Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.79 KB, 29 trang )

TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC ĐÀ NẴNG.
A- KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LƯƠNG THỰC ĐÀ NẴNG.
I) Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Lương Thực Đà Nẵng ( CPLT-ĐN):
1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty CPLT-ĐN:
- Công ty Cổ Phần Lương Thực Đà Nẵng nguyên là công ty Lương Thực
Quảng Nam - Đà Nẵng ( do hai ban lương thực của hai tỉnh cũ là Quảng Nam và Đà
Nẵng đã sát nhập vào cuối năm 1975 )
Đầu năm 1983 công ty Lương Thực Quảng Nam - Đà Nẵng đổi tên thành Sở
Lương Thực Quảng Nam - Đà Nẵng. Cuối năm 1987, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng
Nam - Đà Nẵng ra quyết định thành lập công ty Lương Thực Quảng Nam - Đà Nẵng,
bỏ tên Sở Lương Thực Quảng Nam - Đà Nẵng. Vào đầu năm 1996, Uỷ Ban Nhân
Dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã chính thức ký biên bản bàn giao công ty Lương
Thực Quảng Nam - Đà Nẵng về cho Tổng công ty Lương Thực Miền Nam quản lý.
Từ đó công ty Lương Thực Quảng Nam - Đà Nẵng là một thành viên của Tổng công
ty Lương Thực Miền Nam. Đầu năm 2000, công ty Lương Thực Quảng Nam - Đà
Nẵng đã bàn giao một số đơn vị trực thuộc hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
về cho Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam quản lý. Tháng 07/2001, công ty Lương
Thực Quảng Nam - Đà Nẵng đổi tên thành công ty Lương Thực Đà Nẵng.
Thực hiện chủ trương của Nhà Nước về đổi mới, sếp lại các doanh nghiệp
Nhà nước, từ ngày 01/01/2004 công ty Lương Thực Quảng Ngãi sáp nhập vào công
ty Lương Thực Đà Nẵng
Từ ngày 01/04/2005 công ty Lương Thực Đà Nẵng tiến hành cổ phần hoá,
chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà Nước thành công ty Cổ Phần. Vốn Nhà Nước chi
phối là 51%, vốn của cổ đông là 49% được tổ chức và hoạt động theo luật doanh
nghiệp.
- Trụ sở chính: 16 Lý Thường Kiệt - Phường Thạch Thang - Quận Hải Châu -
Thành phố Đà Nẵng
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh lương thực, thục phẩm và hàng nông
sản, xay xát chế biến, vận tải lương thực và hàng hoá, sản xuất vật liệu xây dựng và


xây lắp, kinh doanh vật tư hàng hoá phục vụ nông nghiệp và đời sống nông thôn, chế
biến nông sản…
2/ Chức năng và nhiệm vụ của công ty CPLT - ĐN:
a.Chức năng:
Công ty có chức năng thu mua luơng thực, dự trữ lưu thông hàng hoá, lương
thực, nông sản thực phẩm, vật tư thiết bị phục vụ nông nghiệp, xay xát chế biến
lương thực và các hoạt động thương mại dịch vụ khác.
b.Nhiệm vụ:
Với chức năng được giao Công ty có nhiệm vụ tổ chức thu mua lương thực
trên địa bàn để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển mở rộng mạng lưới bán lẻ,
chế biến lương thực để phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội. Mặt khác, Công ty cần phải
dự trữ một lượng lương thực nhất định theo kế hoạch của Tổng công ty và Uỷ Ban
Nhân Dân Thành phố Đà Nẵng nhằm cung cấp đầy đủ lương thực khi có thiên tai,
bảo lụt, mất mùa hoặc để bình ổn giá cả khi thị trường tăng giá đột biến.
3/ Đặc điểm kinh doanh của công ty CPLT - ĐN:
Là một doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động trong lĩnh vực lương thực, Công ty
có nhiều thuận lợi: cơ sở vật chất tiếp quản tương đối nhiều rông khắp địa bàn thành
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: CH. Phan Thanh Hải
phố, kinh doanh có hiệu quả, đội ngủ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm. Hơn
nữa Công ty luôn được UBND Thành phố Đà Nẵng quan tâm tạo mọi điều kiện giúp
đỡ nhất là về vốn dự trữ lương thực để Công ty hoàn thành nhiệm vụ chính của mình.
Tuy nhiên Công ty cũng gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh gat gắt của nền kinh
tế thị trường, mặt hàng cồng kềnh, vốn nhiều lời ít, bộ máy quản lý còn nặng nề, chi
phí lớn.
Những mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Gạo, ngô, sắn, bánh
mì…Quá trình chế biến từ thóc ra gạo, từ bột mì và các nguyên liệu sản xuất ra các
loại bánh ngọt…
Công ty mua lương thực trực tiếp từ nông dân, mua qua đại lý, mua của các
Doanh nghiệp tư nhân . Đặc biệt những năm gần đây Công ty thường xuyên mua bán
số lượng lớn thóc gạo với chi cục dự trữ quốc gia khu vực Miền Trung và Tây

Nguyên. Do vậy, địa bàn kinh doanh của Công ty mở rộng không những ở Đà Nẵng,
Quảng Nam, mà còn ở các tỉnh khác như Thanh Hoá, Quảng Bình, Huế, Đắc Lắc,
Đồng Tháp…
II) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty CPLT - ĐN:
1/Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty CPLT - ĐN:
Căn cứ theo quyết định 132/2003/QĐ - Thời gian ngày 10/07/2003 của Thủ
Tướng Chính Phủ thì đến cuối năm 2003 chính thức sát nhập Công ty Lương Thực
Quảng Ngãi và trở thành xí nghiệp chế biến kinh doanh lương thực Quảng Ngãi, trực
thuộc công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty Cổ Phần Lương Thực
Đà Nẵng.
Hiện nay số lao động toàn công ty là 122 người, ở đơn vị trực thuộc là 97
người, văn phòng công ty là 25 người. Trong đó có 60 nam và 62 nữ. Trình độ
chuyên môn: đại học 31 người, trung cấp 50 người công nhân kỹ thuật 15 người, lao
động phổ thông 26 người.
2
SVTH: Trần Thị Thanh Thu Trang
2
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ỦY VIÊN UỶ VIÊN UỶ VIÊN UỶ VIÊN BAN GIÁM SÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG BAN
CN TÂY NGUYÊN, NHÀ MÁY TÔN PHÚ THỊNH
5 XÍ NGHIỆP TRỰC THUỘC
PHÒNG TCKT PHÒNG KHKD PHÒNG TCHC XN Chế biếnXN Xay xátXN Ái Việt
XN Quảng NgãiCN ĐồngTháp
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: CH. Phan Thanh Hải
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ
Ghi chú: Quan hệ điều hành
Quan hệ nghiệp vụ

3
SVTH: Trần Thị Thanh Thu Trang
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: CH. Phan Thanh Hải
2/Nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban:
- Tổng giám đốc là người lãnh đạo mọi hoạt động kinh doanh của công ty
đồng thời chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả kinh doanh cũng như các vấn đề liên
quan đến pháp luật của Nhà nước hay các tổ chức có liên quan.
- Các phó tổng giám đốc: Hai phó tổng giám đốc điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanhcủa công ty cũng như các đơn vị trực thuộc công ty và báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh trước Tổng giám đốc, đồng thời chịu sự lãnh đạo của
Tổng Giám đốc.
- Các phòng ban chức năng: đây là khối nghiệp vụ của công ty gồm ba phòng
nghiệp vụ đản nhiệm công tác điều hành quản lý theo sự phân công chuyên môn, sự
lãnh đạo của ban giám đốc. Ba phòng chức năng làm việc cho giám đốc gồm:
+ Phòng tài chính kế toán: có 6 lao động, 1 trưởng phòng, 4 kế toán viên và 1
thủ quỹ. Phòng tài chính kế toán giúp cho Tổng giám đốc quản lý tốt về công tác
thống kê kế toán theo quy định của Nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, đồng thời cũng tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực tài
chính của công ty.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh: có 6 lao động, 1 trưởng phòng, 1 phó và 2 thủ
kho, 1 cán bộ giao nhận kiểm nghiệm, 1 nhân viên hành chính. Phòng KHKD phục
trách về các lĩnh vực kế toán tổng hợp, quản lý kho, kỹ thuật công nghệ, công tác đầu
tư và phát triển của công ty, xây dựng cơ bản.
+ Phòng tổ chức hành chính: có 5 lao động, 1 trưởng phòng, 1 văn thư, 1 lái
xe, 1 cán bộ lao động tiền lương, 1 bảo vệ. Phòng TCHC phụ trách về công tác tổ
chức nhân sự hành chính trong toàn bộ công ty và tham mưu cho ban giám đốc về
vấn đề cải tiến bộ máy quản lý cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty,
đảm bảo thi đua khen thưởng, kỹ luật, tuyển dụng, đào tạo, kiểm tra, phân bổ tiền
lương đồng thời chịu trách nhiệm và phụ trách các vấn đề mà ban giám đốc chỉ đạo

xuống.
Ngoài ra ở văn phòng công ty còn có nhà máy tôn Phú Thịnh, trụ sở đóng tại
Cách Mạng Tháng 8 - Quận Cẩm Lệ - Thành phố Đà Nẵng và chi nhánh công ty tại
Tây Nguyên, trụ sở đóng tại 25 Bà Triệu - Thành phố Buôn Mê Thuộc.
Các phòng chức năng của công ty chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn 5 đợn
vị trực thuộc về nghiệp vụ chuyên môn cũng như công tác quản lý của từng phòng
ban giám đốc giao trách nhiệm. Năm đơn vị trực thuộc công ty gồm có:
1. Xí nghiệp chế biến lương thực Đà Nẵng, trụ sở tại 60 Hùng Vương - Đà
Nẵng
2. Xí nghiệp xay xát chế biến lương thực Đà Nẵng , trụ sở tại 231 Huỳnh
Ngọc Huệ - Đà Nẵng.
3. Xí nghiệp Ái Việt, trụ sở tại 52 Nguyễn Chí Thanh - Đà Nẵng
4. Chi nhánh công ty Cổ Phần Lương Thực Đà Nẵng tại Đồng Tháp, trụ sở
tại 6/2 Áp Tân Lợi - Sa Đéc - Đồng Tháp.
5. Xí nghiệp Lương Thực Quảng Ngãi, trụ sở tại thị xã Quảng Ngãi.
4
SVTH: Trần Thị Thanh Thu Trang
4
TRƯỞNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
THỦ QUỸ KẾ TOÁN VIÊN TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN CÁC ĐƠN VỊ
KT TỔNG HỢP KT TIỀN MẶTKT TIỀN GỬI, TIỀN VAYKT KHO HÀNG, TSCĐ, THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NGÂN SÁCHKẾ TOÁN THỦ QUỸ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: CH. Phan Thanh Hải
III) Tổ chức công tác kế toán tại công ty CPLT - ĐN:
1/Sơ đồ bộ máy kế toán:
Công ty Cổ Phần Lương Thực Đà Nẵng là một đơn vị hạch toán độc lập
trực thuộc Tổng công ty Lương Thực Miền Nam. Công ty áp dụng hình thức tổ
chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Vì công ty có 5 đơn vị trực
thuộc và 1 văn phòng công ty hạch toán kinh tế phụ thuộc, có 6 báo cáo tài chính
riêng, tổng hợp 6 báo cáo tài chính trên sẽ được một báo cáo tài chính của công
ty.

Tất cả các đơn vị trực thuộc kể cả văn phòng công ty đều áp dụng tính
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Ghi chú: Quan hệ điều hành
Quan hệ nghiệp vụ
SVTH: Trần Thị Thanh Thu Trang
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: CH. Phan Thanh Hải
2/Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán của công ty:
- Trưởng phòng: phụ trách chung công tác tài chính kinh kế, tham mưu
cho lãnh dạo công ty về quản lý tài chính, kiểm tra việc thực hiện hạch toán giám
sát tình hình sử dụng tài chính theo chế độ quy định từ văn phòng công ty đến
các đơn vị trực thuộc.
- Kế toán tổng hợp: kiểm tra việc thực hiện tổng hợp báo cáo tài chính ở
văn phòng công ty và toàn công ty. Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi sổ kế toán
theo đúng chế độ, lập báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan chức
năng, chuyên quản 2 đơn vị trực thuộc.
- Kế toán tiền mặt: thanh toán lương, bảo hiểm xã hội, theo dõi, đôn đốc
thu hồi các khoản công nợ cán bộ công nhân viên ở văn phòng công ty kiêm kế
toán công ty.
- Kế toán tiền gửi, tiền vay ngân hàng, lập báo cáo thống kê định kỳ để
báo cáo về Tổng công ty Lương Thực Miền Nam, kiêm thủ kho ấn loạt phẩm.
- Kế toán kho hàng, bao bì, công cụ, dụng cụ, các loại nguyên vật liệu,
TSCĐ, thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, chuyên quản 3 đơn vị
trực thuộc.
- Thủ quỹ: chịu trách nhiệm cất giữ, thu chi tiền mặt, nộp tiền, rút tiền
ngân hàng kể cả quỹ chuyên môn và quỹ công đoàn.
Nhiệm vụ của cán bộ chuyên quản: Hiện nay công ty có 5 đơn vị trực
thuộc do 2 cán bộ phòng tài chính kế toán quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp
vụ cũng như tình hình hoạt động mọi mặt của xí nghiệp được gọi là cán bộ

chuyên quản. Hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất cán bộ chuyên quản có nhiệm
vụ theo dõi, kiểm tra báo cáo tài chính của đơn vị thông qua các chứng từ, sổ
sách, báo cáo phát sinh. Đồng thời làm tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo phòng
giải quyết những tồn tại về mặt quản lý tài chính tại đơn vị, hướng dẫn nghiệp
vụ chuyên môn cho các kế toán đơn vị.
Tại các đơn vị trực thuộc, mỗi đơn vị có một phòng kế toán do 1 trưởng
phòng phụ trách gồm từ 1 đến 2 kế toán viên và 1 thủ quỹ, thường được phân
nhiệm vụ như sau:
+Trưởng phòng: phụ trách chung, kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính
hàng quý gửi về phòng tài chính kế toán của công ty và cơ quan thuế địa
phương, chịu trách nhiệm với phòng tài chính kế toán của công ty cũng như ban
giám đốc công ty về các lĩnh vực có liện quan đến công tác tài chính kế toán của
đơn vị.
+Kế toán quỹ: phụ trách tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng, thanh toán
lương, BHXH, kê khai và nộp các khoản thuế cho ngân sách Nhà nước.
+Kế toán kho: phụ trách kho hàng hoá, bao bì, nguyên vật liệu, công cụ,
dụng cụ, công nợ một số tài khoản, báo cáo thống kê định kỳ về công ty.
+Thủ quỹ: chịu trách nhiệm cất giữ, thu chi, nộp tiền trả nợ hoặc dii vay
tiền công ty.
SVTH: Trần Thị Thanh Thu Trang
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI
SỔ QUỸ
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ CÁI
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: CH. Phan Thanh Hải

3/Hình thức sổ sách kế toán tại công ty:
a.Hình thức kế toán:
- Hiện nay, công ty áp dụng hình thức kế toán là chứng từ ghi sổ trên cơ
sở có cải biên phù hợp với tình hình thực tế tại công ty
- Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
b.Các loại sổ sách tại văn phòng công ty:
- Tập quỹ, tập tổng hợp, tập ngân hàng dùng để tập hợp tất cả các chứng
từ liên quan đến thu chi tiền mặt, tiền gửi và tình hình nhập xuất hàng hoá được
mở cho từng tháng.
- Sổ cái cái tài khoản liên quan: theo dõi và tổng hợp các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh.
- Sổ chi tiết các tài khoản liên quan: Sổ chi tiết công nợ...
- Sổ quỹ, sổ tiền gửi…
c.Trình tự ghi sổ:
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Công ty Cổ Phần Lương Thực Đà Nẵng đang áp dụng hình thức chứng từ
ghi sổ cải biên để phù hợp với việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán.
SVTH: Trần Thị Thanh Thu Trang
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: CH. Phan Thanh Hải
Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi chép vào các sổ chi tiết, đồng
thời tập hợp lên bảng kê tổng hợp để lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ được
ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó đựơc dùng làm căn cứ để ghi vào
sổ cái, lập bảng cân đối tài khoản sau đó đối chiếu với các bảng tổng hợp chi tiết
để lập các báo cáo tài chính. Đối với các đơn vị sử dụng máy vi tính thì các
chứng từ ghi sổ được đưa vào máy vi tính để xử lý và in bảng cân đối tài khoản
và một số bảng kê tổng hợp chi tiết để đối chiếu với các bảng tổng hợp chi tiết
ghi chép thủ công. Sau khi đã đối chiếu kiểm tra lại tính chính sát của tài liệu, kế

toán máy sẽ in ra sổ cái và in các báo cáo tài chính.
B- TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CP LƯƠNG THỰC ĐÀ NẴNG
I) Đặc điểm tổ chức tiêu thụ hàng hoá tại công ty:
1/Đặc điểm phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán:
a.Đặc điểm phương thức tiêu thụ:
- Các phương thức bán buôn qua kho: khi giao hàng trực tiếp tại kho căn cứ vào
hợp đồng được ký kết giữa hai bên, bên mua cử cán bộ đến nhận hàng tại kho
doanh nghiệp sau đó người mua ký xác nhận vào hoá đơn GTGT, khi đó hàng đã
được xác định là tiêu thụ. Công ty không gửi hàng đại lývà gửi đi bán nên không
phát sinh TK 157 “Hàng gửi đi bán”.
- Phương thức bán hàng vận chuyển thẳng: Hàng hoá được giao thẳng cho người
mua không phải nhập kho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí bảo quản…
- Phương thức bán lẻ: hàng hoá được bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại quầy
hàng có nhân viên làm nhiệm vụ thu tiền và viết hoá đơn cho khách hàng. Cuối
ngày kiểm kê và lập báo cáo hàng hoá.
b.Phương thức thanh toán:
- Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, kế toán sẽ ghi phiếu thu đồng thời với
hoá đơn thủ quỹ sẽ thu tiền theo số tiền ghi trên hoá đơn.
- Trường hợp thanh toán bằng sec, chuyển trả thì trong hoá đơn phải ghi rõ số
sec, sec đó phải được bảo chi tại ngân hàng nơi công ty có mở tài khoản. Kế toán
thu sec, cuối ngày hoặc định kỳ lập bảng kê nộp sec tại ngân hàng để chuyển vào
tài khoản của công ty.
- Đối với trường hợp thanh toán sau, kế toán phải ghi rõ thời hạn thanh toán, lãi
trả chậm. Lãi này được quy định bằng số phần trăm nào đó trên số tiền bán hàng,
phải tuỳ theo thời hạn thanh toán của từng khách hàng, khoản lãi thu được từ lãi
trả chậm trên công ty hạch toán đưa vào khoản tăng thu nhập hoạt động tài
chính.
2/Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ:
Kế toán thường xuyên theo dõi, đôn đốc phản ánh kịp thời chính xác tình

hình xuất bán sản phẩm, các khoản giảm trừ doanh thu, thanh toán với ngân sách
về các khoản thuế, phải phản ánh chính xác chi phí bán hàng chi phí quản lý
doanh nghiệp, theo dõi chi tiết hàng hoá về số lượng và giá trị, kiểm tra đối
chiếu với các quầy kho, quản lý thu nhập và phân phối thu nhập, lập báo cáo
quyết toán…
SVTH: Trần Thị Thanh Thu Trang
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: CH. Phan Thanh Hải
3/Phương pháp tính giá vốn hàng bán:
Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền
Giá đơn vị Giá thực tế hàng i tồn kho sau mỗi lần nhập
bình quân sau =
mỗi lần nhập Số lượng thực tế hàng i sau mỗi lần nhập
II)Tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ:
1/Chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Phiếu xuất kho
- Phiếu nhập kho
- Bảng kê bán lẻ…
2/Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 131( Phải thu khách hàng) dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu
- Tài khoản 156( Hàng hoá) phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến đông tăng
giảm các loại hàng hoá của doanh nghiệp.
- Tài khoản 5111( Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch) giá trị hàng hoá, sản
phẩm, dịch vụ bán ra bên ngoài.
- Tài khoản 521( Chiết khấu thương mại) theo dõi các khoản chiết khấu thương
mại mà doanh nghiệp cho khách hàng hưởng.
- Tài khoản 531( Hàng hoá bị trả lại) theo dõi doanh thu của số hàng hoá bị trả
lại.
- Tài khoán 532( Giảm giá hàng bán) dùng để phản ánh các khoản giảm giá cho
khách hàng trên giá bán đã thoả thuận.

- Tài khoản 632( giá vốn hàng bán) theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, dịch vụ đã
tiêu thụ.
- Tài khoản 641( Chi phí bán hàng) theo dõi các chi phí phát sinh trong quá trình
bán hàng.
- Tài khoản 642( Chi phí quản lý doanh nghiệp) theo dõi các chi phí liên quan
đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp
- Tài khoản 911( Xác định kết quả kinh doanh) phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
- Tài khoản 421( Lợi nhuận chưa phân phối) phản ánh kết quả kinh doanh(lãi, lỗ)
sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận của doanh
nghiệp.
3/Sổ sách sử dụng:
-Sổ cái TK 511 -Sổ chi tiết doanh thu tiêu thụ
-Sổ cái TK 632 -Sổ chi tiết Nhâp-Xuất-Tồn TK 156
-Sổ cái TK 641 -Sổ chi tiết chi phí bán hàng 641
-Sổ cái TK 642 -Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp 642
-Sổ cái TK 911
SVTH: Trần Thị Thanh Thu Trang
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: CH. Phan Thanh Hải
III)Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thu tại công ty CP LT- ĐN:
1/Hạch toán doanh thu tiêu thụ:
Trong tháng phát sinh nghiệp vụ bán hàng thì bộ phận tiêu thụ tiến hành
lập hoá đơn(GTGT) và phiếu xuất kho chuyển đến phòng kế toán theo dõi
a.Tài khoản sử dụng: TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá
b.Trình tự ghi sổ:
Ghi chú: Đối chiếu
Ghi định kỳ( 5 - 10 ngày)
Ghi cuối tháng
- Định kì từ 5 đến 10 ngày, KT căn cứ vào chứng từ gốc( HĐGTGT,
PNK,PHIẾU THU..) tién hành ghi sổ chi tiết doanh thu theo từng mặt hàng. Đến

cuối tháng, kế toán căn cứ vào dòng tổng cộng của sổ chi tiết doanh thu để lên
bảng tổng hợp doanh thu( bảng này được sử dụng để đối chiếu với sổ cái)
- Song song bên cạnh việc ghi sổ chi tiết doanh thu, kế toán cũng tiến hành lập
bảng kê chứng từ ghi có theo từng mặt hàng. Đến cuối tháng, kế toán căn cứ
vào dòng tổng cộng trên bảng kê chứng từ ghi có TK511 của từng mặt hàng rồi
lên bảng tổng hợp chứng từ ghi có TK511.
- Cuối tháng, dựa vào bảng tổng hợp chứng từ ghi có, lên chứng từ ghi sổ
TK511, lên sổ cái.
SVTH: Trần Thị Thanh Thu Trang
Hóa đơn, phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho, phiéu thu
Sổ chi tiết doanh thu
theo thừng mát hàng
Bảng kê chứng từ
Bảng tổng hợp chứng
từ
Bảng tổng hợp
doanh thu
Chứng từ
Ghi sổ
Sổ cái
TK 511
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: CH. Phan Thanh Hải
VÍ DỤ: Trong tháng 12 quý IV năm 2007 có các nghiệp vụ phát sinh như sau
Mẫu số: 01GTKT-3LLHÓA ĐƠN (GTGT)
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 1: Lưu
Ngày 03 tháng 12 năm 2007
Ký hiệu: AC/99-N
Số:0022553

Đơn vị bán hàng: Quầy Lương Thực - Công ty cổ phần Lương Thực ĐN
Địa chỉ: 10 Ông Ích Khiêm Số tài khoản: 43110100006
Điện thoại: 0511.3815913 MS thuế : 040101764004
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thanh Phương
Đơn vị: Xí nghiệp Lương Thực Thăng Bình
Địa chỉ: Thăng Bình Quảng Nam Số TK:
Hình thức thanh toán : trả qua ngân hàng

STT Tên hàng hóa ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
01 Gạo thơm kg 600.000 5800 3.480.000.000


Cộng tiền hàng:3.480.000.000
Thuế suất GTGT(5%) Tiền thuế GTGT: 174.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 3.654.000.000
Số tiền viết bằng chữ: Ba tỷ sáu trăm năm mươi bốn ngàn đồng
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn
vị
(Ký ,họ tên) (Ký ,họ tên) (Ký ,họ tên)
SVTH: Trần Thị Thanh Thu Trang

×