Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

một số giải pháp phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.96 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ:</b>


- Trong mọi hoạt động hàng ngày của con người, sức nhanh được thể hiện
thường xuyên trong các hoạt động. Do sự phong phú và đa dạng về hoạt động thể lực
của con người, việc phát triển sức nhanh là rất cần thiết.


- Những phản xạ, phản ứng vận động được phát triển thỏa mãn với những hoạt
động riêng biệt. Thơng qua những loại hình, bài tập nhất định để rèn luyện từng tố
chất nhanh, với ý nghĩa đó mỗi con người bình thừơng đều cần có khả năng này.
- Việc phát triển sức nhanh cho lứa tuổi học sinh THCS là rất cần thiết và mang
tính chuyên biệt; nó dựa vào khả năng của từng học sinh về việc luyện tập những
phản ứng vận động, về sức nhanh của từng động tác và kể cả tần số động tác nhằm
hoàn thiện sức nhanh tổng thể cho mỗi em học sinh.


- Dựa trên vấn đề sức khỏe, vấn đề tâm sinh lý và lứa tuổi của các em mà chúng
ta đưa ra những phương pháp tập luyện phù hợp để phát triển sức nhanh cho từng đối
tượng học sinh.


- Nhìn thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của trường và địa phương ở đây
hiện nay, để góp một phần cơng sức cho nhà trường và địa phương nhằm theo kịp xu
hướng đổi mới giáo dục hiện nay đang đặt ra cho giáo viên giáo dục thể chất ở
trường, đòi hỏi phải làm sao để dạy tốt mơn thể dục nói chung và tập luyện thể dục
thể thao đặc biệt là nội dung chạy nhanh nói riêng. Vì thế tơi mạnh dạng viết sáng
kiến này: “ Một số giải pháp phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 8 Trường
<b>THCS Nguyễn Du ” nhằm góp phần phát triển tố chất thể lực và phát triển sức nhanh</b>
cho học sinh của trường.


<b>II. NỘI DUNG:</b>


<b>1. Thực trạng của vấn đề:</b>
<b>a. Thuận lợi.</b>



* Đối với học sinh:


- Nhiều học sinh chăm, ngoan, thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên đề ra.
- Các em rất hứng thú khi học các động tác mới.


- Trong mỗi lớp học có học sinh khá giỏi nên tiếp thu rất nhanh, có thể phụ giáo
viên giúp các bạn học yếu hơn.


* Đối với giáo viên


- Giáo viên trong trường hịa đồng, ln giúp đỡ nhau trong giảng dạy cũng như
cuộc sống hằng ngày.


- Có trình độ chun mơn của giáo viên đạt chuẩn.


- Đồng nghiệp trong trường có lối sống lành mạnh, năng động, sáng tạo trong
công việc.


* Đối với nhà trường


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Ban giám hiệu trường tạo mọi điều kiện cho giáo viên thực hiện việc giảng dạy
để hoàn thành tốt nhiệm vụ.


- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ cho việc giảng dạy của giáo viên.
- Phụ huynh học sinh có quan tâm đến việc học của con em mình.
<b>b. Khó khăn:</b>


* Đối với học sinh



- Bên cạnh những em chăm ngoan cịn có một vai em lại không quan tâm đến
việc học.


- Còn nhiều em học sinh ý thức học còn hạn chế, ham chơi.


- Các em ở lứa tuổi này còn nhỏ nên việc tiếp thu động tác cịn gặp nhiều khó
khăn.


* Đối với giáo viên


- Giáo viên dạy Thể dục chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy, cịn
thụ động trong q trình quản lý lớp.


- Một vài giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm nhiều tới việc tập thể dục của các
em học sinh.


* Đối với nhà trường


- Cơ sở vật chất nhà trường tuy tương đối đầy đủ nhưng có một vài dụng cụ hư
hỏng hoặc khơng cịn sử dụng được.


<b>2. Một số giải pháp của sáng kiến.</b>


<b>a. Giải pháp 1: Phát triển phản ứng vận động.</b>


- Phát triển phản ứng vận động đơn giản là sự đáp lại tín hiệu đã biết trước nhưng
xuất hiện một cách bất ngờ bằng những động tác đã biết trước, ví dụ như trong đá cầu
phản xạ đỡ cầu khi đối phương giao cầu; phản xạ đối với tiếng súng phát lệnh, còi, cờ
hiệu… Phương pháp chủ yếu ở đây là phản ứng lặp lại thật nhanh đối với các tín hiệu
xuất hiện đột ngột hoặc đối với sự biến đổi bất ngờ của hoàn cảnh xung quanh.



- Ví dụ: Lặp lại nhiều lần xuất phát thấp trong chạy, thay đổi hướng vận động
theo tín hiệu, hình thành cảm giác tốc độ. Học sinh cố gắn phản ứng lại tín hiệu với
tốc độ lớn nhất và thực hiện các động tác. Sau mỗi lần tập giáo viên báo thời gian;
thực hiện như vậy nhưng học sinh tự đánh giá thời gian sau đó giáo viên báo thời gian
thực tế và so sánh. Tập nhiều lần như vậy sẽ hình thành được cảm giác tốc độ chính
xác.


- Trong nhà trường phổ thông việc sử dụng rộng rãi các trị chơi vận động, các
mơn bóng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao phản ứng vận động.


- Phát triển phản ứng vận động phức tạp: là loại phản ứng đối với vật di động
hoặc lựa chọn, ví dụ như mơn đá cầu thể hiện ở sự nhanh nhẹn qua lại để đón đỡ cầu
của đối phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nhanh, đánh giá nhanh phương hướng của vật di động, chọn kế hoạch hành động, thực
hiện kế hoạch đó với thời gian ngắn nhất.


- Ở bài tập này, phương pháp chủ yếu là tăng tốc độ di chuyển của đối tượng (vật
di động), tăng sự đột ngột của đối tượng, rút ngắn cự ly, thu hẹp hình dạng của đối
tượng. Những trị chơi với bóng rất thích hợp cho việc phát triển phản ứng loại này.


- Phản ứng lựa chọn gắn liền với việc phải lựa chọn một hành động cần thiết
trong số các hành động có thể xảy ra để đáp lại một cách thích hợp với sự thay đổi của
tình huống. Phương pháp chủ yếu là bảo đảm nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp,
tăng dần mức độ phức tạp tình huống có thể xảy ra, phát triển khả năng phán đoán
hành động của đối phương. Các loại trò chơi vận động, trò chơi linh hoạt, các mơn
bóng có ý nghĩa rất lơn đối với việc phát triển phản ứng lựa chọn.


<b>b. Giải pháp 2: Phát triển sức nhanh động tác.</b>



- Đối với bài tập này chủ yếu là thực hiện nhanh nhất một động tác riêng lẽ nào
đó trong một hành động hồn chỉnh phức tạp.


Ví dụ: Đặt chân giậm nhảy nhanh trong toàn bộ hành động giậm nhảy, ra sức
cuối cùng trong ném bóng hoặc trong nội dung đẩy tạ…


- Tốc độ tối đa mà con người có thể đạt được trong một động tác nào đó khơng
chỉ phụ thuộc vào sự phát triển sức nhanh nói chung, mà cịn phụ thuộc vào các yếu tố
khác như sức mạnh của cơ bắp, mềm dẻo, khả năng tiếp thu kĩ thuật… Do đó việc
giáo dục sức nhanh động tác cần kết hợp với việc giáo dục các tố chất khác và việc
hoàn thiện kĩ thuật.


- Phương tiện để phát triển sức nhanh động tác là sử dụng các bài tập có thể thưc
hiện với tốc độ tối đa, yêu cầu chung ở đây là:


+ Kỹ thuật sao cho cơ thể thực hiện với tốc độ giới hạn, tức là phải nắm xứng kỹ
thuật, kỹ thuật phải đơn giản và thường sử dụng cho các bài tập khơng có chu kỳ.


+ Người học cần nắm vững các bài tập tốc dộ để khi thực hiện thì nỗ lực ý chí
chủ yếu khơng phải tập trung vào cách thực hiện động tác mà vào tốc độ động tác.


+ Cự ly đảm bảo sao cho đến cuối lúc thực hiện động tác, tốc độ không bị giảm
do mệt mỏi.


+ Phát triển sức mạnh- tốc độ, mạnh- bột phát.


- Phương pháp chủ yếu ở đây là lặp lại, lặp lại tăng tiến, biến đổi… các phương
pháp trên phải tuân theo một xu hướng cơ bản là cố gắng vượt tốc độ lớn nhất của bản
thân trong các buổi tập. Cần lựa chọn cự ly sao cho tốc độ di chuyển không bị giảm đi


vào cuối lần tập.


Ví dụ: Cự li khơng vượt q 200m, thường sử dụng các bài tập chạy 30- 50- 60m
tốc độ cao.


- Quãng nghỉ giữa các lần tập cần đủ để có thể hồi phục tương đối hồn tồn, nợ
oxi được thanh tốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Tần số động tác tiêu biểu cho các hoạt động có chu kỳ. Thơng thường tần số tay
lớn hơn chân, tần số tứ chi lớn hơn thân mình.


- Phương tiện chủ yếu để phát triển tần số động tác là sử dụng các bài tập phát
huy được tốc độ tối đa, thực hiện các bài tập có chu kỳ như chạy xuống dốc, chạy có
lực kéo cơ học hoặc chạy theo nhịp, bàn trượt quay, kích thước tần số nhờ tín hiệu…


- Phương pháp chủ yếu là phương pháp lặp lại, tăng tiến và biến đổi. Cự ly cần
lựa chọn sao cho tốc độ không bị giảm vào giai đoạn cuối.


Ví dụ: 30- 60m- nghĩ ngơi tích cực để hồi phục tương đối hồn tồn trong 1- 2
phút.


- Tóm lại, để phát triển sức nhanh cho học sinh cần dựa vào các phương pháp,
bài tập nhanh- mạnh, tập lặp lại ở các cự li khác nhau (30- 50- 60m), sử dụng các
phương pháp trò chơi, thi đấu nhằm kích thích sự hứng thú và hưng phấn trong quá
trình tập luyện.


<b>3. Những kết quả đạt được:</b>


- Khi thực hiện sáng kiến này tôi đưa ra những giải pháp, những bài tập phù hợp
với lứa tuổi các em học sinh, đáp ứng được những nhu cầu về tâm sinh lý, về khả


năng thực hiện các bài tập của học sinh, qua đó các em đã biết cách tự tập hàng ngày,
điều tiết được lượng vận động khi tham gia hoạt động thể dục thể thao, biết xác định
những phản xạ cần thiết cho những động tác khác nhau.


- Đa số học sinh thực hiện tốt việc xuất phát nhanh và chính xác trong nơi dung
chạy, thực hiện được các động tác đơn nhanh trong các mơn bóng, đá cầu, cầu lông…,
đảm bảo được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và đạt trên mức của tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể.


- Đây là bảng so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến.


Khối Số lượng HS Sánh kiến Đạt Chưa đạt


8 98 Chưa áp dụng 81 17


98 Đã áp dụng 98 0


<b>4. Bài học kinh nghiệm:</b>


- Muốn có kết quả cao trong thực hiện sáng kiến, bên cạnh vận dụng các giải
pháp trên; người giáo viên cần tìm hiểu them nhưng dài tập, động tác mới để học sinh
hứng thú tập luyện.


- Làm mẫu động tác phải đẹp, rõ ràng, chính xác; thực hiện các phương pháp
luyện tập phù hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh.


- Động viên khích lệ các em học sinh tập chưa tốt hay những em còn ngại ngùng
khi luyện tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Đối với học sinh trung học cơ sở chỉ với mục đích sức khỏe, đạt yêu cầu khi


kiểm tra môn học hoặc kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, giáo viên chỉ cần tập
thường xuyên với các phương pháp phát triển phản ứng vận động đơn giản, phát triển
được sức nhanh của từng động tác cũng như luyện tập tần số động tác thông qua
phương pháp lặp lại. Giáo viên cần căn cứ vào các điều kiện cụ thể của học sinh để
đưa ra những bài tập phù hợp nhằm đạt được mục đích đề ra.


- Đối với những học sinh có năng khiếu, những học sinh nằm trong đội tuyển
tham gia các giải việt dã, Đại hội thể dục thể thao hay Hội khỏe Phù Đổng do cấp trên
tổ chức thì giáo viên cần lựa chọn và phối hợp tốt kể cả phương pháp lặp lại và
phương pháp tăng tiên nâng cao, tùy theo khả năng của từng học sinh hoặc tùy theo
nội dung mà học sinh tham gia thi đấu.


- Với những kết quả đạt được trên, tôi tin tưởng rằng nội dung của sáng kiến có
thể áp dụng và nhân rộng trong phạm vi toàn trường cũng như trong toàn huyện
nhằm giúp các em học sinh phát triển được sức nhanh nói riêng và tố chất thể lực
nói chung.


<b>6. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của SKKN:</b>


Hiện nay sáng kiến trên của tôi đã áp dụng thành công đối với các em học sinh lớp 8
Trường THCS Nguyễn Du. Tơi rất hài lịng khi nhìn kết quả đạt được ở trên và từ kết
quả này tôi sẽ áp dụng cho tất cả học sinh ở các khối lớp cịn lại để cho học sinh của
trường mình ngày càng phát triển hơn về tố chất nhanh cho các em.


<b>III. KẾT LUẬN.</b>
<b>1. Kết luận:</b>


- Trong khi thực hiện đề tài này, giáo viên cần sử dụng các phương pháp phân
tích, giảng giải. Hình thành cho học sinh có thói quen tập luyện thường xuyên. Sử
dụng phương pháp phù hợp nhằm kích thích cho học sinh tập luyện. Cần tổ chức thi


đua giữa các tổ hay cá nhân để tăng thêm phần hứng thú cho học sinh.


- Tóm lại, phát triển sức nhanh cho học sinh nhằm tạo cho các em có tinh thần
đồn kết gắn bó, giúp đở lẫn nhau cùng học tập và tập luyện. Giúp cho học sinh nâng
cao khả năng phản xạ nhanh, điều tiết được lượng vận động. Giúp cho các em ln
tích cực hăng say và hiểu rõ được kĩ năng vận động, phương pháp tập luyện của một
giờ học, một buổi tập. Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện cho học sinh trong nhà
trường.


- Đây mới chỉ là những quan điểm về các phương pháp của bản thân tôi trong
quá trình giảng dạy và huấn luyện phát triển sức nhanh cho học sinh bậc trung học cơ
sở, qua đó bản thân tôi tiếp tục vận dụng sáng kiến này trong quá trình giảng dạy và
luyện tập cho học sinh trong những năm tiếp theo, song vẫn cịn nhiều thiếu sót nhất
định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của đồng nghiệp và hội đồng
khoa học các cấp để sáng kiến này được hoàn chỉnh và khả thi hơn.


<b>2. Kiến nghị, đề xuất:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

luyện cho học sinh phát triển về thể chất tốt hơn, tạo cho các em niềm đam mê hứng
thú trong tập luyện cũng như thi đấu.


Tôi xin chân thành cảm ơn!


<b> NGƯỜI VIẾT </b>


</div>

<!--links-->

×