Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nhận xét kết quả trám tổn thương cổ răng bằng composite có lót glass ionomer cement

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 71 trang )

c 33

BỘYTẾ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐẶNG QUẾ DƯONG

mtm

NHẬN XÉT KẾT QUẢ TRÁM TỔN
P RĂNG
BẰNG COMPOSITE có LĨT GLASS I0N0MER c e m e n t
C huyên ngành : Răng hàm m ặt

Mã s ô : 3.01.29

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. M ai Đình Hưng
TH.NG ŨHBIÉU 0ƯONG
NAM ĐINH

Tliữ VIỆN
.....

HÀ NỘI - 2004



M ềl

cảm

h ồn th à n h (tưtíc tn oan nầg., tơ i (tã. n h ậ n đưtíc SƯ quan, tâm g iú p
đỗ’ nhtêt tìn h của các cói n h ãn ồ tậ p thê.
x in chăn th à n h cảm tín:
(Đ ảng ug, (Ban. g iá m hiệu, (phịng\ sau. đu ì học, (Bộ mún (Hãng 7ỗàm

-

Jilqt. (Jcường, đ a i hoe (J 7ỗà nội.
D ả u g ug, (Ban gjátn hiệu, (Bà môn ritugêu UItoa he nga g i (Jrutíng (Tại

-

hoc D iều dư tíng (ỉla m đìn h .
- 3Choa (tiễu tri ră n g m iễng nguỸ/i tởn (Viền (Hăng 7ơàm JÌLủt 76)à nòi.
D ã tuân quan tâ m , tạo (tiều kiện giúp, (tã tôi tron g quá trinh hoe tâ p
ồ thực
• hiên
• lu ậ• n ồn.
^ D ặ c biệt, tỏ i x in b ă g tò là n g biá. ổn của m in h tối:
- (p t£ S . (7<$ JHai (Dinh 7ơưng. Qtgưịt. th ầg (tã truc tiế p ỉtttg (lẫn, chí
bảo rito tơ i tron g suốt q u á trinh học tậ p , nghỉêtt cứu 0(1 thực hiền lu ận
oàn n àg.
- <

7


(7
- (ptị& . (7S Q tg u g ỉn (V ãn @át.



- (J)t£S.(7S (Jtuo’n g (yUij.cn í 7h á i

D iê n (Hãng 7 ô à m JÌƯ(t 7ơà nội.


7ƠOC olện q u ă n g .

-

(7


-

(j S J¿c (Ị)(tu (j hít ch

(Bệnh oten tru n g ưtíng q u ả n (tồi 108.



Q rưịng đ ạ i học (Hàng 76(1M Jìư(t.

Q lhững người th ầ g (Tã tậ n tìn h hư ớng d ẫ n o à (Táng g ó p những g

k ỉ en q, báu cho tơi h ồn th àn h luận o à n n à g .
@Ấiối cùng tơ i xin. b ă g tị lị n g b ỉâ tín lối: n h ữ ng ngư ời th â n tron g g ia (tình
cung các b a n bc o à (Tồng n gh iệp (Tã ln g iá p (ttí, đ ộ n g oten tài hoàn thành
k h o á học.
7ỗà noi, th ả n g 12 n ă m 2004.
(D ăng Q u cD ư títtg


MỤC LỤC

Đặt vấn đề............................................................................................................... 1
Chương 1. Tổng quan...........................................................................................3
1 . 1 . Nhắc

lạicấu tạo tổ chức học r ă n g ...............................

1.1.1. Men răn g ........................................................................................... 3
1.1.2. Ngà răn g ............................................................................................4
1.1.3. Tuỷ ră n g ............................................................................................5
1.2T ổn thương tổ chức cứng cổ răng........................................................... 5
1.2.1. Phân loại tổn thương tổ chức cứng cổ răng.......................................5
1.2.2. Đặc điểm lâm sàng............................................................................6
1.2.3. Căn nguyên mòn cổ răng...................................................................7
1.2.4. Cơ chế mòn cổ răng........................................................................... 8
1.2.5. Các biện pháp sử trí tổn thương cổ răng.............................................9
1.3. Vật

liệu trám ráng...........................................................13

1.3.1. Glass ionomer cement......................................................................13

1.3.2. Composite nha khoa......................................................................... 16
1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước.................................................... 19
1.4.1. Ngoài nước........................................................................................19
1.4.2. Trong nước....................................................................................... 20
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứ u ......................................22
2.1

Địứ điểm nghiên cứu................................................................. 22

2.

Đổi tượng nghiên cứ u............................................................... 22

2.3

Phương pháp nghiên cứu..........................................................22

2.3.1. Trước điều trị.................................................................................... 23
2.3.2. Dụng cụ và vật liệu..........................................................................23
2.3.3. Kỹ thuật............................................................................................ 25
2.3.4. Theo dõi và đánh giá.........................................................................29
Chương 3. Kết quả nghiên cứu......................................................................... 32
3.1Đ ặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................32
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi..........................................................32


3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giói........................................................... 33
3.1.3. Lý do đến khám ............................................................................... 33
3.1.4. Mòn mặt nhai...................................................................................34
3.1.5. Phân bố răng theo tổn thương.........................................................34

3.1.6. Phân bố răng bị tổn thương theo nhóm răng.................................. 35
3.1.7. Phân bố răng bị tổn thương theo vị trí mặt răng.............................. 35
3.1.8. Phân bố răng bị tổn thương theo phươ ng pháp điều trị...................36
3 . 2 . Kết quả theo d õ i......................................................................
3.2.1. Đánh giá ngay sau điều trị............................................................37
3.2.2. Đánh giá sau điều trị 3 tháng........................................................ 38
3.2.3. Đánh giá sau điều trị 6 tháng........................................................43
Chương 4. Bàn lu ậ n ............................................................................................ 48
4.1

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu..........................................48

4.1.1. T uổi.......................... ~.................................................................... 48
4.1.2. Giới..................................................................................................48
4.1.3. Lý do đến khám ............................................................................... 49
4.1.4. Mòn mặt nhai.................................................................................. 49
4.1.5. Phân bố tổn thương.......................................................................... 50
4.2

Kỹ thuật.......................................................................................51

4.2.1. Sửa soạn lỗ trám ...............................................................................51
4.2.2. Trám glass ionomer cement.............................................................52
4.2.3. Etching............................................................................................. 52
4.2.4. Trám composite................................................................................ 53
4.2.5. Cách ly .............................................................................................54
4.3. Kết quả lâm sàng.................................................................................... 54
4.3.1. Sau 3 ngày.........................................................................................54
4.3.2. Sau 3 và 6 tháng............................................................................... 55
K ết luận................................................................................................................ 60

Tài liệu th am khảo
Phụ lục ảnh
Phiếu theo dõi điều trị


1

ĐẶT VẤN ĐỂ

Trong hơn hai mươi năm qua, đã có những thay đổi lớn trong sự hiểu
biết về bản chất bệnh sâu răng. Nhờ đó người ta đã đưa ra những biện pháp dự
phòng và điều trị hữu hiệu, làm giảm tỷ lệ sâu răng một cách đáng kể [11].
Tuy nhiên, những tổn thương ở vùng cổ răng vẫn chiếm tỷ lệ không nhỏ. Theo
Blunck.

u, tại Đức tỷ lệ tổn thương cổ răng ước tính khoảng 31-56% tron2 đó

có 85% biểu hiện mất một phần cấu trúc răng vùng cổ [24], Tổn thương vùng
cổ răng gây sự ê buốt, mất thẩm mỹ và lắng đọng thức ăn làm bệnh nhân khó
chịu [7],[11],[31].
Đã có nhiều vật liệu được áp dụng để trám các tổn thương cổ răng,
trong đó glass ionomer cement và composite là hai loại vật liệu thông dụng
nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng đơn thuần hai vật liệu trên để trám răng bên
cạnh những ưu điểm thì vẫn cịn tồn tại những nhược điểm ảnh hưởng đến
thẩm mỹ và sự lưu giữ miếng trám, đặc biệt là phía bờ lợi của tổn thương cổ
răng, nơi khó kiểm sốt được sự ẩm ướt do dịch lợi và máu [6].
Composite là vật liệu thích hợp nhất trong các vật liệu trám răng thẩm
mỹ, dán dính tốt vào men răng nhưng có một số đặc điểm cố hữu cho đến nay
vẫn chưa khắc phục được, đó là sự kết nối ngà yếu, bị co thể tích khi trùng
hợp và kích thích tủy răng. Từ đó dẫn đến kết quả là hở rìa miếng trám gây

sâu răng tái phát và viêm tủy răng [3],[9],[10],[12].
Glass ionomer cement dán dính tốt cả ở men, ngà răng và composite,
tương hợp sinh học với mô quanh răng [1],[8],[17],[41],[42],[52] có độ co tối
thiểu trong q trình đơng cứng và độ dãn nở theo nhiệt độ gần giống vói cấu
trúc của răng [18]. Ngồi ra cịn có sự phóng thích Fluor kéo dài sau trám làm
giảm sâu răng tái phát [1],[32],[41],[52]. Nhưng có nhược điểm là ít đề kháng


2

với lực làm gãy miếng trám và thẩm mỹ kém hơn so với composite về màu sắc
và độ đánh bóng [18],[41],[52].
Từ những ưu, nhược điểm của glass ionomer cement và composite ,
người ta đã nghĩ đến việc kết hợp cả hai loại vật liệu này để có được một
miếng trám thành công hơn về thẩm mỹ và sự lưu giữ. Năm 1985, McLean và
cộng sự đã tiến hành kỹ thuật trám răng bằng cách phối hợp hai loại vật liệu
trên và gọi tên là “Sandwich technique” hoặc “Laminate technique” [39]. Kỹ
thuật này sử dụng phối hợp composite và glass ionomer cement, trong đó glass
ionomer cement được lót ở phía dưới và phía bờ lợi của tổn thương cịn
composite thì phủ lên trên [17],[18],[41]. Sau đó kỹ thuật trám răng bằng
composite có lót glass ionomer cement đã được nghiên cứu và áp dụng ở
nhiều nước trên thế giới nhằm khắc phục những nhược điểm và tăng cường
các ưu điểm của cả glass ionomer cement và composite.
ở nước ta, kỹ thuật trám tổn thương cổ răng bằng composite có lót
glass ionomer cement đã được áp dụng nhưng các nghiên cứu đánh giá về
kỹ thuật này cho đến nay vẫn cịn rất ít. Vì vậy để góp phần nghiên cứu lâm
sàng thêm về kỹ thuật trên, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nhận xét kết quả
trám tổn thương cổ răng bằng composite có lót glass ionomer cement" với
mục tiêu:
1.Á p dụng k ỹ thuật trám tổn thương


răng bằng composite có lót glass

ionomer cement (Fuji
2. Đ ánh giá kết quả của k ỹ thuật trên.

II).


3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Nhác lại cấu tạo tổ chức học răng: [2]
1.1.1. M en răng:
+ Men răng có nguồn gốc ngoại bì. Men răng cũng là một tổ chức cứng
nhất của cơ thể, chứa nhiều muối vô cơ chiếm tỷ lệ 95% so với ngà và
xương răng.
+ Về mặt lý học: men răng cứng, ròn, trong và cản quang tia X mạnh. Tỷ
trọng của men khoảng từ 2,9-3. Men răng phủ tồn bộ thân răng, dày mỏng
tùy vị trí khác nhau, dày nhất ở núm răng là 1,5 mm và ở vùng cổ răng men
răng mỏng dần và tận cùng bằng một cạnh góc nhọn.
+ Về mặt hóa học: các chất vô cơ chủ yếu là hỗn hợp phospho canxi dưới
dạng Apatit, đó là Hydroxy Apatit 3 [(P04)2Ca3] Ca(OH)2 chiếm khoảng 9095%. Còn lại là các muối cacbonat của Mg và một lượng nhỏ clorua, Huorua
và suníat của natri và kali. Thành phần hữu cơ chiếm khoảng 1%. Trong đó có
Protit chiếm một phần quan trọng.
+ Cấu trúc tổ chức học: quan sát trên kính hiển vi thấy 2 loại đường vân:
- Đường Retzius: trên tiêu bản cắt ngang là các đường chạy song song
nhau và song song với đường viền ngoài của lớp men cũng như với đường

ranh giới men ngà ở phía trong. Trên tiêu bản cắt dọc thân răng, đường
Retzius hợp với đường ranh giới men ngà cũng như với mặt ngồi của men
thành một góc nhọn.
- Đường trụ men chạy suốt chiều dài men răng và hướng thẳng góc với
đường ngồi trong của men răng, đơi khi có sự gấp khúc và thay đổi hướng đi
của trụ men. Trụ men có đường kính từ 3-6 qm, khi cắt ngang trụ men thấy
tiết diện của nó có các loại: hình thể vẩy cá 57%, lăng trụ 30%, không rõ
ràng 10%. Hướng đi của trụ men tạo ra các dải sáng tối xen kẽ chính là
dải Hunter -Schrerge.


4

+ Cấu trúc siêu vi của men: thành phần hữu cơ có cấu trúc sợi và sắp xếp dọc
theo trụ men, có vùng lại hợp với trụ men một góc 40°. Thành phần vô cơ là
các khối tinh thể to nhỏ không đều dài 1 pm, rộng 0,04-0,1 pm. Các tinh thể
trong trụ men sắp xếp theo hình xương cá, đơi khi theo hình lốc. Cấu tạo của
các tinh thể là hydroxy apatit, chất giữa trụ men và các tinh thể giả apatit (thay
P 0 4 = (Ca3), Mg, C 0 3).
1.1.2. Ngà răng:
+ Ngà răng là một tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu ở thân răng. Trong điều
kiện bình thường ngà răng khơng bị lộ ra ngồi và được bao phủ bởi men răng
và xương răng. Ngà răng là tổ chức kém rắn hơn men nhưng chun giãn hơn
men. Nó khơng rịn và dễ vỡ như men. cản quang kém hơn men.
+ Thành phần vô cơ của ngà chiếm 70% và chủ yếu là hydroxy apatit. Còn lại
là nước và chất hữu cơ chiếm 30% chủ yếu là keo collagene.
+ Cấu trúc tổ chức học: 2 loại:
- Ngà tiên phát: chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo nên trong q
trình hình thành răng. Nó bao gồm ống ngà, chất giữa ống ngà và dây Tome.
- Ngà thứ phát: được sinh ra khi răng đã hình thành. Nó gồm ngà thứ

phát sinh lỷ, ngà phản ứng và ngà trong suốt.
+ Ống ngà: Số lượng từ 15.000-50.000/mm2, đường kính 3-5pm. Tùy đường
kính to hay nhỏ và đường đi của nó người ta chia ra 2 loại:
- Ống ngà chính: chạy từ bề mặt tủy theo suốt chiều dày của ngà và tận
cùng bằng đầu chột ở ranh giới men ngà.
- Ống ngà phụ: đường kính nhỏ hơn ống ngà chính. Là những nhánh
bên hoặc nhánh tận của ống ngà chính.
+ Chất giữa ống ngà có cấu trúc sợi được ngấm vơi, sắp xếp thẳng góc với ống
ngà.
+ Dây Tome: nằm trong ống ngà, là đuôi nguyên sinh chất kéo dài của tế bào
tạo ngà. Đây là biểu hiện yếu tố sống trong tổ chức ngà.


5

1.1.3. Tuỷ răng:
+ Là tổ chức liên kết nằm trong một hốc ở giữa răng gọi là hốc tủy răng và
được thông với tổ chức liên kết quanh cuống răng bởi lỗ cuống răng (Apex).
Hình thể của tủy răng tương ứng với hình thể ngồi của răng. Nó bao gồm tủy
buồng và tủy chân.
+ Tổ chức học: chia 2 vùng:
- Vùng cạnh tủy: là vùng mà dưới tác dụng cảm ứng của men một lớp
tế bào của tổ chức tủy biệt hóa để trở thành lớp tế bào có khả năng tạo ngà
gọi là tạo ngà bào. Bên cạnh đó là lớp khơng có tế bào bao gồm tổ chức sợi
đặc biệt là những dây keo.
- Vùng giữa tủy: là tổ chức liên kết có nhiều tế bào và ít tổ chức sợi
hơn so với tổ chức liên kết lỏng lẻo thông thường. Thành phần tế bào gồm: tế
bào xơ non, xơ già và tổ chức bào. Thành phần sợi gồm những dây keo, chúng
nối với nhau thành một mạng lưới. Ngồi ra trong tổ chức tủy có nhiều mạch
máu và bạch huyết.

1.2. Tổn thương tổ chức cứng cổ thân răng:
1.2.1. Phán loại tổn thương tổ chức cứng cổ thân răng:
+ Theo Black: Phân loại dựa vào vị trí của lỗ sâu. Có 5 loại lỗ sâu thì lỗ sâu ò
cổ răng được xếp là lỗ sâu loại V.
+ Theo Hess: Phân loại này dựa trên phân loại của Black nhưng Hess chia cụ
thể hơn là lỗ trám đơn giản và lỗ trám phức hợp. Với lỗ sâu và bệnh lý cổ thân
răng được xếp loại như sau:

Loại lỗ sâu theo

Loại lỗ trám

Black
Lỗ trám đơn giản

Lỗ trám cổ răng ở một mặt răng

Lỗ trám phức hợp

Lỗ trám cổ răng ở nhiều mặt rặng

Loại V (Cổ răng)


6

+ Theo Graham J.Mount và

w. R. Hume (Mỹ -


ú c 1996) [4],[5]: Hiện nay do

sự hiểu biết và xuất hiện những vật liệu mới trong trám phục hồi răng với quan
điểm can thiệp tối thiểu nên phân loại theo Black khơng cịn phù hợp. Người
ta đã đưa ra một cách phân loại mới theo cách tiếp cận sinh học. Phân loại này
dựa trên vị trí và kích cỡ của xoang trám. Xoang trám ở cổ thân rãng được xếp
ở vị trí 3:
Vị trí xoang

Kích cỡ xoang trám

Vị trí 3

Cỡ 1 (Nhỏ)

Cỡ 2 (Vừa)

Cỡ 3 (Rộng)

Cỡ 4 (Quá rộng)

(Cổ thân răng)

3.1

3.2

3.3

3.4


1.2.2. Đặc điểm lâm sàng:
I.2.2.I. Sâu cổ răng:
Sâu cổ răng ở lứa tuổi trẻ và trung niên có đặc điểm lâm sàng khác nhau:
+ Trung niên:
- Do hiện tượng tiêu xương sinh lý làm tụt lợi lộ cổ, chân răng nên
thường gặp sâu cổ răng ở dưói ranh giới men ngà. Ở vị trí này khơng có men
răng bao phủ nên sâu ngà răng dễ xảy ra và diễn biến nhanh do ngà răng chứa
lượng khống chất ít hơn men răng một nửa và chỉ cần pH ở môi trường miệng
cao hơn (6,4 thay vì sâu men là 5,5). Ngà răng sẽ bị làm mềm do mất khoáng
và dễ bị vi khuẩn xâm lấn. Khi đó vi khuẩn sẽ tiết ra các men Protein giải làm
tiêu các sợi collagen [1], [24].
- Vị trí hay gặp là ở mặt gần, mặt xa hoặc mặt trong của các răng hàm
nhỏ và răng hàm lớn đặc biệt là vị trí ở kẽ giữa hai chân của các răng hàm lớn.
Đây là những vị trí dễ lắng đọng thức ăn và khó làm sạch khi vệ sinh răng
miệng.
- Lỗ sâu ít khi bị lọi che phủ mà thường nằm ở phía trên lọi.


7

+ Người trẻ:
- Lỗ sâu thường nằm ở trên cổ răng về phía thân răng.
- Có thể gặp ở mặt trong, ngoài, gần hoặc xa của tất cả các răng.
- Lợi thường viêm hoặc có thể phì đại che phủ một phần lỗ sâu.
1.2.2.2.

M òn cổ răng:

+ Biểu hiện một rãnh ngang ở cổ răng.

+ Thường gặp ở mặt ngoài của các răng nanh và răng hàm nhỏ. Đôi khi gặp
tất cả các răng.
+ Có thể biểu hiện tổn thương hình chữ

u hoặc hình

đĩa rộng và nơng, bờ

khơng có cạnh sắc và đáy nhẵn bóng.
1.2.2.3. M ịn cổ răng hình chêm:
+ Biểu hiện tổn thương có hình chêm (hình chữ V).
+ Bờ tổn thương có cạnh sắc và đáy của tổn thương cứng, màu nâu đỏ.
+ Thường gặp ở mặt ngồi của răng nanh và răng hàm nhỏ. Cũng có thể gặp ở
tất cả các răng.
1.2.3. Căn nguyên mòn cổ răng:
+ NCCL là một trong số bệnh lý của tổn thương vùng cổ răng. Gần 150 năm
qua đã có nhiều tác giả đưa ra các thuyết khác nhau về căn nguyên gây bệnh.
Năm 1862, G. V. Black đã đề cập đến căn nguyên của bệnh nhưng giải thích
được cơ chế. Năm 1907, Miller dùng thuật ngữ “Wasting” để chỉ mòn cấu trúc
của răng. Căn nguyên gây mất mô răng từ từ bởi sự chà xát được gọi là
“Abrasion”, mòn răng do sự tiếp xúc giữa các răng trong quá trình ăn nhai
được gọi là “Attrition”, mòn răng do tác nhân hố học được gọi là “Erosion”
và mịn răng do sự kết hợp giữa tác nhân cơ học và hoá học được gọi là


8

“Chemico-Abrasion”. Cho đến năm 1982 Mc Coy lần đầu tiên cơng bố sự
mịn và mất cấu trúc ở cả men hoặc ngà răng do lực cắn [38].
+ Có tác giả cho rằng bệnh liên quan đến bệnh toàn thân như Gút, tạng thấp

khớp [7].
+ Gần đây, căn nguyên mòn răng vẫn được nhiều tác giả nghiên cứu nhung
vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược. Các tác giả cho rằng có 3 nhóm càn nguyên
sau:
- Do acid hoặc các tác nhân Chelate hố có nguồn gốc nội sinh do sự
trào ngược của dạ dày hoặc có nguồn gốc ngoại sinh do chế độ ăn có nhiều
thành phần acid, nghề nghiệp tiếp xúc với môi trường acid như công nhân sản
xuất pin, ắc quy... [24],[38],[53].
- Do mòn cơ học như chải răng kéo ngang, lực chải răng quá mạnh...
[21], [24], [38],
- Ngoài hai căn nguyên trên, hiện nay người ta đề cập đến thuyết ứng
suất cắn (cong răng) [24],[38],[49],[53].
Một số tác giả cho rằng các nguy cơ chính gây mịn cổ răng đó là tuổi,
chế độ ăn, vệ sinh răng miệng và thuốc chải răng [53].
1.2.4. Cơ c h ế m òn cổ răng:
+ Khi sử dụng đồ ăn hoặc thức uống có tính acid hoặc bị trào ngược cùa dạ
dày, acid sẽ làm xốp dần bề mặt lớp men, ngà sau đó mơ răng bị mất dần do
sự mài mịn. Đặc biệt, hiệu quả của các acid trên bề mặt men và ngà răng sẽ
được tăng lên khi bệnh nhân giảm tiết nước bọt, thường gặp ở bệnh nhân lứa
tuổi trung niên và già [24],[38].
+ Khi khớp cắn ở tương quan trung tâm, lực tác động lên dọc theo trục của
răng. Ngược lại, khi khớp cắn lệch tâm lực tác động lệch về phía bên của răng
làm răng bị biến dạng và bị cong kết quả làm bề mặt men răng ở vùng cổ răng


9

bị yếu đi. Sau đó, nước và các phân tử nhỏ khác xâm nhập vào giữa các trụ
men và ngăn cản sự liên kết giữa các tinh thể. Cuối cùng, men răng bị phá vỡ
và bộc lộ lớp ngà răng ở vùng cổ. Thuật ngữ để chỉ quá trình này là

“Abfraction” [24],[38],[53].
1.2.5. Các biện pháp sử trí tổn thương cổ thân răng:
1.2.5.1. M ịn cổ răng:
+ Nếu chỉ có mịn men:
- Bệnh nhân khơng có triệu chứng cơ năng thì khơng cần sử trí gì.
- Trường hợp bệnh nhân có ê buốt thì chống ê buốt cho bệnh nhân bằng
cách bơi gel Fluor.
+ Nếu tổn thương hình đĩa hoặc hình chữ

u thì cần phải trám phục hồi giống

như mịn cổ răng hình chêm.
1.23.2.Sâu cổ răng và mịn cổ răng hình chêm:
+ Trước đây khi chưa xuất hiện vật liệu glass ionomer cement và composite
thì sâu cổ răng và mịn cổ răng hình chêm được trám bằng amalgam, xi măng
silicat hoặc xi măng cacboxylat.
- Amalgam: Đây là vật liệu được sử dụng rộng rãi từ cuối thế kỷ 19, cho
đến nay vẫn còn được nhiều nha sỹ áp dụng để trám răng sau. Vật liệu này có
độ bền cơ học tương đối cao nhưng khi trám để lưu giữ được miếng trám cần
phải tạo lưu cơ học thật tốt. Như vậy sẽ tổn thương tới mô răng nhiều. Màu sắc
của amalgam lại không đảm bảo thẩm mỹ. Mặt khác ở vị trí vùng cổ răng dễ
bị sâu răng, do amalgam khơng có khả năng phóng thích Fluor nên dễ bị sâu
răng tái phát sau trám [5].Vì vậy hiện nay người ta không sử dụng vật liệu này
để trám cho sâu cổ răng và mịn cổ răng hình chêm.


10

- Xi măng silicat: Không bền, hay bị bong hoặc gẫy vỡ do sự kết dính
giữa xi măng và tổ chức răng rất yếu. Màu sắc và độ bóng khơng tương hợp

với màu sắc và độ bóng của răng nên dễ bị phát hiện. Mặt khác dễ gây tổn
thương tủy răng. Vì những lý do trên, hiện nay vật liệu này cũng không được
sử dụng để trám tổn thương cổ thân răng.
- Xi măng cacboxylat: Vật liệu này có sự kết dính tốt với men và ngà
răng nhờ khả năng liên kết phức hợp vịng càng của nhóm cacboxyỉ với
calcium của tổ chức cứng của răng. Không gây hại cho tủy răng do phân tử
lớn nên không thấm qua được các ống ngà. Tuy nhiên có nhược điểm là độ
chịu nén không cao và màu sắc không đáp ứng được u cầu thẩm mỹ. Vì vậy
hiện nay nó cũng khơng được sử dụng để trám cho các tổn thương cổ thân
răng.
+ Năm 1972 glass ionomer cement được cải tiến bởi Wilson và Kent, sau đó
nó được sử dụng rộng rãi để trám răng, đặc biệt là răng sữa cho trẻ em. Đây là
vật liệu có khả năng bám dính tốt vào men ngà nhờ phức hợp vòng càng với
canxi và trao đổi ion đồng thời có sự giải phóng fluor giúp tổ chức cứng của
răng dễ dàng tái khoáng hoá và phòng chống sâu răng tái phát [17]. Nhưng vật
liệu này cũng có một sơ' nhược điểm là độ bền và chịu lực không cao và độ
đục không phù hợp với màu sắc của răng do đó chưa đáp ứng yêu cầu về thẩm
mỹ. Gần đây vật liệu này đang được các nhà sản xuất cải tiến như glass
ionomer biến tính bạc (Silver modified glass ionomer), glass ionomer chịu lực
cao (High stregth glass ionomer) và glass ionomer biến tính nhựa (Resin
modified glass ionomer-Viết tắt là RMGI) để khắc phục các nhược điểm trên
[1].
+ Composite được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển vào thập kỷ 80 và ở
Việt nam vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Sự ra đời của composite làm


11

thay đổi diện mạo của nha khoa thẩm mỹ, nó đáp ứng nhu cầu của nha sỹ
cũng như bệnh nhân. Vật liệu trám răng này ngày càng được sử dụng rộng rãi

để tái tạo lại hình thể giải phẫu và thẩm mỹ cho các tổn thương tổ chức cứng
của răng nói chung và cổ thân rãng nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh đó
composite vẫn cịn một số nhược điểm vẫn chưa khắc phục được là sự co rút
trong quá trình trùng hợp làm hở bờ miếng trám dễ gây sâu răng tái phát và
kết nối ngà răng yếu [3],[9],[12]. Cũng như glass ionomer cement, các nhà
sản xuất cũng đang cố gắng cải tiến cho ra đời loại vật liệu như composite
lỏng, composite nén, composite sứ, compomer để khắc phục được các nhược
điểm trên.
+ Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá kết quả của các vật liệu
glass ionomer cement và các loại composite trám tổn thương cổ thân răng dựa
vào các tiêu chí: sự lưu giữ, hợp màu, sát khít bờ, nhiễm màu bờ, hình thể giải
phẫu, bề mặt miếng trám và sâu răng tái phát. Tuy nhiên các kết quả nghiên
cứu còn trái ngược như ở bảng sau:


12

Tiêu chí đánh giá
Tác giả

Thời

Vật liệu

gian

Brackett

ww [27]
Brackett


ww [26]
Peumans M
[46]

Powell LY
[48]

12

Compomer

tháng RMGI
24

Composite

tháng RMGI
24

24

Hợp
màu
(%)

Khít
bờ
(%)


Nhiễm
màu
bờ
(%)

Hình
thể
(%)

84

81

26

78

92

88

100

100

46

97

100


100

81

100

96

85

RMGI

100

Composite

86,8

GI

97,4

tháng

tháng Composite

Sâu
Bề
tái

mặt
phát
(%) (%)

Lưu
giữ
(%)

15

Hầu hết các miếng trám được chấp
nhận trên lâm sàng về các tiêu chí trên

100

có lót GI
Folwaczny
M [28]
Lolwaczny
M [30]
Loguercio
AD [36]

Composite

Miếng trám composite biểu hiện kết quả tốt

Compomer

nhất ở tất cả các tiêu chí trên. Compomer kết


RMGI

quả xấu không đáng kể. Kém nhất là RMGI.

Compomer

82,2

81,3

68,8

75

RMGI

77,8

28,6

21,5

28,6 21,4

Compomer

78,5

81,8 35,8


18,2

100

RMGI

93

23

24
tháng
5
năm
5
năm

84,6 84,6

93,8

23


13

1.3. Vật liệu trám răng:
1.3.1. Glass inomer cement (GIC): [8],
1.3.Ỉ .I . Khái


niệm:

GIC là một hệ thống kết hợp giữa bột và nước. Thành phần gồm bột
là tinh thể alumino fluoro silicate và nước là acid polyacrylic. Hai thành
phần này khi trộn tạo thành cement là một chất tựa vô định hình tạo nên
do phản ứng giữa acid polyacrylic và các muối kiềm của thủy tinh (phản
ứng acid-base) bao quanh những thể thủy tinh cịn sót lại khơng tham gia
phản ứng.

GIC:

1.3.12. Thành phần
Gồm 3 thành phần chính:

- Polyalkenoic acid: polyacid thường dùng là polyacrylic acid hoặc
copolymers của acrylic acid và các acid monomeric khác.
- Hạt thủy tinh hoạt hóa (Inorganic glass filler) phản ứng với polyacid.
- Nước.
13.1.3. Phân loại

GIC:

* Phân loại theo thành phần:
+ GIC đơn thuần: chỉ có các thành phần cơ bản của GIC là acid poly
alkenoic, hạt thủy tinh hoạt hóa và nước. Ví dụ: fuji IX.
+ GIC được tăng cường: ngồi 3 thành phần chính cịn có thêm các
thành phần tăng cường khác như:
- GIC có thêm kim loại: bổ sung một lượng những hạt kim loại bạc tương
đương 40% cân nặng của cement để làm tăng độ cứng và làm cho cement cứng

hơn. Loại này có thể được dùng để tái tạo lõi răng khi còn 50% cấu trúc răng
hoặc trám những lỗ hàn mặt nhai ở vị trí chịu lực nhai. Ví dụ: ketac silver.
- GIC có tăng cường thêm monomer ái nước trong thành phần nước và
nó được cứng lại bằng hệ thống hóa trùng hợp hay quang trùng hợp. Ví dụ:
Fuji

n, Fuji n LC.


14

- GIC trong đó acid polyalkenoic có các nhánh phụ là các gốc tự do có
thể trùng hợp được. Ví dụ: vitrabond.
* Phân loại theo cách trình bày:
+ Loại có hai thành phần: bột và nước. Khi sử dụng trộn bột và nước
vào nhau theo tỷ lệ của nhà sản xuất.
+ Loại một thành phần: dạng bột khử nước, khi dùng trộn với nước cất.
+ Dạng nang đẩy: có chứa sẵn bột và nước, đánh bằng máy khi dùng.
* Phân loại theo họ vật liệu:
+ Cement gắn: Có tỷ lệ bột/nước là 1,5 :1. Cứng nhanh với sự chống
ngấm nước sớm. Dùng để gắn chụp, cầu răng, inlay và thiết bị chỉnh nha.
+ Cement trám răng:
- Loại hàn răng thẩm mỹ gồm 2 loại: tự trùng hợp và lưỡng trùng hợp.
- Loại tái tạo mỏm cụt thân răng
+ Cement trám lót:
- Có thể tự trùng hợp hay lưỡng trùng hợp.
- Dùng như một lớp lót đáy.
1.3.1.4. ư u điểm của GIC:
+ Dính hố học với ngà và men nhờ sự trao đổi ion: Chất polyacrylic acid
trong cement sẽ xâm nhập vào ngà và men răng và di chuyển ion phosphat đi.

Để duy trì một sự cân bằng điện phân hợp lý ở trên bề mặt của răng, mỗi ion
phosphat sẽ lấy đi một ion calcium và các ion bị dời đổi này sẽ làm tăng các
đặc tính vật lý của cement và như vậy phát sinh lớp ion phong phú ở bề mặt
tiếp giáp.
+ Giải phóng những ion fluor kéo dài theo thời gian: fluor phát sinh đầu tiên
từ bột tinh thể vì nó được dùng như một chất làm chảy trong giai đoạn chế tạo.
Fluor được giải thoát từ GIC có thể đo lường một cách dễ dàng và mạnh trong
tháng đầu tiên và tiếp tục sau đó số lượng sẽ giảm từ từ dần sau khoảng thời
gian 3 tháng thì sẽ có một sự tiết ra đều đặn trong suốt thời gian tồn tại của


15

miếng trám. Fluor được giải phóng ra ngấm vào vùng cấu trúc răng xung
quanh có thể ngăn chặn được sâu răng tái phát.
+ Tương hợp sinh học tốt với tủy răng
+ Độ bền và sức chịu lực khá tốt khi trộn có tỷ lệ bột cao (2,5/1).
+ GIC hóa trùng hợp dễ sử dụng, giá thành chấp nhận được, không địi hỏi
thiết bị đi kèm.
13.1.5. Các yếu tơ' ảnh hưởng đến độ bền và sự bám dính của GĨC:
+ Sự ngấm nước: Trong phản ứng đơng cứng có một vấn đề là chuỗi calcium
polyacrylate thì yếu và rất dễ tan trong nước và nếu miếng trám hoàn tất cần
phải bền lâu thì cement cần được bảo vệ để ngăn chặn sự ngấm nước trong khi
chờ chuỗi Aluminium polyacrylate hình thành. Các nhà sản xuất giải quyết
vấn đề này phần nào bằng cách lấy đi các ion calcium thừa ở bề mặt của bột
thủy tinh trong quy trình chế tạo do đó cement cứng nhanh và chống ngấm
nước sớm. Vì lý do trên, trên lâm sàng cần bảo vệ miếng trám GIC ít nhất
trong vịng 24h đầu dưới một lóp vecni trước khi đánh bóng.
+ Việc sửa soạn ngà: Trong nghiên cứu về sự dính, người ta đã biết là sự dính
tốt nhất xảy ra giữa các bề mặt trơn láng và sạch. Do đó để tạo sự dính tốt

nhất, cần phải sửa soạn bề mặt xoang trơn láng và thật sạch. Trong trường hợp
tổn thương soi mịn thì khơng cần phải mài. Lớp ngà mủn có thể được lấy đi
nhờ một acid nhẹ như loại polyacrylic acid 10% bôi vào răng và để khơng q
10 giây. Khi đó xoang sẽ có một bề mặt sạch sẽ, lớp bùn ngà được lấy đi mà
khơng có sự tiếp tục mất khống của lóp ngà phía dưới và cũng khơng mở các
ống ngà. Hơn nữa tính thấm ướt của bề mặt được gia tăng và chất cement sẽ
áp sát tốt lúc vừa được đặt vào. Trên lâm sàng, sau khi lấy sạch lớp ngà hoại
tử, phải bôi lên bề mặt xoang một lớp acid polyacrylic 10% trong 10 giây. Sau
đó phải rửa thật kỹ rồi lau khô bằng 1 viên bông nhỏ. Hạn chế làm mất nước
bề mặt răng vì trong phản ứng đơng cứng phải có nước. Nếu răng khơ q thì


16

nó có thể rút nước khỏi cement và làm xáo trộn sự cân bằng của sự trao đổi
ion là yếu tố để tạo sự bám của vật liệu.
+ Tỷ lệ bột/nước: Tỷ lệ bột càng nhiều thì miếng trám càng chắc.
[ 10], [20]

1.3.2. Composite nha khoa: [3],

Composite là một vật liệu được cấu tạo bằng cách phối hợp hai hay
nhiều vật liệu có tính chất hóa học khác nhau và không tan vào nhau. Sự phối
hợp này khiến vật liệu composite đạt được các tính lý hóa theo u cầu.
2.3.2./ . Nguồn gốc xuất hiện vật

liệu composi

+ Sự xuất hiện của vật liệu composite nha khoa được bắt đầu từ năm 1955:
Michel Buoconore đã xử lý bề mặt men răng bằng acid phosphoric 85% trong

30 giây sau đó dán nhựa acylic và thấy acylic bám vào răng bền hơn 100 lần
so với răng không được xử lý bằng acid trên.
+ Năm 1962: Bowen đã tạo ra hệ thống nhựa Bis-GMA từ glycidyl
metacrylate và được gọi là nhựa Bowen và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết
các composite thương mại.
+ Năm 1971, Công ty LD Caulk of Miford, Deleware giới thiệu hệ thống nhựa
Nuva được trùng hợp bằng tia cực tím. Sau đó composite nha khoa đã được
làm cứng lại bằng ánh sáng đèn halozen. Từ đây kỹ thuật hàn răng bằng
composite trở nên phổ biến.
+ Từ đó đến nay, composite nha khoa không ngừng được các nhà sản xuất cải
tiến và hồn thiện hơn để tìm ra một vật liệu trám răng lý tưởng.
1.3.2.2. Thành phần của composite nha khoa:
Có hai thành phần cơ bản:

- Pha hữu cơ (chất nhựa khung)
- Pha vô cơ (hạt độn)

Hai thành phần trên được gắn với nhau bởi pha liên kết (chất kết dính). Ngồi
ra cịn có một số chất như: chất tạo màu, chất khởi động trùng hợp, chất gia
tốc, chất ức chế, chất ổn định.... các loại composite cơ bản có pha hữu cơ

I


17

TPƯƠÍ/G OH Oĩẽu DUONG

giống nhau, chỉ khác nhau về pha vơ cơ đó là kích thước hạt độn, tỷ lệ cấu tạo
và các chất pha màu.

* Pha hữu cơ: được sử dụng trong composite là những Este của acid
metacrylic với những phân tử rượu cao, chúng kết nối với nhau tạo thành
khung kết cấu polymeric vững chắc. Nhựa khung có thể là một trong các loại
nhựa sau hoặc trộn lẫn vào nhau với tỷ lệ khác nhau:
+ Nhựa bowen (Bis-GMA): có trong phần lớn các thành phần composite
là sự kết hợp của một phân tử Bis-phenol A với 2 phân tử metacrylate.
+ Nhựa polymetacrylate (acrylic): được khơi mào bằng tri-N-butylboran. Sự khơi mào được tác động ở môi trường ẩm.
+ Nhựa epoxy đồng trùng hợp: là sự đồng trùng hợp của epoxy và
diacrylate, đây là hai phân tử có kết cấu khác nhau. Do nhựa này khơng có
gốc tự do nên có tính trơ làm hạn chế độ co khi trùng hợp và ít độc.
+ Nhựa uréthane: là nhựa dimetacrylate uréthane, nhựa này có thể đưa
thêm nhiều hạt độn và làm tăng độ kết dính của composite do nhóm amin bậc
3 có thể tạo cầu nối Hydro và khơng có nhóm OH nên làm composite ít ngấm
nước và ít đổi màu. Tuy nhiên trong cơng thức của nhựa khơng có nhân thơm
nên kém cứng chắc hơn Bis-GMA.
Quá trình trùng hợp gây ra một số tính chất lý hóa của composite như:
sự hấp thu nước, co bờ mép, nhớt, ổn định, độc tính... Người ta có thể thay đổi
các tính chất trên nhờ cấu tạo độ dài của phân tử.
* Pha vơ cơ: hạt độn khác nhau về kích cỡ và chất liệu
+ Cấu tạo hóa học: hạt độn có thể là thạch anh, thủy tinh, sứ hoặc hạt
độn kim loại nặng.
- Thạch anh (Si02) - Quartz: là vật liệu cứng, trơ về hóa tính, độ nở
nhiệt thấp, có chỉ số khúc xạ giống mơ răng nên có tính thẩm mỹ. Hạt độn
thạch anh được chế tạo bằng 2 phương pháp:

TRƯƠNG :.:ti r-;ếu DƯỠNG
f4A'.' t'i'ir!

T H Ư V X Ẹ ỈÍ



18

. Nhiệt phân: chế tạo bằng phương pháp hóa học ở nhiệt độ cao.
. Tiền trùng hợp vào bọc bằng silane để tăng độ cứng và kết dính.
Hạt thạch anh có 2 loại hạt độn: nhỏ (0,04-0,07 micron) và lớn (> 0,1 micron).
Với hạt độn nhỏ có hình bầu dục hay đa cạnh khơng đều thì cứ 1 gram hạt độn
cho 300m2 diện tiếp xúc với khung nhựa.
- Thủy tinh hay sứ: cho độ cứng kém hạt độn thạch anh và khơng trơ về
tinh hóa học. Thường sử dụng các hạt độn sứ thủy tinh như: thủy tinh
lithium/aluminium, thủy tinh baryum / aluminium...
- Kim loại nặng: có tính cản quang và độ cúng cao như: niobium, thiếc, titan...
+ Hình dạng và kích thước hạt độn:
- Hình dạng: có thể khơng trịn đều, có cạnh sắc hoặc trịn, bầu dục
nhằm tăng diện tiếp xúc và độ cứng.
- Kích thước: hạt độn quyết định thẩm mỹ và khả năng làm nhẵn bóng
của composite (Hạt độn nhỏ: 0,04 micron, Hạt độn lớn: 1-50 micron)
- Hạt độn < 1 micron: có khả năng làm nhẩn bóng gần giống men răng thật.
- Hạt độn 1-8 micron: có khả năng làm nhẵn bóng
- Hạt độn > 1 0 micron: khơng làm nhẩn bóng được
+ Khối lượng chứa hạt độn: Nhờ kỹ thuật tiền trùng hợp có thể tăng
khối lượng hạt độn tới 80% khối lượng của composite do đó tăng tính chịu lực
và vẫn đảm bảo sự kết dính, độ nhẩn bóng và màu sắc.
* Pha liên kết: Nhằm tăng cường sự liên kết giữa nhựa khung và các hạt độn,
người ta sử dụng chất silane làm pha liên kết. Chất silane hữu cơ có các phân
tử lưỡng cực: một cực nối với nhựa khung, một cực nối với chất độn. Khi đó
sự trùng hợp hạt độn với nhựa khung hoàn toàn và tăng độ cứng lên gấp đôi,
độ dẻo tăng lên gấp ba lần.



19

13.2.3. Phân loại composite:
Dựa vào kích thước hạt độn chia 3 loại composite:
* Composite hạt độn lớn (Macrofiller composite)
Đây là loại composite thế hệ đầu tiên sử dụng vào những năm 60-70 của
thế kỷ trước. Gồm 60-75% hạt độn vô cơ chế tạo bằng cách nghiền đá thạch
anh, thủy tinh và sứ. Hạt độn có kích cỡ 1-50 micron, có hình dạng mảnh vỡ.
Loại này tuy cứng rắn, cản quang nhưng làm nhẵn bóng kém, hay hở rìa, đổi
màu do đó hiện nay khơng sử dụng.
* Composite hạt độn nhỏ (Microfiller composite)
Hạt độn nhỏ có kích cỡ 0,04 micron được chế tạo tử đá silice dưới nhiệt
độ cao. Do kích cỡ nhỏ, diện tiếp xúc giữa hạt độn và nhựa khung tăng rộng
làm tăng sự kết hợp. Có hai loại:
- Hạt độn nhỏ đồng thể: khối lượng hạt độn < 80% nên độ cứng không tốt.
- Hạt độn không đồng thể: trộn pyrogenic silicon dioxide với monomers
và gây quang trùng hợp trước. Hạt độn kích cỡ 10-70 micron. Độ cứng tăng,
tính nhẵn bóng cao, ít đổi màu.
* Composite lai (Hybrid composite)
Gồm cả hạt độn nhỏ (0,04 micron) và hạt độn lớn (1 -2 0 micron) nên
vừa có khả năng làm nhẵn bóng, vừa cứng rắn, lại có tính cản quang tuyến X.
1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước:
1.4.1. Ngoài nước:
+ Năm 1985 lần đầu tiên Me Lean và cộng sự [39] đã tiến hành kỹ thuật trám
phối hợp giữa composite và GIC cho xoang trám loại

in và V, trong đó lóp

GIC được lót ở phía dưới và lớp composite thì phủ ở phía trên. Sau đó kỹ thuật
này được gọi là kỹ thuật “Sandwich” hoặc “Laminate” và được nhiều tác giả

nghiên cứu, áp dụng như Mount GJ (1989,1990) [42],[43]; Suzikizi (1996)
[52]; Woolford M (1993) [56]. Các nghiên cứu này đều đánh giá kỹ thuật đem
lại sự bám dính hố học chắc chắn tói ngà răng của GIC, sự kết dính vi cơ học


20

giữa composite với GIC , khắc phục được những nhược điểm và tăng cường
được ưu điểm của cả hai vật liệu , đem lại một miếng trám bền vững và đáp
ứng thẩm mỹ.
+ Đồng thời với các áp dụng kỹ thuật trên lâm sàng cho tổn thương cổ răng,
nhiều tác giả đã thực hiện các nghiên cứu cả trên lâm sàng và trên thực
nghiệm để so sánh kỹ thuật trên với các kỹ thuật khác như hàn đơn thuần hoặc
glass ionomer cement hoặc composite:
- Nghiên cứu thực nghiệm của Sidhu SK (1993) [51] đã sử dụng cả 3
phương pháp trám đơn thuần composite , glass ionomer và phối hợp cả hai vật
liệu trên và kết quả cho thấy phương pháp phối hợp hai vật liệu làm giảm tối
thiểu vi kẽ.
- Kleitches AJ và cộng sự (1995) [35] cũng làm thực nghiệm trên răng
nhổ và sử dụng cả 3 phương pháp trên cũng cho kết quả tương tự.
- Neo J và cộng sự (1996) [44] áp dụng trên lâm sàng cả 3 phương pháp
trên kết quả sau 3 năm thấy phương pháp phối hợp đạt tỷ lệ lưu giữ tốt nhất
(96%).
- Rich E và cộng sự (1990) [50] cũng áp dụng cả 3 phương pháp trên
lâm sàng cho thấy phương pháp phối họp hai vật liệu mang lại kết quả tốt
nhất.
- Powell LV và cộng sự (1992) [48] áp dụng cả 3 phương pháp trên lâm
sàng. Sau 2 năm thấy hầu hết các miếng trám của 3 phương pháp được chấp
nhận trên lâm sàng về các tiêu c h í . Riêng về lưu giữ phương pháp phối họp
glass ionomer và composite đạt kết quả tốt 100%.

1.4.2. Trong nước:
+ Nhận xét lâm sàng kỹ thuật trám từng lớp với ciment de veưe ionomère
(glass ionomer) và composite - Bs Phạm Hồng Nhung báo cáo tại hội nghị
khoa học kỹ thuật 14 năm 1992 [16]. Tác giả đã trám 74 răng bị tổn thương ở


21

cổ răng trong đó đa số là dạng mịn cổ răng. Qua 1 năm theo dõi thấy kết quả
tương đối tốt.
+ Sự liên kết men - ngà - glass ionomer cement - composite resin trong kỹ
thuật Sandwich: Khảo sát dưới kính hiển vi điện tử - Dương Tú Hạnh, Ngơ
Chí Hiền năm 1997 [6]. Tác giả đã đưa ra kết luận sự liên kết men ngà với
glass ionomer cement là liên kết hố học chặt chẽ cịn sự liên kết giữa glass
ionomer cement với composite là liên kết cơ học. Tác giả cịn khẳng định kỹ
thuật này thích hợp cho các xoang sâu sát lợi khó kiểm sốt được sự ẩm ướt do
dịch lợi và máu.
Qua các nghiên cứu trên và qua các phương pháp trám cổ thân răng,
chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào sử dụng phối hợp giữa glass ionomer
với composite lỏng và composite đặc. Mặt khác ở nước ta, các nghiên cứu về
kỹ thuật trên cịn ít. Vì lý do trên, chúng tơi tiến hành thực hiện nghiên cứu
này.