Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHẮN VĂN

LÂM VĂN ĐỒNG
TRƯỞNG ĐẠI HỌC ĐIÊU DƯỠNG
NAM ĐỊNH

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO NGƯỜI THẦY THUỐC
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS
Mã số:
62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ TRIÉT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Người hướng dẫnl: PGS.TS Trần Sĩ Phán
Người hướng dẫn 2: GS.TS Nguyễn Ngọc Long

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả được viết chung với các đồng nghiệp khác đã được sự đồng ý khi đưa vào
luận án. Các số liệu, kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

Lâm Văn Đồng




LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, được sự giúp đỡ của Nhà trường, các
Phòng và Khoa Triết học, nay tơi đã hồn thành chương trình học tập và bảo vệ
thành công luận án tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới quý Thầy, Cô trong Ban giám hiệu, Phòng
quản lý Đào tạo sau đai học, Khoa Triết học trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập,
nghiên cửu và bảo vệ thành công luận án tiên sĩ chun ngành Hơ Chí Minh học.
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa
học: GS. TS Nguyễn Ngọc Long, GS.TS Trần Phúc Thăng, PGS. TS Trần Sĩ Phán,
PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn, PGS.TS Dương Văn Thịnh, PGS. TS Trần Văn Phòng,
PGS. TS Nguyễn Chí Mỳ, PGS.TS Nguyễn Bình n, PGS.TS Nguyễn Thị Nga,
PGS.TS Ngô Thị Phượng, và một số nhà khoa học khác đã trực tiếp tham gia đóng
góp ý kiến chun mơn để tơi tiếp thu, chỉnh sửa và hồn thiện luận án tiến sĩ.
Tôi cũng vô cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện của gia đình,
bạn bè và các đồng nghiệp trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện bản
1



/

- * Á

luận án tiên sĩ.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn!



tháng 8 năm 2015
Tác giả

Lâm Văn Đồng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...... ;...................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án............................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 5
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu................................................... 5
5. Đóng góp mới của Luận án.......................................................................... 5
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của Luận á n ..................................................... 6
7. Kết cấu củaiuận án.......... ........................................................................... 6
Chương

1 TỐNG

QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN

cứu

LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI....................................................................................................7
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng và nội dung của giáo
dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay................................. 7

1.2. Những nghiên cứu liên quan đến thực trạng giáo dục đạo đức cho người
thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay..................................................................... 13
1.3. Những nghiên cứu hên quan đến quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả
của công tác giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay......20
1.4. Một số vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết............................... 24
ChưoTig 2 MỘT SỐ VÁN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
NGƯỜI THẦY THUỐC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY..................................28
2.1. Đạo đức nghê nghiệp và đạo đức người thây thuôc................................ 28
,

2.2. Giáo dục đạo đức cho người thây thuôc và tâm quan trọng của giáo dục
đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay..................................... 39
2.2.1. Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc.............................................. 39
2.2.2. Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta
hiện nay...........................................................................................................47
2.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay.... 54


2.3.1. Giáo dục những chuẩn mực đạo đức công dân cho người thầy thuốc.. 55
2.3.2. Giáo dục đạo đức trong quan hệ giữa người thầy thuốc vói bệnh nhân...... 56
2.3.3. Giáo dục đạo đức trong quan hệ giữa người thầy thuốc với đồng nghiệp
58
2.3.4. Giáo dục đạo đức trong quan hệ giữa ngưòi thầy thuốc với khoa y học ..61
2.3.5. Giáo dục đạo đức trong quan hệ giữa người thầy thuốc với xã hội.....63
2.3.6. Giáo dục đạo đức trong quan hệ giữa người thầy thuốc với bản thân.. 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 68
Chương 3 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO NGƯÒ1 THẦY THUÓC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY - NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, THỤC
TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA................................................... 69
3.1. Những nhân tố chủ yếu tác động tới giáo dục đạo đức cho người thầy

thuốc ở Việt Nam hiện nay............................................................................ 69
3.1.1. Những nhân tố chủ quan...................................................................... 69
3.1.2. Những nhân tố khách quan.................................................................. 70
3.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho người thấy thuốc.............................. 73
3.2.1. Ở cấp

độ xã h ộ i...........................................................................73

3.2.2. Ở cấp

độ cơ sở............................................................................. 81

3.2.3. Ở cấp độ cá nhân- sự tự giáo dục đạo đức của người thầy thuốc........ 94
3.3. Một số vấn đề đặt ra đối với công tác giáo dục đạo đức cho người thầy
thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.................................................... 98
3.3.1. Vấn đề đầu tư cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ...................................100
3.2.2. Vấn đề quản lí cơ sở vật chất và quản lí hoạt động nghề nghiệp...... 102
3.2.3. Vấn đề về những bất cập của công tác giáo dục đạođức cho người thầy
thuốc.................................................................................................................98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................105


Chương 4 QUAN ĐIẺM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO NGƯỜI THÀY THUÓC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.......... ......... 106
4.1. Quan điểm đối với công tác giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở
nước ta hiện nay........................................................................................... 106
4.1.1. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức trong giáo dục
đạo đức cho người thầy thuốc...................................................................... 106
4.1.2. Gắn việc giáo dục đạo đức với sự phát triển ngành y tế trong giai đoạn

hiện nay..........................................................................................................111
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục
đạo đức cho người thày thuốc ở Việt Nam hiện nay................................... 116
4.2.1. Tăng cường hơn nữa đàu tư cơ sở vật chất và phát triển nhân lực y tế....133
4.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lí tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục đạo đức
người thầy thuốc.............................................................................................137
4.2.3. Tăng cường vai trò của pháp luật trong giáo dục đạo đức cho người
thầy thuốc.............................................................................

130

4.2.4. Đổi mới nội dung, đa dạng dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức
cho người thầy thuốc..................................................................................... 116
4.2.5. Khuyến khích tính chủ động, tích cực và tạo điều kiện thuận lợi cho
người thầy thuốc tự giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức........................ 123
4.2.6. Nâng cao trách nhiệm của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và dư luận
xã hội trong giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc.....................................125
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................... 144
KẾT LUẬN....................................

146

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN Á N ............................................................................................ 148
TÀI LIỆU THAM K H Ả O ........................................................................... 149
PHỤ LỤ C ...................................................................................................... 163


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đạo đức người thầy thuốc là vấn đề không một thời đại nào, không một
xã hội nào không quan tâm. Sở dĩ đạo đức người thầy thuốc luôn nhận được
sự quan tâm đặc biệt bởi lẽ, nghề y là một nghề đặc biệt; nó gắn liền với việc
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con người. Do vậy, nghề y không đon thuần
chỉ là một nghề nghiệp, một phương tiện kiếm sống đối với người thầy thuốc.
Đành rằng, người thầy thuốc phải kiếm sống qua việc hành nghề, nhưng cùng
với việc kiếm sống, người thầy thuốc cịn có một sứ mệnh cao cả hơn, đó là
sứ mệnh trị bệnh cứu người. Sứ mệnh cao cả ấy khơng chỉ địi hỏi người thầy
thuốc phải tích cực học hỏi để nâng cao nghiệp vụ chun mơn, mà cịn địi
hỏi họ khơng ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; lấy y đức làm
cơ sở và động lực thực hành chuyên môn, lấy chuyên môn để thể hiện và đảm
bảo cho y đức.
Ngay từ thời cổ đại, các danh y, trong hoạt động hành nghề cũng như
trong việc truyền nghề cho người kế nghiệp, đều có những địi hỏi rất cao về
y đức, và do đó, rất chú trọng đến việc tự giáo dục và giáo dục y đức. Khi
Hippocrates, ông tổ của nghề y, viết lời thề với những yêu cầu rất cao và
nghiêm túc về y đức, thì đó khơng chỉ là lời thề của cá nhân ơng mà cịn là
tâm huyết và yêu cầu của ông đối với những người kế nghiệp. Nói cách khác,
lời thề nghề nghiệp Hippocrates cũng chính là giáo huấn, là nội dung mà ông
muốn giáo dục cho những người đang và sẽ làm nghề thầy thuốc.
Ở nước ta, danh y Lê Hữu Trác (1720-1791) đã chỉ ra một cách sâu sắc
và tâm huyết bản chất của nghề y, sứ mệnh của người thầy thuốc, “thầy thuốc
là người có nhiệm vụ bảo vệ sinh mệnh người ta, lẽ sống chết, điều phúc họa
đều ở trong tay mình xoay chuyển”. Từ đó, ơng đưa ra một châm ngơn, một

1


đòi hỏi đối với người làm nghề thuốc, “đã hiến thân cho nghề thuốc thì phải
biết quên mình để dồn hết tâm lực vào trước thuật, trước là để cứu người, sau

là đúc kết để dựng nên ngọn cờ đỏ thắm giữa y trường”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế (2/1955) đã
viết: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cơ, các chú. Chính phủ
phó thác cho các cơ, các chú việc chữa bệnh tật và chăm sóc sức khỏe cho
đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương
yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đón như
mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu, câu ấy nói rất đúng” [116, tr.476 ].
Những lời giáo huấn trên là sự khẳng định sứ mệnh cao cả và trách
nhiệm của người thầy thuốc đối với con người, đối với xã hội; đồng thời cũng
khẳng định, y đức và giáo dục y đức là điều không lúc nào và khơng ở nơi nào


có thể sao nhãng, khơng quan tâm.
Ở nước ta hiện nay, sự phát triển kinh tế-xã hội đang đặt ra những yêu

; Cầu mới đối với lĩnh vực y tế. Những yêu cầu này biểu hiện cả trên bình diện
quy mơ, số lượng các dịch vụ y tế, cả trên bình diện chất lượng chẩn trị và

,
.
,
1 chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Điêu đó địi hỏi phải phát triên cả sơ lượng
I và chất lượng nhân lực ngành y tế trong đó có những người thầy thuốc. Giáo
ị dục đạo đức cho người thầy thuốc là một yêu cầu, một bộ phận của sự phát
I

I

triển đó. Ngồi ra, những tác động từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế -


! xã hội nói chung và sự phát triển ngành y tế nói riêng, cũng đang đặt ra những
yêu cầu, những vấn đề mà công tác giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc
khơng thể khơng quan tâm giải quyết. Đó là tác động từ mặt trái của kinh tế
thị trường đối với quan niệm về giá trị và lối sống, mà cụ thể là việc đề cao
lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, đề cao
lợi ích cá nhân, xem nhẹ trách nhiệm xã hội. Đó là sức ép từ nhu cầu khám

2


chữa bệnh của nhân dân trong khi khả năng đáp ứng cùa ngành y tế cịn hạn
chế. Đó là những hạn chế trong quản lí q trình xã hội hóa y tế, là những hạn
chế trong giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở các trường y và các cơ sở
y tế, các bệnh viện.... Tất cả những tác nhân đó và nhiều tác nhân khác nữa
đang dẫn đến sự xuống cấp về mặt đạo đức ở một bộ phận không nhỏ người
thầy thuốc. Những biểu hiện của sự xuống cấp đạo đức ở người thầy thuốc,
chẳng hạn, sự vô trách nhiệm trong khám chữa bệnh, thái độ bất lịch sự, cửa
quyền đối với bệnh nhân, đặc biệt là hiện tượng gây sức ép địi lệ phí ngầm
trong hành nghề... đã gây tốn kém, bức xúc đối với bệnh nhân, người nhà
bệnh nhân cũng như dư luận xã hội. Sự xuống cấp đạo đức ở một bộ phận
không nhỏ người thầy thuốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân và sự phát triển ngành y tế. Việc khắc phục tình
trạng này, đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức trong ngành y và đặc biệt ở đội ngũ
người thầy thuốc đòi hỏi cơng tác lí luận phải đẩy mạnh những nghiên cứu về
giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả của giáo dục đạo đức nhằm nâng cao đạo đức cho người thầy
thuốc ở nước ta hiện nay.
Những nghiên cứu về y đức và giáo dục y đức cho người thầy thuốc
trong thời gian qua đã được thực hiện ở một số cơng trình (sách, báo khoa
học), một số Luận văn, Luận án và ở một chừng mực nhất định, trên các báo

chí hàng ngày. Từ các góc độ khác nhau, những cơng trình đó đã luận chứng
cho sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc; đã đề xuất được
một số giải pháp giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc trong điều kiện hiện
nay. Tuy nhiên, do những mục đích cụ thể và trong những giói hạn nghiên
cứu nhất định, những cơng trình liên quan đến đạo đức nghề y và giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho người thầy thuốc vẫn còn những hạn chế nhất định.
Yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa và nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như hiệu

3


quả của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người thầy thuốc
trong điều kiện hiện nay địi hỏi khơng chỉ những nghiên cứu cụ thể mà cịn
địi hỏi những nghiên cứu chun sâu và có tính hệ thống từ góc độ triết học.
Để góp phần vào việc nghiên cứu chuyên sâu ở tầm triết học nhằm đáp
ứng yêu cầu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Giáo dục đạo đức cho người thầy
thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài cho Luận án triết học
của mình.
2. Mục
• đích và nhiệm
• vụ
• của Luận
• án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lí luận về giáo dục đạo đức cho người
thầy thuốc, luận án phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất quan điểm và
một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục đạo đức cho
người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiêm vu





- Khảo sát, đánh giá những tài liệu chủ yếu liên quan đến đề tài, từ đó,
xác định những vấn đề sẽ được nghiên cứu trong luận án.
- Xác định khái niệm giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc; luận
chứng sự cần thiết và xác định những nội dung chủ yếu của giáo dục đạo đức
cho người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích những nhân tố tác động và đánh giá thực trạng giáo dục đạo
đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay, từ đó xác định những vấn đề
cần giải quyết.
- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.

4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu đạo đức người thầy thuốc và giáo dục đạo đức
cho người thày thuốc ở Việt Nam hiện nay, với phạm vi thời gian từ khi tiến
hành sự nghiệp đổi mới.
- Trong Luận án, người thầy thuốc được xác định và nghiên cứu là
những y, bác sĩ khám, chữa bệnh và chăm sóc (điều dưỡng) sức khỏe cho
bệnh nhân và nhân dân. Những đối tượng khác, chẳng hạn, cán bộ quản lí y
tế, dược sĩ, nhân viên y tế... chỉ được đề cập trong chừng mực liên quan đến
đạo đức người thầy thuốc và giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lí luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận

,

,

,

'

Ị duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hơ Chí Minh vê đạo
đức, y đức; các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về đổi mới, phát triển ngành y tế, xây dựng con người, giáo dục đạo đức
r

t

r

1 và y đức... Ngoài ra, luận án kê thừa và phát triên kêt quả nghiên cứu của các
nhà khoa học, các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung được vận dụng trong nghiên cứu, thực hiện luận án
là phương pháp biện chứng duy vật; đồng thời, kết hợp sử dụng các phương
pháp: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh,
hệ thống hóa, khái quát hóa...
5. Đóng góp mới của Luận án
- Luận án góp phần luận chứng sự cần thiết và làm rõ hơn nội dung của
giáo dục đạo đức cho người thày thuốc ở Việt Nam hiện nay thơng qua các
quan hệ cụ thể của ngưịi thầy thuốc.

5



- Thơng qua việc phân tích thực trạng giáo dục đạo đức người thày
thuốc ở Việt Nam hiện nay, Luận án đã xác định 3 vấn đề chủ yếu cần giải
quyết; đồng thời, đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của Luận án
về mặt

lí luận, Luận án góp phần làm sáng tỏ và hệ thố

luận vấn đề giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc.
về mặt thực

tiễn,Luận án có thể dùng làm tài liệu tham kh

tác nghiên cứu và giảng dạy đạo đức nghề nghiệp tại các trường thuộc ngành
y; những kết quả nghiên cứu của Luận án cũng có ý nghĩa khuyến nghị đối
với cơng tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người thầy thuốc ở
Việt Nam hiện nay.

Ì

7. Kết cấu của Luận án



Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình đã cơng bố của
I
,

ị tác giả liên quan đên luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
Ị Luận án gồm: 4 chương, 12 tiết.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈ TÀI
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng và nội dung của
giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay
Tầm quan trọng và nội dung của giáo dục đạo đức cho người thầy
thuốc là vấn đề mà không một thời đại nào, không một xã hội nào khơng quan
tâm. Điều đó bị quy định bởi tính đặc thù của nghề y là nghề chăm sóc sức
khỏe cho con người. Tính mạng và sức khỏe của người dân được phó thác cho
người thầy thuốc. Bởi thế, xã hội ln có những địi hỏi rất cao về chuyên
môn và đặc biệt là tinh thần phục vụ, là đạo đức ở mỗi người thầy thuốc. Ở
nước ta hiện nay, sự quan tâm và những đòi hỏi của xã hội được thể hiện qua
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành y tế, xây
dựng đội ngũ những người làm công tác y tế vừa hồng vừa chuyên. Sự quan
tâm và những đòi hỏi của xã hội cũng được thể hiện qua dư luận khuyến
khích, tơn vinh những tấm gương về y đức, phê phán những hiện tượng tiêu
cực trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Trên bình diện

lí luận, sự quan tâm được thể hiện ở nhữ

về tầm quan trọng và nội dung của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở
nước ta hiện nay.
Trong những năm gần đây, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên
quan đến vấn đề. Đó là các cơng trình: Đạo đức y học (Hồng Đình cầu,
Trường Đại học y Hà Nội, 1991); Đạo đức học và y đức Việt Nam (Nguyễn
Văn Hiền, Nxb. Y học, 1992). Trong các cơng trình này, các tác giả đã nhìn

nhận đạo đức nghề y tức đạo đức của người thầy thuốc như là một lĩnh vực,
một hình thức biểu hiện đặc thù của đạo đức xã hội, vì thế nó có quan hệ với
đạo đức xã hội. Những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức của người thầy
thuốc bị quy định bởi những yêu cầu chung của đạo đức xã hội và bởi những

7


yêu cầu đặc thù của nghề y tức là nghề nghiệp mà việc thực hiện nó là chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe cho con người. Như vậy, tầm quan trọng của đạo
đức người thầy thuốc và do đó, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho
người thầy thuốc vừa do yêu cầu đạo đức chung vừa do yêu cầu đạo đức đặc
thù, cụ thể của nghề y quy định.
Tác giả Ngơ Gia Hy trong cơng trình Nguồn gốc của y

Sự đóng

góp của nền y học vào văn hóa Việt Nam (Nxb. Y học, 1995) và cồng trình Y
đức và đạo đức y học, nguồn gốc và

sựphát tri

chứng cho sự cần thiết phải nâng cao y đức trong điều kiện hiện nay. Tác giả
đã phân tích một số ảnh hưởng từ mặt trái của kinh tế thị trường đối với đạo
đức người thầy thuốc, từ đó, nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục đạo đức
cho người thầy thuốc .
Năm 1996, Bộ Y tế ban hành Quy chế về y đức. Quy chế này xác định
những nguyên tắc nghề nghiệp cơ bản định hướng hoạt động của thầy thuốc

I


t

trong điều kiện hiện nay. Nội dung chủ yếu của những nguyên tắc này bao

I gồm: Nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ; phải có lương tâm và trách
Ị nhiệm cao, hết lịng u nghề, ln rèn luyện phẩm chất đạo đức của người
<



thầy thuốc; tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn;

1

1 tôn trọng quyền được khám chữa bệnh của nhân dân; có thái độ tơn trọng


*
í người bệnh và gia đình họ; kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán; thật thà, đồn
kết tơn trọng đồng nghiệp, kính trọng bậc thầy... Những nguyên tắc đó cho
thấy, sự quan tâm và nhận thức của Bộ y tế đối với tầm quan trọng và nội
dung của y đức và giáo dục y đức cho những người thầy thuốc.
triểnsự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn
hiệnnay (Nxb. Y học, 1996), tác giả Đỗ Nguyên Phương đã phân tích những
yêu cầu của sự nghiệp phát triển ngành y tế ở nước ta hiện nay và nhấn mạnh
rằng, người thầy thuốc phải có nhân cách, đó là phải có sự hiểu biết, có lương

8



tâm và đức độ. Để nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức người thầy thuốc
đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, yêu cầu của sự phát triển đội ngũ người
thầy thuốc, cần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ, trong đó cần đặc biệt
quan tâm đến giáo dục đạo đức.
Trong cơng trình

Đại

danhy Hải Thượng Lãn Ôn

của nghề làm thuốc, chữa bệnh (Nxb. Y học, 2000), tác giả Trần Văn Thụy đã
trình bày tư tưởng Hải Thượng Lãn Ông về bản chất và đặc trưng của nghề y
như là một nghề nhân đức\ từ đó Lãn Ơng địi hỏi người thầy thuốc phải
khơng ngừng tự giáo dục, suy nghĩ hàng ngày chăm lo bồi đắp 8 Đức (Nhân,
Minh, Trí, Đức, Thành, Lượng, Khiêm, cần) và chống 8 tội (Lười, Keo kiệt,
Tham, Lừa dối, Bất nhân, Hẹp hòi, Thất đức, Dốt).
Tác giả Nguyễn Văn Lê trong cồng trình Đạo đức và y học (Nxb. Y
học, 1999) và Một sổ sự kiện hàng ngày ở bệnh

(Nxb. Y học, 2000) đã đi

sâu phân tích đặc điểm lao động của ngành y, qua đó luận chứng cho bổn
phận đạo đức của người thầy thuốc trong quan hệ vói bệnh nhân, với xã hội.
Ông cũng chỉ ra những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường khiến cho
đồng tiền, bằng nhiều cách khác nhau đã đứng giữa thầy thuốc và bệnh nhân,
đẩy họ vào tình thế khó lựa chọn. Tuy vậy, tác giả vẫn khẳng định rằng, người
thầy thuốc chân chính là người phải coi việc trị bệnh cứu người, phục vụ xã
hội là thiên chức, là sứ mệnh cao cả của mình. Vì vậy, xã hội, cơ quan phải
thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho họ; và bản thân mỗi người

thầy thuốc cũng phải luôn tự rèn luyện, tu dưỡng để trở thành người thầy
thuốc chân chính.
Từ năm 2006 đến năm 2008, tác giả Phạm Minh Đức và cộng sự đã
thực hiện đề tài Nghiên cứu, khảo sát

thực hành y đức tại một số bệnh

viện. Thông qua việc khảo sát và đánh giá những thành tựu, những hạn chế,
những biểu hiện xuống cấp đạo đức tại một số bệnh viện, các tác giả đã báo

9


động về tình trạng xuống cấp đạo đức của một bộ phận người thầy thuốc hiện
nay. Các tác giả cũng cho rằng, đẩy lùi tình trạng xuống cấp đó là một trong
những yêu cầu cấp bách hiện nay. Một trong những giải pháp được đề tài đề
xuất là nâng cao nhận thức của toàn xã hội, của các cấp quản lí về tầm quan
trọng của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc.
Trong Luận văn thạc sĩ vấn đề
thành phố Hà

gdục y đ

Nộihiện nay (Hà Nội, 2007), tác giả Hoàng Thị Kim O

luận chứng cho tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc
thông qua việc phân tích đặc điểm của ngành y. Theo tác giả, ngành y là
ngành có quan hệ đặc biệt đến sức khỏe và tính mạng con người; là nghề
mang tính nhân đạo cao cả; là nghề mang tình thương người; là nghề thể hiện
tính cao qúy bất cầu danh lợi; là nghề tơn trọng nhân phẩm... Chính vì vậy, y

thuật phải gắn liền với y đức. Giáo dục và tự giáo dục y đức là điều không
thể tách rời nghề y. Giáo dục y đức phải được bắt đầu từ khi người thầy thuốc
còn ngồi trên ghế nhà trường. Giáo dục y đức tức là giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên phải bao hàm giáo dục lí luận về đạo đức và những
phẩm chất đạo đức căn bản của người cơng dân. Đồng thịi, phải giáo dục
những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để khi hành nghề họ sẽ làm trịn nghĩa
vụ cơng dân Việt Nam bằng tài năng chun môn và phẩm chất con người
mới xã hội chủ nghĩa. Cụ thể hơn, trong Luận văn, tác giả chỉ ra và phân tích
những nội dung căn bản của giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y nói
chung và sinh viên ngành y Hà Nội nói riêng bao gồm; giáo dục chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tường Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, đạo đức người
thầy thuốc; giáo dục y đức truyền thống; giáo dục phẩm chất đạo đức cá nhân;
giáo dục y đức thông qua các mối quan hệ của thầy thuốc.
Trong Luận án tiến sĩ Tư tưởng
học của Hải Thượng Lãn

học

con người qua tác phẩm y


ng (Hà Nội, 2001), tác giả Phạ

10


nghiên cứu và đánh giá một cách hệ thống tư tưởng triết học về con người của
Hải Thượng Lãn Ông; từ đó chỉ ra ý nghĩa của các tư tưởng đó trong q trình
đổi mới, phát triển ngành y tế nói chung và đặc biệt là đối với giáo dục đạo
đức cho người thầy thuốc hiện nay nói riêng.

Cũng nghiên cứu chuyên sâu về tầm quan trọng và nội dung của giáo
dục đạo đức cho người thầy thuốc, tác giả Lê Thị Lí trong Luận án tiến sĩ
Nâng cao đạo đức người thầy thuốc trong điều kiện hiện nay ở nước ta (Hà
Nội, 2011) đã tiếp cận vấn đề cả từ tình hình thực tế của ngành y, cả từ những
yêu cầu về mặt lí luận.
Theo tác giả, sự cần thiết phải giáo dục y đức cho người thầy thuốc bị
quy định trước hết bởi tính đặc thù của nghề y là một nghề cao quý, nhân đạo,
là nghề trị bệnh cứu người. Tác giả khảo sát khá công phu lịch sử tư tưởng về
y đức và phân tích những tư tưởng đó ở các bậc danh y. Căn cứ những tư liệu
lịch sử, tác giả cho thấy, các bậc danh y như Hyppocrates, Biển Thước, Hoa
Đà... đều có những yêu cầu rất cao về y thuật và y đức; từ đó, họ cho rằng,
giáo dục và tự giáo dục y đức đối với người thầy thuốc là điều gắn liền với
bản thân nghề làm thuốc, chữa bệnh. Tác giả cũng khảo sát những tư tưởng
của những nhà nghiên cứu hiện đại, chẳng hạn, D.I. Pixarép, N.E.
Telesnhevskaia... về y đức và giáo dục y đức để luận chứng cho sự cần thiết
của giáo dục y đức. Ở Việt Nam, tác giả khảo sát những tư tưởng của Tuệ
Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ơng và đặc biệt chú ý tìm hiểu những tư tưởng, những
lời dạy của Hồ Chí Minh về y đức đối với ngành y tế và người làm trong
ngành y tế. Tác giả coi những lời dạy của Hồ Chí Minh về y đức, chẳng hạn,
Lương y như từ mẫu, thật thà đoàn kết... là nội dung quan trọng nhất, sợi chỉ
đỏ xuyên suốt công tác giáo dục đạo đức, đạo đức nghề nghiệp cho nghề y,
ngành y ở nước ta hiện nay.
Cùng với điều đó, tác giả đã phân tích tác động từ mặt trái của kinh tế

11
I


thị trường đối với đạo đức và đạo đức người thầy thuốc. Bên cạnh việc chỉ ra
tác động tích cực, tác giả cho thấy, kinh tế thị trường là một trong những tác

nhân dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ người
thầy thuốc. Yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng cao cùng với
yêu cầu phát triển ngành y tế nước nhà địi hỏi phải khắc phục sự xuống cấp
đó để nâng cao y đức cho đội ngũ người thầy thuốc hiện nay. Trong điều kiện
như vậy, giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc trở thành yêu cầu, nhiệm vụ
vừa cấp thiết, vừa lâu dài.
Trong một chừng mực nhất định, một số bài báo, chẳng hạn, Góp
bàn

vềnhững vấn đề đạo đức của người thầy thuốc Việt Nam (Trần Văn

Thụy, Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 2/1997), Mâu thuẫn giữa mặt
I chế thị trường với bản chất nhân đạo của ngành y tế
(Phạm Cơng Nhất, Tạp

của cơ

Nam hiện nay

chíGiáo dục lí

số 6/1999), Y đứ

đức (Phạm Mạnh Hùng, Tạp chí Cộng sản, số 7/2002), Giáo dục và rèn luyện
đạo đức người cán bộ y tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Nguyễn Hiền Lương,
Tạp chí Cộng sản, số 1/2013)... cũng đề cập đến vai trò và nội dung của giáo
dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ sự phân
tích nguyên nhân của những hiện tượng tiêu cực về mặt đạo đức trong lĩnh
vực y tế và đội ngũ những người thầy thuốc hiện nay, những bài báo trên nhấn
mạnh sự cần thiết tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức

đối với người thầy thuốc.
Năm 2013, Nhà xuất bản Y học xuất bản cơng trình Những bậc thầy
nổidanh về y đức do Quý Long và Kim Thư sưu tầm và biên soạn. Đây là
một cơng trình sưu tầm và biên soạn khá công phu. Các tác giả đã khảo sát
quan niệm về nghê y và người thầy thuốc, về y đức của người thầy thuốc của
rât nhiêu danh y từ cô đại đến ngày nay. Đó là các danh y: Imhotep,
Hyppocrates, Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, Vương Thúc Hòa,

12


Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ơng. Đó cũng là những thầy thuốc nổi tiếng trong
xã hội hiện đại: Koch, A. Yersin, A. Freming, L. Pasteur, Hồ Đắc Di, Phạm
Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Trần Hữu Nghiệp, Tôn Thất Tùng, Trần Hữu
Tước, Trần Đông A, Tôn Thất Bách. Đặc biệt, các tác giả đã nghiên cứu rất
sâu Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ y tế (2/1955). Khảo
sát tư tưởng các bậc thầy nổi danh về y đức cổ kim đông tây, các tác giả đã
cho thấy, sự tưong đồng, sự thống nhất trong cách nhìn nhận của họ về thiên
chức và trách nhiệm, bổn phận đạo đức của ngưòi thầy thuốc, về
phải

giáodục đạo đức cho những người làm nghề

bệnh

người. Ngẫm

chuyện danh y thời trước, nhìn lại y đức thời nay, các tác giả nhận thấy nhiều
thầy thuốc đang tự biến nghề y cao quý của mình chỉ thuần túy trở thành “cái
cần câu ccrm” nhiều khi khơng chân chính. Từ đó, các tác giả cơng trình nhấn

mạnh sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc trong điều kiện
hiện nay.
1.2. Những nghiên cứu liên quan đến thực trạng giáo dục đạo đức cho
người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay
Đa số những nghiên cứu trong thịi gian qua đều nhìn nhận thực trạng
giáo dục đạo đức như là một bộ phận của chính thực trạng đạo đức. Vì vậy,
việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc
thường được thực hiện ứong khuôn khổ chung đánh giá thực trạng đạo đức
người thầy thuốc. Điều đó tuy chưa thật đầy đủ nhưng có sự hợp lí nhất định,
bởi thực trạng đạo đức là chỉ báo, thước đo cho hiệu quả cũng như những hạn
chế của giáo dục đạo đức.
Trong các cơng trình Giáo dục và đào tạo nhân lực ỵ tể Dự án WHOHRH - 001 (Bộ Y tế, Nxb. Y học, 2001) và Ngành y tế Việt Nam vững bước
vào thế kỉ XXI (Bộ Y tế, Nxb. Y học, 2002) đã có những đánh giá chung về
thực trạng giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam. Những công

13


trình này nhìn nhận giáo dục đạo đức như là một nhiêm vụ, một phương diện
hữu cơ của chiến lược và thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực y tế. Vì vậy,
những thành tựu cũng như những hạn chế trong giáo dục đạo đức cho người
thầy thuốc được xem xét cả trên phương diện vĩ mô tức là phương diện ban
hành các văn bản và lãnh đạo, chỉ đạo chung, cả trên phương diện vi mô tức
là công tác giáo dục đạo đức trong các trường y, các bệnh viện, các cơ sở y tế.
Trên phương diện vĩ mô, các cơng trình trên đã chi ra rằng, Đảng, Nhà
nước rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho đơi ngũ những người
làm cơng tác y tế nói chung, cho những người thầy thuốc nói riêng. Đe nâng
cao đạo đức cho người thầy thuốc, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản về chính sách và pháp luật hên quan đến sự phát triển ngành y tế và xây
dựng đội ngũ nhân lực y tế. Chẳng hạn, Chính sách của Đảng về chăm sóc

sức khỏe cho nhân dân; Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân được Quốc hội thông
qua năm 1989; Pháp lệnh về hành nghề y tế tư nhân được Chủ tịch nước phê
duyệt năm 1993; Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ về phương hướng và
chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế và văn hóa (1997) cùng
các Nghị định liên quan; Nghị quyết 37/CP năm 1996 về định hướng chiến
lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 1996-2020... Các tác
giả cho rằng, những văn bản đó là những định hướng rất quan trọng đối với
công tác giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc; đồng thời chúng cũng tạo ra
một hành lang pháp lí cần thiết để ngăn chặn sự vi phạm pháp luật trong hành
nghề mà sự vi phạm này đồng nghĩa với sự vi phạm những chuẩn mực đạo
đức tối thiểu của người thày thuốc.
Đánh giá trực tiếp hơn đối với công tác giáo dục đạo đức cho người
thầy thuốc, các tác giả cho rằng, Bộ Y tế đã có những văn bản khá kịp thòi,
chẳng hạn, Chỉ thị 04/CT-BYT về y đức; Quyết định số 2088/QĐ-BYT
(1996) gồm 12 điều về tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế; Quyết

14


định số 2526 QĐ-BYT (1999) về tiêu chuẩn phấn đấu về y đức áp dụng cho
mỗi cá nhân, tập thể, khoa, phòng, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh;
Quyết định số 2965 QĐ-BYT (1999) về kiểm tra, đánh giá hoạt động công
tác chuyên môn, tập trung đánh giá việc thức hiện các tiêu chuẩn cụ thể
phấn đấu về y đức... Những văn bản này đã và đang được thực hiện và đạt
được những hiệu quả rõ rệt.
Các tác giả cũng cho rằng, công tác giáo dục đạo đức cho người thầy
thuốc ở các trường y trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất
định. Nhiều trường đã biên soạn được giáo trình phù hợp với điều kiện của
trường. Những nguyên lí đạo đức chung, truyền thống đạo đức dân tộc, truyền
thống y đức, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y đức... đã được đưa

vào nội dung của giáo trình. Ở các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh,
công tác giáo dục y đức cũng được tiến hành dưới các hình thức: học tập,
quán triệt các nghị quyết, nghị định các quy định của Đảng, Nhà nước, Bộ Y
tế về phát triển ngành và nâng cao đạo đức người thầy thuốc. Cùng với điều
đó, những phong trào rèn luyện chun mơn và y đức cũng thường xuyên
được tiến hành; cuộc vân động
Hồ Chí Minh

"Họcvà làm theo

”được triển khai trong toàn ngành y tế; việc vinh danh nh

gương điển hình, phê phán những hiện tượng tiêu cực về đạo đức... là
những nỗ lực, những thành tựu của ngành y tế trong thực hành và giáo dục
đạo đức cho người thầy thuốc.
Các cơng trình trên cũng chỉ ra những hạn chế trong giáo dục đạo đức
cho người thầy thuốc hiện nay. Đó là việc chậm thể chế những chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước thành những quy định cụ thể, kịp thời.
Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, nghiêm túc. Đối với các hiện
tượng vi phạm quy định hành nghề, vi phạm y đức chưa có những biện pháp
xử lí nghiêm minh đủ sức răn đe. Công tác giáo dục y đức trong nhiều trường

15


và bệnh viện còn bất cập. Các phong trào hoạt động vì cộng đồng, trong một
số trường họp chưa đi vào thực chất... Điều đó dẫn đến sự xuống cấp đạo đức
ở một bộ phận không nhỏ thầy thuốc.
Trong các cơng trình: Quy định y đức và tiêu chuẩn phấn đẩu (Lê Ngọc
Trọng chủ biến, Nxb. Y học, 1999), Giáo dục và đào tạo nhân


y tể (Dự án

WHO/HRH-001, Nxb. Y học, 2001), Quản l í y tế (Trương Việt Dũng chủ
biên, Nxb.Y học, 2006), Nâng cao đạo đức người thầy

trong điều kiện

hiệnnay ở nước ta (Lê Thị Lí, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2011), các tác
giả xuất phát từ thực trạng đạo đức người thầy thuốc hiện nay để đánh giá
thực trạng giáo dục đạo đức đối với người thầy thuốc.
Cùng với việc đánh giá cao công tác giáo dục đạo đức cho người thầy
thuốc ở cấp vĩ mơ, các tác giả nhìn nhận những thành tựu trong giáo dục đạo
đức qua việc huy động đội ngũ thầy thuốc tham gia vào các phong trào, các
hoạt động vì sức khỏe cộng đồng; chẳng hạn, hiến máu nhân đạo, gây quỹ từ
thiện, cấp phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo, các gia đình chính sách,
phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng... Theo các tác giả, việc tổ chức
những hoạt động đó đã tạo ra mơi trường thuận lợi để phát triển tình cảm đạo
,
đức và nâng cao trách nhiệm đạo đức cho người thây thuôc trong quan hệ với

I

cộng đồng.
Tương tự như vậy, các tác giả cho rằng, những cuộc vận động như
“Học tập và làm theo tấm gưong đạo đức Hồ Chí Minh”, “Tiếp lửa truyền
thống mãi mãi tuổi hai mươi” mà các bệnh viện, các cơ sở y tế tổ chức thực
'

»


'

hiện không chỉ là sự thê hiện trách nhiệm đôi với cộng đông mà cịn là hình
thức giáo dục và cũng là những thành tựu giáo dục đạo đức cho người thầy
thuốc.
Trong các cơng trình trên, các tác giả cũng nghiên cứu và đánh giá các
1

hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường y. Theo đó, trong tất cả các trường y
đều đã đưa môn học Đạo đức nghề nghiệp vào chương trình giảng dạy. Nội

1
i
I.

16


THƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIẼÙ DƯỠNC
nam 'DINH

TH
Số:
dung của môn học này thường bao gôm kiến thức cơ bản về đạo đức; các khái
niệm, các ngun lí y đức; Tun ngơn của Hội y học thế giới về quyền của
bệnh nhân; các nguyên tắc trong giao tiếp ứng xử với bệnh nhân; các tiêu
chuẩn của việc thực hành chăm sóc sức khỏe có chất lượng; các nguyên tắc
làm việc cùng đồng nghiệp; các quy định của Bộ y tế về y đức. Một số trường
lớn cịn có thêm mơn Đạo đức trong nghiên cứu y sinh. Môn học này cung

cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của đạo đức trong nghiên cửu y
sinh, trách nhiệm của người nghiên cứu y sinh; nghĩa vụ và quyền lợi của đối
tượng .nghiên cứu... Cùng với giáo dục lí luận, các trường học đều có những
hoạt động thực tiễn khá phong phú. Những hoạt động này đã gắn kết nhiệm
vụ học tập, chương trình học tập của sinh viên với những yêu cầu chính trị, xã
hội nên có tác dụng giáo dục đạo đức đối với sinh viên.
Để minh chứng cho thành tựu trong giáo dục đạo đức đối vói người
thầy thuốc, các tác giả đã dẫn ra thành tựu trong công tác khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong những năm qua, những ghi nhận của
Nhà nước, những tri ân của người bệnh đối với tinh thần phục vụ của đội ngũ
các thầy thuốc, đặc biệt là đối với những gương sáng hết lịng vì người bệnh.
Cùng với những thành tựu, các tác giả cũng đánh giá những hạn chế
trong công tác giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc hiện nay. Theo các tác
giả, tính chất thương mại, với một mức độ đáng kể, đã và đang thâm nhập vào
ngành y. Nó làm biến dạng quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Tình trạng
quá tải tại các bệnh viện trung ương, bệnh viện đầu ngành là tác nhân kích
thích và gia tăng những tiêu cực trong khám chữa bệnh. Điều đó khơng chỉ
phản ánh tình trạng xuống cấp về y đức, mà còn gây ra những trở ngại cho
cơng tác giáo dục đạo đức ngành y. Nó cũng cho thấy, giáo dục đạo đức cho
người thầy thuốc chưa có nhiều biến chuyển; những hạn chế của thời bao cấp
trong giáo dục đạo đức với những yêu càu chung chung về lòng yêu nước, về

17


tinh thần phục vụ vẫn cịn chi phối ít nhiều và do đó ít hiệu quả trong điều
kiện mới. Những tác động và do đó, những yêu càu nẩy sinh từ những điều
kiện mới địi hỏi những hình thức mới, những nội dung mới chưa được thể
hiện rõ nét và phổ biến trong công tác giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc
hiện nay. Tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, của q trình xã hội hóa

y tế dẫn đến những yếu kém trong sự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của một bộ
phận thầy thuốc chưa được các cấp quản lí nhận thức đầy đủ và do đó, chưa
có những giải pháp giáo dục tồn diện.
Vì thế, theo các tác giả, bên cạnh những dấu hiệu tích cực, vẫn cịn tồn
đọng nhiều biểu hiện sa sút về đạo đức người thầy thuốc trong tất cả các quan
hệ: với người bệnh, với khoa y học, vói đồng nghiệp, với xã hội. Những hiện
tượng vòi tiền bồi dưỡng từ bệnh nhân, vô trách nhiệm trong khám chữa để
xảy ra những trường hợp đáng tiếc, gây công phẫn trong dư luận, nhũng
trường hợp lợi dụng những bất cập trong quy chế và quản lí để trục lợi cá
nhân... đang diễn ra không phải là hiếm trong điều kiện hiện nay.
Một cơng trình khác cũng đề cập khá nhiều đến thực trạng đạo đức
người thầy thuốc và giáo dục đạo đức cho ngưịi thầy thuốc, đó là cơng trình
Những bậc thầy nổi danh về y đức (Quý Long và Kim Thư, Nxb. Y học,
2013). Các tác giả cơng trình này đánh giá cao sự quan tâm của Đảng, Nhà
nước, những nỗ lực của ngành y tế trong giáo dục đạo đức cho người thầy
thuốc thông qua các văn bản về phương hướng, chính sách, những quy định
về quản lí và xây dựng ngành, đào tạo nguồn nhân lực y tế ở tầm vĩ mô. Ở
tầm vi mô, đối với những hoạt động giáo dục cụ thể, các tác giả đã chỉ ra và
đánh giá cao những hình thức giáo dục cụ thể, mới xuất hiện có hiệu quả, cần
được nhân rộng. Chẳng hạn, hiện nay, một số cơ sở y tế đang triển khai các
chương trình mịi các chun viên đến huấn luyện y, bác sĩ về cách giao tiếp,
thái độ phục vụ người bệnh.

18


Các tác giả cũng cho rằng, bên cạnh tuyên truyền, giáo dục, nêu gương,
tổ chức các hoạt động vì cộng đồng, thì sự chấn chinh các hoạt động hành
nghề, đảm bảo thực hiện nghiêm chinh các quy ché, quy định cũng là một
hình thức, đồng thịi là một thành tựu của giáo dục đạo đức cho người thầy

thuốc hiện nay. Cùng với điều đó, các biện pháp đi kèm khác cũng được thực
hiện; chẳng hạn, thiết lập hòm thư phản ánh ý kiến bệnh nhân, thiết lập đường
dây nóng hoạt động cơng khai 24/24 giờ. Nhiều bệnh viện cịn u cầu nhân
viên giám sát lẫn nhau... Với những hình thức cụ thể, đa dạng, phong phú, chủ
trương “Nói khơng với phong bì” cũng đang được triển khai trong tồn ngành
y tế và đã đem lại những kết quả ban đầu.
Đối với những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho người thầy
thuốc, các tác giả cho rằng, hạn chế phổ biến nhất là, trong công tác giáo dục
đạo đức, chưa tính hết những nhân tố tác động đến người thầy thuốc, những
nhân tố này dẫn tới sự suy thối y đức hiện nay. Đó là tác động từ mặt trái của
kinh tế thị trường làm tha hóa quan hệ bệnh nhân-thầy thuốc, biến quan hệ
này thành quan hệ thuần túy dịch vụ-khách hàng với đồng tiền chi phối tất cả;
bệnh nhân làm tha hóa thầy thuốc bằng “phong bì”; thầy thuốc coi chuyện này
là tiền Típ phục vụ; lương cán bộ y tế thấp, cơ sở y tế quá tải; đàu vào ngành
y không tuyển lựa được các sinh viên có tâm huyết, đào tạo chạy theo số
lượng, xem nhẹ chất lượng; khơng có các hội đồn chun nghiệp như y sĩ
đồn, nha sĩ đồn...; khơng có khung pháp lí chặt chẽ để xử lí các vi phạm
pháp luật và y đức; chưa nhận thấy đầy đủ tầm quan trọng từ sự phản hồi của
xã hội. Các tác giả cho rằng, những khiếm khuyết ấy vừa là nguyên nhân dẫn
đến tình trạng xuống cấp y đức, vừa là thực trạng yếu kém của công tác giáo
dục đạo đức cho người thầy thuốc hiện nay.
Cùng với những cơng trình trên, tức những cơng trình nghiên cứu khá
chun sâu về thực trạng giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc; nhiều bài
nghiên cứu, bài báo được đăng tải trên các tạp chí, báo ngày cũng đề cập đến

19


×