Tải bản đầy đủ (.pdf) (268 trang)

Phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.83 MB, 268 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐINH QUỐC THẮNG

PHÚC LỢI Y TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐINH QUỐC THẮNG

PHÚC LỢI Y TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 62 31 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS NGUYỄN DUY DŨNG
2. PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG BẰNG



Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực, những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Đinh Quốc Thắng

i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐO AN..................................................................................................................... i
MỤC L Ụ C ................................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT T Ắ T ...........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ T H Ị.................................................................................... viii
MỞ Đ Ầ U .................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận á n ...............................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận á n .......................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 5
5. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án......................................................................... 7
6. Kết cấu của luận á n ........................................................................................................7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÚC LỢI Y TẾ TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG....................................................................................................... 8
1.1 Tổng quan các nghiên

cứu

liên quan

tới phúc

lợi y tế trong

trường..................................................................................................................................... 8
1.1.1 Những nghiên cứu về nền kinh tế thị trường.......................................................8
1.1.2 Những nghiên cứu về phúc lợi xã hội.................................................................14
1.1.3 Các quan điểm về phúc lợi y tế........................................................................... 19
1.2 Những gợi mở cho nghiên cứu về phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị trường ở
Việt N am .............................................................................................................................22
1.3 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÚC LỢI Y

t ế t r o n g n ề n k in h t ế t h ị

TR Ư Ờ N G ............................................................................................................................... 25
2.1 Phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị trường.............................................................25
2.1.1 Những quan điểm cơ b ản .....................................................................................25
2.1.2 Đặc điểm của phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị trường.................................35
2.1.3 Vai trò của phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị trường..................................... 37

ii


nền k


2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi y t ế ..........................................................39
2.1.5 Nguyên tắc và phương thức phân bổ phúc lợi y tế ...........................................42
2.1.6 Nội dung phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị trường........................................ 45
2.1.7 Tiêu chí đánh giá phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị trường.......................... 48
2.1.8 Điều kiện đảm bảo thực hiện phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị trường......60
2.2 Phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị trường ở một số nước trên thế giới................61
2.2.1 Phúc lợi y tế của Trung Q uốc............................................................................. 62
2.2.2 Phúc lợi y tế của Nhật B ả n ..................................................................................67
2.2.3 Phúc lợi y tế của của các nước Bắc  u ............................................................. 70
2.2.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt N am ............................................................. 73
2.3 Kết luận chương 2 .......................................................................................................80
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÚC LỢI Y TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG Ở VIỆT N A M ....................................................................................................81
3.1 Đặc điểm của phúc lợi y tế ở Việt N am .................................................................. 81
3.2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phúc lợi y tế ở ViệtN a m ........................ 83
3.2.1 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất n ư ớ c .............................................83
3.2.2 Trình độ phát triển của ngành y tế ......................................................................85
3.2.3 Những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phúc lợi
y tế................................................................................................................................. 85
3.2.4 Điều kiện tự nhiên................................................................................................88
3.2.5 Hội nhập quốc tế ..................................................................................................90
3.3 Thực trạng về phúc lợi y tế ở Việt N a m ................................................................. 90
3.3.1 Phúc lợi y tế dành cho những người có hồn cảnh đặcb iệ t.............................90
3.3.2 Phúc lợi y tế cộng đ ồ n g ....................................................................................... 92
3.4 Đánh giá về phúc lợi y tế ở Việt Nam.......................................................................94
3.4.1 Số lượng phúc lợi y tế ......................................................................................... 94

3.4.2 Chất lượng phúc lợi y t ế ...................................................................................104
dịch vụ y tế phúc l ợ i ................................................................................................... 107
trong phúc lợi y tế ....................................................................................................... 108
3.4.3 Vấn đề giá cả khi thực hiện phúc lợi y t ế .......................................................109
iii


3.4.4 Phương thức thực hiện phúc lợi y tế ................................................................ 114
3.4.5 Mối quan hệ giữa phúc lợi y tế và đối tượng được hư ởng........................... 123
3.5 Nhận xét chung về phúc lợi y tế ở Việt Nam hiện n a y ........................................ 125
3.5.1 Kết quả của chính sách phúc lợi y tế ở Việt N a m ......................................... 125
3.5.2 Hạn chế của phúc lợi y tế ở Việt N am ............................................................ 126
3.5.3 Nguyên nhân của hạn ch ế ................................................................................. 130
3.6 Kết luận chương 3 .................................................................................................... 134
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN PHÚC LỢI Y

t ế v iệ t

NAM TRONG THỜI GIAN T Ớ I..................................................................................... 135
4.1 Bối cảnh mới và những yêu cầu đặt ra đối với phát triển phúc lợi y tế Việt Nam
135
4.1.1 Bối cảnh quốc t ế ...............................................................................................135
4.1.2 Bối cảnh trong nước.......................................................................................... 138
4.1.3 Yêu cầu mới đối với sự phát triển phúc lợi y tế Việt Nam trong bối cảnh hiện
nay.................................................................................................................................. 141
4.1.4 Phương hướng, nhiệm vụ của ngành y tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 2 0 2 0 ............................................................................................................................... 142
4.1.3.2 Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế trong thời gian t ớ i .................... 145
4.2 Các quan điểm về phúc lợi y tế ở Việt Nam hiện n a y .......................................... 147
4.2.1 Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao đi đôi với với việc mở
rộng, tăng cường chất lượng phúc lợi y tế ............................................................... 147

4.2.2 Đa dạng hóa và kết hợp các lợi ích phúc lợi y tế ...........................................148
4.2.3 Nâng cao hiệu quả của quản lý của Nhà nước đối với phúc lợi y t ế ...........148
4.2.4 Hội nhập quốc tế nhằm phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội và phúc
lợi y t ế ............................................................................................................................ 149
4.3 Các giải pháp phát triển phúc lợi y tế tại Việt Nam trong thời gian tới............ 149
4.3.1 Nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cho các hoạt động
phúc lợi y t ế .................................................................................................................. 149
4.3.2 Nhóm giải pháp nhằm tăng cường tài chính y tế dành cho các hoạt động
phúc lợi y t ế .................................................................................................................. 155
iv


4.3.3 Nhóm giải pháp nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các dịch vụ phúc
lợi y t ế ............................................................................................................................ 161
4.3.4 Nhóm giải pháp nhằm phát triển thơng tin hỗ trợ phúc lợi y t ế ..................166
4.3.5 Nhóm giải pháp nhằm tăng cường cung cấp dịch vụ y tế cộng đồng......... 169
4.3.6 Nhóm giải pháp nhằm phát triển BHYT hỗ trợ những người có hồn cảnh
đặc b iệt...........................................................................................................................175
4.4 Kết luận chương 4 .................................................................................................... 178
KẾT L U Ậ N ..........................................................................................................................179
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG B Ố ..............................181
TÀI LIỆU THAM K H Ả O .................................................................................................. 182
PHỤ L Ụ C ............................................................................................................................. 194

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Danh mục chữ viết tắt Tiếng Anh


ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

Asian Development Bank
Acquired Immune Deficiency

Hội chứng suy giảm miễn dịch

AIDS
Syndrome
GPP

Good Pharmacy Practices

Thực hành tốt nhà thuốc

GSP

Good Storage Practices

Thực hành tốt bảo quản thuốc

HIV

human immunodeficiency virus

Vi rút gây suy giảm miễn dịch


JAHR

Joint Annual Health Report

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế

MDG

Millennium Development Goals

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

ODA

Official Development Assistance

Viện trợ phát triển chính thức

USD

United States Dollar

Đô-la Mỹ

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới


Danh mục chữ viết tắt tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNH-HDH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

NSNN

Ngân sách nhà nước

YTDP

Y tế dự phòng


vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tài chính y tế của Nhật Bản năm 2010............................................................. 68
Bảng 2.2: Dự báo chi tiêu cho sức khỏe cơng cộng và chăm sóc sức khỏe lâu dài ở Bắc
Âu, 2005 - 2050 trong G D P ............................................................................. 71
Bảng 3.1: Các mơ hình thực hiện phúc lợi y tế của Việt N am .........................................86
Bảng 3.2: Kinh phí phân bổ từ NSNN, giá trị thẻ và số chi cho khám chữa bệnh cho
người nghèo và cận nghèo, 2003-2012...........................................................95
Bảng 3.3: Tình hình tham gia BHYT của người nghèo và một số nhóm đối tượng khó
khăn năm 2011....................................................................................................96
Bảng 3.4: Mức chi cho y tế từ tiền túi của hộ gia đình trung bình/hộ/tháng (theo giá
hiện hành và giá so sánh năm 2010), 2002~2010........................................ 111
Bảng 3.5: Thực trạng chi phí y tế thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế tại Việt Nam,
2002-2010..........................................................................................................112
Bảng 3.6: Tỷ lệ chi phí thảm họa theo một số đặc tính của hộ gia đình giai đoạn 2002­
2010.................................................................................................................... 113

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Cơ cấu của Trung Quốc tài chính y tế (%) giai đoạn 2000-2011..................64
Hình 2.2: Tổng chi tiêu y tế bình quân đầu người của Nhật Bản so với các nước khác
trên thế g iớ i.........................................................................................................67
Hình 2.3: Số lượng bác sĩ bình quân đầu người ở Nhật Bản............................................69
Hình 3.1: Cơ cấu phân bổ nguồn lực tài chính từ NSNN cho các dịch vụ y tế giai đoạn
2001 - 2 0 0 7 ...................................................................................................... 100
Hình 3.2: Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho y tế dự phịng giai đoạn 1998 - 2007 .... 101

Hình 3.3: Tổng chi NSNN cho y tế so với G D P ............................................................. 101
Hình 3.4: Tỷ trọng chi thường xuyên cho y tế từ NSNN so với tổng chi thường xuyên
NSNN và so với GDP, 2008-2013............................................................... 102
Hình 3.5: Tỷ lệ chi sự nghiệp y tế trong NSNN giai đoạn 2005 - 2011........................103
Hình 3.6: Tốc độ tăng chi NSNN cho y tế so với tốc độ tăng chi NSNN theo giá so
sánh, 2004-2012...............................................................................................103
Hình 3.7: Đánh giá của người dân về chất lượng cơ sở hạ tầng cung c ấ p ..................107
Hình 3.8: Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh trong phúc
lợi y tế................................................................................................................. 107
Hình 3.9: Đánh giá của người dân về thái độ của cán bộ y tế trong phúc lợi y t ế .....107
Hình 3.10: Đánh giá của người dân về khả năng tiếp cận các dịch vụ trong phúc lợi y
tế ..........................................................................................................................108
Hình 3.11: Đánh giá chung của người dân về chất lượng các dịch vụ.........................108
Hình 3.12: Tỷ lệ chi phí từ tiền túi của hộ gia đình trong tổng chi cho y tế tại một số
quốc gia châu Á năm 2011............................................................................. 110
Hình 3.13: Tỷ lệ chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế tại một số quốc gia
châu Á giai đoạn 2007 - 2 0 0 9 ........................................................................ 112
Hình 3.14: Số người tham gia BHYT theo nguồn đóng giai đoạn 2008 - 2011 .........122

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Bệnh tật là một rủi ro của con người mà trong cuộc đời không ai tránh được.
Bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, làm suy giảm sức sản xuất của nền kinh
tế và thậm chí trở thành những vấn đề của xã hội. Ngành y tế ra đời để giải quyết vấn
đề đó. Sự phát triển của ngành y tế thể hiện sự phát triển của một quốc gia bao gồm sự
phát triển kinh tế - xã hội và mức sống người dân.
Cơ chế thị trường với hoạt động của cung - cầu để xác định mức giá và số lượng

dịch vụ đã nhanh chóng thể hiện sự bất cập trong lĩnh vực y tế. Vốn đầu tư cho hệ thống
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực lớn làm chi phí bệnh viện bị đẩy cao, khiến giá
cả cho các dịch vụ y tế cũng

cao.

Điều này khiến

cho

rất

nhiều người dân

v

thấp sẽ khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, ln tồn tại
hiện tượng độc quyền, sự phân bố không đều của các cơ sở y tế ... khiến cho ngành y tế
không thể hiện hết vai trị của mình trong việc đảm bảo nguồn nhân lực cho nền kinh tế.
Chính vì vậy, chính phủ buộc phải can thiệp vào lĩnh vực này.
Thực tế đã chỉ rõ, chi tiêu cơng của Chính phủ để cung cấp những hàng hóa
cơng cộng, giải quyết thất

bại

thị

trường và các vấn

đề xã hội,


hướng tới

đ

những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hình thành hệ thống phúc lợi xã hội. Trong
đó, phúc lợi y tế ln được coi là nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước. Điều này cho thấy
tầm quan trọng của việc chăm lo phát triển chất lượng nguồn lực xét ở khía cạnh sức
khoẻ của người lao động và của cả xã hội đòi hỏi phải phát triển y tế phục vụ cho cộng
đồng. Phúc lợi

y

tế

khơng chỉ cho chính những

mà nịng

cốt



người cần

chăm sóc,

của nhà

nước được coi


điều

bệnh tật mà còn cho

trị

khoẻ của cả xã hội bất luận đó là quốc gia phát triển hay kém phát triển. Với các nước
đang phát triển điều này càng có ý nghĩa đặc biệt khi mà thu nhập của người dân cịn
thấp, sự phân hố giàu nghèo ngày một tăng, khó khăn ngày càng nhiều.. khi mà bệnh
tật gia tăng và chất lượng sức khỏe ngày càng k é m . thì sự hỗ trợ của nhà nước thơng
qua phúc lợi y tế là điều không thể thiếu được. Phúc lợi y tế làm giảm chi phí khám
chữa bệnh mà người dân phải chịu, phổ cập y tế tới từng người dân thông qua những
hỗ trợ về phát triển nguồn lực cán bộ y tế, đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, phát
1

n


triển dịch vụ khám chữa bệnh, mở rộng hệ thống cơ sở và thúc đẩy mạng lưới thông
tin y tế.
Hệ thống phúc

lợi

y

tế được xây dựng




thực

hiện ở mỗi

quốc gia

tùy theo đặc điểm, hoàn cảnh kinh tế - xã hội đất nước. Tại Việt Nam trong thời kỳ
bao cấp, phúc lợi y tế mặc dù vẫn còn nhiều bất cập, nhưng đã đóng góp khá tích cực
vào việc xây dựng và vận hành tương đối hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế nước
nhà. Cụ thể: Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời - Chính phủ do Chủ
tịch Hồ Chí Minh đứng đầu - đã ban hành hàng loạt văn bản pháp lý về đảm bảo quyền
lợi vật chất và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Ngày 9/11/1946 Hiến Pháp đầu
tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quy định: “Nhà nước phải chăm sóc
những người già hoặc bị mất khả năng lao động vì tai nạn hay ốm đau”; Sắc lệnh về
Lao động của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 12/3/1947, Sắc lệnh
số 76 ngày 20/5/1950 về ban hành quy chế công chức, Sắc lệnh số 77 ngày 22/5/1950
về ban hành quy chế cơng nhân, ngồi những quy định về lao động đã có những quy
định về chế độ ốm đau,

sinh đẻ,

tai nạn lao

động... Mặc

dù trong hoàn

cảnh đất


có chiến tranh, song Việt Nam đã tổ chức được hệ thống y tế khá tốt, đóng góp cơng
sức vào việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ tồn dân và góp phần thực hiện thành cơng hai
nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Ngay sau khi đất nước thống nhất, dù cịn vơ vàn
khó khăn, song chủ trương nâng cao mức sống cho nhân dân, trong đó đảm bảo hoạt
động phúc lợi y tế đã được Đảng và Chính phủ ta hết sức coi trọng. Điều này được thể
hiện rất rõ trong các văn bản pháp

luật, các nghị quyết, các

chương

trình

y tế

v

pháp tổ chức hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp sang

nền

kinh

tế thị trường định

hướng XHCN. Qua gần

30 năm đổi mớ


chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu về mọi mặt, nhất là phát triển kinh tế đất
nước. Đồng thời, các lĩnh vực đảm bảo xã hội cũng được coi trọng và Việt Nam đã trở
thành một trong những quốc gia được đánh giá cao về xố đói giảm nghèo và chăm
sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Mục tiêu tổng quát trong lĩnh vực này đã được chỉ rõ:
Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo
nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân ta đạt mức trung bình của các nước
trong khu vực. Để hiện thực hoá những nội dung trên nhiều nghị quyết, chỉ thị quan
2


trọng đã được ban hành như: Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị, Nghị Định 63 về chương
trình bảo hiểm y tế tự nguyện, Quyết định 139 về việc thành lập quỹ khám chữa bệnh
cho người nghèo.... Đồng thời, nhà nước cùng với các thành phần kinh tế, cộng đồng
và sự hỗ trợ của

bên ngồi

đã

tập

trung mọi

nỗ lực, đầu



kinh phí, cơ sở


nhân lực nhằm xây dựng mạng lưới y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho
nhân dân. Nhờ vậy, thời gian qua tiến bộ đạt được trong chăm sóc sức khỏe ban đầu
của Việt Nam là rất ấn tượng. Theo điều tra nhân khẩu và y tế Việt Nam năm 2012: Tỷ
lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm xuống còn 15,4/1000 ca sinh so với 18/1000 ca sinh
vào năm 2002,

tỷ

lệ

tử

vong của

trẻ

dưới 5 tuổi đã

giảm từ 58/10

xuống còn 23,2/1000 trẻ vào năm 2012. Việt Nam cũng đã đạt kết quả tốt trong lĩnh
vực chống suy dinh dưỡng trẻ em và các bệnh truyền nhiễm, tình hình chống bệnh sốt
rét có nhiều tiến bộ, việc chẩn đốn và điều trị một tỷ lệ lớn các ca lao phổi mới cũng
đạt nhiều thành cơng, chương trình phịng chống lao đã bao phủ 100% lãnh thổ, Việt
Nam đã thực hiện chính sách hỗ trợ để chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi
và các đối tượng chính sách xã hội.... Những thành tựu đáng khích lệ trên là kết quả
của những nỗ lực chung của xã hội, trong đó có vai trị quan trọng của phúc lợi y tếvới tư cách là “bà đỡ” và cái lưới an toàn khơng thể thiếu trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe khơng chỉ đối với các đối tượng khơng có cơ may, bị tổn thương mà cịn cho
chính tồn bộ người dân.
Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay có các thành

phần kinh tế cùng tồn tại, đan xen, hợp tác với nhau đã làm cho các mối quan hệ trở nên
đa dạng và phức tạp hơn. Cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của
đời sống xã hội, tác động đến phúc lợi xã hội và phúc lợi y tế . Suy rộng hơn phúc lợi xã
hội nói chung, phúc lợi y tế nói riêng chính là một nội dung quan trọng trong việc giải
quyết mối quan hệ giữa sản xuất, phân phối, giữa lợi ích của các nhóm xã hội, vai trò
của nhà nước với các thành phần kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công
bằng xã hội. Rõ ràng, trong điều kiện mới duy trì mơ hình phúc lợi xã hội trong đó có
phúc lợi y tế theo kiểu tập trung, bao cấp sẽ không cịn phù hợp với sự biến đổi của tình
hình kinh tế xã hội Việt Nam. Hơn thế nữa, bản thân hoạt động y tế đã có nhiều thay đổi
khá căn bản: từ cơ cấu bệnh tật, nhu cầu chữa trị.... cho đến kinh phí, cơ sở vật chất và
nhất là hệ thống tổ chức y tế với sự tham gia của các chủ thể, các thành phần kinh tế
3


khác nhau. Vậy, kinh tế thị trường tác động như thế nào đối với vấn đề chăm sóc sức
khoẻ của toàn xã hội và với tổ chức hệ thống y tế? Mặt tích cực và tiêu cực của tình hình
đã diễn ra như thế nào? hoạt động y tế sẽ phải chuyển đổi thế nào cho phù hợp với điều
kiện mới nhằm đảm bảo mục tiêu: khơng chỉ chăm sóc điều trị có hiệu quả cho người
bệnh mà cịn góp phần nâng cao sức khoẻ toàn dân và suy rộng hơn là đảm bảo chất
lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Lĩnh vực y
tế nói chung, phúc lợi y tế nói riêng sẽ vận hành ra sao để không chỉ hỗ trợ cho những
người khơng có cơ may mà thực sự phải là cái lưới an toàn cho xã hội, cho cộng đồng...
Câu hỏi đặt ra hiện nay là: Hệ thống phúc lợi y tế của trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay như thế nào? Đây là những nội dung rất phức tạp đòi hỏi cần phải được
giải đáp đầy đủ không chỉ về cơ sở lý luận mà còn cả thực tế, nhất là ở Việt Nam.
Dù rằng, ở nhiều cách tiếp cận, mức độ và khía cạnh bàn luận khác nhau, những
nội dung trên đã được đề cập trong một số cơng trình được cơng bố ở nước ta .... Song,
thực tế cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào bàn luận một cách đầy đủ các vấn
đề nêu trên, đặc biệt dưới góc độ kinh tế chính trị học. Đây là một khoảng trống trong
nghiên cứu về phúc lợi xã hội nói chung và phúc lợi y tế nói riêng ở Việt Nam, đòi hỏi

cần phải đầu tư nghiên cứu sâu rộng hơn về nội dung này.
Hơn thế nữa, đảm bảo ngày càng tốt hơn cho an sinh và phúc lợi xã hội là một
trong những nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020.
Trong đó phúc lợi y tế được coi là một trong những lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng và
là một chức năng và nhiệm vụ của nhà nước và là quyền lợi, trách nhiệm của toàn xã
hội. Việc khẩn trương hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách nhằm
phát triển hệ thống y tế và các chế độ bảo hiểm (nhất là bảo hiểm y tế) đòi hỏi phải
nghiên cứu một cách đầy đủ đồng bộ và đảm bảo tính linh hoạt, bền vững, hỗ trợ lẫn
nhau, đặc biệt với các đối tượng dễ bị tổn

thương...Trên cơ

sở

đó

đề ra các

hữu hiệu và phù hợp với điều kiện Việt Nam và tiếp cận với thông lệ quốc tế đang đặt
ra nhiều vấn đề cần bàn luận. Do vậy, tác giả chọn: “Phúc lợi y tế trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam hiện nay” làm nội dung nghiên cứu của luận án tiến sỹ chuyên
ngành Kinh tế chính trị, nhằm góp phần làm sáng tỏ một số khía cạnh lý luận và thực
tiễn của vấn đề trên của nước ta hiện nay và trong thời gian tới.

4

g


2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án

2.1 M ục tiêu nghiên cứu
Hoàn thiện hệ thống phúc lợi y tế tại Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên luận án sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu sau :


Giải quyết vấn đề khoa học: Xây dựng khung khổ lý thuyết cơ bản về phúc lợi y
tế. Khảo cứu những

kinh nghiệm thực

hiện

phúc lợi xã hội

và phúc

lợ

một số nước.


Giải quyết vấn đề thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng về phúc lợi y tế ở
Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng và giải pháp nhằm góp
phần tăng cường hiệu quả hoạt động phúc lợi y tế của Việt Nam, đảm bảo mục
tiêu tăng trưởng và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới.




Câu hỏi nghiên cứu của luận án: Phúc lợi y tế đang diễn ra ở Việt Nam như thế
nào? Việt Nam cần làm gì để phúc lợi y tế phát huy được hiệu quả cao nhất?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam



về thời gian: Các vấn đề phúc lợi y tế Việt Nam từ 2000 đến 2013.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận khoa học: Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử. Sử dụng phương pháp tiếp cận vấn đề kinh tế chính trị bắt đầu
từ quan điểm phúc lợi xã hội, xem xét các mơ hình phúc lợi xã hội, coi phúc lợi y tế là
một thành tố cấu thành phúc lợi xã hội và xây dựng hệ thống lý thuyết về phúc lợi y tế.
- Luận án còn

sử

dụng các

phương pháp nghiên cứu: phương

tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích số liệu... để làm rõ thực trạng của
hệ thống phúc lợi y tế tại Việt Nam. Từ đó, đánh giá, tìm ra hạn chế của hệ thống để
đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp.
Dữ liệu sử dụng trong luận án gồm: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.


5

pháp th


* Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp:
Để thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp có hiệu quả, tác giả tiến hành quy trình
gồm các bước:
- Bước 1: Xác định các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu về phúc lợi y tế
ở Việt Nam và các nước.
- Bước 2: Tìm hiểu các nguồn dữ liệu:
Trong nghiên cứu, tác giả thu thập dữ liệu từ các nguồn dữ liệu bên ngoài như
các nghiên cứu đã được cơng bố, các bài báo, tạp chí, số liệu thống kê của các cơ quan
chức năng
- Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin
Tác giả thu thập và tiến hành thống kê lại các thông tin thu thập để từ đó đưa ra
các phân tích trong luận án.
- Bước 4: Đánh giá các dữ liệu thu thập
Đây là bước lựa chọn ra những giá trị cần thiết nhất cho q trình nghiên cứu,
loại bỏ những khơng tin khơng có giá trị đã được thu thập ở bước 3.
- Bước 5: Phân tích các dữ liệu đã thu thập được:
Sử dụng phương pháp

thống kê,

tổng

hợp các


dữ

liệu

cần thiết;

phân tích để phân tích những dữ liệu đã có và phương pháp đánh giá để tổng kết rút ra
những kết luận trong q trình phân tích dữ liệu.
* Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp:
Thực hiện phương pháp điều tra, khai thác số liệu, sử dụng bảng hỏi để lấy
thông tin ở một số địa bàn khảo sát. Với tư cách người tham gia đề tài cấp nhà nước
KX02/13/11-15 “Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở các nước Đông Nam
Á - kinh nghiệm cho Việt Nam trong tham gia xây dựng cộng đồng”, do PGS.TS
Nguyễn Duy Dũng làm chủ nhiệm, Nghiên cứu sinh đã sử dụng một số kết quả khảo
sát điều tra cho luận án.
Thời gian điều tra: từ tháng 10/2013 đến tháng 11/2014.

6

p


Địa điểm điều tra: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ,
Bình Dương và các địa phương xung quanh những tỉnh thành này.
Cách thức điều tra: điều tra viên sẽ liên hệ và trực tiếp tới phỏng vấn sâu những
đối tượng điều tra , câu trả lời sẽ được xác định trên mỗi bảng hỏi theo phương pháp
điều tra xã hội học và sau đó được nhập liệu theo quy định thống kế học vào phần mềm
thống kê.
Đối tượng điều tra: các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, đoàn thể
và những người đã sử dụng các dịch vụ y tế tại các địa phương.

Số lượng mẫu nghiên cứu: 1500 mẫu.
Các số liệu sau khi thu thập được, xử lý qua phần mềm thống kê SPSS 16.0.
5. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án
- Luận án làm rõ một số nội dung lý luận liên quan đến phúc lợi và xây dựng
khung lý thuyết về phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
nhằm chỉ ra vai trò và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phân phối và phát triển
con người.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động phúc lợi y tế nhằm góp phần
giải quyết tốt chủ trương đảm bảo tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu,

kết

luận, danh mục

tài

liệu

tham khảo, luận

chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị
trường.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị trường
Chương 3: Thực trạng phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay
Chương 4: Quan điểm, định hướng, giải pháp về phát triển phúc lợi y tế trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.


7

án


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÚC LỢI Y TÉ TRONG
NỀN KINH TÉ THỊ TRƯỜNG
1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới phúc lợi y tế trong nền kinh tế
thị trường.
Nghiên cứu phúc lợi nói chung, phúc lợi y tế nói riêng là chủ đề thu hút sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu, các học giả trong và ngồi nước. Trên thực tế đã có khá
nhiều đề tài, nhiều cơng trình cơng bố đã làm rõ các vấn đề này cả ở khía cạnh lý luận
và thực tiễn. Sau đây luận án sẽ tổng quan các nội dung kết quả chính của các nghiên
cứu mà Nghiên cứu sinh đã tham khảo.
1.1.1 N hữ ng nghiên cứu về nền kinh tế thị trường
Ở các khía cạnh khác nhau, nền kinh tế thị trường đã được các nhà nghiên cứu
kinh tế bàn luận ở những thời kỳ khác nhau của nền kinh tế thế giới. Điển hình là các
tác phầm của các nhà kinh điển Mác, Ănghen, Lê N in..., các nhà kinh tế của các
nước. Trong Bộ “Tư Bản” của C.Mác, nền kinh tế thị trường được khắc hoạ là một nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa với quan hệ mua bán là quan hệ cốt lõi của thị trường. Từ việc
phân tích về giá trị của lao động và nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư từ lao động, Mác
đã làm rõ bản chất của tiền công, các hình thức phân phối, ngun nhân của sự phân
hố.. ..[26] Dù chưa thực sự đề cập trực tiếp đến phúc lợi xã hội và y tế như quan niệm
hiện nay nhưng chính những điều này là nền tảng phát sinh các các mâu thuẫn của nền
kinh tế thị trường và hướng giải quyết. Ở hai tác phẩm nổi tiếng “Tuyên ngôn đảng
Cộng sản ” và “Phê phán cương lĩnh Gota” các nhà kinh điển đã phác họa một cách
thuyết phục về một xã hội


cơng bằng, hạnh phúc mà ở

đó

đảm bảo xã hội

người dân được coi trọng. Dĩ nhiên, điều đó được thực hiện trên cơ sở một nền kinh tế
phát triển và phân phối một cách hợp lý và cơng bằng. Trong xã hội đó, phúc lợi xã
hội nói chung, chăm sóc sức khoẻ nói riêng được nhà nước và xã hội đảm bảo. Điều
này càng trở nên quan trọng hơn trong nền kinh tế thị trường khi mà có nhiều chủ thể
kinh tế tham gia hoạt động.[27,28] Từ đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan
điểm, đánh giá khác nhau về kinh tế thị trường cũng như mối quan hệ với các lĩnh vực
khác, trong đó có các vấn đề xã hội, con người.
8

ch


Có thể nhận thấy điều đó qua kết quả nghiên cứu nổi bật của các cơng trình đã
cơng bố ở Việt Nam thời gian qua. Đó là các cuốn sách: Kinh tế thị trường: thực chất
và triển vọng, Viện thông tin khoa học xã hội, Hà nội (1993) [97], Lê Văn Sang
(1994), Các mơ hình kinh tế thị trường trên thế giới, NXB Thống kê [63], TS Đinh
Sơn Hùng (2002) Một số mơ hình kinh tế thị trường và bài học kinh nghiệm rút ra,
Nội san Kinh tế tháng 6/2002, Viện Kinh tế TP HCM [52]... Các nhà nghiên cứu đều
cho rằng: Khi nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường thì gọi là nền kinh tế thị
trường hoặc mơ hình kinh tế thị trường, hay kinh tế thị trường. Đến thời điểm ngày
nay, dù kinh tế

thị


trường có những

khuyết tật bản chất của nó,

nhưng đây

v

hình kinh tế ưu việt nhất. Lịch sử phát triển kinh tế thị trường nhân loại, tới hơm nay,
ở góc độ tổng qt có thể phân thành hai mơ hình: mơ hình kinh tế thị trường ”cổ
điển“ và mơ hình kinh tế thị trường “hiện đại” .
Đặc trưng cơ bản của mơ hình kinh tế thị trường “cổ điển“ là duy trì, và khuyến
khích rộng rãi tự do cạnh tranh, tự do trao đổi, tự do tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh trên cơ sở tín hiệu và sự điều tiết của thị trường. Do vậy, hoạt động của
mọi chủ thể kinh tế, sự vận động của giá cả đều chịu tác động trực tiếp của hệ thống
quy luật kinh tế thị trường, mà A.Smit gọi là “Bàn tay vơ hình“. Trong giai đoạn vận
động, phát triển của kinh tế thị trường “cổ điển“, Nhà nước chỉ đóng vai trị “giữ nhà“,
nghĩa là Nhà nước can thiệp rất hạn chế và mang tính gián tiếp vào các hoạt động kinh
tế. Tiêu biểu của mơ hình này là nền kinh tế Tây Âu từ thế kỷ XVI đến gần cuối thế kỷ
XIX. Ưu điểm

nổi

bật

của mơ hình kinh

tế

thị


trường “cổ điển“ là nền

k

triển năng động, linh hoạt. Nhưng sự tồn tại và vận động của nền kinh tế theo mơ hình
này đến một giai đoạn nhất định, khi trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất cao,
thì những khuyết tật của thị trường bộc lộ một cách mạnh mẽ, mâu thuẫn nội tại trong
phát triển ngày càng gay gắt, khủng hoảng kinh tế bột phát với sức tàn phá nặng nề.
Cuộc khủng hoảng 1929-1933 là một minh chứng khá rõ về những đụng độ trên.
David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch cho rằng khuyết tật và mâu
thuẫn trong phát triển kinh tế thị trường “cổ điển” gồm 4 nội dung chính: tồn tại độc
quyền gây ra chiếm dụng thặng dư

tiêu dùng và mất không

của xã hội;

tồn

ứng đặc biệt là các ngoại ứng tiêu cực, tồn tại hàng hố cơng cộng mà khu vực tư nhân
khơng có động lực cung cấp và đơi khi giá cả do thị trường xác định không dành cho
9

tại

n


đông đảo ngườidân. Điều này khiến cho một bộ phận dân cư khơng thể mua được

hàng hố và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sống. Nếu những hàng hoá và dịch vụ đó là
hàng thiết yếu thì sẽ ảnh hưởng tới mức sống người dân nói chung của một nền kinh
tế. Chính điều đó đã đặt ra u cầu khách quan về sự can thiệp, điều tiết sâu, rộng hơn
của Nhà nước vào nền kinh tế. [105] Và mô hình kinh tế mới xuất hiện - mơ hình kinh
tế thị trường hiện đại, hay còn gọi là nền kinh tế “hỗn hợp”. Đặc trưng cơ bản của kinh
tế thị trường hiện đại là có “hai người” tham gia điều tiết nền kinh tế, đó là thị trường
điều tiết ở tầm vi mô, Nhà nước điều tiết ở tầm vĩ mơ; có “hai người” thực hiện các
hoạt động đầu tư là Nhà nước và tư nhân. Khó khăn lớn nhất trong kinh tế thị trường
hiện đại là xác định giới hạn sự can thiệp, điều tiết giữa thị trường và Nhà nước với
tính khoa học, khả thi trong những cơng cụ mà Nhà nước sử dụng để điều tiết kinh tế.
Vì giới hạn sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước cũng như của thị trường ở những
giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế không phải là bất biến. Một trong những
can thiệp của Nhà nước để giải quyết khuyết tật của thị trường chính là hệ thống phúc
lợi xã hội. Nhà nước bằng hệ thống chính sách và sử dụng ngân sách làm thay đổi giá
và sản lượng cung cấp trên thị trường. Từ đó đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra
và loại bỏ những hạn

chế

được xác

định bằng

quan hệ

thị

trường. Kinh tế

hiện đại cũng hình thành nên nhiều mơ hình kinh tế thị trường khác nhau. Có thể điểm

qua một số mơ hình như sau:
* Mơ hình kinh tế thị trường Bắc Ẩu:
Mơ hình kinh tế thị trường Bắc Âu có thể phân thành hai “nhánh”. Một nhánh là
kinh tế thị trường “Xã hội phúc lợi” ở Thụy Điển từ những năm 30 của thế kỷ XX. Mơ
hình này được xây dựng dựa trên lý thuyết “Ngôi nhà chung cho mọi người” với khẩu
hiệu: ”bình đẳng, đảm bảo xã hội, hợp tác và sẵn sàng giúp đỡ”. Trong mơ hình này, sự
phát triển được thực hiện kết hợp hài hòa giữa mở rộng phúc lợi xã hội với kinh tế thị
trường tư nhân, sự phân hóa giàu - nghèo dần dần được thu hẹp. Tuy vậy, việc giữ mức
phúc lợi xã hội cao cho mọi công dân dần dần trở thành gánh nặng cho nền kinh tế; Một
“nhánh“ khác của kinh tế thị trường Bắc Âu là nền “Kinh tế thương lượng”. Thương
lượng là cơng cụ để tìm kiếm các giải pháp trong phân bổ nguồn lực và trong phát triển;
thương lượng giúp tìm được tiếng nói chung và đồng thời là kỹ thuật thông qua các
quyết định; xây dựng các mối quan hệ và được thỏa hiệp trong phát triển.
10


Trong nền “Kinh

tế

thương

lượng“, liên tục

có các cuộc

đấu tranh, các

xung đột ở nhiều góc độ khác nhau và chúng được giải quyết khi các bên liên quan tìm
được tiếng nói chung. Do đó, thương lượng là đấu tranh; thỏa hiệp và đấu tranh luôn đi

liền với nhau. Tất nhiên, trong nền “Kinh tế thương lượng“, thương lượng không phải
là công cụ duy nhất, mà chỉ là một trong các công cụ để thông qua quyết định; các
công cụ truyền thống đã và vẫn là những nguyên tắc của cơ chế thị trường. Nghĩa là
nền kinh tế vận hành với sự kết hợp giữa thương lượng và các công cụ của cơ chế thị
truờng; các công cụ này bổ xung cho nhau, có thể cạnh tranh, cản trở và thậm chí lấn
át lẫn nhau. [90]
* Mơ hình kinh tế thị trường Nhật Bản:
Kinh tế thị trường Nhật Bản đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau và trở
thành một trong những nền kinh tế thị trường hiện đại mà nhiều người coi là mẫu mực
cho các nước phát triển sau noi theo. Nền kinh tế thị trường Nhật Bản với đặc điểm:
- Thực hiện dân chủ hóa kinh tế gắn liền với dân chủ hóa chính trị và xã hội.
- Thực hiện kinh tế thị

trường có sự điều

tiết

của Nhà

nước. Thời kỳ đầu ti

phát triển kinh tế thị trường, Chính phủ Nhật Bản can thiệp trực tiếp rộng rãi và khá
sâu vào nền kinh tế, nhưng sự can thiệp đó của Nhà nước càng về sau càng giảm dần.
- Ngoài việc giải thoát về tư tưởng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh, phải
không ngừng chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo.
- Tăng cường và chủ động mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Tuy vậy, thời gian gần đây người ta bắt đầu đặt vấn đề về sự can dự quá nhiều
của Chính phủ vào những lĩnh vực cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơng cộng vì tính hiệu quả
giảm sút của sự can dự này. [36]
* Kinh tế thị trường ở các quốc gia và vùng lãnh thổ NICS Châu Á:

Tuy có những nét riêng biệt, nhưng sự phát triển kinh tế thị trường các nước và
vùng lãnh thổ NICS Châu Á có những đặc điểm chung cơ bản giống nhau, đó là:
- Vai trị của doanh nhân dưới sự điều tiết của “bàn tay thị trường“ được đề cao
trong phát triển kinh tế.
- Xác định và thực thi vai trị của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Chính
phủ các quốc gia và vùng lãnh thổ NICS Châu Á hạn chế sự tham gia vào hoạt động
11


kinh doanh và chỉ đại diện cho lợi ích quốc gia, ln đi đầu trong những lĩnh vực khó
khăn phức tạp. Thực hiện phúc lợi xã hội cũng như khi trừng phạt một cách nhất quán,
minh bạch trong khuôn khổ luật pháp quốc gia và công ước quốc tế.
- Khuyến khích “hướng ngoại” mạnh mẽ.
- Phát triển các hoạt động nghiên cứu - ứng dụng - triển khai tiến bộ khoa học cơng nghệ.
- Đẩy mạnh sự hình thành và phát triển các loại thị trường, đặc biệt là thị trường
tài chính - tiền tệ và thị trường sức lao động; gắn với củng cố, kiện tồn và hiện đại
hóa hệ thống tài chính, ngân hàng.
Tóm lại, các quốc gia, vùng lãnh thổ NICS Châu Á, một mặt vừa rất tôn trọng
những nguyên tắc, quy luật,

thể chế

thị trường;

vừa xác

định

đúng giới


h

thiệp vào kinh tế của Nhà nước và không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
Nhà nước.
* Kinh tế thị trường ở Trung Quốc
Trung Quốc xây dựng mơ hình kinh tế này trong quá trình cải cách, chuyển đổi từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường với những bước đi thận
trọng, từ thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm, sau đó mới mở rộng trong từng ngành
và toàn bộ nền kinh tế qua các giai đoạn khác nhau. Trong nền kinh tế này, sở hữu công
cộng được lấy làm cơ sở tức là sở hữu công cộng ở những ngành, những lĩnh vực nào
nhằm giữ vai trò chủ đạo và thực hiện đa dạng hố các hình thức sở hữu. Chế độ phân
phối không nhằm tập

trung tài

trường Tư bản chủ nghĩa, mà

sản

nhằm đem

vào trong tay
lại

sự

một

số


ít cá nhân

sung túc chung cho mọi

tầng

n

lớ

cư. Chủ nghĩa xã hội lấy phân phối theo lao động là chính, nhưng cũng chấp nhận các
hình thức phân phối

khác. Chính phủ

tách chức

năng quản lý

khỏi

doanh và không tham gia vào kinh doanh. Giá cả được tự do hoá theo điều tiết thị
trường và Nhà nước chỉ can thiệp khi xảy ra mâu thuẫn trong xã hội. Thực hiện phát
triển mạnh các thị trường và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.[127]
Cùng với việc nghiên cứu các mơ hình kinh tế thị trường, các điều kiện để thực
hiện các mơ hình kinh tế này, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng: điều kiện thực
12

chức n



hiện kinh tế thị trường ở Việt Nam có phần giống Trung Quốc nhất và cho tới nay, con
đường xây dựng

mơ hình kinh

Những đặc điểm,

bản

chất

tế

thị

và tác động chủ

trường định
yếu

hướng XHCN là phù

của kinh

tế

thị

h


trường đ

XHCN ở Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu, các học giả Việt Nam bàn luận khá
sơi nổi. Các cơng trình như: Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, NXB Hà
Nội của Đinh Văn Ân (2003) [2], M ột số vấn đề kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội của Vũ Đình Bách (2004) [4],: Định
hướng XHCN nền kinh tế thị trường ở nước ta, Tạp chí cộng sản của Chu Văn Cấp
(2004) [29], 20 năm đổi mới và sự hình thành cơ chế kinh tế thị trường đổi mới XHCN,
NXB. Lý luận chính trị, Hà Nội của Nguyễn Cúc (2005) [34], PGS.TS Phạm Văn
Dũng, Sách “Tính phổ biên và tính đặc thù trong phát triển kinh tế thị trường’", NXB
Đại học Quốc gia, Hà Nội năm 2008 [38], hoặc sách “Định hướng XHCN trong phát
triển kinh tế thị trường”, NXB Đại học Quốc gia năm 2009 của Tác giả Phạm Văn
Dũng [39].... đã phân tích khá sâu sắc bản chất của kinh tế thị trường và những đặc
điểm chung và riêng biệt ở nước ta. Khơng chỉ đề cập những mặt tích cực mà cả mặt
trái của thị trường cũng được mổ xẻ phân tích khá đầy đủ. Các cơng trình cũng chỉ ra
rằng: kinh tế thị trường sẽ tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực xã hội, trong đó có hoạt
động bảo hiểm, trợ cấp và y tế.... Điều này không chỉ thể hiện ở mức độ đầu tư, sự
quan tâm của các chủ thể mà còn ở tổ chức hoạt động cũng như các chính sách của nhà
nước. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào kinh tế khu vực
và thế giới, sự tác động mạnh mẽ

của tồn

cầu hố chắc chắn

hoạt

động đảm bảo


hội nói chung, phúc lợi y tế nói riêng sẽ có sự thay đổi khá lớn.
Tóm lại, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là mơ hình chưa
có tiền lệ trong lịch sử cả về lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy, vừa phải tiến hành trong
thực tiễn, nhưng đồng thời cũng phải không ngừng nghiên cứu để khái quát thành lý
luận. Và đây là quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn; địi hỏi phải thực
thi có hiệu quả cao đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách khác nhau một cách linh hoạt,
uyển chuyển. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đề cao vai trò chủ đạo của
Nhà nước trong quản lý kinh tế, giải quyết các mâu thuẫn và khắc phục những khiếm
khuyết thị trường. Những đóng góp của các nghiên cứu mang lại giá trị lý luận lớn,
đồng thời gợi mở về mối quan hệ giữa các chính sách phúc lợi xã hội và sự phát triển
13


của kinh tế thị trường. Nhà nước xây dựng và thực thi các chính sách phúc lợi xã hội
chính là cách thức để giải quyết các khiếm khuyết của thị trường và làm cho nền kinh
tế trở nên hiệu quả hơn.
1.1.2 N hữ ng nghiên cứu về phúc lợi xã hội
Nghiên cứu phúc lợi xã hội nói chung là một chủ đề khá hấp dẫn thu hút sự
quan tâm của các học giả, nhất là ở nước ngoài. Đặc biệt ở các nước Tây Âu khi mà họ
đang tìm cách xây dựng con đường phát triển kinh tế thị trường xã hội mà ở đó “nhà
nước phúc lợi” được coi như là một mơ hình mới với nhiều ưu việt nhằm giải quyết
các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.
Rất nhiều nhà nghiên

cứu nước

ngồi đã

tìm


hiểu

về

phúc lợi

nh

trong ”Out-of-Pocket Spending in the Last Five Years o f Life". Journal of General
Internal Medicine 28 (2), 2012 [123]; Martineau T, Martínez J. (1997) trong “Human
resources in the health sector: Guidelines for appraisal andstrategic development”
[125]. Hay của Bales S. trong “Human resource financing issues”; Jenny Kakasuleff
(2009) trong “Health Care Reform Series: The Japanese health care system” [117].
Ngay cả ILO (1944) cũng đưa ra khái niệm về “phúc lợi xã hội” trong “Kỷ yếu Hội
nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế”. Mỗi tác giả có một quan điểm khác nhau về
phúc lợi.[53] Những khái niệm này có điểm chung và điểm riêng tùy theo hoàn cảnh
lịch sử nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu trong nước cũng góp phần vào hệ thống lý luận về phúc lợi
và phúc lợi xã hội. Từ rất lâu trước, Đào Duy Anh (1951) đã đưa ra khái niệm về phúc
lợi trong “Hán Việt từ điển giản yếu” [1], Hồ Ngọc Đức (2011) lại bổ sung khái niệm
này trong từ điển trực tuyến wiktionary [43]. Khái niệm về phúc lợi lại tiếp tục được đưa
ra trong các cuốn từ

điển như

“Từ

điển

Tiếng Việt” do Hoàng Phê (chủ biên) (2


[59], “Từ điển bách khoa Việt Nam” do Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển
bách khoa Việt Nam (2005) [49]. Như vậy, hầu hết quan điểm về phúc lợi và phúc lợi xã
hội ở Việt Nam được chuẩn hóa tại các quyển từ điển chứ khơng hồn tồn do các nhà
nghiên cứu tự đưa ra trong các tác phẩm của mình. Chỉ có DS Hồng Trọng Quang
(1999) có đưa ra quan điểm riêng tại bài “Chiến lược phát triển sức khoẻ và hệ thống y
tế ở Việt Nam”, nằm trong cuốn “Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới” [65].
14


Từ sự hiểu biết về phúc lợi, các nhà kinh tế bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về
những phúc lợi trong nền kinh tế thị trường phát triển. Các công trình như, Kinh tế thị
trường xã hội của Winfried Jung, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2001 [99],
Capitalist Welfare systems: Comparison o f Japan, Britan, Sweden,

Arthur Goald,

New York 1993 [101], The privatization o f social policy, occupational Welfare and
Welfare state in America, Scandinavia and Japan, Michrel Shalev, London 1996... đã
bàn luận khá sâu sắc về các nội dung thị trường và xã hội [128].
Cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn tiếp tục nghiên cứu và tranh luận về các mơ
hình hệ thống phúc lợi trên thế giới. Có nhiều lý thuyết khác nhau về phúc lợi trong
nền kinh tế thị trường. Cụ thể như sau:
Lý thuyết phúc lợi của Bismarck: Bismarck hướng tới việc xây dựng một nhà
nước phúc lợi và ông là người thiết lập những nền tảng đầu tiên cho việc đưa các pháp
lệnh phúc lợi xã hội vào thực tiễn đời sống. Lập luận của ông cho rằng các quỹ phúc lợi
được xây dựng do người lao động và người sử dụng lao động cùng quản trị; hai nhóm
người này sẽ cùng xác định mức đóng phí tính theo tỷ lệ so với mức lương; mức trợ cấp
theo tỷ lệ đóng góp [107]. Lý thuyết này chỉ ra những phúc lợi mà người dân được
hưởng là thông qua hệ thống bảo hiểm xã hội.

Lý thuyết phúc lợi của Beveridge: Beveridge đã đưa ra những tư tưởng tiến bộ
để cải cách hoàn cảnh xã hội. Lý thuyết về phúc lợi của ông đã được chấp nhận rộng
rãi. Ông cho rằng các tổ chức phúc lợi sẽ làm tăng tính cạnh tranh của ngành cơng
nghiệp của Anh trong giai đoạn sau chiến tranh, không chỉ bởi việc các doanh nghiệp
giảm được chi phí sản xuất bằng cách chuyển chi phí lao động như chăm sóc sức khỏe
và lương hưu vào tài khoản cơng cộng mà cịn tạo ra nền sản xuất lành mạnh dựa trên
lực lượng lao động năng động và hiệu quả hơn. Thu nhập của nền kinh tế tăng lên làm
người dân giàu có thì ngược lại sẽ tăng nhu cầu đối với hàng hóa của Anh. Chương
trình phúc lợi xã hội mà Beveridge xây dựng bao gồm những biện pháp đảm bảo việc
làm đầy đủ (định nghĩa là tình trạng thất nghiệp khơng q 3%). Tại đó, việc cung cấp
các dịch vụ việc làm trong xã hội là miễn phí, Chính phủ kiểm sốt trực tiếp của nguồn
nhân lực, và kiểm soát trạng thái của phương tiện sản xuất. Động lực đằng sau suy
nghĩ Beveridge là cơng bằng xã hội. Ơng cho rằng các quỹ phúc lợi phải do nhà nước
quản trị; nguồn tài trợ lấy từ thuế; mức trợ cấp đồng đều giống nhau [108]. Lý thuyết
này tập trung vào các phúc lợi xã hội.
15


×