Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tham luan GIAO DUC DAO DUC PHAP LUAT HOC SINH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.49 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THAM LUẬN</b>


<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT HỌC SINH </b>
Đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, là một mặt trong hoạt động xã hội của
con người, thực hiện chức năng hết sức quan trọng là điều chỉnh hành vi của con người
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức nảy sinh từ nhu cầu của xã hội; đạo
đức bao gồm các tri thức về khái niệm, các chuẩn mực và phẩm chất đạo đức; với tư
cách là một mặt hoạt động xã hội, đạo đức bao gồm các hành vi đạo đức; với tư cách là
một hình thái quan hệ xã hội, đạo đức bao gồm những quan hệ đạo đức. Đạo đức của
học sinh vừa mang ý thức hệ xã hội, vừa phải phù hợp với các qui định và chuẩn mực
của xã hội; đồng thời phải phù hợp với những qui định của nhà trường phổ thông trong
giai đoạn hiện nay. Do đó trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh không thể xem
nhẹ và tách rời giữa giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội. Nếu làm tốt, làm đúng
mọi qui trình giáo dục đạo đức phù hợp với qui luật nhận thức sẽ giúp cho học sinh ý
thức và điều chỉnh hành vi của mình, điều chỉnh các mối quan hệ; tất cả các yếu tố sẽ
góp phần hình thành nhân cách của học sinh.


Đối với học sinh THCS ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi đang phát triển và
hoàn thiện, các em có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tịi, bắt chước, thích giao lưu tìm
hiểu, thích đua địi ăn chơi, thích khẳng định mình là người lớn... ; trong khi đó các kiến
thức về hiểu biết xã hội, hiểu biết về gia đình, hiểu biết về pháp luật cịn rất hạn chế,
thậm chí có em cịn mơ hồ; do đó các em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình,
nên dễ dẫn đến phạm tội, vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy nhà trường.


Ví dụ: Thụy Hải là một xã ven biển, cách thị trấn Diêm Điền - trung tâm kinh tế,
văn hoá của huyện 1 km về phía đơng. Bên cạnh những thuận lợi về kinh tế, xã hội là
những khó khăn nhất định trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật cho thanh thiếu niên
nói chung, học sinh bậc THCS nói riêng. Đời sống của đa số nhân dân trong xã không
ổn định, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao. Trong mỗi gia đình, thường thì cha mẹ vắng
nhà thường xuyên để làm kinh tế gia đình: Khai thác, chế biến hoặc nuôi trồng thuỷ hải
sản… nên con cái thường ở nhà một mình hoặc ở với ơng bà, người thân. Chính vì vậy,


việc quản lí cũng như giáo dục các em gặp rất nhiều khó khăn. Việc phối kết hợp giữa
nhà trường và gia đình cũng khơng thuận lợi.


I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:


Là một giáo viên chủ nhiệm, với công tác giáo dục đạo đức, pháp luật học sinh,
bản thân tơi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:


<i> * Thuận lợi:</i>


- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các
ban ngành đồn thể địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

do đ/c hiệu trưởng làm trưởng ban, các thành viên là những giáo viên chủ nhiệm, tổng
phụ trách, bí thư chi đồn, chủ tịch cơng đồn…


- Tập thể sư phạm nhà trường đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm đối với công
tác giáo dục đạo đức học sinh; rất nhiều thầy cô giáo luôn luôn trăn trở, tìm mọi biện
pháp để giáo dục học sinh tiến bộ vươn lên.


- Đa số cha mẹ học sinh quan tâm và thường xuyên phối hợp, chăm lo đến các
hoạt động của nhà trường, nhất là công tác giáo dục đạo đức học sinh.


- Nhiều học sinh được giáo dục tốt ở gia đình, rất nhiều em có ý thức, tư cách
đạo đức tốt làm hạt nhân tốt ở các lớp.


<i> </i>


<i> * Khó khăn:</i>



- Trong qúa trình giáo dục đạo đức học sinh, một số ít bộ phận hoặc cá nhân có
liên quan chưa nhận thức đầy đủ về vị trí tầm quan trọng của cơng tác này.


- Một số CMHS chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con em, cịn nng chiều
phó mặc cho nhà trường; thậm chí có phụ huynh cịn bất lực trước con cái. Một số phụ
huynh chưa có phương pháp giáo dục con cái theo đúng khoa học giáo dục, nặng về bạo
lực, chửi bới con cái.


- Một số ít học sinh cịn có nhận thức ỷ lại vào bố mẹ(...), nên dễ dẫn đến vi
phạm nội quy của nhà trường và các qui định của xã hội.


Theo tôi, về thực trạng đạo đức học sinh THCS hiện nay có nhiều điểm tốt, tích
cực, đồng thời cũng có một số hạn chế. Xét về mặt tốt, chúng tôi đánh giá: Phần lớn
học sinh đều ý thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình phải học tập rèn luyện trở
thành cơng dân tốt có ích cho gia đình và xã hội và được thể hiện qua các hoạt động:
kính trọng và vâng lời thầy cơ giáo, ơng bà cha mẹ, người lớn tuổi; chăm sóc giúp đở
các em nhỏ. Các em đều có ý thức chấp hành nội qui của nhà trường và được chuyễn
biến từ nhận thức thành hành động, thông qua phong trào thi đua của các tập thể và cá
nhân do Nhà trường và Đoàn trường phát động. Đại đa số học sinh đều có ý thức tốt về
quan hệ bạn bè, có tinh thần giúp đỡ bạn , có lịng nhân ái, xây dựng được quan hệ tình
bạn trong sáng lành mạnh.


Bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế cần khắc phục: Một bộ phận học sinh
chưa có ý thức phấn đấu rèn luyện, nên thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường; có
học sinh vi phạm một vài lần, có học sinh vi phạm có hệ thống. Vi phạm nội quy với các
lỗi thường gặp: Đi học muộn, không học bài, không làm bài tập, nói tục chửi bậy, khơng
thực hiện đồng phục, ăn quà vặt trong trường, thải rác bừa bãi, không thực hiện nghiêm
túc luật ATGT đường bộ: Đi xe đạp hàng ba hàng bốn, gây cản trở giao thông… à một
số vi phạm khác. Một số học sinh vi phạm khuyết điểm có khi bao che cho nhau, thiếu
thành khẩn. Số lượng học sinh chậm tiến về đạo đức năm nào cũng có và bắt buộc phải


rèn luyện lại trong hè.


II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

như những người làm công tác giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ở
học sinh nói chung và ở trường THCS nói riêng, theo chúng tơi cần tập trung vào các
giải pháp sau:


<b> (1)- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các tập thể và cá nhân nhằm tạo</b>
sự chuyễn biến sâu rộng cả về nhận thức và hành động mới góp phần hạn chế và đẩy lùi
các hiện tượng tiêu cực ở học sinh. Liên đội phải làm tốt công tác xếp loại và đánh giá
thi đua các lớp hàng tuần, hàng tháng. Công tác thi đua phải chính xác, cơng tâm, kích
thích được phong trào. Vừa đánh giá, vừa thể nghiệm và dần hồn chỉnh các tiêu chí thi
đua.


<b> (2)- Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền về tác hại của các vi phạm, các tệ nạn; phổ</b>
biến tuyên truyền pháp luật (luật giáo dục, luật giao thông đường bộ, ...); tổ chức học
tập, quán triệt cho học sinh về nội quy của nhà trường vào đầu năm học, vào giờ chào cờ
đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp. Đặc biệt, phải đẩy mạnh hoạt động của Đội tuyên truyên
truyền Măng non, chú trọng các chuyên mục: Nhỏ nhẹ nhắc nhau, gương người tốt việc
tốt, Lời cô khuyên; Tâm sự bạn gái…


(3)- Tăng cường vai trị của chi đồn và liên đội trong hệ thống tổ chức của mình
để giáo dục các em,phải đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hố học
đường; cần có kiểm tra tổng kết đánh giá cụ thể.


(4)- Tăng cường công tác kiểm tra của đội tự quản để phát hiện vụ việc và xử lý
kịp thời; nếu buông lỏng kiểm tra, không cập nhật được tình hình, khơng đánh giá đúng
đối tượng thì vơ tình dung túng cho học sinh vi phạm.



(5)- Tăng cường công tác tự quản của các tập thể lớp hơng qua vai trị cố vấn của
giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm không phải lúc nào cũng theo
sát từng học sinh mà phải thông qua mạng lưới đội tự quản để nắm tình hình. Chỉ thông
qua tập thể và giáo dục bằng tập thể, giáo dục bằng dư luận, giáo dục cảm hoá bằng tình
bạn sẻ có tác dụng tích cực giúp học sinh điều chỉnh hành vi của mình.


<b> (6)- Đề cao vai trị trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm; bởi vì giáo viên chủ</b>
nhiệm là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động của
lớp; chỉ có GVCN là cầu nối tin cậy nhất với nhà trường và phụ huynh. Vì vậy GVCN
vừa đề cao trách nhiệm, vừa có tình thương, bao dung độ lượng và nghiêm minh, cơng
bằng; vừa có tính chủ động sáng tạo để giáo dục học sinh nhất là đối tượng chậm tiến.
GVCN phải có kế hoạch giáo dục học sinh, hàng tuần, hàng tháng phải có nhận xét,
đánh giá xếp loại cụ thể về từng mặt cho từng học sinh, chỉ cho mỗi HS thấy được từng
mặt mạnh mặt yếu và có khen chê kịp thời; khơng nên có định kiến hẹp hòi với học học
sinh; nếu định kiến hẹp hòi dể làm cho các em mất niềm tin, bi quan, chán nản. Bên
cạnh đó giữa GVCN và phụ huynh phải có mối quan hệ mật thiết, thường xun thơng
tin về tình hình học tập rèn luyện của con em để bàn biện pháp phối hợp giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hoạt động này sẻ giúp cho học sinh nâng cao nhận thức, lớn khôn thêm cả thể xác lẫn
tâm hồn để vững tin bước vào đời. Trong hoạt động này cần lưu ý kết hợp hài hoà giữa:
" Học mà chơi, Chơi mà học " theo đúng định hướng giáo dục.


<b>(8)- Cần tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội; bởi vì</b>
học sinh thực tế chỉ đựợc giáo dục ở trường nhiều lắm từ 4-5 giờ/ ngày, thời gian cịn lại
phần lớn ở gia đình và xã hội. Muốn làm tốt, có hiệu quả phải có sự phối hợp đồng bộ,
thống nhất về phương pháp tác động; thường xuyên cặp nhật thông tin nhiều chiều để
biết về tình hình học sinh. Mỗi phụ huynh ln luôn đặt niềm tin vào con em, nhưng
cũng không nên đánh giá quá cao về tình hình các mặt của học sinh mà dễ dẫn đến ngộ
nhận, chủ quan, thiếu sự phối hợp. Thực tế có phụ huynh khi được nhà trường mời đến
cung cấp thông tin mới biết được con mình khơng ngoan, học khơng giỏi như lâu nay


vẫn tưởng. Phụ huynh phải thống nhất với nhà trường về các biện pháp giáo dục. Nhà
trường và các thầy cô giáo áp dụng các biện pháp giáo dục với mục tiêu tất cả đều vì sự
tiến bộ của con em, vì tình thương và trách nhiệm.


Các cơ quan chức năng như: Chính quyền địa phương, Ban cơng an xã hay các
ban ngành đồn thể địa phương: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội
khuyến học, Hội cựu chiến binh; Hội cựu giáo chức… cần cộng tác phối hợp với nhà
trường làm tốt công tác giáo dục học sinh: điều tra, cung cấp thông tin, thơng báo tình
hình học sinh vi phạm, quản lý giáo dục học sinh cá biệt; nên đã góp phần ngăn chặn và
làm giảm các vụ việc xảy ra ở học sinh. Trong thời gian tới nhà trường mong muốn các
cơ quan chức năng và cộng đồng xã hội tiếp tục quan tâm giúp đỡ nhà trường nhiều hơn
nữa để góp phần làm tốt cơng tác giáo dục đạo đức học sinh.


Các trường học trên địa bàn: Trường Tiểu học, THCS, Mầm non hoặc các
trường THCS trong cụm trường cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục đạo
đức học sinh; bởi vì học sinh có mối quan hệ trên địa bàn, mối quan hệ liên trường và
những mối quan hệ khác nên dễ tụ tập, lơi kéo theo nhóm chính thức và khơng chính
thức để đánh nhau hoặc có những vi phạm khác. Các trường cần phải thông tin sớm, kịp
thời các vụ việc có liên quan; cùng phối hợp xử lý, không bao che dấu giếm khuyết
điểm học sinh vi phạm.


Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trường và các Chi hội cha mẹ học sinh lớp
cần làm tốt công tác phối hợp giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn
diện của nhà trường. Hội cha mẹ học sinh vừa là chủ thể tiến hành giáo dục con em ở
gia đình đồng thời cũng phải chịu một phần trách nhiệm về quá trình giáo dục ở nhà
trường. Ơng bà, cha mẹ phải mẫu mực, làm gương cho con cái noi theo. Phụ huynh phải
luôn luôn quan tâm theo dõi thường xuyên con em mình, khơng nên phó mặc cho nhà
trường. Cần phải phê phán quan niệm của một số ít phụ huynh khoán trắng việc giáo
dục đạo đức học sinh cho nhà trường, thường nói câu cửa miệng là "Trăm sự nhờ cơ''…



Xã hội hố cơng tác giáo dục khơng thể hiểu phiến diện ở mặt đóng góp xây dựng
cơ sở vật chất, tiền bạc mà phải thực sự tham gia vào quá trình giáo dục con em, nhất là
đối tượng học sinh chậm tiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thi hành kỷ luật cũng là cần thiết để vừa xử lý học sinh vi phạm, vừa răn đe nhắc nhở
những em khác, vừa phịng ngừa các biểu hịên xấu có thể xảy ra. Bên cạnh đó cần có sự
khen thưởng động viên những tập thể và các nhân tiêu tiểu về các mặt; đồng thời cũng
biểu dương những học sinh vi phạm có tiến bộ và xét cho ra khỏi danh sách học sinh
chậm tiến. Nếu tập thể lớp, chi đồn, thầy cơ giáo chủ nhiệm và phụ huynh biết động
viên khích lệ thì nhiều em chậm tiến sẻ cố gắng vươn lên. Công tác này ở cấp độ lớp
nên làm thường xuyên hàng tuần, hàng tháng.


III. KẾT LUẬN:


Trên đây là những đánh giá thực trạng và các giải pháp đề xuất của chúng tôi về
công tác giáo dục đạo đức pháp luật học sinh, nhằm làm tốt hơn nữa công tác giáo dục
đạo đức học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh đáp ứng được
yêu cầu của sự nghiệp giáo dục. Nếu mọi thành viên trong nhà trường và tất cả các bậc
phụ huynh cũng như các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể trong xã hội đều thấy
rõ được tầm quan trọng và lợi ích của công tác giáo dục đạo đức học sinh trong sự
nghiệp trồng người, biết đề cao trách nhiệm, biết đồng lịng đồng sức phối hợp hành
động vì mục tiêu chung sẻ đem lại nhiều thành tích hơn nữa cho nhà trường, sẻ có nhiều
con ngoan trị giỏi, xã hội cũng bớt đi trẻ em hư hỏng, cuộc sống sẻ tốt đẹp và lành
mạnh hơn./.






<i>Thụy Hải, ngày 16 tháng 4 năm2012</i>


<i> NGƯỜI VIẾT</i>


<i> </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

×