Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.9 KB, 19 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
3.1. Đánh giá chung thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần
Đầu tư và Công nghệ Việt Nam và phương hướng hoàn thiện.
3.1.1. Ưu điểm:
Công ty luôn tổ chức tốt công tác bán hàng với một bộ máy linh hoạt,
nhạy bén trong kinh doanh trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng kế
toán với nhiệm vụ chi tiết, tổng hợp số liệu từ các phòng ban, cửa hàng, chi
nhánh, nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác hỗ trợ cho công
tác quản lý của ban lãnh đạo Công ty. Đặc biệt, bộ phận kế toán bán hàng và
xác định kết quả bán hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc phản
ánh tình hình bán hàng một cách trung thực, cụ thể, chi tiết về chủng loại, số
lượng, đơn giá, doanh thu bán hàng, giá vốn,…và trở thành một công cụ đắc
lực giúp cho ban lãnh đạo đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp.
* Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty tổ chức bộ máy phù hợp với đặc
điểm tổ chức quản lý kinh doanh của mình, đã phát huy được vai trò của kế
toán, là một công cụ quan trọng đối với Giám đốc và Kế toán trưởng.
* Về tổ chức hạch toán: Việc áp dụng hình thức “Nhật ký chung” là
phù hợp vì có ưu điểm là căn cứ vào chứng từ gốc có cùng nội dung để ghi
vào sổ nhật ký chung, mở sổ chi tiết cho các đối tượng kế toán chi tiết và cuối
tháng ghi vào sổ cái các tài khoản.
* Chứng từ kế toán: Công ty đã sử dụng tương đối hoàn thiện chứng từ
trong quá trình hạch toán nói chung và hạch toán bán hàng, xác định kết quả
bán hàng nói riêng, số liệu đầy đủ, quá trình luân chuyển chứng từ hợp lý,
khoa học. Các chứng từ sử dụng đều theo đúng mẫu của Bộ Tài Chính ban
hành và được lưu trữ, bảo quản cẩn thận. Các chứng từ từ khâu bán hàng
được chuyển đến phòng Tài chính Kế toán một cách khẩn trương, liên tục,
đầy đủ. Do vậy hệ thống chứng từ của Công ty đã chứng minh được tính hợp
1
SV: Lê Thị Thanh Chúc Lớp: Kế toán – K39


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, làm căn cứ phục vụ cho
quá trình hạch toán.
* Hệ thống sổ kế toán: Trong công tác tổ chức hạch toán nghiệp vụ bán
hàng chung Công ty đã thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, sổ sách rõ
ràng, phản ánh được cả số liệu chi tiết lẫn tổng hợp, tạo điều kiện cho việc
cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho việc điều hành và quản lý
kinh tế.
3.1.2. Những hạn chế:
Nhìn chung công tác kế toán của Công ty thực hiện khá chặt chẽ, tuy
nhiên bên cạnh đó còn những hạn chế sau:
* Thanh toán công nợ:
Tuy hoạt động kinh doanh của Công ty được thực hiện khá tốt nhưng
đối với các khoản thanh toán công nợ còn gặp một số khó khăn. Số lượng vốn
mà Công ty bị chiếm dụng tương đối lớn xét trong tổng vốn hoạt động của
Công ty, phần lớn hoạt động kinh doanh của Công ty đều phải vay vốn của
ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng không thanh toán đúng hạn sẽ gây
khó khăn cho Công ty trong việc quay vòng vốn, nếu vay của ngân hàng
Công ty phải chịu lãi suất cao sẽ làm cho chi phí lãi vay của Công ty khá lớn.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của Công ty.
- Về chi phí thu mua
Công ty không nên phản ánh chi phí này vào TK 6422 vì nó không
phản ánh đúng nội dung của tài khoản này. Điều này làm cho giá vốn của
hàng xuất kho để bán bị giảm đi. Vì vậy trong trường hợp chi phí thu mua lớn
nhưng không được phản ánh vào TK 632 có thể dẫn đến việc định giá bán
không phù hợp đối với mặt hàng kinh doanh của Công ty đồng thời gây khó
khăn trong việc nghiên cứu để giảm chi phí mua hàng.
- Về trích lập dự phòng
2
SV: Lê Thị Thanh Chúc Lớp: Kế toán – K39

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
Hiện nay Công ty chưa áp dụng phương pháp trích lập dự phòng phải
thu khó đòi, một phương pháp thể hiện nguyên tắc thận trọng của kế toán.
Trong khi đó Công ty thường bán chịu cho khách hàng với giá trị lớn do đó
rủi ro các khoản phải thu có thể xảy ra.
Hiện nay, công ty đang sử dụng hình thức Nhật ký chung làm hình thức
ghi sổ kế toán và công tác lập sổ và tính toán còn đang thực hiện trên Excel.
Mặc dù có những ưu điểm kế thừa các hình thức khác nhưng có thể thấy hình
thức này không còn phù hợp trong điều kiện vi tính hoá công tác kế toán.
3.1.3. Phương hướng
Có thể nói vi tính hoá công tác kế toán là một tất yếu khách quan, giúp
công ty có thể tinh giản được bộ máy lao động kế toán, hiệu quả làm việc tăng
cao, chi phí giảm xuống rất nhiều. Vấn đề đặt ra cho công ty là lựa chọn hình
thức kế toán nào cho phù hợp? Theo em nghĩ Công ty chọn hình thức Nhật ký
chung làm hình thức ghi sổ. Vì hình thức này vừa đơn giản, phù hợp với các
nước phát triển trên thế giới lại thuận tiện cho công ty khi chuyển đổi sang sử
dụng vi tính trong công tác kế toán.
Công ty đang từng bước nghiên cứu, thử nghiệm đi vào áp dụng phần
mềm kế toán trong công tác kế toán nhằm làm giảm bớt khối lượng công việc,
nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Đây chính là sự cố gắng rất lớn của bộ
phận kế toán nhằm đưa công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý kinh tế
tài chính nói chung có tính khoa học hơn, hiệu quả hơn.
Ngoài ra, để có thể nắm bắt được những thay đổi của chế độ kế toán
mới, trong thời gian tới công ty nên bồi dưỡng cho cán bộ kế toán về chế độ
kế toán mới cũng như việc sử dụng phần mềm kế toán để việc hạch toán trong
công ty được khoa học, hợp lý, thuận tiện và đúng chế độ. Công ty tiếp tục
kịp thời nắm bắt thông tin về nhiều chính sách Nhà nước ban hành để cải
thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp phát triển hơn, nhất là khi chiến
lược lâu dài của Công ty là đẩy mạnh kinh doanh thêm nhiều mặt hàng khác
3

SV: Lê Thị Thanh Chúc Lớp: Kế toán – K39
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
và hướng tới kinh doanh thêm một số mặt hàng xuất khẩu vì tiện việc cho bộ
phận kinh doanh xuất nhập khẩu…
3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty Cổ
phần Đầu tư và Công nghệ Việt Nam.
3.2.1. Về công tác quản lý bán hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Công
nghệ Việt Nam.
Phương thức kinh doanh và công tác quản lý của Công ty là hai yếu tố
không thể thiếu được trong chiến lược kinh doanh. Nắm rõ được điều đó ban
lãnh đạo Công ty luôn đưa ra những quyết sách kịp thời giúp cho Công ty
không ngừng phát triển. Là một doanh nghiệp thương mại thì lợi nhuận được
coi là mục tiêu hàng đầu, chính vì vậy Công ty luôn coi trọng công tác tiêu
thụ tiếp cận khách hàng, bằng mọi cách đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng cả
về số lượng lẫn chất lượng.
Mặt khác công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng, xác
định kết quả bán hàng nói riêng của Công ty cũng không ngừng được hoàn
thiện vì nó đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời để nhà quản trị ra
quyết định nhanh chóng và hợp lý. Doanh thu, lợi nhuận không ngừng tăng
lên qua mỗi năm, số lượng khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài với Công ty
ngày càng nhiều, uy tín của Công ty trên thị trường ngày càng được nâng cao.
Tổ chức kế toán của Công ty hiện nay tương đối phù hợp với điều kiện thực tế
của Công ty.
Có thể nói đối với mọi doanh nghiệp hoạt động kế toán là rất cần thiết,
nó góp phần tạo nên sự thành công cho một công ty. Hoạt động thương mại là
hoạt động diễn ra trong lĩnh vực lưu thông và nó có những đặc trưng cơ bản là
mua, bán, dự trữ hàng hoá. Do vậy nó đã chi phối trực tiếp đến nội dung kế
toán và làm cho kế toán trong doanh nghiệp thương mại có những điểm khác
biệt. Đặc biệt với một nền kinh tế hội nhập như hiện nay, cần phải chú trọng
đến việc tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm,

qui mô sản xuất hiện tại của doanh nghiệp để bộ máy kế toán thực sự là một
4
SV: Lê Thị Thanh Chúc Lớp: Kế toán – K39
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
công cụ quản lý tài chính đắc lực. Đối với một công ty thương mại, vấn đề
bán hàng và xác định kết quả bán hàng có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn
của doanh nghiệp. Vì chính bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạt được
mục tiêu “Lợi nhuận”. Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng sẽ đảm bảo cho việc cung cấp thông tin được kịp thời, chính
xác, nhà quản lý có thể nắm rõ hơn tình hình thực tế về hàng hoá, tiêu thụ
hàng hoá và kết quả lãi lỗ của hoạt động bán hàng, từ đó đưa ra những quyết
định đúng đắn, kịp thời và chính xác hơn, đem lại hiệu quả kinh doanh cao
hơn trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán.
* Công ty nên sử dụng TK 156 để hạch toán riêng chi phí thu mua của
hàng hoá mua vào, Công ty không nên phản ánh chi phí này vào TK 6422 vì
nó không phản ánh đúng nội dung của tài khoản này. Điều này làm cho giá
vốn của hàng xuất kho để bán bị giảm đi. Vì vậy trong trường hợp chi phí thu
mua lớn nhưng không được phản ánh vào TK 632 có thể dẫn đến việc định
giá bán không phù hợp đối với mặt hàng kinh doanh của Công ty đồng thời
gây khó khăn trong việc nghiên cứu để giảm chi phí mua hàng. Chính vì vậy
Công ty nên sử dụng TK 1562 để hạch toán chi phí thu mua hàng hoá đã nhập
trong kỳ và phân bổ chi phí này cho số lượng hàng xuất bán trong kỳ và HTK
cuối kỳ.
TK 1562 gồm những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng
như chi phí bảo hiểm hàng hoá, tiền thuê kho thuê bãi, chi phí vận chuyển,
bốc xếp, bảo quản từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp.
Công thức:
Chi phí thu mua phân
bổ cho mặt hàng i

=
Tổng chi phí thu mua phát sinh
x
Trị giá mua thực tế
của mặt hàng i
Tổng trị giá mua thực tế NK
của hàng hoá
Và tổng hợp chi phí thu mua trong quá trình mua hàng được phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ và
tồn kho cuối kỳ theo công thức:
5
SV: Lê Thị Thanh Chúc Lớp: Kế toán – K39
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
Chi phí thu mua
phân bổ cho hàng
bán trong kỳ
=
Chi phí thu mua tồn đầu kỳ +
Chi phí thu mua phát sinh
trong kỳ
x
Trị giá mua
của hàng xuất
bán trong kỳ
Trị giá mua của hàng xuất bán
trong kỳ
+ Trị giá mua HTK cuối kỳ
Trong quá trình hạch toán công ty công ty nên mở chi tiết tiểu khoản cấp2 cho TK 6421- Chi phí bán
hàng theo từng khoản mục chi phí như sau:
+ TK 64221- Chi phí vật liệu quản lý, văn phòng phẩm, đồ dùng văn
phòng, sửa chữa TSCĐ.

+ TK 64222- Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp
+ TK 64223- Khấu hao TSCĐ
+ TK 64224- Thuế, phí, lệ phí.
+ TK 64225- Chi phí dịch vụ thuê ngoài
+ TK 64226- Chi phí bốc xếp, vận chuyển hàng
+ TK 64227- Chi phí tiếp khách, hội nghị
+ TK 64228- Chi phí quản lý bằng tiền khác.
Khi đó, việc hạch toán chi phí bán hàng sẽ được rõ ràng và tách bạch.
Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào các chứng từ ban đầu
ghi sổ chi tiết TK 64221, TK 64222, TK 64223, TK 64224, TK 64225, TK
64226, TK 64227, TK 64228 và kết chuyển lên sổ chi tiết TK 642 và sổ cái
TK 642. Cuối tháng, khi thực hiện bút toán kết chuyển lãi lỗ, kế toán kết
chuyển số dư TK 642 sang TK 911.
6
SV: Lê Thị Thanh Chúc Lớp: Kế toán – K39
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
Trình tự đó có thể được mô tả như sau:
TK 64221, TK 64222,… TK 6422 TK 642 TK 911
TK 6421
3.2.3. Về Chứng từ và luân chuyển chứng từ:
* Công ty áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng
đối với một số chứng từ kế toán như Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho công ty
lại sử dụng theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC. Việc sử dụng này tuy không
có ảnh hưởng gì tới công tác kế toán nhưng để thống nhất trong hệ thống
chứng từ kế toán thì trong niên độ kế toán năm 2009, Công ty nên thống nhất
áp dụng hệ thống chứng từ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ- BTC.
* Việc Công ty lập Phiếu xuất kho thành 2 liên tuy giảm thiểu được
công việc nhưng lại có thể dẫn đến vấn đề thiếu chứng từ kế toán để hạch toán
khi có trường hợp mất một liên của Phiếu xuất kho. Vì vậy Công ty nên tiến
hành lập Phiếu xuất kho thành 3 liên như quy định:

+ Liên 1: Lưu (Công ty lưu tại phòng kế toán thành quyển)
+ Liên 2: Giao khách hàng ( Khi xuất kho hàng hoá cho khách hàng thì
liên này sẽ giao cho khách hàng giữ)
+ Liên 3: Nội bộ (Dùng để luân chuyển trong công ty, phải có chữ ký
xác nhận của khách hàng là đã nhận hàng)
7
SV: Lê Thị Thanh Chúc Lớp: Kế toán – K39

×