Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

nhận xét kết quả điều trị mất răng loại kennedy i, ii bằng hàm khung có thiết kế móc dây uốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 77 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
TRỊNH THỊ HỒNG GẤM
NHËN XÐT KÕT QU¶ §IÒU TRÞ MÊT R¡NG LO¹I
KENNEDY I, II
B»NG HµM KHUNG Cã THIÕT KÕ MãC d©y uèn
Chuyên ngành : Răng hàm mặt
Mã số : 60.72.07.01
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TỐNG MINH SƠN
HÀ NỘI - 2013
2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này em đã nhận được sự giúp đỡ
của rất nhiều thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, viện Đào tạo Răng hàm mặt
trường Đại học Y Hà Nội, tập thể khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội, tập thể khoa Phục Hình – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà
Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong viện đào tạo Răng Hàm
Mặt – Trường Đại Học Y Hà Nội đã giúp đỡ chỉ bảo và đóng góp cho em
nhiều ý kiến quý báu
Với tấm lòng người học trò, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. Tống Minh Sơn – Phó viện trưởng viện Đào tạo Răng hàm mặt –
Đại học Y Hà Nội. Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn
cho em nhiều ý kiến quý báu để em thực hiện và hoàn thành bản luận văn này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên,


tạo mọi điều kiện thuận lợi và hết lòng giúp đỡ em trong suốt thời gian học
tập và làm nghiên cứu khoa học này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Trịnh Thị Hồng Gấm
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với các số
liệu và kết quả thu được nêu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được
công bố trong bất kì công trình khoa học nào.
Tác giả
Trịnh Thị Hồng Gấm
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mất răng là một thương tổn mà nguyên nhân chủ yếu do sâu răng và viêm
quanh răng. Ở Việt Nam, mặc dù công tác chăm sóc răng miệng đã được quan
tâm nhưng tỷ lệ mất răng vẫn còn tương đối cao. Theo kết quả điều tra sức
khỏe răng miệng toàn quốc của Võ Thế Quang và cộng sự năm 1990, tỷ lệ
mất răng ở lứa tuổi 35 - 44 là 47,33% [1]. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn
quốc ở Việt Nam 1999-2000 của viện RHMTW, ở độ tuổi trên 45 tỷ lệ mất
răng toàn phần hàm trên là 0,3%, mất răng toàn phần hàm dưới chiếm tỷ lệ
0,6%, mất răng cả hai hàm chiếm tỷ lệ 0,8% [2].
Mất răng là một biến cố quan trọng về sức khỏe, có ảnh hưởng tại chỗ và
toàn thân. Do đó, việc làm răng giả ngay cho bệnh nhân mất răng là rất cần
thiết để phục hồi lại các chức năng, thẩm mỹ cũng như bảo vệ các phần còn
lại của bộ máy nhai như răng, khớp thái dương hàm, cơ, tổ chức xương, niêm
mạc.Hiện nay có nhiều phương pháp phục hình điều trị mất răng: cầu răng,
hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa, hàm khung, cấy ghép răng, hàm giả
trên cấy ghép implant, hàm toàn bộ.
Hàm khung là loại hàm giả tháo lắp từng phần có phần chính là một
khung sườn. Toàn bộ cấu trúc bằng hợp kim của khung được đúc liền một

khối. Răng giả được gắn với yên phục hình bằng nhựa acrylic. Hàm khung
truyền lực lên vùng quanh răng của răng trụ và lên mô xương niêm mạc ở
sống hàm vùng mất răng. So với hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa, hàm
khung có nhiều ưu điểm và sinh lý hơn. Do đó, phục hình bằng hàm khung
đã phát triển rộng rãi ở các nước tiên tiến trên thế giới. Ở Việt Nam, hàm
khung cũng đã được áp dụng trong hơn thập kỷ qua nhưng chi phí còn cao.
Thời gian gần đây, do điều kiện kinh tế phát triển, hàm khung ngày càng
được sử dụng nhiều hơn.
5
Theo Housset, một hàm giả có hiệu quả tốt cho bệnh nhân phải thỏa mãn
ba tiêu chuẩn: nâng đỡ, ổn định và lưu giữ. Trong đó, móc răng đóng vai trò
quan trọng [3], [4], [5].
Trong phục hình, điều trị các trường hợp mất răng phía sau không còn
răng giới hạn xa (loại Kennedy I, II) là khó khăn nhất. Nguyên nhân là do
không có răng thật phía sau nên các chuyển động xoay của yên phía sau
gây ảnh hưởng bất lợi đến răng trụ. Vì vậy, việc lựa chọn loại móc thích
hợp cho các trường hợp mất răng phía sau nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng
của phục hình tới răng trụ và vùng quanh răng đã được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu.
Theo Stewart, móc dây uốn có nhiều ưu điểm như: móc dây uốn có độ đàn
hồi cao, thẩm mỹ tốt và dễ điều chỉnh. Độ đàn hồi của móc phụ thuộc vào
đường kính của móc và thành phần hợp kim. Móc này phù hợp với các răng
trụ có vùng quanh răng không được tốt. Móc dây uốn có thể được đúc cùng
với khung hoặc hàn vào khung hoặc nằm trong nền nhựa [6]. Tuy nhiên, tại
Việt Nam, chưa có đề tài nào nghiên cứu đánh giá hiệu quả của hàm khung có
thiết kế móc dây uốn trong điều trị mất răng loại Kennedy I, II. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét kết quả điều trị mất răng loại
Kennedy I, II bằng hàm khung có thiết kế móc dây uốn” với mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân mất răng loại
Kennedy I, II.

2. Đánh giá kết quả điều trị của hàm khung có thiết kế móc dây uốn ở
các bệnh nhân mất răng loại Kennedy I, II.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
6
1.1 Sự mất răng
1.1.1 Hậu quả của mất răng
Mất răng nếu không được phục hồi sẽ dẫn đến những hậu quả sau [7]:
‐ Tại chỗ:
+ Xương ổ răng nơi răng mất tiêu nhanh.
+ Răng còn lại ở hai bên bị xô lệch, răng đối diện chồi lên.
+ Giảm đường cong Spee và khớp cắn bị thay đổi.
+ Giảm kích thước dọc cắn khít.
+ Khớp cắn bị sang chấn gây sự phát sinh mất các răng khác.
‐ Toàn thân:
+ Rối loạn phát âm, hô hấp bị ảnh hưởng (do lưỡi bị nâng lên).
+ Rối loạn tiêu hóa do nhai nghiền thức ăn không tốt.
+ Rối loạn hoạt động của khớp thái dương hàm (hội chứng
SADAM hay COSTEN).
1.1.2 Phân loại mất răng
Mất răng được phân làm hai loại chính là: mất răng từng phần và mất
răng toàn bộ.
Có nhiều cách phân loại mất răng từng phần của nhiều tác giả khác nhau
như Kennedy, Applegate, Kourliandsky, Bailyn, Skinner…Nhưng cách phân
loại mất răng của Kennedy là được nhiều người sử dụng nhất [6], [7], [8].
7
1.1.2.1 Phân loại mất răng của Kennedy
Năm 1923, Edward Kennedy đã đưa ra cách phân loại mất răng từng
phần gồm 4 loại:
‐ Loại I: Mất răng phía sau hai bên không còn răng giới hạn xa.

‐ Loại II: Mất răng phía sau một bên không còn răng giới hạn xa.
‐ Loại III: Mất răng phía sau một bên còn răng giới hạn xa.
‐ Loại IV: Mất răng phía trước (răng cửa) đi qua đường giữa.
• Ưu điểm của cách phân loại mất răng của Kennedy:
+ Dễ nhận biết loại mất răng.
+ Gợi ý được kiểu thiết kế hàm khung cho từng loại mất răng.
Tuy nhiên cách phân loại mất răng của Kennedy cũng chưa thật hoàn
hảo nên Applegate đã bổ xung một số nguyên tắc:
+ Phân loại mất răng chỉ được tiến hành sau khi đã nhổ các răng có chỉ
định nhổ.
+ Nếu mất răng số 8 và không cần làm răng giả thì không tính đến
trong phân loại.
8
+ Nếu còn răng số 8 mà được dùng như răng trụ thì răng 8 này được
tính trong phân loại.
+ Nếu răng số 7 mất mà không cần làm răng giả (như răng số 7 đối
diện cũng bị mất mà không làm răng giả) thì không được tính trong
phân loại.
+ Vùng mất răng phía sau luôn được chọn để quy định loại mất răng.
+ Những khoảng mất răng khác được gọi là biến thể và được đánh số.
+ Độ rộng của khoảng mất răng biến thể không được tính đến trong
phân loại mà chỉ tính số khoảng mất răng có thêm.
+ Mất răng loại IV không có biến thể.
1.1.2.2 Phân loại mất răng từng phần của Kennedy – Applegate
Năm 1960, Applegate đã bổ xung loại V và VI vào phân loại mất răng
của Kennedy:
‐ Loại I: Mất răng sau hai bên không có răng giới hạn xa.
‐ Loại II: Mất răng sau một bên không có răng giới hạn xa.
‐ Loại III: Mất răng sau một bên, có răng giới hạn ở hai đầu. Nhưng
các răng trụ này không thể gánh chịu toàn thể lực nhai đè lên hàm

khung. Có thể do:
+ Khoảng mất răng dài.
+ Chân răng trụ có hình dáng và chiều dài không phù hợp.
+ Xương nâng đỡ bị tiêu nhiều.
‐ Loại IV: Mất răng phía trước, đoạn mất răng đi ngang đường giữa
cung răng, giới hạn hai đầu bằng hai răng bên phải và trái của cung
hàm. Loại này có thể mất ít nhất từ hai răng đến nhiều nhất chỉ còn
lại hai răng hàm ở hai bên.
‐ Loại V: Mất răng có giới hạn hai đầu trong đó giới hạn phía trước là
răng cửa bên yếu với chân răng ngắn và nhỏ.
‐ Loại VI: Mất răng có giới hạn hai đầu với khoảng mất răng ngắn,
chiều dài và hình dáng chân răng trụ thích hợp cho nâng đỡ.
1.1.2.3 Phân loại mất răng của Kourliandsky
9
Tác giả dựa trên yêu cầu xác định khớp cắn trung tâm (mặt phẳng cắn
xác định với 3 điểm chạm của hai hàm)
‐ Loại I: Mất răng từng phần, hai hàm còn 3 điểm chạm.
‐ Loại II: Mất răng từng phần, hai hàm còn hai điểm chạm.
‐ Loại III: Mất răng từng phần, hai hàm không có răng nào đối diện
nhau.
‐ Loại IV: Mất răng toàn bộ.
Sự phân loại mất răng của Kourliandsky có ý nghĩa gợi ý trong đo tương
quan hai hàm khi làm hàm khung.
1.2 Các phương pháp phục hình mất răng loại Kennedy I và II.
1.2.1 Cầu răng giả
Cầu răng giả là loại phục hình răng cố định dùng để phục hồi răng mất
bằng cách dùng các răng bên cạnh làm trụ để mang gánh răng giả thay thế
răng mất. Các răng thật đóng vai trò trụ cầu mang các răng giả và nhận các
lực truyền từ răng giả xuống xương hàm.
Trong trường hợp mất răng loại Kennedy I, II do không có răng trụ ở

phía xa nên chỉ có thể làm cầu với hay cầu đèo chỉ có răng trụ ở phía gần. Để
làm được cầu với, các răng trụ phải tốt và thường cần sử dụng nhiều răng trụ.
Mặt khác, do chỉ có răng trụ ở một phía nên các răng trụ cho cầu đèo dễ bị tổn
thương bởi lực đòn bẩy. Do đó, cầu đèo ít được sử dụng cho bệnh nhân mất
răng loại Kennedy I, II.
1.2.2 Cấy ghép răng (Implant)
Implant là thành tựu khoa học trong lĩnh vực nha khoa cho phép phục
hồi lại răng mất giống như răng thật cả về phương diện thẩm mỹ lẫn chức
năng. Xương hàm vùng mất răng được khoan và đặt trụ implant, răng giả
được gắn vào chốt sau vài tháng hoặc ngay tức thì tùy từng trường hợp.
10
Phương pháp này có thể thay thế một hoặc nhiều răng mất. Cấy ghép
răng còn có thể kết hợp với làm cầu răng, đặc biệt là những trường hợp bệnh
nhân mất răng không còn răng trụ giới hạn xa. Một trong những ưu điểm của
cấy ghép răng là làm răng giả mà không can thiệp vào răng khác, do đó bảo
tồn các răng còn lại tốt hơn phương pháp làm cầu răng và răng giả.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế như: yêu cầu cao
về kỹ thuật, chi phí lớn và cũng có những chỉ định nhất định không phải
trường hợp nào cũng áp dụng được.
1.2.3 Hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa
Hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa được sử dụng từ rất lâu. Các răng
mất được thay thế bằng hàm giả có nền hàm bằng nhựa trên đó có các răng
giả và có thể có móc kèm theo ôm vào răng thật. Móc có tác dụng tăng cường
sự lưu giữ của hàm giả.
Loại hàm giả này có thể chỉ định trong nhiều trường hợp mà không
thể làm được răng giả cố định như: mất răng không còn răng giới hạn xa,
mất răng với khoảng dài, mất nhiều răng, mất vùng răng cửa có tiêu xương
ổ răng nhiều.
1.2.4 Hàm khung
Hàm khung là loại hàm giả tháo lắp từng phần, có phần chính là một

khung sườn kim loại. Toàn bộ cấu trúc bằng hợp kim của khung (thanh nối,
móc, yên) được đúc chung một lần, cùng một khối. Răng giả được gắn vào
yên nhờ nhựa acrylic. Hàm khung truyền lực lên vùng quanh răng qua răng
trụ hoặc vừa lên răng vừa lên niêm mạc vùng mất răng.
1.2.4.1 Ưu điểm so với hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa:
11
‐ Thể tích ít cồng kềnh hơn nên bệnh nhân dễ chịu hơn khi mang hàm giả,
thời gian thích nghi ngắn hơn.
‐ Cổ răng, các răng còn lại được giải phóng, giúp duy trì tốt các răng
còn lại.
‐ Hàm giả ít bị lún khi ăn nhai do có tựa mặt nhai. Hiệu quả ăn nhai cũng
cao hơn.
‐ Kim loại bóng nên dễ vệ sinh và bền hơn.
1.2.4.2 Nhược điểm:
‐ Kỹ thuật lâm sàng và labo phức tạp hơn.
‐ Đòi hỏi trang thiết bị labo hiện đại hơn.
‐ Kinh phí cao hơn.
1.3 Phục hình hàm khung
1.3.1 Lịch sử phát triển hàm khung
Năm 1918, Akers đề xướng ra phương pháp đúc liền một khối bộ
phận mang răng giả, móc và cầu nối. Cùng với những tiến bộ trong kỹ
thuật đúc, người ta đã tìm được những hợp kim đáp ứng được yêu cầu
trong điều trị răng miệng.
Năm 1907, Haynes đã phát minh ra hợp kim Coban- Chrom và đến
năm 1929, Erdle và Prange đã đưa ra những chỉ đạo cụ thể về kỹ thuật hợp
kim. Năm 1930, hợp kim Vitallium (gồm Coban – Chrom – Molypden) được
đưa ra thị trường, tiếp đó là hợp kim thép không rỉ của hãng Krupp (của Đức)
được dùng rộng rãi trong kỹ thuật răng giả.
Tuy nhiên, sau khi phương pháp đúc hàm khung trực tiếp trên mẫu
hàm của Ney được giới thiệu với những nguyên tắc chặt chẽ ở Mỹ, hàm

khung mới thực sự phát triển mạnh. Những nghiên cứu về hợp kim, vật liệu
làm khuôn, máy móc mới đã làm cho kỹ thuật đúc chính xác hơn và được
nhiều người áp dụng.
12
Ở nhiều nước trên thế giới, phục hình bằng hàm khung cho hàm mất
răng từng phần đã thay thế cho phục hình tháo lắp nền nhựa từ rất lâu. Tuy
nhiên, ở Việt Nam, do chi phí để làm hàm khung còn cao và đòi hỏi kỹ
thuật phức tạp nên hàm khung chưa được sử dụng nhiều so với hàm tháo
lắp nền nhựa [7].
1.3.2 Chỉ định, chống chỉ định của hàm khung
1.3.2.1 Chỉ định của hàm khung [6],[7],[9],[10]
‐ Khoảng mất răng rộng không thể làm được cầu răng
‐ Mất răng không có răng trụ phía xa
‐ Sống hàm vùng mất răng tiêu nhiều
‐ Sự nâng đỡ vùng quanh răng của các răng còn lại giảm
‐ Trường hợp cần ổn định cung răng (nẹp răng chống lại lực bên tác
động vào răng
‐ Thẩm mỹ là vấn đề quan tâm đầu tiên khi làm răng giả ở bệnh nhân
mất răng cửa.
‐ Theo nguyện vọng của bệnh nhân:
+ Bệnh nhân không muốn bị mài răng lành làm cầu răng.
+ Bệnh nhân muốn dùng hàm giả để dễ vệ sinh
+ Bệnh nhân không đủ kinh phí để làm răng giả cố định
‐ Bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe hoặc tinh thần
‐ Cung hàm còn ít răng và phân bố thích hợp để thực hiện phục hình
nâng đỡ trên răng.
‐ Phục hình sau phẫu thuật hàm mặt: phục hình các bộ phận bị cắt bỏ
được gắn với khung và khung này được lưu giữ bởi các răng thật của
bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có mất răng kèm theo, các răng giả cũng
được gắn luôn vào khung.

‐ Hàm khung kết hợp với phục hình cố định.
1.3.2.2 Chống chỉ định làm hàm khung
‐ Các răng trụ xoay, lệch nhiều.
‐ Răng mất xen kẽ trải đều trên cung hàm.
‐ Bệnh nhân dễ sâu răng.
13
‐ Bệnh nhân bị viêm quanh răng chưa được điều trị.
‐ Bệnh nhân không hợp tác [6], [8].
1.3.3 Các thành phần cấu tạo của hàm khung [6], [9]
1.3.3.1 Thanh nối chính
Thanh nối chính là thành phần cơ bản của khung phục hình, nó nối các
thành phần của hàm ở bên này với bên kia cung hàm. Tất cả các phần khác
đều nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào thanh nối chính.
‐ Thanh nối chính hàm trên:
+ Bản khẩu cái (hình B)
+ Thanh nối chính hình chữ U hay hình móng ngựa (hình C)
+ Thanh nối chính hình chữ U biến thể hay bản khẩu cái trước sau
(hình F)
+ Bản khẩu cái toàn bộ (hình D)
+ Thanh khẩu cái đơn phía sau (Hình E)
+ Thanh khẩu cái kép hay thanh trước sau (hình A)
A
B
14
C
D
E F
‐ Thanh nối chính hàm dưới:
+ Thanh lưỡi (hình A)
+ Bản lưỡi (hình B)

+ Thanh lưỡi kép hay thanh Kennedy (hình C)
+ Thanh môi (hình D)
A B
15
C D
1.3.3.2 Thanh nối phụ
‐ Thanh nối phụ là các thanh nối các bộ phận khác của hàm khung như là
móc, tựa, vật giữ gián tiếp và nền hàm với thanh nối chính.
‐ Có 3 kiểu thanh nối phụ:
+ Thanh nối phụ nối các thành phần của móc với thanh nối chính.
+ Thanh nối phụ nối vật giữ gián tiếp hoặc tựa mặt nhai vào thanh
nối chính.
+ Thanh nối phụ có vai trò như là thanh tiếp cận của móc thanh.
1.3.3.3 Yên hàm khung
‐ Yên hàm khung là phần khung kim loại tương ứng với vùng mất răng
và là nơi nền hàm cùng răng giả gắn vào.
‐ Yên có thể có hình lưới, hình mắt cáo.
‐ Điểm chặn phía sau ở phía sau cùng của yên ở vị trí tương ứng đỉnh
sống hàm có hình vuông khoảng 2mm. Điểm chặn này có tác dụng
không cho khung xoay khi ép nhựa chỗ nền hàm giả.
1.3.3.4 Tựa
‐ Tựa có tác dụng truyền lực từ hàm giả theo trục của răng trụ.
‐ Tựa còn có tác dụng duy trì phần lưu giữ của móc ở đúng vị trí tác
dụng của nó. Tựa còn được dùng làm vật giữ gián tiếp cho hàm khung
ở bệnh nhân mất răng sau không còn răng giới hạn xa.
‐ Có thể dùng tựa mặt nhai gần giống onlay để phục hồi mặt phẳng cắn
trong các răng hàm bị nghiêng.
16
‐ Có ba dạng tựa: tựa mặt nhai ở các răng hàm, tựa gót răng thường
dùng ở các răng nanh hàm trên và tựa rìa cắn thường ở các răng nanh

hàm dưới.
1.3.3.5 Móc răng
Móc răng là thành phần liên kết phục hình hàm khung với các răng còn
lại. Móc răng hoạt động trên nguyên tắc là sự đề kháng của kim loại với sự
biến dạng. Đầu tay móc được đặt ở vùng lẹm của bề mặt răng. Khi hai hoặc
nhiều đầu tay móc gắn vào những vùng lẹm, hàm giả sẽ được lưu giữ. Mức độ
lưu giữ rất đa dạng, nó phụ thuộc vào mức độ lẹm, sự đàn hồi của tay móc, vị
trí cả đầu tay móc trong vùng lẹm.
1.3.3.6 Phương tiện giữ gián tiếp
Hàm khung trong trường hợp bệnh nhân mất răng loại Kennedy I, II có
xu hướng xoay khi có lực tác dụng lên răng giả ở nền hàm. Trục xoay là
đường tưởng tượng nối giữa các tựa ở các răng trụ sau cùng. Khi ăn thức ăn
dính, nền hàm khung có xu hướng chuyển động bật khỏi sống hàm. Các tổ
chức gần biên giới nền hàm như lưỡi, cơ má cũng có thể làm bật hàm, rơi hàm
khung khi nói, nhai, nuốt. Bộ phận của hàm khung có tác dụng chống lại
chuyển động xoay trên được gọi là vật giữ gián tiếp. Ngoài ra, vật giữ gián
tiếp còn góp phần ổn định và nâng đỡ hàm khung.
‐ Các dạng vật giữ gián tiếp:
+ Tựa gót răng.
+ Tựa phụ mặt nhai nối với tựa gót răng.
+ Tựa rìa cắn.
+ Bản lưỡi hoặc thanh gót răng kết hợp tựa phụ mặt nhai hoặc tựa gót
răng ở hai đầu.
+ Tựa của móc răng ở khoảng mất răng biến thể.
1.3.3.7 Nền hàm khung
‐ Nền nhựa
17
‐ Nền kim loại: Trong trường hợp mất răng mà khoảng cách giữa sống
hàm và răng đối diện còn ít, nền hàm khung có thể được đúc bằng kim
loại để đảm bảo độ bền vững.

1.3.3.8 Răng giả
‐ Răng nhựa hoặc sứ gắn trên nền nhựa.
‐ Răng cẩn nhựa hoặc sứ
‐ Răng ống
‐ Răng nhựa gia cố cốt kim loại.
18
1.3.4 Các loại móc thường dùng trong hàm khung
‐ Phân loại móc răng
Có hai loại móc cơ bản: móc vòng và móc thanh.
+ Móc vòng: có hai tay ôm răng trụ. Đầu tay móc lưu giữ nằm ở dưới
đường vòng lớn nhất. Tay móc đi từ trên, cắt đường vòng lớn nhất để
tới vùng lẹm.
+ Móc thanh: xuất phát từ khung kim loại đi dọc theo niêm mạc phía
ngách lợi sau đó vòng lên đi ngang bờ lợi để vào vùng lẹm của răng
trụ. Như vậy móc này tiến tới vùng lẹm từ phía cổ răng, ngược với
móc vòng.
1.3.4.1 Móc vòng đúc:
‐ Ưu điểm:
+ Dễ thiết kế và dễ làm.
+ Có tác dụng nâng đỡ, nẹp và lưu giữ tốt.
+ Dễ sửa chữa hơn móc thanh.
+ Ít mắc thức ăn hơn so với móc thanh.
‐ Nhược điểm:
+ Móc che phủ răng trụ nhiều hơn móc thanh do đó dễ gây sâu răng hơn.
+ Móc làm thay đổi kích thước trong – ngoài của răng trụ ảnh hưởng tới
sự lưu thông bình thường của thức ăn, dễ gây kích thích lợi.
+ Nếu móc đặt cao về phía mặt nhai sẽ làm tăng kích thước mặt nhai làm
cho răng trụ chịu nhiều lực hơn.
+ Hình cắt ngang tay móc là hình bán nguyệt nên móc chỉ có thể điều
chỉnh theo chiều trong – ngoài.

Có rất nhiều móc thuộc loại móc vòng đúc như: móc Akers, móc
Bonwill, móc Nally- Martinet, móc RPA, móc nhẫn, móc ngược, móc tác
dụng phía sau, móc tác dụng phía sau ngược, móc hai nửa, móc vòng kép.
• Móc Akers:
‐ Móc gồm có một tựa mặt nhai và hai tay móc có phần ôm nằm trên
đường vòng lớn nhất và hai phần giữ nằm dưới đường này.
19
‐ Móc này được dùng nhiều nhất, chỉ định ở các răng hàm có vùng lẹm ở
xa so với khoảng mất răng. Móc thường được dùng trong trường hợp
mất răng loại Kennedy III.
• Móc Bonwill (hay móc Akers kép):
‐ Móc được cấu tạo bởi hai móc Akers nối với nhau ở phần vai móc.
Phần nối của móc với khung về phía lưỡi. Móc chạy ngay qua mặt nhai
hai hai răng kế cận, có hai tựa. Mài răng phải đủ để móc có kích thước
đủ lớn đảm bảo độ bền nếu không móc dễ gãy.
‐ Móc này hay được chỉ định ở bên cung răng không có khoảng mất răng
ở loai Kennedy II.
• Móc Nally – Martinet:
‐ Móc gồm một tay móc dài ôm khoảng 3/4 chu vi răng trụ. Phía mặt trong
móc nối với khung qua thanh nối phụ và có tựa mặt nhai. Đầu lưu giữ của
tay móc nằm ở vùng lẹm ở mặt ngoài – xa so với khoảng mất răng.
‐ Móc được thiết kế ở răng hàm nhỏ và răng nanh, thường dùng trong
mất răng loại Kennedy I, II. Móc ít gây sang chấn cho răng trụ.
• Móc nhẫn:
‐ Móc dài ôm quanh thân răng có đường vòng lớn nhất thấp ở mặt ngoài và
cao ở mặt trong hay ngược lại. Móc có hai tựa mặt nhai. Phần đầu lưu giữ
của móc có thể ở gần ngoài (hàm trên) hoặc gần trong (hàm dưới).
‐ Móc được chỉ định ở răng số 7 đứng một mình. Vì phần giữ của móc
chỉ có một chiều nên móc thường được chỉ định trên hai răng đối diện
nhau trên cung hàm để lực tác dụng được cân bằng và ổn định.

‐ Nhược điểm: ôm hầu hết chu vi thân răng làm thay đổi hình dáng thân răng.
• Móc tác dụng phía sau.
‐ Móc gồm một tựa mặt nhai và hai tay móc. Một tay tự do có tác dụng
lưu giữ nằm ở mặt ngoài răng trụ. Tay cứng rắn nằm trên đường vòng
lớn nhất ở mặt trong được nối với thanh lưỡi qua thanh nối phụ.
‐ Móc này được thiết kế ở răng hàm nhỏ, răng nanh khi các răng có thân
răng ngắn, vùng lẹm ít và có đường vòng lớn nhất thấp ở phía mặt trong.
• Móc tác dụng phía sau ngược
20
‐ Móc có một tựa và hai tay móc. Tay đàn hồi tác dụng lưu giữ nằm ở
mặt trong răng trụ. Tay cứng rắn nằm phía ngoài nối liền với yên.
‐ Móc được dùng trong trường hợp răng hàm nhỏ dưới nghiêng trong và
có đường vòng lớn nhất thấp ở mặt ngoài và cao ở mặt trong.
• Móc ngược
‐ Móc đi ngang qua mặt nhai răng trụ chỗ gờ bên để ra mặt ngoài đi
xuống vùng lẹm ở phía gần so với khoảng mất răng của răng trụ. Móc
có tựa ở mặt nhai.
‐ Móc được chỉ định khi vùng lẹm ở gần khoảng mất răng. Đặc biệt
trong trường hợp có lẹm ở xương hàm – niêm mạc, móc chữ T có
chống chỉ định.
‐ Trong trường hợp mất răng loại Kennedy I, II móc này ít có hại đối với
răng trụ hơn vì khi hàm răng lún xuống đầu tay móc lưu giữ di chuyển
về phía cổ răng. Khi hàm khung bị các lực làm bật khỏi sống hàm, đầu
tay móc gắn vào vùng lẹm sẽ có tác dụng lưu giữ.
‐ Móc này có nhược điểm là thẩm mỹ kém và dễ gãy khi răng không
được mài đầy đủ.
• Móc kép hay móc phức hợp
‐ Móc này cấu tạo cơ bản gồm hai móc Akers hay móc vòng đơn giản
đối diện nhau nối liền với nhau ở hai tay đối kháng.
‐ Móc được dùng khi phân chia sự lưu giữ cho vài răng trụ có vùng

quanh răng yếu ở một bên cung răng.
‐ Móc cũng được dùng như là một dạng nẹp các răng yếu bằng hàm khung.
• Móc chữ C hay móc hình lưỡi câu hay kẹp tóc
‐ Móc có cấu tạo cơ bản gần giống móc Akers nhưng có khác ở tay móc
lưu giữ. Tay lưu giữ đi ngang mặt ngoài răng trụ rồi quay ngoặt lại
giống như cái kẹp tóc để rồi vào vùng lẹm ở phía gần khoảng mất răng
ở ngay dưới chỗ xuất phát của tay móc lưu giữ.
‐ Độ dài thân răng trụ phải đủ cho độ rộng của tay móc lưu giữ.
‐ Móc chữ C được chỉ định ở răng trụ có vùng lẹm gần khoảng mất răng
và có lẹm ở tổ chức mềm không thể dùng móc thanh.
‐ Móc chữ C cũng được chỉ định khi móc ngược không được dùng do
khớp cắn hai hàm răng thật không đủ chỗ.
21
‐ Nhược điểm: che phủ răng trụ nhiều dễ gây sâu răng và kém thẩm mỹ
nếu đặt ở răng hàm nhỏ.
• Móc Onlay
‐ Móc Onlay có tựa mặt nhai rộng và có hai tay móc bên ngoài và bên
trong. Tay móc có thể xuất phát từ bất kỳ điểm nào ở onlay mà không
ảnh hưởng đến khớp cắn.
‐ Móc được chỉ định ở các răng có mặt nhai thấp không khớp với cung
răng đối diện thường ở các răng nghiêng hoặc xoay. Tựa mặt nhai sẽ
phục hồi để có khớp cắn khít. Do loại móc này che phủ răng nhiều do
đó chống chỉ định ở những răng nhạy cảm sâu răng.
• Móc RPA: Móc gồm
‐ Tựa mặt nhai kiểu nâng đỡ xa yên tức là cách khoảng mất răng một mặt
nhai răng trụ.
‐ Bản trượt mặt bên.
‐ Tay móc lưu giữ mặt ngoài tương tự như tay móc Akers.
1.3.4.2 Móc thanh
Ưu điểm:

+ Sự lưu giữ tốt hơn móc vòng.
+ Thẩm mỹ cao.
+ Lắp hàm khung dễ hơn.
+ Sự đàn hồi của móc có thể điều chỉnh theo độ dài và độ thuôn tay
tiếp cận.
Nhược điểm: Dễ bị mắc thức ăn.
Một số móc thanh:
• Móc chữ T:
‐ Móc có cánh tay lưu giữ đi từ phần yên của khung đi phía ngoài đến
răng trụ chuyển hướng vuông góc với bờ lợi tiếp xúc mặt ngoài răng ở
đường vòng lớn nhất. Tại đây móc tách ra hai nhánh, nhánh lưu giữ cắt
đường vòng lớn nhất để vào vùng lẹm và có tác dụng lưu giữ. Nhánh
còn lại nằm ở trên đường vòng lớn nhất. Ngoài ra móc còn có một cánh
22
tay đối kháng ở mặt trong răng trụ và tựa. Tựa mặt nhai có thể đặt ở
phía xa hoặc ở phía gần của răng trụ.
‐ Móc chữ T thường dùng khi răng trụ có vùng lẹm ở gần khoảng mất răng.
‐ Móc chữ T chống chỉ định khi có vùng lẹm tổ chức mềm hay khi có
đường vòng lớn nhất cao gần mặt nhai hoặc rìa cắn vì khi đó sẽ có
khoảng trống lớn giữa cánh tay tiếp cận và mặt răng trụ gây ra mắc
thức ăn, viêm môi má.
• Móc chữ T biến thể hay móc 1/2 chữ T:
Về cơ bản móc chữ T biến đổi gần giống móc chữ T chỉ khác là nhánh
tay móc không lưu giữ của chữ T được bỏ đi nên thẩm mỹ hơn móc chữ T.
• Móc chữ I (móc RPI)
‐ Móc RPI do Kratochvil đưa ra từ năm 1963. Móc RPI bao gồm: một
tựa phía gần, một bản trượt ở mặt bên răng trụ và một móc hình chữ I.
Bản trượt che phủ toàn bộ mặt phẳng hướng dẫn từ gờ bên mặt nhai
răng trụ tới tận bờ lợi. Móc chữ I dài và thuôn dần, đầu móc nằm ở
vùng lẹm ở dưới đường vòng lớn nhất giữa mặt ngoài hoặc gần ngoài

của răng trụ.
‐ Krol (1973) đã có những cải tiến móc RPI của Kratochvil. Móc RPI
của Krol có tựa nhỏ hơn, mặt phẳng hướng dẫn chỉ cần cao 2-3mm bản
trượt phía xa chỉ tiếp xúc mặt phẳng hướng dẫn 1mm, đầu móc chữ I có
thay đổi như hình hạt đậu và được đặt ở phía gần ngoài răng trụ.
‐ Móc RPI thường được chỉ định cho mất răng loại Kennedy I, II vì móc
này ít gây sang chấn cho răng trụ và thẩm mỹ hơn móc vòng.
1.3.4.3 Móc dây uốn [6],[11],[12]
‐ Móc gồm tay lưu giữ bằng dây uốn có thiết diện cắt ngang hình tròn,
một tay đối kháng đúc và tựa. Tay lưu giữ có thể được làm cùng khung
trong giai đoạn làm sáp hoặc hàn vào khung kim loại sau khi khung
được đúc.
23
‐ Vì tay dây uốn có độ đàn hồi cao nên nó có thể vào những vùng lẹm
sâu hơn và giảm các lực đòn bẩy tác động lên răng trụ.
‐ Móc thường được chỉ định trong mất răng loại Kennedy I, II và đặt ở
răng hàm nhỏ, răng nanh.
‐ Móc có đường kính nhỏ, đặt được sát cổ răng hơn do đó có thẩm mỹ
cao hơn móc đúc. Móc có thể điều chỉnh được theo nhiều hướng do có
thiết diện cắt ngang hình tròn.
‐ Nhược điểm: Do đàn hồi nên tác dụng ổn định hàm khung của móc
kém hơn so với móc đúc.
1.3.5 Các chuyển động của hàm khung trong điều trị mất răng loại
Kennedy I, II
Phần yên mở rộng phía xa của hàm khung trong điều trị mất răng loại
Kennedy I, II có thể xảy ra 6 chuyển dộng trong không gian 3 chiều [6], [8], [12]:
‐ Chuyển động tịnh tiến theo chiều thẳng đứng: chuyển động này sẽ hạn
chế nhờ sự nâng đỡ của các tựa và nền hàm khung được mở rộng.
‐ Chuyển động tịnh tiến theo chiều ngang (trong – ngoài): chuyển động
này được loại bỏ nhờ các thành phần của hàm khung như: phần cứng

rắn của tay móc, thanh nối phụ và độ cao của sống hàm vùng mất răng.
24
‐ Chuyển động tịnh tiến theo chiều gần – xa: các răng trụ kế cận khoảng
mất răng và lồi cùng hoặc tam giác hậu hàm sẽ hạn chế chuyển động trên.
‐ Chuyển động xoay phía xa trong mặt phẳng đứng dọc: chuyển động
này sinh ra do có sự khác nhau về độ lún của răng trụ và độ lún của tổ
chức niêm mạc vùng sống hàm mất răng. Dưới tác dụng của cùng một
lực, răng trụ mang các tựa mặt nhai bị lún theo trục khoảng 0,1mm, tổ
chức niêm mạc dưới nền hàm khung có thể bị lún xuống 0,4 – 2 mm.
Chuyển động theo chiều dọc về phía mô của nền phục hình được kháng
lợi nhờ các mô của sống hàm mất răng, nhờ sự sát khít của nền phục hình
và toàn bộ tựa mặt nhai. Chuyển động ngược lại làm yên hàm khung bị
nhấc lên thì được kháng lại nhờ tác động của các vật giữ gián tiếp.
‐ Chuyển động xoay quanh trục dọc của sống hàm vùng mất răng do mất
thăng bằng khớp cắn khi hàm dưới chuyển động sang bên. Độ cứng của
thanh nối chính sẽ hạn chế sự xoay này.
‐ Chuyển động xoay trong mặt phẳng ngang: Trục của chuyển động
vuông góc với mặt phẳng ngang ở gần trung tâm của cung răng. Tay
móc dối kháng, thanh nối phụ tiếp giáp với mặt bên răng sẽ chống lại
sự xoay này.
1.4 Các nghiên cứu về điều trị mất răng Kennedy I, II bằng hàm khung
trên thế giới và Việt Nam.
1.4.1 Trên thế giới
Về thiết kế kiểu nối chính hàm trên, theo nghiên cứu của Walid M có
51,51% bản khẩu cái kép, 3,63% kiểu hình chữ U [13]. Trong khi đó, Filiz
Key lại dùng tới 47,21% bản khẩu cái, 41,63% kiểu hình chữ U [14].
Về kiểu thanh nối chính hàm dưới, theo nghiên cứu của Filiz Key, kiểu
bản lưỡi được thiết kế nhiều nhất với tỷ lệ 70,84%, thanh lưỡi chiếm 28,47%,
25
kiểu thanh lưỡi kép chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ là 0,67%. Trái lại, Walid M lại dùng

tới 69,47% thanh lưỡi, chỉ có 28,76% là bản lưỡi.
Theo kết quả điều tra ở 1456 vật giữ trực tiếp hàm khung của Filiz Key,
loại móc vòng chiếm tới 68,47%, loại móc thanh là 31,11% và mối nối chính
xác chỉ có 0,42%. Móc dây uốn chỉ gặp trong một trường hợp. Ngoài ra, loại
móc RPA được thiết kế để giảm lực xoắn vặn tác dụng lên răng trụ đã được
Ben-Ur Z và Shifman A sử dụng [15].
Vật giữ gián tiếp của hàm khung có tác dụng chống lại chuyển động
xoay của hàm khung trong mất răng loại Kennedy I, II. Trong nghiên cứu
của Walid M chỉ có 75,6% hàm khung cho mất răng loại Kennedy I và
78,9% hàm khung cho mất răng loại Kennedy II có thiết kế vật giữ gián
tiếp. Trong nghiên cứu của Filiz Key, tỷ lệ vật giữ gián tiếp có ở hàm
khung trong trường hợp mất răng loại I, II còn ít hơn nữa với tỷ lệ tương
ứng là 35,95% và 41,52%.
Về khả năng thích nghi của bệnh nhân đối với hàm khung, theo Stewart
bệnh nhân thường cảm giác dễ chịu hơn và dễ phát âm hơn khi thanh nối
chính là bản lưỡi so với thanh lưỡi [6]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Can G
và Ozmen G lại có kết quả ngược lại tức là bệnh nhân dễ thích nghi với thanh
lưỡi hơn so với bản lưỡi [16].
Về ảnh hưởng của hàm khung đến răng trụ, theo nghiên cứu của
Yusof Z thấy răng có sự thay đổi nhẹ về độ lung lay răng trụ [17]. Theo
nghiên cứu của Machado C, sự tiêu xương ổ răng thường ở phía xa nhiều
hơn so với phía gần [18].
Về ảnh hưởng của hàm khung đối với tổ chức niêm mạc miệng, trong
nghiên cứu của Szentpetery AG, có tới 5% trong số 107 bệnh nhân có điểm
nề đỏ ở niêm mạc sống hàm khi mang hàm khung 6-12 tháng [19].

×