có nhiều cuộc hội thoại dài với các chuyên gia lưới điện châu
Âu – Mỹ, giữa các nhà cung cấp hàng đầu giải pháp điện toán lưới. Họ mong muốn
thúc đẩy cho khái niệm lưới với các tổ chức tài chính lớn, mặc dù các cơng ty đã có
những nguồn tài ngun điện toán cần thiết để xử lý các giao dịch từ nhiều ngân
hàng, nhưng thật khó thay đổi các quan niệm truyền thống và các rủi ro có thể xảy
ra với các tổ chức tài chính.
Mỗi tổ chức tài chính nhất thiết cần biết rằng công ty cung cấp điện tốn lưới
hiểu rõ nghiệp vụ của họ, khơng chỉ các danh mục đầu tư chạy các ứng dụng và cơ
sở hạ tầng trên đó. Điều này đã được quan trọng đối với họ. Họ cần biết rằng hệ
thống của họ hỗ trợ bất cứ ai biết chính xác những gì tác động của thay đổi bất kỳ
khả năng có thể làm cho các cổ đơng của họ.
Ngồi ra cịn các vấn đề khác cần phải đặt ra đó là an toàn dữ liệu và bảo mật.
Đối với nhiều doanh nghiệp, dữ liệu là nhạy cảm nhất. Trao dữ liệu này sang bên
thứ ba đơn giản là thật khó chấp nhận. Các ngân hàng đã rất thích đi thuê các dịch
vụ ngoài cho một phần dịch vụ của họ, nhưng lại muốn được kiểm soát của các
phần cứng và phần mềm – về cơ bản muốn sử dụng các nguồn lực bên ngồi giống
như là một phịng/ban nội bộ hỗ trợ nhân viên.

Trịnh Văn A

12

Lớp Mạng máy tính A K59



Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

Động lực giúp điện toán lưới gia nhập sâu hơn vào cung cấp dịch vụ, đó là
điện tốn đám mây. Điều này mang các khái niệm về điện toán lưới và kết thúc tốt
đẹp nó trong một dịch vụ được cung cấp bởi các trung tâm dữ liệu. Các dịch vụ cao
cấp nhất của điện toán đám mây của các hệ thống cung cấp dịch vụ là Amazon S3
(Simple Storage Service). Amazon cung cấp các giải pháp phát triển với một dịch
vụ web để lưu trữ dữ liệu. Bất kỳ số lượng dữ liệu có thể được đọc, viết hoặc đã bị
xóa trên một cơ sở trả cho mỗi lần sử dụng.
Hãng EMC cũng có kế hoạch cung cấp một dịch vụ dữ liệu để cạnh tranh với
Amazon. Giải pháp của EMC muốn tạo ra một mạng lưới toàn cầu với mỗi trung
tâm dữ liệu có khả năng lưu trữ lớn. Họ có cách tiếp cận rằng khơng ai có thể đủ
khả năng đặt tất cả các dữ liệu ở một nơi, vì vậy dữ liệu như vậy được phân tán trên
tồn cầu. Đám mây của họ sẽ theo dõi việc sử dụng dữ liệu, và nó sẽ tự động điều
chỉnh dữ liệu để cân bằng tải các yêu cầu và lưu lượng truy cập Internet.
Với điện toán đám mây, các tài ngun điện tốn như máy chủ có thể được
định hình động hoặc cắt nhỏ từ cơ sở hạ tầng phần cứng nền và trở nên sẵn sàng
thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ những mơi trường khơng phải là điện tốn lưới.
1.3 Các mơ hình dịch vụ điện tốn đám mây
Các mơ hình dịch vụ (Service Models): Phân loại các dịch vụ của các nhà
cung cấp dịch vụ Cloud Computing.

Hình 1- Các loại dịch vụ Cloud Computing

Trịnh Văn A

13

Lớp Mạng máy tính A K59



Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

1.3.1 Dịch vụ hạ tầng IaaS
IaaS (Infrastructure as a Services) Cung cấp dịch vụ cơ bản như năng lực tính
tốn, khơng gian lưu trữ, kết nối mạng tới doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử
dụng tài nguyên hạ tầng này để đáp ứng nhu cầu tính tốn hoặc cài đặt ứng dụng
phần mềm, web hosting, mobile… Với dịch vụ này, doanh nghiệp chủ động cài đặt
hệ điều hành, không gian lưu trữ dữ liệu và cài đặt các ứng dụng theo nhu cầu.
Trong loại hình dịch vụ này, khách hàng được cung cấp những được cung cấp
những tài nguyên máy tính cơ bản (như bộ xử lý, dung lượng lưu trữ, kết nối
mạng…). Nhà cung cấp IaaS cũng cung cấp một loạt các dịch vụ đi kèm với các
thành phần cơ sở hạ tầng đó. Chúng có thể bao gồm thanh tốn chi tiết, giám sát,
truy cập nhật ký, bảo mật, cân bằng tải và phân cụm, cũng như khả năng phục hồi
lưu trữ, chẳng hạn như sao lưu, sao chép và phục hồi. Các dịch vụ này ngày càng
được điều khiển bởi chính sách, cho phép người dùng IaaS thực hiện các mức độ tự
động hóa và điều phối cao hơn cho các nhiệm vụ cơ sở hạ tầng quan trọng.
Dịch vụ IaaS phổ biến hiện nay trên thế giới như Amazon Cloud, Google
Cloud, Microsoft và trong nước như EXA Cloud đã có 7 năm kinh nghiệm cung cấp
dịch vụ hạ tầng- IaaS với các dịch vụ như máy chủ Cloud, Cloud Storage S3, EXA
Backup, Vietnam CDN, WAF

Hình 1- Dịch vụ hạ tầng IaaS

Trịnh Văn A

14

Lớp Mạng máy tính A K59



Đồ án tốt nghiệp chun ngành Mạng Máy Tính

Mơ hình này được thực hiện bằng một kết nối Internet để kết nối người dùng
với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Rồi các nhà cung cấp sẽ kết nối đến máy
chủ để tiến hành lưu trữ và lấy dữ liệu
1.3.2 Dịch vụ nền tảng PaaS
Platform as a Service (PaaS) là mơ hình điện tốn đám mây trong đó nhà cung
cấp bên thứ ba cung cấp các công cụ phần cứng và phần mềm - thường là những
công cụ cần thiết để phát triển ứng dụng - cho người dùng qua internet. Một nhà
cung cấp PaaS lưu trữ phần cứng và phần mềm trên cơ sở hạ tầng của riêng mình.
Do đó, PaaS giải phóng người dùng khỏi phải cài đặt phần cứng và phần mềm nội
bộ để phát triển hoặc chạy một ứng dụng mới
PaaS thường không thay thế toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp.
Thay vào đó, một doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung cấp PaaS cho các dịch
vụ chính, như lưu trữ ứng dụng hoặc phát triển Java.
Nhà cung cấp PaaS xây dựng và cung cấp một môi trường linh hoạt và tối ưu
hóa để người dùng có thể cài đặt các ứng dụng và bộ dữ liệu. Người dùng có thể tập
trung vào việc tạo và chạy các ứng dụng thay vì xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng
và dịch vụ cơ bản.
Platform as a service là một nền tảng xoay vòng như một vòng tròn mà các
thành phần như: Kịch bản (scipting), hệ điều hành (OS), cơ sở dữ liệu (Database),
phần mềm (software), lưu trữ (hosting), mạng truy cập (network access), lớp bảo vệ
(security), sẽ hỗ trợ cho nhau
Nhiều sản phẩm PaaS hướng đến phát triển phần mềm. Các nền tảng này cung
cấp cơ sở hạ tầng tính toán và lưu trữ, cũng như chỉnh sửa văn bản, quản lý phiên
bản, biên dịch và kiểm tra các dịch vụ giúp nhà phát triển tạo ra phần mềm mới
nhanh chóng và hiệu quả hơn. Một sản phẩm PaaS cũng có thể cho phép các nhóm
phát triển cộng tác và làm việc cùng nhau, bất kể vị trí thực tế của họ.
Lợi ích chính của PaaS là sự đơn giản và tiện lợi cho người dùng - nhà cung

cấp PaaS cung cấp phần lớn cơ sở hạ tầng và các dịch vụ CNTT khác, mà người
dùng có thể truy cập mọi nơi thơng qua trình duyệt web. Các nhà cung cấp PaaS sau
đó tính phí cho quyền truy cập đó trên cơ sở mỗi lần sử dụng - một mô hình mà
nhiều doanh nghiệp ưa thích, vì nó loại bỏ chi phí vốn mà họ thường có cho phần

Trịnh Văn A

15

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

cứng và phần mềm tại chỗ. Một số nhà cung cấp PaaS tính phí hàng tháng để truy
cập dịch vụ của họ, cũng như các ứng dụng được lưu trữ trong đó.

Hình 1- Dịch vụ nền tảng (PaaS)
1.3.3 Dịch vụ phần mềm (SaaS)
Software as a service (SaaS) là mơ hình cấp phép và phân phối phần mềm
trong đó phần mềm được cấp phép trên cơ sở đăng ký và được lưu trữ tập trung.
Đơi khi nó được gọi là "phần mềm theo yêu cầu" và trước đây được gọi là "phần
mềm cộng với dịch vụ" của Microsoft. SaaS thường được truy cập bởi người dùng
sử dụng máy thin client, ví dụ: thơng qua trình duyệt web. SaaS đã trở thành mơ
hình phân phối phổ biến cho nhiều ứng dụng kinh doanh, bao gồm phần mềm văn
phòng, phần mềm nhắn tin, phần mềm xử lý bảng lương, phần mềm quản lý, phần
mềm phát triển, trị chơi ảo hóa, kế tốn, cộng tác, quản lý quan hệ khách hàng, hệ
thống thông tin quản lý, lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp, lập hóa đơn, quản lý
nguồn nhân lực, mua lại nhân tài, hệ thống quản lý học tập, quản lý nội dung, hệ
thống thông tin địa lý và quản lý bàn dịch vụ. SaaS đã được đưa vào chiến lược của

gần như tất cả các công ty phần mềm doanh nghiệp hàng đầu.
Phần lớn các giải pháp SaaS dựa trên kiến trúc đa tầng. Với mơ hình này, một
phiên bản duy nhất của ứng dụng, với một cấu hình duy nhất (phần cứng, mạng, hệ
điều hành), được sử dụng cho tất cả khách hàng ("khách thuê"). Để hỗ trợ khả năng
mở rộng, ứng dụng được cài đặt trên nhiều máy (được gọi là chia tỷ lệ ngang).
Trịnh Văn A

16

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

Trong một số trường hợp, phiên bản thứ hai của ứng dụng được thiết lập để cung
cấp cho một nhóm khách hàng được chọn truy cập vào các phiên bản trước khi phát
hành của ứng dụng (ví dụ: phiên bản beta) cho mục đích thử nghiệm. Điều này trái
ngược với phần mềm truyền thống, trong đó nhiều bản sao phần mềm vật lý - mỗi
bản có khả năng của một phiên bản khác nhau, có cấu hình tiềm năng khác nhau và
thường được tùy chỉnh - được cài đặt trên các trang web khách hàng khác nhau.
Trong mơ hình truyền thống này, mỗi phiên bản của ứng dụng dựa trên một mã duy
nhất.
Mặc dù là một ngoại lệ chứ không phải là tiêu chuẩn, một số giải pháp SaaS
không sử dụng đa nhiệm hoặc sử dụng các cơ chế khác như ảo hóa, để quản lý một
cách hiệu quả chi phí cho một số lượng lớn khách hàng thay vì đa nhiệm. Liệu đa
nhiệm có phải là một thành phần cần thiết cho phần mềm hay khơng vì một dịch vụ
là một chủ đề gây tranh cãi.

Hình 1- Dịch vụ phần mềm SaaS
Các đặc trưng tiêu biểu:

- Phần mềm sẵn có địi hỏi việc truy xuất, quản lý qua mạng
- Quản lý hoạt động từ một vị trí tập trung hơn là tại mỗi nơi của khách hàng,
cho phép khách hàng truy xuất từ xa thông qua web.

Trịnh Văn A

17

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

- Cung cấp ứng dụng thơng thường gần gũi với mơ hình với mơ hình ánh xạ
từ một đến nhiều hơn mơ hình 1:1 bao gồm cả các đặc trưng kiến trúc, giá
cả và quản lý.
- Những tính năng tập trung nâng cấp giải phóng người dùng khỏi việc tải
các bản vá lỗi và cập nhật.
- Thường xuyên tích hợp những phần mềm giao tiếp trên mạng diện rộng.
1.4 Kiến trúc điện toán đám mây
Điểm chủ yếu trong cơ sở hạ tầng của điện toán đám mây hiện nay bao gồm
các dịch vụ tin cậy được phân phối qua trung tâm dữ liệu và được xây dựng trên các
máy chủ với các cơng nghệ ảo hóa khác nhau. Các dịch vụ này có thể truy cập được
từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, và “đám mây” là điểm truy cập duy nhất đáp ứng tất
cả nhu cầu của người dùng máy tính. Việc cung cấp đám mây phải phù hợp với yêu
cầu của khách hàng về chất lượng dịch vụ và mức độ chấp nhận của dịch vụ. Các
tiêu chuẩn mở và phần mềm nguồn mở cũng quyết định đến sự lớn mạnh của điện
toán đám mây.
Kiến trúc đám mây gồm: nền tảng đám mây (Cloud Platform), các dịch vụ
đám mây (Cloud Service), cơ sở hạ tầng đám mây (Cloud Infrastructure), lưu trữ

đám mây (Cloud Storage).
Cloud Platform: Có khả năng cung cấp cho người dùng khả năng triển khai
các ứng dụng tự tạo của họ hay những ứng dụng cần thiết lên hạ tầng điện tốn đám
mây sử dụng các ngơn ngữ lập trình, các thư viện, dịch vụ và cơng cụ được hỗ trợ
bởi nhà cung cấp PaaS. Đến lớp này của điện tốn đám mây, người dùng sẽ khơng
cần phải quản lý và điều khiển hạ tầng đám mây bao gồm: mạng, máy chủ ảo, hệ
điều hành, lưu trữ mà chỉ cần kiểm soát việc triển khai ứng dụng của mình lên nền
tảng đã có sẵn.
Cloud Service: là máy chủ ảo được triển khai trên nền tảng điện toán đám
mây, hoạt động trên nhiều kết nối server vật lý khác nhau. Đặc điểm này của Cloud
Server giúp bạn có thể truy cập nhanh đến một nguồn cung cấp không giới hạn, đối
với các môi trường lưu trữ truyền thống thì các nguồn tài nguyên này thường bị giới
hạn trong một server vật lý. Chi phí Cloud Server được xác định bởi số lượng node
tài nguyên lựa chọn, bao gồm CPU, RAM, không gian lưu trữ và băng thông hàng
tháng.
Trịnh Văn A

18

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

Cloud Infrastructure: cơ sở hạ tầng (Infrastructure) của ĐTĐM là phần cứng
được cung cấp như là các dịch vụ, nghĩa là được chia sẻ và có thể sử dụng lại dễ
dàng. Các tài nguyên phần cứng được cung cấp theo thời gian cụ thể theo yêu cầu.
Dịch vụ kiểu này giúp cho khách hàng giảm chi phí bảo hành, chi phí sử dụng,…
Cloud Storage: Lưu trữ đám mây là khái niệm tách dữ liệu khỏi quá trình xử lý
và chúng được lưu trữ ở những vị trí từ xa. Lưu trữ đám mây cũng bao gồm cả các

dịch vụ CSDL, ví dụ như BigTable của Google, SimpleDB của Amazon,…
1.5 Đặc tính
 Đặc tính tự phục vụ theo nhu cầu
Đặc tính kỹ thuật của điện toán đám mây cho phép khách hàng đơn phương
thiết lập yêu cầu nguồn lực nhằm đáp ứng yêu cầu của hệ thống như: Thời gian sử
dụng Server, dung lượng lưu trữ, cũng như là khả năng đáp ứng các tương tác lớn
của hệ thống ra bên ngoài.
Truy cập diện rộng: Điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ chạy trên môi
trường Internet do vậy khách hàng chỉ cần kết nối được với Internet là có thể sử
dụng được dịch vụ.Các thiết bị truy xuất thông tin không yêu cầu cấu hình cao (thin
or thick client platforms) như : Mobile phone, Laptop và PDAs…
 Dùng chung tài nguyên và độc lập vị trí
Tài nguyên của nhà cung cấp dịch vụ được dùng chung, phục vụ cho nhiều
người dùng dựa trên mơ hình “multi-tenant”. Mơ hình này cho phép tài nguyên
phần cứng và tài nguyên ảo hóa sẽ được cấp pháp động dựa vào nhu cầu của người
dùng. Khi nhu cầu người dùng giảm xuống hoặc tăng nên thì tài nguyên sẽ được
trưng dụng để phục vụ yêu cầu.
Người sử dụng không cần quan tâm tới việc điều khiển hoặc khơng cần phải biết
chính xác vị trí của các tài nguyên sẽ được cung cấp. Ví dụ : Tài nguyên sẽ được
cung cấp bao gồm : Tài nguyên lưu trữ, xử lý, bộ nhớ, băng thông mạng và máy ảo.
 Khả năng co dãn nhanh chóng
Khả năng này cho phép tự động mở rộng hoặc thu nhỏ hệ thống tùy theo nhu
cầu của người sử dụng một cách nhanh chóng. Khi nhu cầu tăng, hệ thống sẽ tự
động mở rộng bằng cách thêm tài nguyên vào. Khi nhu cầu giảm, hệ thống sẽ tự
động giảm bớt tài nguyên.

Trịnh Văn A

19


Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

Khả năng co giãn giúp cho nhà cung cấp sử dụng tài nguyên hiệu quả, tận dụng
triệt để tài nguyên dư thừa, phục vụ được nhiều khách hàng. Đối với người sử dụng
dịch vụ, khả năng co giãn giúp họ giảm chi phí do họ chỉ trả phí cho những tài
nguyên thực sự dùng.
 Chi trả theo thực dụng
Nhiều dịch vụ điện tốn đám mây sử dụng mơ hình điện tốn theo nhu cầu, mơ
hình tương tự với cách các tiện ích theo nhu cầu truyền thống như điện được tiêu
thụ, trong khi một số khác tiếp thị dựa vào tiền đóng trước. Điện toán đám mây cho
phép giới hạn dung lượng lưu trữ, băng thơng, tài ngun máy tính và số lượng
người dùng kích hoạt theo tháng.
 Ngồi năm đặc điểm chính đã mơ tả ở trên, điện tốn đám mây còn cung cấp
một số các đặc điểm sau:
- Độ tin cậy: Cải thiện thông qua việc sử dụng các site có nhiều dư thừa, làm
nó thích hợp cho tính liên tục trong kinh doanh và khôi phục thất bại. Tuy
nhiên, phần lớn các dịch vụ của cloud computing có những lúc thiếu hụt và
người giám đốc kinh doanh, IT phải làm cho nó ít đi.
- Hiệu suất: Hiệu suất hoạt động được quan sát và các kiến trúc nhất quán,
kết nối lỏng lẽo được cấu trúc dùng web service như giao tiếp hệ thống.
- Khả năng chịu đựng: Khả năng chịu đựng xảy ra thông qua việc tận dụng
tài nguyên đã được cải thiện, các hệ thống hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các
máy tính và cơ sở hạ tầng kết hợp là những thứ tiêu thụ năng lượng chủ
yếu.
1.6 So sánh điện toán đám mây và điện toán lưới
Điện toán đám mây và điện tốn lưới có khả năng mở rộng, được thực hiện
thông qua cân bằng truyền tải của các ứng dụng chạy độc lập trên một loạt các hệ

thống hoạt động kết nối thông qua dịch vụ Web. Phân phối CPU và băng thông
mạng khi cần thiết, dung lượng lưu trữ hệ thống điều chỉnh theo số lượng người sử
dụng, số lượng dữ liệu chuyển giao dựa trên thời gian cụ thể. Hai loại tính tốn liên
quan đến đa nhiệm vụ và nhiều bên thuê dịch vụ, đó là nhiều người sử dụng có thể
thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, truy cập một hoặc nhiều trường hợp ứng dụng.
Nó có thể làm giảm chi phí cơ sở hạ tầng và cải thiện khả năng chịu tải cao thông
qua các nguồn tài nguyên lớn của người sử dụng chia sẻ.
Trịnh Văn A

20

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chun ngành Mạng Máy Tính

Điện tốn đám mây là một gợi ý cho tương lai, là thời điểm chúng ta khơng
tính tốn trên các máy tính cục bộ mà thực hiện tính tốn trên các tiện ích tập trung
được điều hành bởi thành phần thứ ba (third party). Khi xem xét các định nghĩa về
“đám mây”, “lưới”, chúng ta dễ dàng thấy rằng định nghĩa của “đám mây” có điểm
trùng lấp với các định nghĩa của “lưới”. Điều này không phải là một vấn đề đáng
ngạc nhiên, bởi vì “đám mây” khơng ra đời một cách riêng lẻ hay độc lập mà nó
dựa trên nền tảng của các cơng nghệ trước đó. Theo thống kê của Google Trends về
chỉ số tìm kiếm liên quan đến điện toán lưới và điện toán đám mây đến tháng
3/2015. Điện tốn đám mây có xu hướng tìm kiếm nhiều hơn, cịn điện tốn lưới
vẫn ở mức ổn định từ 2012 đến nay.
Sự khác biệt giữa hai công nghệ này nằm trong các nhiệm vụ được tính tốn
trong từng mơi trường tương ứng. Điện toán lưới và điện toán đám mây thông được
so sánh qua các đặc trưng.
Bảng so sánh Grid Computing và Cloud Computing

Đặc trưng
Grid computing
Cloud computing
Mục đích sử dụng
Hợp tác chia sẻ các nguồn
Sử dụng dịch vụ
tài nguyên
Sức mạnh tính tốn
Tính tốn mạnh hơn điện
Sử dụng khả năng tính
tốn đám mây; sử dụng khả
tốn trong nội bộ của
năng tính toán của internet
“đám mây”.
Lưu trữ
Lưu trữ nhiều hơn “đám Khả năng lưu trữ ít hơn
mây”; dùng các giao thức để “lưới”; dùng các trung tâm
tìm kiếm các tài nguyên dữ liệu trong việc lưu trữ
thích hợp trên mạng để lưu
trữ
Tốc độ truyền dữ Tốc độ chậm hơn “đám Nhanh hơn “lưới”, việc
liệu (trao đổi các tài mây”, tốc độ thường là mega trao đổi tài nguyên thường
nguyên trong lúc byte
thực hiện bằng đường
thực thi)
truyền nội bộ, được xây
dựng để kết nối giữa các
trung tâm dữ liệu. Tốc độ
có thể lên đến hàng giga
byte

Khả năng mở rộng
Có khả năng mở rộng. Khi Có khả năng mở rộng, co
có nhu cầu sử dụng thêm tài lại dễ dàng và nhanh (theo
nguyên thì hệ thống sẽ tìm nhu cầu sử dụng)
trên mạng xem hiện có tài
nguyên nào đáp ứng phù hợp
nhu cầu của mình khơng

Trịnh Văn A

21

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

Phạm vi ứng dụng

Tài nguyên

Chủ yếu hướng tới thương
mại, quan tâm đến việc
phục vụ nhu cầu của khách
Chủ yếu hướng tới khoa học
hàng thông qua việc cung
cấp các dịch vụ theo
nhu cầu của khách hàng
Việc sử dụng tài nguyên
Cung cấp tài nguyên theo

thơng qua việc tìm kiếm các dạng tài ngun thống
tài nguyên trên internet,
nhất, người dùng được
người dùng không thể cấu
phép cấu hình tài nguyên
hình tài nguyên theo ý muốn theo nhu cầu sử dụng

Hệ điều hành

Bất kỳ một hệ điều hành tiêu
chuẩn nào

Một máy ảo có nhiều hệ
điều hành chạy

Quản lý người dùng

Tổ chức phân cấp và ảo hoá
là nền tảng

Tập trung hoặc có thể uỷ
nhiệm cho bên thứ ba

Quản lý tài nguyên

Phân tán

Tập trung/ Phân tán

Cấp phát/ Lập lịch


Phân tán

Tập trung/ Phân tán

Khả năng cộng tác

Theo tiêu chuẩn lưới mở

Dựa vào dịch vụ Web

Những ứng dụng

DDGrid (Drug Discovery
Cloudo (Google apps,
Grid), MammoGrid, Geodise Amazon Web Service, …),
RoboEarth, Panda Cloud
antivirus

Các công cụ hỗ trợ

Nimrod-G, Gridbus, Legion

Cloudera,CloudSim,
Zenoss

Bảng 1- Bảng so sánh Grid Computing và Cloud Computing
Đối với điện toán lưới, một nhiệm vụ lớn được chia thành các nhiệm vụ nhỏ
hơn và phân phối đến các máy chủ khác nhau. Khi nhiệm vụ hồn thành, kết quả
được gửi lại cho máy chính, sau đó sẽ cung cấp một đầu ra duy nhất. Ý tưởng chính

của cơng nghệ điện tốn lưới là tận dụng năng lực của tất cả các máy tính đang có
(kể cả các máy tính đã cũ, lạc hậu) để tạo ra một siêu máy tính ảo khổng lồ thơng
qua một giải pháp phần mềm đệm (middleware) mà không "cướp quyền" điều khiển
Trịnh Văn A

22

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

của các thành viên trong “lưới”. Cịn điện tốn đám mây là hình thức phát triển của
điện tốn lưới với mức giá thấp cạnh tranh trong việc cung cấp tài nguyên theo yêu
cầu giúp làm giảm chi phí đầu tư cho hệ thống, cơ sở hạ tầng và giảm chi phí cho
nhân lực về cơng nghệ thơng tin.
1.7 Lợi ích và hạn chế của điện tốn đám mây
1.7.1 Lợi ích của điện tốn đám mây
Tính linh động: Người dùng có thể thoải mái lựa chọn các dịch vụ phù hợp
với nhu cầu của mình, cũng có thể bỏ bớt đi các thành phần mà mình khơng muốn.
Doanh nghiệp của bạn chỉ có một mức độ tập trung hữu hạn để phân chia giữa
tất cả các trách nhiệm của mình. Nếu các giải pháp CNTT hiện tại của bạn đang
buộc bạn phải chú ý quá nhiều đến vấn đề lưu trữ dữ liệu và máy tính, thì bạn sẽ
khơng thể tập trung vào việc đạt được mục tiêu kinh doanh và làm hài lòng khách
hàng. Mặt khác, bằng cách dựa vào một tổ chức bên ngồi để chăm sóc tất cả các cơ
sở hạ tầng và lưu trữ CNTT, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để dành cho các khía
cạnh của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của bạn.
Điện tốn đám mây cung cấp cho doanh nghiệp tính linh hoạt cao hơn so với
lưu trữ trên máy chủ cục bộ. Và, nếu bạn cần thêm băng thông, một dịch vụ dựa trên
đám mây có thể đáp ứng nhu cầu đó ngay lập tức, thay vì trải qua một bản cập nhật

phức tạp (và đắt tiền) cho cơ sở hạ tầng CNTT của bạn. Sự tự do và linh hoạt được
cải thiện này có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể cho hiệu quả chung của tổ chức của
bạn. Khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu kinh doanh là một trong những lý do quan
trọng nhất mà doanh nghiệp nên chuyển sang mơi trường đám mây.
Giảm bớt phí: Người dùng khơng chỉ giảm bớt chi phí bản quyền mà cịn
giảm phần lớn chi phí cho việc mua và bảo dưỡng máy chủ. Việc tập hợp ứng dụng
của nhiều tổ chức lại một chỗ sẽ giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu, cũng như tăng
hiệu năng sử dụng các thiết bị một cách tối đa.
Nếu bạn lo lắng về giá sẽ đi kèm với việc chuyển đổi sang điện toán đám mây.
Khi bạn đang ở trên đám mây, việc truy cập dễ dàng vào dữ liệu của công ty bạn sẽ
tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi khởi động dự án. Và, đối với những người lo lắng
rằng cuối cùng họ sẽ trả tiền cho các tính năng mà họ không cần cũng không muốn,
hầu hết các dịch vụ điện toán đám mây đều trả tiền theo cách của bạn. Điều này có

Trịnh Văn A

23

Lớp Mạng máy tính A K59


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Mạng Máy Tính

nghĩa là nếu bạn khơng tận dụng những gì đám mây cung cấp, thì ít nhất bạn sẽ
khơng phải bỏ tiền vào nó.
Hệ thống trả tiền cũng áp dụng cho khơng gian lưu trữ dữ liệu cần thiết để
phục vụ các bên liên quan và khách hàng của bạn, điều đó có nghĩa là bạn sẽ có
được nhiều khơng gian như bạn cần và khơng bị tính phí cho bất kỳ khơng gian nào.
Khi kết hợp với nhau, những yếu tố này dẫn đến chi phí thấp hơn và lợi nhuận cao
hơn.

Tạo nên sự độc lập: Người dùng sẽ khơng cịn bị bó hẹp với 1 thiết bị hay 1
vị trí cụ thể nào nữa. Với điện toán đám mây, phần mềm và dữ liệu có thể được truy
cập và sử dụng bất kì đâu, trên bất kì thiết bị nào mà không cần quan tâm đến giới
hạn phần cứng cũng như địa lý.
Tăng cường độ tin cậy: Dữ liệu trong mô hình điện tốn đám mây được lưu
trữ một cách phân tán tại nhiều cụm máy chủ tại nhiều vị trí khác nhau. Điều này
giúp tăng độ tin cậy, độ an tồn của dữ liệu mỗi khi có sự cố hay thảm hoạ xảy ra.
Bảo mật: Việc tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau sẽ giúp các chuyên
gia bảo mật tăng cường khả năng bảo vệ dữ liệu của người dùng, cũng như giảm
thiểu rủi ro bị ăn cắp toàn bộ dữ liệu.
Một vấn đề lớn mà nhiều tổ chức gặp phải khi áp dụng giải pháp điện toán
đám mây là vấn đề bảo mật. Rốt cuộc, khi các tệp, chương trình và dữ liệu khác
khơng được giữ an tồn trên trang web, làm thế nào bạn có thể biết rằng chúng đang
được bảo vệ. Nếu bạn có thể truy cập từ xa dữ liệu của mình, vậy thì điều gì ngăn
chặn một số tội phạm mạng thực hiện điều tương tự.
Cơng việc tồn thời gian của một máy chủ đám mây là giám sát cẩn thận bảo
mật, hiệu quả hơn đáng kể so với hệ thống nội bộ thơng thường, trong đó một tổ
chức phải phân chia nỗ lực của mình giữa vơ số mối quan tâm về CNTT, với bảo
mật chỉ là một trong họ.Và trong khi hầu hết các doanh nghiệp không muốn xem
xét công khai khả năng bị đánh cắp dữ liệu nội bộ, thì sự thật là tỷ lệ trộm dữ liệu
cao đáng kinh ngạc xảy ra trong nội bộ và được nhân viên thực hiện. Khi đây là
trường hợp, nó thực sự có thể an tồn hơn nhiều để giữ thơng tin nhạy cảm ngoài
trang web. Tất nhiên, đây là tất cả rất trừu tượng, vì vậy hãy xem xét một số thống
kê vững chắc. Chìa khóa cho bảo mật được nâng cấp này là mã hóa dữ liệu được
truyền qua mạng và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Bằng cách sử dụng mã hóa,
Trịnh Văn A

24

Lớp Mạng máy tính A K59



Đồ án tốt nghiệp chun ngành Mạng Máy Tính

thơng tin ít bị truy cập bởi tin tặc hoặc bất kỳ ai không được phép xem dữ liệu của
bạn. Là một biện pháp bảo mật bổ sung, với hầu hết các dịch vụ dựa trên đám mây,
các cài đặt bảo mật khác nhau có thể được đặt dựa trên người dùng.
Bảo trì dễ dàng: Mọi phần mềm đều nằm trên server, lúc này người dùng
không cần lo lắng cập nhật hay sửa lỗi phần mềm nữa. Và các lập trình viên cũng dễ
dàng hơn trong việc cài đặt, nâng cấp ứng dụng của mình.
Tính di động: Điện tốn đám mây cho phép truy cập di động vào dữ liệu của
công ty thông qua điện thoại thông minh và thiết bị, trong đó, xem xét hơn 2,6 tỷ
điện thoại thơng minh đang được sử dụng trên toàn cầu ngày nay, là một cách tuyệt
vời để đảm bảo rằng không ai bị rời khỏi vịng lặp. Nhân viên có lịch trình bận rộn,
hoặc sống cách xa văn phịng cơng ty, có thể sử dụng tính năng này để cập nhật
ngay lập tức với khách hàng và đồng nghiệp.
Thơng qua đám mây, bạn có thể cung cấp thơng tin có thể truy cập thuận tiện
cho nhân viên bán hàng đi du lịch, nhân viên tự do hoặc nhân viên ở xa để cân bằng
cuộc sống công việc tốt hơn.
Phục hồi sau thảm họa: Một trong những yếu tố góp phần vào sự thành cơng
của một doanh nghiệp là kiểm sốt. Thật khơng may, cho dù tổ chức của bạn có thể
kiểm sốt như thế nào khi nói đến các quy trình của riêng mình, sẽ ln có những
thứ hồn tồn nằm ngồi tầm kiểm soát của bạn và trong thị trường ngày nay, ngay
cả một lượng nhỏ thời gian chết không hiệu quả cũng có thể có tác động tiêu cực
đáng kể. Thời gian chết trong dịch vụ của bạn dẫn đến mất năng suất, doanh thu và
uy tín thương hiệu.
Nhưng trong khi có thể khơng có cách nào để bạn ngăn chặn hoặc thậm chí
lường trước những thảm họa có khả năng gây hại cho tổ chức của bạn, thì có một số
điều bạn có thể làm để giúp tăng tốc độ phục hồi. Các dịch vụ dựa trên đám mây
cung cấp khả năng phục hồi dữ liệu nhanh chóng cho tất cả các loại tình huống khẩn

cấp từ thảm họa tự nhiên đến sự cố mất điện.
Cập nhật phần mềm tự động: Đối với những người phải hồn thành nhiều
việc, khơng có gì khó chịu hơn là phải chờ cập nhật hệ thống để cài đặt. Các ứng
dụng dựa trên đám mây sẽ tự động làm mới và tự cập nhật, thay vì buộc bộ phận
CNTT phải thực hiện cập nhật tồn tổ chức thủ công. Điều này giúp tiết kiệm thời
gian và tiền bạc của nhân viên CNTT.
Trịnh Văn A

25

Lớp Mạng máy tính A K59


×