Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế trong phòng tránh lây nhiễm HIV AIDS tại một số bệnh viện phụ sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 102 trang )

B ộ Y TẾ

BỘ GIÁO DỤC YÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI H Ọ C Y TH Á I BÌNH

-I p U jfv Vi i '-3 OH
Diếu DUOKG !\
y 111 “
NAM DINH
.

NGUYỄN THỊ TUYẾT DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG c ơ SỞ VẬT CHẤT, KIẾN
THỨC, THÁI Đ ộ VÀ THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN
Y TẾ TRONG PHÒNG TRÁNH LÂY NHIẺM
HIV/AIDS TẠI MỘT s ố BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
Chuyên ngành: Y tế công cộng
M ã số: 60.72.76

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HUỚNG DẪN KHOA HỌC:
2. TS. Trần Tha h Dương
2. PGS.TS. Trịnh Hữu Vách

THÁI BÌNH-2006


Jlĩ)i úỏml
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý


Đào tạo Sau đại học và các Phịng Ban của Trường Đại học Y Thái Bình.
Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, các Phòng Ban Trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt cho tơi trong q trình học tập và
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới Phó giáo sư- Tiến sĩ
Phạm Văn Trọng- Trưởng Khoa Y tế Công cộng cùng các thầy, các cô
giáo, các bác sỹ, các kỹ thuật viên của Khoa Y tế Công cộng và các Bộ môn
khác của Trường Đại học Y Thái Bình đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn
tơi trong q trình học tập.
Tơi xỉn trân trọng bày tỏ tình cảm kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc
đến Tiến sĩ Trấn Thanh Dương, Phó giáo sư- Tiến sĩ Trịnh Hữu Vách đã
trực tiếp và tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm nghiên cứu Dân số và Sức khoẻ
nông thôn Trường Đại học Y Thái Bình. Đảng uỷ, Ban Giám đốc, các
khoaiphịng Bệnh viện Phụ sản Trung ương; Bệnh viện Phụ sản các tỉnh
Tiền Giang, Bình Dương, Thanh Hố, Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tôi triển khai đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp cùng
tồn thể gia đình, anh chị em thân thiết đã thường xuyên quan tâm, động
viên giúp đỡ khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu hồn
thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(Acquired Immune Deficiency Syndrom)


BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

BVPS

Bệnh viện phụ sản

BVPSTƯ

Bệnh viện phụ sản trung ương

CDC

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ
(Center for Diseases Contral and Prevention)

CNK

Chống nhiễm khuẩn

CSYT

Cơ sở y tế


CSSKSS

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

HIV

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
(Human Immunodeficiency Virus)

HBV

Virus gây viêm gan B (Hepatitis B Virus)

HCV

Virus gây viêm gan c (Hepatitis c Virus)

KAP

Kiến thức- Thái độ - Thực hành (Knowledge-Attitude - Practice)

KHHGĐ

Kế hoạch hoá gia đình

NVYT

Nhân viên y tế

PCNK


Phịng chống nhiễm khuẩn

SHTD

Sinh hoạt tình dục

SL

Số lượng

TTB

Trang thiết bị

UNFPA

Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (United Nation Population’s Fund)

UP

Dự phịng tồn diện (Universal Precaution)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN Đ Ể ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3
1.1. Căn nguyên gây bệnh............................................................................. 3
1.1.1. Cấu tạo của vi rút H IV .................................................................... 3
1.1.2. Các phương thức lây truyền HIV/AIDS.......................................... 5

1.2. Tinh hình đại dịch HIV trên thế giới....................................................10
1.3. Tinh hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam...........................................15
1.3.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS và tử vong do AIDS..........................15
1.3.2. Đặc điểm dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS........................................17
1.3.3. Dịch tễ học phân tử nhiễm HIV ở Việt Nam..................................19
1.3.4. Tình hình các bệnh lây truyền qua đường tình dục....................... 20
1.3.5. Các phương pháp xét nghiệm phát triển HIV ở Việt.....................21
1.4. Nguy cơ lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế và xã hội....................22
1.5. Dịch tễ học nhiễm HIV trong ngành y tế ........................................... 23
1.5.1. Nguy cơ lây truyền HIV............................................................... 23
1.5.2. Dịch tễ học của phơi nhiễm vi rút HIV........................................ 23
CHƯƠNG 2: Đ ố i TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ......... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................26
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................26
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................26
2.1.3. Thòi gian nghiên cứu.....................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 27
2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu....................................................... 27
2.2.3. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu......................................... 28
2.2.4. Phương pháp xử lý sô' liệu............................................................. 35
2.2.5. Hạn chế sai số................................................................................ 35
2.2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu.............................................35


CHƯƠNG 3: K Ê T QUẢ NGHIÊN c ứ u

36

3.1. Thực trạng cơ sở vật chất- thực hành của Bệnh viện trong phòng tránh

lây nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở y tế ..........................................................36
3.1.1. Phương tiện phịng hộ cá nhân.........................................................36
3.1.2. Hóa chất sát khuẩn và khử khuẩn, thiết bị khử khuẩn tiệt khuẩn . 37
3.1.3. Trang thiết bị xử lý chất thải y tế và các thiết bị khác.................. 40
3.2. Nhận thức, thái độ và thực hành của NVYT trong bệnh viện về phòng
tránh lây nhiễm HIV/AIDS..;...................................... . . . ......... ’................46

77

3.1.1. Kiến thức............................................................................................. 46
3.1.2. Thái đ ộ ................................................................................................ 54
3.1.3. Thực hành của nhân viên y tế trong bệnh viện về dự phịng tồn
diện phịng tránh lây nhiễm HIV/AIDS..................................................... 55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN................................................................................. 62
4.1. Thực trạng về cơ sở vật chất- thực hành của Bệnh viện trong phòng
tránh lây nhiễm HIV/AIDS ở BVPSTƯ và bốn BVPS Tỉnh....... . ............ ... 62

7

7

4.1.1. Thực trạng về cơ sở vật chất của bệnh viện trong phòng tránh lây
nhiễm HIV/a Ĩd S ................ ............................... ’............. .........................62
4.1.2. Thực hành của bệnh viện trong phòng tránh lây nhiễm
HIV/AIDS................... 1......... ........... .......................................................... 66
4.2. Nhận thức, thái độ và thực hành của NVYT trong phòng tránh lây
nhiễm HIV/AIDS............................................................................................. 71
4.2.1.Thực trạng kiến thức của NVYT trong phịng tránh lây nhiễm
• HIV/AIDS ....... ...................................................... ........... . ................. ...... ................ 71


7

7

7

4.2.2. Thái độ của nhân viên y tế đối với phòng tránh lây nhiễm HIV... 75
4.2.3. Thực hành của nhân viên y tế trong phòng tránh lây nhiễm HIV
qua trả lời phỏng vấn..................................................................................... 76
K Ế T LU Ậ N ................................................ ’......................................................... 81
K IẾN N G H Ị...........................................................................................................83
TÀ I LIỆU THAM K H Ả O .................................................................................. 84


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đánh giá của CSYT về

phương tiện phòng hộ cá n h àn ...........36

Bảng 3.2. Đánh giá của CSYT về

hoá chất sát khuẩn và khử k h u ẩn...... 37

Bảng 3.3. Đánh giá của CSYT về

thiết bị khử khuẩn, tiệt khuẩn............. 38

Bảng 3.4. Đánh giá của CSYT về
các thiết bị khử nhiễm, làm sạch, đựng rác
thải .......................... ............................................................................... ............. .................. 39


7

7

Bảng 3.5. Đánh giá của CSYT về trang thiết bị xử lý chất thải y tế và các thiết
bị k h ác.......................
40
Bảng 3.6. Tỷ lệ đồ vải được xử lý tại khoa..........................................................41
Bảng 3.7. Tỷ lệ được làm sạch các dụng cụ kim loại.........................................42
Bảng 3.8. Tỷ lệ được khử khuẩn mức độ cao các dụng cụ kim loại................. 43
Bảng 3.9. Tỷ lệ được thu gom và khử nhiễm găng y tế..................................... 43
Bảng 3.10. Tỷ lệ được thu gom và xử lý chất thải sắc n h ọ n .............................44
Bảng 3.11. Tỷ lệ được thu gom và xử lý các chất thải bệnh viện khác............45
Bảng 3.12. Tỷ lệ hiểu biết về định nghĩa H IV ................................................... 46
Bảng 3. 13. Tỷ lệ nhận thức đúng về các hình thức lây nhiễm H IV ................ 47
Bảng 3.14. Tỷ lệ nhận thức đúng về các cách phòng tránh HIV.......................48
Bảng 3.15. Nội dung đào tạo của các lớp học về H IV .......................................49
' Bảng 3.16. Tỷ lệ nhận thức về yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với
vật phẩm có vi rút H IV ......................................................................................... 51
Bảng 3. 17. Hiểu biết về nguy cơ bị nhiễm HIV sau khi bị tổn thương do kim
tiêm hoặc vật sắc nhọn dính máu/dịch cơ thể của người có HIV.................... 51
Bảng 3.18. Tỷ lệ nhận thức đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
NVYT cần đi găng ta y ...........................................................................................52
Bảng 3.19. Tỷ lệ nhận thức về các trường họp NVYT phải rửa ta y .................53
Bảng 3.20. Tỷ lệ thái độ của NVYT đối với các quan niệm/quan điểm về
phòng chống lây nhiễm H IV .................................................................................54


Bảng 3.21. Tỷ lệ thái độ của nhân viên y tế về việc đi găng tay trong khi làm

việc...................................................................................................................54
Bảng 3.22. Tỷ lệ NVYT có cơng việc liên quan đến bơm kim tiêm.............. 55
Bảng 3.23. Số lần trung bình bị các loại vật sắc nhọn đâm/người trong một
năm qua...........................................................................................................56
Bảng 3.24. Xử trí sau khi bị máu và dịch cơ thể của người bắn hoặc dây vào
mắt, mồm hay da khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn............................ 57
Bảng 3.25. Tỷ lệ các công việc sử dụng găng c ũ ............................................ 59
Bảng 3.26. Tần suất sử dụng kính bảo hộ khi làm các thủ thuật..................... 60


DANH MỤC BIỂU Đ ổ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ được thu gom và xử lý chất thải bệnh viện........................ 45
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ NVYT trả lời đúng về định nghĩa HIV.............................. 46
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhận thức đúng về các hình thức lây nhiễm H1V..............47
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ NVYT được dự lớp đào tạo có nội dung về HIV trong 4
năm qua (5/2001-5/2005).....
49
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhận thức về yếu tố nguy cơ làm dây máu ra tay.............. 50
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ hiểu biết về nguy cơ bị nhiễm HIV sau khi bị kim tiêm hoặc
vật sắc nhọn dính máu/dịch cơ thể của người có HIV đâm............................. 52
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ chất liệu của hộp đựng bơm kim tiêm ............................... 55
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ NVYT đã từng bị đâm chảy máu bởi các loại vật sắc nhọn
khác nhau......................................................................................................... 56
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ NVYT đã từng bị máu hoặc dịch cơ thể bắn vào người.... 57
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ NVYT sử dụng găng tay dùng lại....................................58
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ NVYT đeo phải găng tay bị thủng...................................59
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ khoa phịng của CSYT có trang bị kính bảovệ m ắt....... 60
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ NVYT từng khám, điều trị, xét nghiệm, chăm sóc bệnh
nhân nhiễm HIV/AIDS.................................................................................... 61



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thể cấu tạo vi rút HIV.............................................................. 3
Hình 1.2. Cấu trúc phân tử của vi rút HIV....................................................... 4
Hình 1.3. Phân bố tỷ lệ nhiễm HIV của các nước trong khu vực................... 13
Hình 1.4. Bản đồ phân bố các trường hợp nhiễm HIV theo tỉnh, thành phố... 17


1

ĐẶT VẤN ĐỂ
Hai mươi năm trôi qua kể từ trường hợp AIDS được công bô' lần đầu
tiên năm 1981 tại Mỹ [2], đến nay HIV/AIDS đã trở thành đại dịch trên tồn
cầu. Khơng một quốc gia, một cộng đồng và cá nhân nào lại khơng bị A1DS
đe dọa. Khơng có một đại dịch nào mà toàn nhân loại lại phải quan tâm đến
như đại dịch HIV/AIDS.
Việt Nam đang được xếp vào danh sách các nước có nguy cơ bùng phát
dịch HIV cao trên Thế giói. Kể từ trường hợp nhiễm HIV đấu tiên phát hiện
12/1990 tính đến tháng 9/2006 tích luỹ số người nhiễm HIV trong cả nước là
111.000 người trong đó số bệnh nhân AIDS là 18.000 người, số người tử vong
do AIDS từ trước đến nay là 10.000 người [26]. Trong suốt hơn 20 năm qua,
nhân loại đã và đang tốn bao sức lực và tiền bạc để tìm kiếm vắc xin dự phịng
và thuốc điều trị đặc hiệu phòng, chống HIV/AIDS [47].
Số người nhiễm HIV gia tăng nhanh thì số bệnh nhân AIDS cũng gia
tăng và nhu cầu chăm sóc điều trị cho bệnh nhân AIDS ngày càng trở thành
gánh nặng cho ngành y tế. Với số lượng người nhiễm HIV/AIDS đang tăng
mạnh nhưng âm thầm như hiện nay thì khả năng các nhân viên y tế tiếp xúc
với người mang vi rút HIV sẽ trở nên cao hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, có
rất ít nghiên cứu hay điều tra về nhận thức, thái độ và hành vi của các nhân
viên y tế đối vói việc phòng chống lây nhiễm vi rút HIV tại các cơ sở y tế, đặc

biệt là tại các bệnh viện. Bên cạnh đó, vai trị cùa cơ sở vật chất, trang thiết bị
phòng hộ cho các nhân viên y tế tại các cơ sở y tế cũng là một phần rất quan
trọng trong việc phịng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá thực trạng cơ
sở vật chất, kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế trong
phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS tại một số Bệnh viện Phụ sản".


2

Mục tiêu nghiên cứu :
1. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị - thực hành của bệnh
viện trong phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS tại một số Bệnh viện Phụ sản.
2. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế trong
phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS tại một số Bệnh viện Phụ sản.


3

CHƯƠNG 1
TỔ NG Q U A N

1.1. CẢN NGUYÊN GÂY BỆNH
1.1.1. Cấu tạo của vi rút HIV
Vi rút HIV là chữ cái viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Human Immu­
nodeficiency Virus) hiểu theo đầy đủ tiếng Việt có nghĩa là vi rút gây suy
giảm miễn dịch ở người gây nên hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(AIDS). Là nhóm vi rút sao chép ngược ở người và thuộc nhóm vi rút nhân lên
chậm. Vi rút HTV thuộc họ Retroviridea bao gồm 3 nhóm: Oncovirinae,
Lentiviriae, Spumavirinae [6], [48], [57].

l . l . l . l . Hình thể vi rút
Trên kính hiển vi điện tử, vi rút HTV có dạng hình cầu, đường kính
khoảng llOnm (có thể dao động từ 70-130nm). Từ ngồi vào trong gồm có 3
lớp [57],

Hình 1.1. Hình thể cấu tạo vi rút HIV


3

CHƯƠNG 1
TỔ NG QUAN

1.1. CẢN NGUYÊN GÂY BỆNH
1.1.1. Cấu tạo của vi rút HIV
Vi rút HIV là chữ cái viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Human Immu­
nodeficiency Vừus) hiểu theo đầy đủ tiếng Việt có nghĩa là vi rút gây suy
giảm miễn dịch ở người gây nên hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(AIDS). Là nhóm vi rút sao chép ngược ở người và thuộc nhóm vi rút nhân lên
chậm. Vi rút HIV thuộc họ Retroviridea bao gồm 3 nhóm: Oncovirinae,
Lentiviriae, Spumavirinae [6], [48], [57].
l . l . l . l . Hình thể vi rút
Trên kính hiển vi điện tử, vi rút HTV có dạng hình cầu, đường kính
khoảng llOnm (có thể dao động từ 70-130nm). Từ ngồi vào trong gồm có 3
lớp [57].

Hình 1.1. H ình thể cấu tạo vi rút m v


J

4

a. Bao ngoài
Bao ngoài vi rút là màng lipid kép. Trên màng này là các phân tử
Glycoprotein có chứa nhiều các núm (gai nhú) trên bề mặt. Các núm này được
bao phủ bởi 2 protein màng là gpl20 và gp 141. Xuyên màng lipid kép là các
phân tử Glycoprotein ký hiệu gp41 cho HIV1 và gp36 cho HIV2 [57].
b. Vỏ
Vỏ của vi rút HIV hình cầu cấu tạo gồm các protein P18 bao quanh đối
với HIV1, pl7 đối với vi rút HIV2.
c. Lõi
Lõi của vi rút HIV có hình trụ và hơi lệch tâm được bọc bởi một vỏ
protein p24. Trong lõi là bộ gen của vi rút có hai sợi RNA gắn với men sao
chép ngược (RT), một phân tử vận chuyển RNA và các protein khác như P7,
P9 [34],

Hình 1.2. Cấu trúc phân tử của vi rút HIV


5

1.1.1.2. Cấu trúc gen
Mỗi sợi RNA có khoảng 9200 cặp Bazo với 3 gen cấu trúc chính là gen
gag (kháng ngun đặc hiệu nhóm) mã hố cho các protein bên trong của
virut, gen pol mã hoá cho các men sao chép ngược và gen env mã hoá cho các
protein bao phủ ngoài. Một điểm rất khác biệt của vi rút HIV đó là HIV-1
chứa ít nhất 6 gen khác nhau làm nhiệm vụ mã hoá cho các protein tham gia
vào q trình sao chép đó là các gien tat, rev, nef, vif, vpr, và vpn [55].
Các LTR (Long Terminal Repeat) là những vị trí lồng ghép trong bộ
gen đặc biệt vùng U3 của R và 5’LTR chứa các chuồi điều hồ sao chép và là

vị trí khởi đầu cho sự sao chép. Men sao chép ngược đảm nhiệm sao chép sao
mã RAN của virut thành ADN; men proteaza (plO) tách các polyprotein được
mã hoá bởi gag và pol thành các phần tử hoạt động.
Nucleaza (P31) có vai trị quan ừọng tích hợp gen vi rút và ADN của tế
bào chủ. Trong bộ gen của virut cịn có các gen điều hoà, các gen này tương
tác lẫn nhau để điều hoà nhân lên của virut. Ngồi tính phức tạp của bộ gen nó
cịn có khả năng đột biến cao nhất là vùng env. Qua mỗi lần phân lập nó có
thể mã hố tới 30% điều này dẫn đến việc tìm kiếm vắc xin rất khó khăn và
Thế giới hiện nay đang tập trung cho các nghiên cứu, thử nghiệm các loại vắc
xin dự phòng HIV/AIDS [47], [49],
Tuy nhiên, vi rút truyền bệnh chủ yếu qua các hành vi có thể phịng
tránh được.
1.1.2. Các phương thức lây truyền HIV/AIDS
Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất
của nhiễm HIV. Khơng có ổ chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật. Tất cả mọi
người đều có khả năng cảm nhiễm HIV [2], [24],
HIV đã được phân lập từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt,
nước mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể. Mặc dù có sự phân


6

bố rộng lớn như vậy của HIV trong cơ thể, nhiều nghiên cứu về dịch tễ học
cho thấy rằng chỉ có máu, tinh dịch, và dịch tiết âm đạo đóng vai trị quan
trọng trong việc làm lây truyền HIV [2].
Có 3 đường lây chính của vi rút HIV đó là qua quan hệ tình dục đồng
giói và khác giới, qua đường máu và lây truyền HIV từ mẹ sang con. Lây
truyền HIV từ mẹ sang con xảy ra trong giai đoạn mang thai, khi chuyển dạ
đẻ và lúc cho con bú. Sau 15 năm nghiên cứu người ta khơng tìm được bằng
chứng về việc HIV có thể lây truyền do côn trùng đốt như muỗi [24],

1.1.2.1. Lây truyền qua đường tình dục
Đường lây này là chủ yếu trên thế giới. Mặc dầu một số nước như Mỹ
và một sô' nước Châu Âu báo cáo lây nhiễm HIV chủ yếu qua quan hệ tình
dục đồng giới nhưng xét ở mức độ tồn cầu thì đường lây qua quan hệ tình
dục khác giới là nhiều nhất.Vi rút HIV được tìm thấy trong tinh dịch cả ở
trong tinh trùng và tự do. Vi rút HIV có nhiều trong tinh dịch khi có hiện
tượng viêm nhiễm niệu đạo và viêm mào tinh hoàn. Vi rút HIV cũng được tìm
thấy trong dịch âm đạo và cổ tử cung. Người ta đã chứng minh rằng vi rút HIV
rất dễ lây qua quan hệ tình dục đưcmg hậu mơn vì lý do niêm mạc hậu mơn
mỏng và rất dễ bị tổn thương [65].
Tuy vi rút HIV có thể lây truyền hai chiều từ nam sang nữ và từ nữ sang
nam khi quan hệ tình dục nhưng người ta đã chứng minh nguy cơ lây nhiễm từ
nam sang nữ gấp 20 lần từ nữ sang nam. Người ta đã chứng minh rằng có một
mối liên kết chặt chẽ giữa sự tổn thương hay bị các bệnh lây truyền qua đường
tình dục với nguy cơ lây nhiễm vi rút HIV và nguy cơ này có thể tăng lên đến
10 lần khi bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục [57]. Lây nhiễm qua
quan hệ tình dục bằng đường miệng cũng được báo cáo nhưng nguy cơ lây
nhiễm qua đường này rất thấp và trong quan hệ tình dục đồng giới nam người
ta khuyến cáo coi như một hành vi tình dục an tồn.


7

1.1.2.2. Lây truyền qua đường máu
HIV lây qua đường máu trong các trường hợp sử dụng chung dụng cụ
tiêm chích hoặc các dụng cụ cá nhân có gây chảy máu và các trường hợp nhận
máu truyền khi chai máu đó không được sàng lọc HIV. Tần suất lây nhiễm
HIV qua tiêm chích khá cao và ở nhiều nước là đường lãy truyền chính. Nguy
cơ lây nhiễm qua tiêm chích ma tuý phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tần suất sử
dụng chung bơm kim tiêm, hành vi tiêm chích và thói quen tiêm chích.

Lây truyền qua truyền máu xảy ra trong thập kỷ đầu của đại dịch. Năm
1983 khi các trường hợp HIV được phát hiện nhưng đến tận nãm 1985 sinh
phẩm xét nghiệm HIV mới được phổ biến trên thị trường và khi đó người ta
mới tiến hành sàng lọc các chai máu trước khi truyền. Chương trình sàng lọc
các chai máu an tồn khơng phải bất cứ nước nào cũng triển khai được và
nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thốn nguồn lực. Trong thời gian đầu, tại Mỹ
người ta ước tính có khoảng 10.000 trường hợp lây nhiễm HIV qua truyền
máu. Tần suất lây nhiễm HIV qua truyền máu có thể là 100% khi chai máu
truyền bị nhiễm HIV. Truyền máu tồn bộ có khả năng gia tăng nguy cơ lây
nhiễm HIV hơn so với truyền máu từng phần. Truyền các yếu tố như gamma
blobulin, blobulin viêm gan vi rút B, yếu tô' Rh sẽ không bị lây nhiễm HIV vì
trong quá trình bào chế đã làm bất hoạt vi rút và loại trừ vi rút [19].
Tuy nhiên, do đặc điểm sinh học bệnh học của vi rút HIV, khi vi rút
xâm nhập vào cơ thể trong hai tuần đầu tiên sẽ không phát hiện được sự hiện
diện của vi rút bằng các loại sinh phẩm chẩn đoán kháng thể hay kháng
nguyên, đây là giai đoạn cửa sổ. Tuỳ thuộc vào trình độ sàng lọc máu của từng
nước mà giai đoạn cửa sổ có thể kéo dài hay ngắn, nếu dùng các loại sinh
phẩm phát hiện IgG thì giai đoạn cửa sổ kéo dài ít nhất là 3 tháng. Nếu dùng
sinh phẩm chẩn đốn kháng ngun thì giai đoạn cửa sổ kéo dài 2 tuần. Vì
vậy, mặc dù đã được sàng lọc nhưng tần suất lây nhiễm HIV qua truyền máu


8

cũng vẫn xảy ra: ở Mỹ là 1/450.000 lần, Thái Lan là 1/45.555 lần, Zambia là
1/94 và Nhật bản là 1/1.000.000.
I.I.2.3. Lây truyền mẹ sang con
HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, khi
chuyển dạ và khi cho con bú. Tần suất lây truyền HIV từ mẹ sang con khác
biệt giữa các nước thông thường từ 12,9 - 48% [46], [59].

Các nghiên cứu cho thấy khi dùng AZT ngắn ngày đã làm giảm tỷ lệ lây
truyền HIV từ 22,6% xuống chỉ còn 7,6% [45]. Một thai phụ nhiễm HIV nếu
khơng được điều trị thì tỷ lệ lây truyền sang cho con là khoảng 30% . Nguy cơ
lây truyền từ mẹ sang con khác nhau tùy từng nước, từ 13% đến 32% ở các
nước công nghiệp phát triển, 25% đến 48% ở các nước đang phát triển. Những
lý do giải thích cho sự khác nhau này là do ở những nước đang phát triển:
+ Thiếu điều kiện phân lập HIV hay phát hiện kháng nguyên.
+ Chẩn đốn lâm sàng AIDS ở trẻ em khơng chính xác.
+ Sự khác biệt theo địa dư về chủng HIV.
+ Mẹ có tỷ lệ bệnh có liên quan vói HIV cao hơn.
+ Tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao hơn.
+ Tỷ lệ mẹ cho con bú cao hơn.
- Những yếu tố nguy cơ làm tăng lây truyền HIV từ mẹ sang con là như
sau:
+ Phụ nữ có thai mắc bệnh có liên quan với HIV có nguy cơ làm lây
sang cho con cao hơn phụ nữ có thai nhiễm trùng không triệu chứng.
+ Trẻ đẻ non trên 18 tuần có nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ cao hơn.
+ Phụ nữ có thai nhiễm HIV khi mang thai có nguy cơ truyền cho con
cao hơn.


9

+ HIV có thể dễ dàng qua bánh rau khi bánh rau bị nhiễm vi rút HIV.
Theo kết quả giám sát trọng điểm năm 2002, tỷ lệ nhiễm HIV trong số
các phụ nữ mang thai khoảng 0,4%. ước tính mỗi năm tại Việt Nam có
khoảng 1 ,5 -2 triệu trẻ em được sinh ra thì con số trẻ em bị phơi nhiễm sẽ lên
đến 6.000 - 8.000. Tại TP. HCM, tổng số sinh năm 2002 là 101.426 trường
hợp, 6 tháng đầu năm 2003, con số này là 50.202. Như vậy số trẻ bị phơi
nhiễm ở TP. HCM khoảng 400 trong năm 2002 và khoảng 200 trons 6 tháng

đầu năm 2003 [17].
1.1.2.4. Lây truyền qua các dịch khác của cơ thể
Cho đến nay, khơng có bằng chứng nào cho thấy HIV có thể lay truyền
qua nước bọt mặc dù người ta đã phân lập được vi rút HIV trong nước bọt. Có
thể lượng vi rút trong nước bọt quá thấp và mặt khác một số protein trong
nước bọt đã làm bất hoạt vi rút HIV. Tuy nhiên, người ta cũng đã báo cáo là
có trường hợp lây nhiễm qua người cắn và đã chứng minh là có chảy máu
trong khi cắn. Người ta đã chứng minh rằng HIV không lây qua nước mắt, mồ
hôi và nước tiểu [27].
1.1.2.5. Tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Cho đến nay, khi bệnh nhân AIDS nhập viện ngày một nhiều đã làm
tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho cán bộ y tế. Tần suất của đường lây này
khoảng 0,3% và nguy cơ này thấp hơn nhiều so với tần suất lây nhiễm viêm
gan B. Các báo cáo cho thấy nguy cơ lây nhiễm nhiều nhất là các kỹ thuật
viên làm công tác xét nghiệm trong các phòng xét nghiệm, người thu dọn
phòng xét nghiệm, nữ hộ sinh, y tá điều trị, bác sỹ phẫu thuật.


10

NGUY C ơ LÂY TRUYỀN HIV (Tóm tắt tồn cầu)
N G U Y C ơ LÂY T R U Y ỀN
Q U A LÂY T IẾP XỨC

TỶ L Ê % TRÊN TỔ NG SÔ'
N H IỄM HIV TO À N CẦ U

Rất cao > 90%

3 -5


Mẹ truyền cho con

1 4 -4 0

5 - 10

Dùng chung kim bơm tiêm

0 ,5 -1

5 - 10

0 ,1 - 1 %

7 0 -8 0

PH U Ơ N G THỨC LÂ Y T R U Y Ề N

Truyền máu

Tình dục
- Âm đạo

(60 - 70)

- Hậu mơn

(5 - 10)


1.2. TÌNH HÌNH ĐẠI DỊCH HIV TRÊN THẾ GIỚI
Năm 1981, ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên trên thế giới được công bố và
được phát hiện ở cộng đồng Châu Âu, nhưng các trường hợp riêng biệt đã xảy
ra ở Mỹ và một vài khu vực khác trên thế giới (Haiti, Châu Phi và Châu Âu)
trong thập kỷ 70. Vào đầu năm 1995, theo thơng báo của Mỹ có khoảng
500.000 trường hợp mắc AIDS. Tuy ở Mỹ có số lượng ngưcã mắc AIDS lớn
nhất, nhưng thật sự AIDS có ở tất cả các nước, các tầng lớp xã hội, các lứa
tuổi, các chủng tộc. Tổ chức y tế thế giói ước tính đến năm 1995 có khoảng
4,5 triệu người mắc AIDS trên toàn thế giới (hơn một nửa ở vùng cận sa mạc
Sahara Châu Phi).
Hai mươi năm sau lần công bô' đầu tiên, HIV/AIDS đã trở thành đại
dịch toàn cầu, 22 triệu người chết, 36 triệu người chẩn đoán huyết thanh HIV
(+), 11 người nhiễm Hiv/phút = 16.000 người/ngày = 6 triệu người/năm. Tính
trung bình ở Việt Nam, cứ mỗi ngày lại có thêm 40 - 50 trường hợp mới
nhiễm HIV [4],


11

Hơn 90% những trường hợp nhiễm HIV ở người lớn xảy ra ở các nước
đang phát triển. Hơn 800.000 trẻ em ở các nước đang phát triển hiện đang
chung sống với HIV. Có ít nhất 43% người lớn bị nhiễm bệnh ở các nước đang
phát triển là phụ nữ [2].
Số lượng người nhiễm HIV và AIDS có xu hướng tăng rất nhanh trong
vòng vài năm tới. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến sự
tiếp diễn các hành vi lây truyền virus, và do thời kỳ ủ bệnh kéo dài (nhiều
tháng hoặc nhiều năm) nên một số người thậm trí đã bị nhiễm HIV và AIDS
trước khi người ta phát hiện có những biểu hiện rõ ràng về lâm sàng.
Tính đến cuối năm 2001, ước tính trên tồn thế giới có 40 triệu người
mang vi rút HIV và đến cuối năm 2002, UNAIDS và WHO đã công bố có

khoảng 42 triệu người nhiễm đang cịn sống, 5 triệu người mới nhiễm trong
năm và 3 triệu người tử vong do AIDS trong năm. Tại nhiều nước đang phát
triển, phần lớn những trường hợp nhiễm mới là thanh niên. Khoảng 1/3 trong
tổng số những ngưòi hiện đang bị nhiễm HIV/AIDS ở độ tuổi từ 15 đến 24.
Phần lớn trong số họ khơng biết mình đang mang vi rút. Hàng triệu người hầu
như khơng biết gì hoặc biết rất ít về HIV để tự bảo vệ mình chống lại căn bệnh
này. Theo báo cáo của ƯNAIDS và WHO, khu vực Cận Sahara có tỷ lệ nhiễm
HIV cao nhất và tiếp đến là khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Theo báo cáo của UNAIDS và WHO trong 14.000 trường hợp có 2.000
trường hợp nhiễm là trẻ em và 12.000 trường hợp là người lớn [63], Cho đến
nay đã có hơn 14 triệu trẻ em bị mồ côi do AIDS. Một số nước như Ethiopia,
số lượng trẻ em mồ côi do AIDS đã tăng lên 989.000 trường hợp, Nigeria
995.000, Kenia là 892.000 trường hợp. Hầu hết các trẻ này không được đi học
và theo các nghiên cứu tại Nam Phi trẻ em đi học năm 2001 thấp hơn 200% so
với năm 1998.


12

Theo báo cáo của ƯNAIDS và WHO hầu hết các khu vực dịch
HIV/AIDS bắt đầu từ những năm cuối của thập kỷ 70 và những năm đầu thập
kỷ 80. Hai khu vực Nam và Đông Nam Á, Đông Á Thái Bình Dương dịch
HIV xuất hiện muộn vào những năm cuối thập kỷ 80 và vùng Đông Âu và
Trung Á bắt đầu vào những năm 90.
Tỷ lệ nhiễm HIV ở người lớn cao nhất là ở vùng cận Sahara với 8.4%
người lớn bị nhiễm HIV/AIDS tiếp theo là đến khu vực Caribe, Đơng Nam
Châu Á, khu vực Bắc Mỹ. Hình thái lây truyền chủ yếu ở các khu vực là qua
quan hệ tình dục khác giới, tiêm chích ma t [46] và một vài khu vực đồng
tính nam giới là hình thức lây truyền chính. Theo báo cáo của ƯNAIDS, ở hầu
hết các khu vực nam giói mắc nhiều hơn nữ giới riêng ở khu vực cận Sahara

nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn và hình thái lây nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục
khác giới [61].
Dịch HIV/AIDS lan sang Châu Á khá muộn, trường hợp nhiễm HIV
đầu tiên tại khu vực này được phát hiện tại Thái Lan vào năm 1985, đến cuối
những năm 90 chỉ có Campuchia, Myanmar và Thái Lan công bố những bệnh
dịch đáng lo ngại trên toàn đất nước nhưng hiện nay HIV/AIDS đã lan tràn
mạnh mẽ ở các nước trong khu vực. Năm 2001 có tới 1,07 triệu người lớn và
trẻ em mới bị nhiễm HIV tại Châu Á Thái Bình Dương, đưa tổng số người bị
HIV tại khu vực này lên tới 71 triệu người.
Dịch tễ học lây nhiễm HIV ở khu vực này có nhiều hình thái khác biệt,
tại Thái Lan hình thái lây nhiễm nhiễm HIV chủ yếu qua quan hệ tình dục
khác giới, tại Campuchia lây nhiễm HIV chủ yếu qua quan hệ tình dục nhưng
một số nước khác như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia hình thái lây nhiễm
vẫn chủ yếu qua tiêm chích ma tuý.


13

Tại Trung Quốc, UNAIDS và WHO ước tính có khoảng 1,5 triệu người
bị nhiễm HIV/AIDS trong đó có 850.000 là ngưcd lớn, 220.000 là phụ nữ. Tỷ
lệ nhiễm HIV ứong nhóm thanh niên từ 15 - 24 tuổi theo ước tính vào khoảng
0,20%. Trong 6 tháng đầu năm 2001 sơ' lượng người bị nhiễm HIV tăng
67,4% so với năm 2000. Đường lây truyền của dịch HIV tại Trung Quốc chủ
yếu là do tiêm chích ma tuý [62]. Vào năm 2000, 7 tỉnh của Trung Quốc đã
phải đối mặt với nguy cơ lan tràn dịch HIV, hơn 70% số người tiêm chích ma
tuý bị HIV dương tính ở một số khu vực như quận Yili ở Xinjiang và quận
Ruili ở Vân Nam. Cũng có dấu hiệu của lây nhiễm HIV qua đường tình dục ở
3 tỉnh (Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông). Năm 2000, tốc độ lây nhiễm
HIV qua quan hệ với gái mại dâm tại Vân Nam là 4,6% (tăng từ 1,6% trong
năm 1999), tại Quảng Tây là 10,7% (tăng hơn 6% so vói năm 1999) [53].


Hình 1.3. Phân bô' tỷ lệ nhiễm HIV của các nước trong khu vực


Ấn Độ hiện được ước tính có số nhiễm HIV cao nhất trong khu vực, đến
cuối năm 2001, tốc độ người lớn của cả nước bị mắc bệnh là xấp xỉ 1%,
UNAIDS và WHO ước tính có khoảng 3,97 triệu người Ấn Độ bị nhiễm HIV
vào cuối năm 2001. Thực tế, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trung bình trong số những
phụ nữ đến khám ở các phòng khám thai cao hơn 2%,ở Andhra, Pradesh và
hơn 1%

ở5 bang khác (Karnataka, Maharashtra, Manipur, Nagaland và Tamil

Nadu) và ở nhiều thành phố lớn khác (gồm cả Banggalore, Chennai, Hydebađ
và Mumbai) [44], [50].
Tại Indonesia, nước đông dân thứ tư của thế giới, HIV đang gia tăng
nhanh chóng trong nhóm tiêm chích ma t và gái mại dâm và ở nhóm người
hiến máu ở một sô' nơi. Kết quả giám sát tại Indonesia cho thấy vào năm 2000,
40% sơ' người tiêm chích đang được điều trị ở Jakarta cũng đã bị nhiễm. Tại
Bogor, tỉnh Đông Java, 25% sơ' người tiêm chích ma t xét nghiệm nhiễm
HIV.
Tại Thái Lan theo ước tính có khoảng 670.000 trường hợp nhiễm [70].
Thái Lan là nước triển khai chương trình bao cao su rất sớm và các báo cáo
gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở Thái Lan không gia tăng như các năm
trước đây và có xu hướng giảm xuống ở một sơ' nhóm đối tượng [64].
Có nhiều nguyên nhân của sự gia tăng HIV tại khu vực này. Các vấn đề
về đói nghèo, trình độ dân trí thấp, sự gia tăng các tệ nạn xã hội đã làm HIV
gia tăng. Vấn đề sử dụng bao cao su dự phịng lây truyền HIV qua đường tình
dục tuy đã được khuyến khích nhưng rất ít nước áp dụng [60]. Trong khu vực,
việc dùng chung dụng cụ tiêm chích ma tuý là một trong những hành vi có

nguy cơ gây nhiễm HIV nổi trội ở một sô' nước [66]. Điều tra mới đây cho
thấy 55% sơ' nghiện chích ma túy là nam giới ở miền Bắc Bangladesh và 75%
ở miền Trung của nước này cho biết có dùng chung dụng cụ tiêm chích ít
nhất 1 lần trong tuần trước khi được hỏi. Để dự phòng lây nhiễm HIV qua


15

tiêm chích ma t, một số chương trình can thiệp đã được triển khai trong đó
có thành cơng nhất là chương trình giảm thiểu tác hại của ú c với hàng loạt các
dự án trao đổi bơm tiêm, chương trình Methedone. Báo cáo của úc gần đảy
cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV có chiều hướng giảm và người ta cho rằng ngồi các
chương trình can thiệp nêu trên, rất có thể việc sử dụng thuốc kháng vi rút đã
làm HIV giảm ở nước này [58]. Ngoại trừ úc và New Zealand, việc tiếp cận
với các thuốc điều trị đặc hiệu được thực hiện khá tốt cịn các nước khác rất
khó khăn vì chủ yếu là do thiếu nguồn lực [35].
1.3. TÌNH HÌNH NHIÊM HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM
1.3.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS và tử vong do AIDS
Kể từ trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện vào tháng
12/1990 đến tháng 9/2006 trên tồn quốc đã có 111.000 trường hợp nhiễm
HIV (năm 2005 là 93.927 người), trong dó 18.000 trường hợp đã chuyển
thành bệnh nhân AIDS và 10.000 bệnh nhân đã tử vong do AIDS, số trường
hợp bệnh nhân AIDS và tử vong cũng tăng đều theo các năm
Theo cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ lao động- Thương binh & Xã
hội) tỷ lệ gái mại dâm ở Việt Nam nhiễm HIV/ AIDS ngày càng gia tăng, hơn
nữa tệ nạn mại dâm chưa có dấu hiệu thuyên giảm, diễn biến phức tạp, chứa
đựng các yếu tố nguy cơ lan truyền HIV/AIDS ra cộng đồng xã hội. Ước tính,
hiện cả nước có trên 31.000 gái mại dâm, tuy nhiên chỉ có trên 13.000 gái mại
dâm có hồ sơ quản lý. Phần lớn gái mại dâm mắc bệnh lây truyền qua đường
tình dục. Đáng lưu ý, khảo sát gần 500 nam giới ở Hà Nội(năm 2004) thì gần

1/3 cho biết đã có quan hệ với gái mại dâm, trong đó sinh viên, doanh nhân
(40%), công nhân (30%) người nghèo (23%), lao động di cư (39%), v.v. Tỷ lệ
nghiện ma tuý trong gái mại dâm ngày càng tăng chiếm tới 32,6% trong đó tỷ
lệ chích chung bơm kim tiêm chiếm đến 44,2% và tỷ lệ trong nhóm gái mại
dâm nhiễm HIV lên đến 77,1%. Điều đáng báo động là tỷ lệ gái mại dâm sử


×