Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thay đổi nhận thức về dự phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ xã đồng quế huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 117 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THI MINH THI

THAY ĐỔI NHẬN THỨC VÈ D ự PHÒNG
UNG THƯ CỖ TỬ CUNG CỦA PHỤ NỮ XÃ ĐỊNG Q
HUN SƠNG LƠ - TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2018

LUÂN
• VĂN THAC
• s ĩ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH - 2018


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐAI
• HOC
• ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐINH


VŨ THI MINH THI

THAY ĐỊI NHẬN THỨC VÈ D ự PHÒNG


UNG THƯ CỎ TỬ CUNG CỦA PHỤ NỮ XÃ ĐỒNG QUẾ
HUYỆN SÔNG LÔ - TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC s ĩ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 8720301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ THANH TÙNG

NAM ĐINH -2018



4

TĨM TẮT NGHIÊN cứu
Nghiên cứu can thiệp 1 nhóm có so sánh trước sau cho 200 phụ nữ có độ tuổi
từ 1 5 - 4 9 tuổi tại Xã Đồng Quế - Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc với nội dung
nhận thức về dự phòng UTCTC với mục tiêu: (1) Mơ tả thực trạng nhận thức về dự
phịng ung thư cổ tử cung của phụ nữ - xã Đồng Quế - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh
Phúc - năm 2018. (2) Đánh giá sự thay đổi nhận thức về dự phòng ung thư cổ tử
cung của phụ nữ - xã Đồng Quế - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc - năm 2018 sau
can thiệp truyền thông - giáo dục sức khỏe.
Kết quả: Sau can thiệp giáo dục sức khỏe, điểm trung bình kiến thức về
dự phịng ung thư cổ tử cung đều tăng có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp
với p < 0,05. Điểm trung bình kiến thức đạt được tại thời điểm trước can thiệp là
10,6 ± 5,6 điểm, ngay sau can thiệp điểm trung bình tăng lên 19.8 ± 2.5 điểm và
sau can thiệp 1 tháng điểm trung bình cịn 17,5 ± 4,0 điểm. Điểm trung bình thái
độ về dự phịng UTCTC trước can thiệp đạt 44,0 ±5,6 ngay sau can thiệp ngay
sau can thiệp đạt 60.9 ± 4.9 điểm và sau can thiệp 1 tháng cịn 56,1 ±7,1 điểm.

Kết luận: Chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức về
dự phịng UTCTC bước đầu đã cho thấy có hiệu quả.
Khuyến nghị: Tiếp tục nhân rộng chưomg trinh can thiệp và thường xuyên tổ
chức các chương trình tuyên truyền - giáo dục sức khỏe về dự phòng UTCTC để
nâng cao và duy trì nhận thức về dự phịng UTCTC của phụ nữ.


5

LỜI CẢM ƠN
Đe thực hiện được luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về kiến thức và
tinh thần từ các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Lời đầu tiên, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy
trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo Sau Đại học, cơ giáo chủ nhiệm,
cùng các giảng viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã hết lịng nhiệt tình
truyền thụ kiến thức và luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trinh học tập và nghiên
cứu tại Trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Lê Thanh Tùng, người
thầy đã tận tình dìu dắt và dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q
trình nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo và tập thể Trường Trung cấp
Y tế Vĩnh Phúc, Bệnh Viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, xã Đồng Quế - huyện Sông Lô
- tỉnh Vĩnh Phúc, đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi được tham gia và hồn thành khóa
học này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các phụ nữ tham gia nghiên cứu này đã tạo điều
kiện để tôi phỏng vấn và hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ cho luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới những người thân trong gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

Nam Định, ngày

tháng năm 2018

Vũ Thị Minh Thi


6

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Vũ Thị Minh Thi, là học viên lớp cao học Khóa III —Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định.
Tơi xin cam đoan:
Đây là luận văn do chính tôi trực tiếp thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Lê Thanh Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định.
Cơng trình nghiên cứu này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác
đã được công bố ở Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan. Đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi mà tôi thực hiện
việc thu thập số liệu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam đoan này.

Nam Định, ngày

tháng năm 2018

Vũ Thị Minh Thi



7


MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN cứu

i

LỜI CẢM ƠN

ii

LỜI CAM ĐOAN

iii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIÊU ĐỒ, HINH VẼ, s ơ ĐỒ

iv
V

vi

ĐẶT VẤN ĐỀ

1


MỤC TIÊU NGHIÊN cứu

3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Kiến thức về dự phòng ung thư cổ tử cung

4

1.1.1. Một số khái niệm:

4

1.1.2. Dịch tễ học ung thư cổ tử cung

4

1.1.3. Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

5

1.1.4. Chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung

5

1.1.5. Các nghiên cứu về nhận thức dự phòng UTCTC trên thế giới và Việt Nam


10

1.2. Can thiệp thay đổi nhận thức dự phòng ung thư cổ tử cung

15

1.2.1. Các biện pháp dự phịng ung thư cổ tử cung

15

1.2.2. Truyền thơng - giáo dục sức khỏe trong thay đổi nhận thức của người dân

20

1.2.3. Nghiên cứu hiệu qủa của truyền thông giáo dục sức khỏe

22

1.3. Học thuyết áp dụng trong nghiên cứu

23

1.4. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

25

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

27


2.1. Đối tượng nghiên cứu:

27

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

27

2.3. Thiết kế nghiên cứu

27

2.4. Cỡ mẫu

28

2.5. Phương pháp chọn mẫu

28


2.6. Cơng cụ, phương pháp và quy trình thu thập số liệu

29

2.6.1. Công cụ đánh giá

29

2.6.2. Công cụ giáo dục:


29

2.6.3. Thử nghiệm trước bộ công cụ nghiên cứu

30

2.6.4. Phương pháp thu thập số liệu

30

2.7. Biến số nghiên cứu

31

2.7.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

31

2.7.2. Việc tiếp cận dịch vụ y tế và các thơng tin về dự phịng UTCTC

32

2.7.3. Kiến thức chung về dự phòng UTCTC

32

2.7.4. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ

32


2.7.5. Thái độ đối với dự phòng UTCTC

32

2.8. Tiêu chuẩn đánh giá

33

2.8.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức về dự phòng UTCTC [18], [61],

33

2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá thái độ về dự phòng UTCTC [61]

34

2.9. Phương pháp phân tích số liệu

34

2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

35

2.11. Sai số và biện pháp khắc phục

35

2.11.1. Sai số


35

2.11.2. Cách khắc phục sai số

35

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u

37

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

37

3.1.1. Đặc điểm về nhóm tuổi

37

3.1.2. Đặc điểm về trinh độ học vấn và nghề nghiệp

38

3.1.3. Đặc điểm về tuổi kết hơn và tình trạng hơn nhân

38

3.1.3. Đặc điểm về số lần sinh con

39


3.1.4. Đặc điểm về sử dụng các biện pháp tránh thai

39

3.1.5. Đặc điểm về tiếp cận nguồn thông tin về UTCTC

40

3.2. Thực trạng nhận thức về dự phòng ung thư cổ tử cung của đối tượng nghiên cứu 42
3.2.1. Thực trạng kiến thức về phòng ung thư cổ tử cung

42


3.2.2. Thực trạng thái độ của phụ nữ về phòng ung thư cổ tử cung
3.3. Thay đổi kiến thức, thái độ về phòng UTCTC sau giáo dục sức khỏe

46
50

3.3.1. Thay đổi kiến thức về phòng UTCTC sau giáo dục sức khỏe

50

3.3.2. Thay đổi thái độ về phòng ung thư cổ tử cung sau TT - GDSK

52

Chương 4: BÀN LUẬN


57

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

57

4.1.1. Đặc điểm về nhóm tuổi

57

4.1.2. Đặc điểm về trình độ học vấn và nghề nghiệp

57

4.1.3. Đặc điểm về tiếp cận nguồn thông tin về UTCTC

57

4.2. Thực trạng nhận thức về dự phòng ung thư cổ tử cung của đối tượng nghiên cứu

58

4.2.1. Thực trạng kiến thức về phòng ung thư cổ tử cung

58

4.2.2. Thực trạng thái độ của phụ nữ về phòng ung thư cổ tử cung

63


4.3. Thay đổi kiến thức, thái độ về phòng UTCTC sau giáo dục sức khỏe

65

4.3.1. Thay đổi kiến thức về phòng UTCTC sau giáo dục sức khỏe

65

4.3.2. Thay đổi thái độ về phòng ung thư cổ tử cung sau giáo dục sức khỏe

67

4.4. Các hạn chế trong nghiên cứu

68

KẾT LUẬN

70

KHUYẾN NGHỊ

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

72

PHỤ LỤC 1: LIỆT KÊ BIẾN VÀ ĐỊNH NGHĨA BIỂN

PHỤ LỤC 2: PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN cứu
PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐIỀU TRA
PHỤ LỤC 4. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC sức KHỎE
PHỤ LỤC 5. TỜ RƠI
PHỤ LỤC 6. DANH SÁCH PHỤ NỮ THAM GIA NGHIÊN cứu



12

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

HPV (Human Papilloma Virus)

Vi - rút gây ung thư cổ tử cung

LTQĐTD

Lây truyền qua đường tình dục

QHTD

Quan hệ tình dục

TTYT


Trung tâm y tế

UTCTC

Ung thư cổ tử cung

TTCSSKSS

Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản

TT-GDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe


13

DANH MỤC
• BẢNG
Bảng 2.1 ■Điểm kiến thức chung về ung thư cổ tử cung:
33
Bảng 2.3. Tồng điểm kiến thức
34
Bảng 3.1. Trình đơ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cửu (n = 200) 38
Bảng 3.2. Tuồi kết hôn của đối tượng nghiên cứu (n = 200)
38
Bảng 3.3. Các biên pháp tránh thai đã dùng của đối tương nghiên cửu (n = 200)
39
Bảng 3.4. Các thông tin nhân đươc của đối tương nghiên cửu (n = 200)
41

Bảng 3.5. Kiến thức chung về phòng ung thư cồ tử cung (n = 200)
42
Bảng 3.6. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ gây ung thư cồ tử cung (n = 200)
43
Bảng 3.7. Điểm trung bình kiến thức về phỏng ưng thư cồ tử cung theo từng
44
nôi dung (n = 200)
44
Bảng 3.8. Điểm trung bình kiến thức về phịng ung thư cổ tử cung
45
theo nghề nghiêp (n = 200)
45
Bảng 3.9. Điểm trung bình kiến thức về phỏng ung thư cổ tử cung
45
theo trình đơ hoc vấn (n = 2001
45
Bảng 3.10. Thái đơ của tiêu cực đối tưọmg nghiên cứu về phòng UTCTC
46
(n = 2001
46
Bảng 3.11. Thái đơ của tích cưc đối tương nghiên cứu về phòng UTCTC (n = 200) 47
Bảng 3.12. Điểm trung bình thái đơ của đối tựọrng nghiên cứu về phỏng ung thư cổ
tử cung theo nghề nghiệp ín = 2001
49
Bảng 3.13. Điểm trung bình thái đơ của đối tương nghiên cứu về phỏng ung thư cổ
tử cung theo trình đơ hoc vấn (n = 200)
49
Bảng 3.14. Thay đồi kiến thức về dự phòng ung thư cồ tử cung theo mức đô đạt
(n = 2001
50

Bảng 3.15. Thay đồi điểm trung bình kiến thức về dự phịng ung thư cồ tử cung
theo mức đô đat (n = 200)
51
Báng 3.16. Thay đồi thái đơ tiêu cực về dự phịng UTCTC theo nội dung (n = 200) 52
Bảng 3.17. Thay đổi thái đơ tích cưc về dư phỏng UTCTC theo nơi dung
54
(11 = 200)
54
Bảng 3.18. Thay đổi điểm trung bình thái đơ về dư phỏng ung thư cồ tử cung theo
mức đô đat (n = 200)
56


14

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, s ơ ĐỒ
Hình 1.1. Mơ hình hoc thuyết về hoc tâp xã hơi của Albert Bandura

25

Sơ đồ 2.1 ■Thiết kế can thiẽp trước sau

27

Biểu đồ 3 ■1. Phân bố nhỏm tuồi của đối tương nghiên cứu (n = 200)

37

Biểu đồ 3.2. Số lần sinh con của đối tương nghiên cửu (n = 200)


39

Biểu đồ 3.3. Tiếp cận nguồn thông của đối tuợng nghiên cứu (n = 200)

40

Biểu đồ 3.4. Điểm thái đô về phỏng ung thư cố từ cung (n = 200)

48


15


16

ĐẶT VẤN ĐÈ
Theo Tổ chức Y tế thế giới ung thư cổ tử cung (UTCTC) là nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu cho phụ nữ. Trong những năm gần đây mặc dù có nhiều biện pháp
phịng UTCTC xong tỷ lệ mắc có xu hướng gia tăng và tử vong. Theo thống kê ước
tính năm 2012, trên thế giới đã phát hiện khoảng gần 527,624 ca ung thư cổ tử
cung, và 265,672 phụ nữ chết vì bệnh này, gần 90% trong số đó ở các nước có thu
nhập trung bình thấp [41]. Cùng năm này, tại Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 về tỷ lệ
mắc trong các bệnh ung thư, tỷ lệ mắc và tử vong do UTCTC ở Việt Nam là
5,146/100.000 và 2,423/100.000 phụ nữ [42]. Tại cần Thơ và Đồng Bằng Sơng
Cửu Long có tỷ lệ mắc mới là 17,1/100.000 dân; Bệnh có xu hướng gia tăng nhưng
thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên biện pháp can thiệp sẽ kém hiệu quả và tỷ lệ
tử vong tăng [2],[21]. Nếu khơng có các can thiệp sàng lọc, dự phịng và điều trị
ung thư cổ tử cung thì trong khoảng 10 năm nữa, tỷ lệ mắc mới và chết do ung thư
cổ tử cung sẽ tăng thêm 25% và đến năm 2030, hầu hết các trường họp tử vong do

ung thư cổ tử cung xảy ra ở các nước đang phát triển [5].
Mặc dù UTCTC là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng hồn tồn có thể phịng
tránh được nếu người phụ nữ có kiến thức và thái độ phòng chống UTCTC tốt. Các
biện pháp phòng ngừa UTCTC bao gồm như hành vi lối sống lành mạnh, khám
sàng lọc đều đặn và tiêm vắc-xin phòng bệnh. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế
thế giới phương pháp dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung bao gồm bao gồm
tuyên truyền giáo dục nhằm quan hệ tình dục an tồn, tiêm vắc-xin phịng nhiễm
HPV, tránh hoặc làm giảm các yếu tố nguy cơ khác như lập gia đình sớm, có con
sớm, hút thuốc lá (kể cả chủ động và thụ động) [5].
Mục tiêu chung của “Ke hoạch hành động quốc gia về dự phịng
và kiểm sốt ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016 - 2025” là dự phịng, sàng lọc và
kiểm sốt ung thư cổ tử cung nhằm phát hiện sớm, giảm tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử
vong do ung thư cổ tử cung, góp phần đạt được mục tiêu của Chiến lược bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030. Để
đạt được mục tiêu này thì một ừong những biện pháp đó là đẩy mạnh công tác


17

truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức và tầm quan trọng của cơng tác
dự phịng UTCTC [5]. Truyền thơng giáo dục sức khỏe thúc đẩy dự phịng UTCTC
là rất hữu ích, đã có nhiều tác giả trên thế giới đã có những nghiên cứu đánh giá
hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe đối với thay đổi kiến thức, thái độ,
hành vi của phụ nữ về dự phịng UTCTC [45],[48],[60]. Đe đánh giá hiệu quả của
cơng tác truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức cho phụ nữ về
dự phòng UTCTC tại xã Đồng Quế chứng tôi tiến hành nghiên cứu “Thay đổi nhận
thức về dự phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ - xã Đồng Quế - huyện Sông Lô
tinh Vĩnh Phúc - năm 2018 ”



18

MỤC
• TIÊU NGHIÊN

cứu

1. Mơ tả thực trạng nhận thức về dự phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ trong
độ tuổi sinh sản từ 15 - 49 - xã Đồng Quế - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc
- năm 2018.
2. Đánh giá sự thay đổi nhận thức về dự phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản từ 15 - 49 - xã Đồng Quế - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh
Phúc - năm 2018 sau can thiệp truyền thông - giáo dục sức khỏe.


19

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Kiến thức về dự phòng ung thư cổ tử cung
1.1.1. Mơt số khái niêm:


m

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh
ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức khơng tn theo các cơ chế
kiểm sốt về phát triển của cơ thể [8].
Ung thư cổ tử cung là u ác tính ngun phát ở cổ tử cung, có thể xuất phát từ
các tế bào biểu mô vảy, biểu mô tuyến hoặc các tế bào của mô đệm. Tuy nhiên, hầu

hết các ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mơ, trong đó chủ yếu là ung thư biểu mô
vảy [3].
1.1.2. Dịch tễ học ung thư cồ tử cung
1.1.2.1. Tình hình ung thư cổ tử cung trên thế giới
Theo thống kê ước tính năm 2012, trên thế giới đã phát hiện khoảng gần
527,624 ca ung thư cổ tử cung, và 265,672 phụ nữ chết vì bệnh này, gần 90%
trong số đó ở các nước có thu nhập trung bình thấp. Nếu khơng có sự chú ý khẩn
cấp, tử vong do ung thư cổ tử cung dự kiến sẽ tăng gần 25% trong 10 năm tới [41].
Ung thư cổ tử cung xảy ra trên toàn thế giới, nhưng tỷ lệ mắc cao nhất được
tìm thấy ở Nam Á, Đơng Nam Á, Đông Phi, Nam Mĩ, Đông Âu, Tây Phi với các tỷ
lệ mắc lần lượt là 14,946; 50,566; 45,707; 45,008; 33,882; 27,326 trên 100.000 phụ
nữ [41].
Tại Châu Á, UTCTC cũng là một trong bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu
cho phụ nữ các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan,
Myanmar và Việt Nam. Trong đó tỷ lệ tử vong do UTCTC cao nhất ở Ấn Độ
(67,477/100.000 phụ nữ), tiếp theo là Trung Quốc (29,526/100.000 phụ nữ) [41].
Trong khi đó ở Australia tỷ lệ mắc UTCTC là 938/100.00 phụ nữ và
357/100.000 số phụ nữ chết, tỷ lệ mắc UTCTC rất thấp so với các nước có thu nhập
thấp [41].


20

1.1.2.2. Tình hình ung thư cổ tử cung ở Việt Nam
UTCTC tại Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 về tỷ lệ mắc trong các bệnh ung
thư. Ước tính năm 2012 tỷ lệ mắc và tử vong do UTCTC ở Việt Nam là
5,146/100.000 và 2,423/100,000 phụ nữ [42].
Theo nghiên cứu của Lê Thanh Hà và cộng sự, tỷ lệ nhiễm HPV ở Hà Nội là
6,13 % thấp hom so với Thành phố Hồ Chí Minh 8,27% [9]. Nghiên cứu này cũng
tương ứng với nghiên cứu của Lê Trung Thọ, Trần Văn Họp tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ

nữ Hà Nội là 5,13%, trong đó tỷ lệ nhiễm HPV cao ở nhóm tuổi từ 20-39 (18,47%)
[22]. Nghiên cứu của Trần Thị Lợi, Lê Thị Kiều Dung và Hồ Văn Phúc về tỷ lệ mắc
HPV độ tuổi tử 18- 69 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh là 10,84% [15].
Tại Cần Thơ: Theo nghiên cứu của Lâm Đức Tâm phụ nữ từ 18 -69 tuổi
nhiễm HPV là 99/1490 phụ nữ chiếm 6,64% [19]
Tổ chức Y tế thế giới dự báo nếu khơng có các can thiệp sàng lọc, dự phịng
và điều trị ung thư cổ tử cung thì trong khoảng 10 năm nữa, tỷ lệ mắc mới và chết
do ung thư cổ tử cung sẽ tăng thêm 25% và đến năm 2030, hầu hết các trường họp
tử vong do ung thư cổ tử cung xảy ra ở các nước đang phát triển [5].
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư cỗ tử cung [2],[3]
Quan hệ tình dục sớm
Quan hệ tình dục với nhiều người
Sinh đẻ nhiều
Vệ sinh sinh dục không đúng cách
Viêm cổ tử cung mạn tính, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
Nhiễm virus HPV
Điều kiện dinh dưỡng, kinh tế xã hội thấp
Hút thuốc lá, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV)...
1.1.4. Chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung
1.1.4.1. Chẩn đoán [3]
a. Lâm sàng
- Giai đoạn tại chỗ, vỉ xâm nhập:


21

Ở giai đoạn này, các triệu chứng cơ năng rất nghèo nàn. Khi khám cổ tử
cung có thể thấy hình thái bình thường hoặc có vết lt trợt hoặc vùng trắng khơng
điển hình hoặc tăng sinh mạch máu.
- Giai đoạn ung thư xâm nhập:

+ Ra máu âm đạo bất thường hay ra máu sau giao họp.
+ Khám bằng mỏ vịt thường thấy khối sùi, dễ chảy máu khi chạm vào.
+ Giai đoạn muộn có thể thấy cổ tử cung biến dạng, có lt sâu hoặc cổ tử
cung mất hẳn hình dạng.
+ Suy giảm sức khỏe toàn thân, đái máu, đại tiện ra máu, đau hông lưng...
b. Cận lâm sàng
- Soi cổ tử cung:
+ Các hình ảnh bất thường:

vết trắng ẩn, vết trắng, Chấm đáy, Lát đá, Vùng

biểu mô không bắt màu lugol, Mạch máu khơng điển hình.
+ Nghi ngờ ung thư xâm lấn qua soi cổ tử cung: vùng loét, sùi, tổn thương
loét sùi.
+ Soi cổ tử cung không đạt: không thấy vùng chuyển tiếp giữa biểu mô lát và
biểu mô trụ, viêm nhiễm nặng, cổ tử cung không thể nhìn thấy do âm đạo hẹp.
Các tổn thương nghi ngờ khi soi cổ tử cung càn được bấm sinh thiết làm mơ
bệnh học.
- Chẩn đốn tế bào học phụ khoa:
Có các loại kỹ thuật: Papanicolaou (Pap) thông thường, kỹ thuật Thin Prep
và phương pháp tế bào học chất lỏng thế hệ 2 (LiquiPrep). Các kỹ thuật Thin Prep
và Liqui Prep có ưu điểm là hình ảnh mơ học đẹp hơn, dễ đọc hơn qua đó làm tăng
độ nhậy, độ đặc hiệu của việc phát hiện các tế bào biểu mô bất thường và vẫn có giá
trị dự báo dương tính, trong đó, kỹ thuật LiquiPrep có nhiều ưu điểm hơn so vói
ThinPrep. Chẩn đốn tế bào học theo phân loại Bethesda cải tiến 2001 như sau:


22

Te bào vẩy:


Te bào biểu mô tuyến

- Tế bào vẩy khơng điển hình

- Khơng điển hình

+ Ý nghĩa chưa xác định (ASCUS)
+ Không thể loại trừ tổn thương nội
biểu mô vẩy độ cao (ASCUS-H)

+ Tế bào tuyến cổ tử cung liên quan
tân sản ác tính
+Te bào tuyến liên quan tân sản

- Tổn thương tế bào nội biểu mơ vẩy

ác tính

độ thấp (LSIL), bao gồm HPY, Loạn

- Ung thư tế bào biểu mô tuyến cổ tử

sản nhẹ/CIN I

cung tại chỗ

- Tổn thương tế bào nội biểu mô vảy

- Ung thư tế bào biểu mô tuyến


độ cao (HSIL), bao gồm loạn sản

+ Biểu mô tuyến cổ tử cung

trung

+ Biểu mô tuyến nội mạc tử cung

bình,

loạn

sản

nặng,

CINII/CINIII
- Có dấu hiệu nghi ngờ ung thư xâm
nhập

+ Biểu mơ tuyến ngồi tử cung
+ Biểu mơ tuyến không định loại
(NOS)

- Ung thư tế bào biểu mô vảy
- Sinh thiết cổ tử cung:
Sau khi soi cổ tử cung và xác định có tổn thương nghi ngờ hoặc có kết quả tế
bào khơng bình thường. Sinh thiết hai mảnh: một mảnh ở ranh giới lát - trụ, một
mảnh ở chính giữa tổn thương. Nếu nghi ngờ tổn thương trong ống cổ tử cung thì

dùng thìa nạo sinh thiết. Khi các tổn thương nằm hoàn toàn trong cổ tử cung —>
Kht chóp cổ tử cung.
- Chẩn đốn hình ảnh:
Đe đánh giá đầy đủ và chính xác mức độ lan tràn của ung thư cổ tử cung có
thể chỉ định một số xét nghiệm sau: chụp MRI, PET CT.
c. Chẩn đoán xác định
- Ung thư tại chỗ và vi xâm lấn: Dựa vào phiến đồ âm đạo kết họp soi và
sinh thiết cổ tử cung hoặc nạo ống cổ tử cung, LEEP hoặc khoét chóp cổ tử cung.
- Giai đoạn muộn: dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả sinh thiết.


23

d. Phân loại giai đoạn lâm sàng
Giai đoạn

Mô tả tổn thương

0

Ung thư tại chỗ (CIS), ung thư nội biểu mô.

I

Ung thư chỉ giới hạn tại cổ tử cung.

IA
IA1
IA2


Ung thư tiền lâm sàng, chỉ chẩn đoán được bởi vi thể.
Xâm nhập rõ tối thiểu chất đệm.Tổn thương sâu < 3mm từ màng đáy,
rộng <7mm từ bề mặt hay tuyến mà nó phát sinh.
Tổn thương sâu < 5mm, rộng <7mm, nếu rộng hơn thì ở nhóm Ib.
Tổn thương có kích thước lớn hơn ở giai đoạn la dù có thấy được

IB

trên lâm sàng hay khơng. Tổn thương vùng khơng gian có trước
khơng làm thay đổi việc định giai đọan mà cần ghi lại đặc biệt để
dùng cho những quyết định điều trị tương lai.

IB1

Đường kính lớn nhất của tổn thương < 4 cm.

IB2

Đường kính lớn nhất của tổn thương >4 cm.

II

Ung thư xâm lấn quá cổ tử cung nhưng chưa đến thành xương chậu
hay chưa đến 1/3 dưới âm đạo.

IIA

Chưa xâm lấn dây chằng rộng.

IIB


Xâm lần dây chằng rộng.

III
IIIA
IIIB

IV

Ung thư lan đến thành xương chậu và/hoặc tới 1/3 dưới âm đạo hoặc
đến niệu quản.
Ung thư lan đến 1/3 dưới âm đạo, nhưng chưa đến thành xương chậu.
Ung thư lan đến thành xương chậu chèn ép niệu quản, làm thận ứ
nước hoặc mất chức năng.
Ung thư lan đến ngoài khung chậu hay là xâm lấn niêm mạc bàng
quang và trực tràng.

IVA

Xâm lấn các cơ quan lân cận.

IVB

Di căn xa.


24

e. Chẩn đoán phân biệt: trên lâm sàng, các ung thư cổ tử cung cần phân biệt với
các tổn thương sau ở cổ tử cung:

- Lộ tuyến, loét trợt cổ tử cung
- Polip cổ tử cung
- Lạc nội mạc cổ tử cung
- Giang mai cổ tử cung
- Lao cổ tử cung.
I.I.4.2. Điều trị [3]
a. Ung thư cổ tử cung giai đoạn tại chỗ
Khoét chóp cổ tử cung và theo dõi hoặc cắt tử cung hoàn toàn tùy nhu cầu
sinh con tiếp theo.
b. Ung thư cổ tử cung gỉaỉ đoạn IA1
Nếu có nhu cầu sinh con thì kht chóp cổ tử cung và kiểm tra diện cắt: nếu
còn ung thư tại diện cắt thì phải cắt tử cung. Nếu khơng cịn nhu cầu sinh con thì cắt
tử cung hồn tồn.
c. Ung thư cổ tử cung giai đoạn IA2
Nếu có nhu cầu sinh con thì kht chóp cổ tử cung và lấy hạch chậu hai bên:
kiểm tra diện cắt và hạch chậu. Nếu cịn ung thư tại diện cắt thì phải cắt tử cung hồn
tồn. Nếu có di căn hạch thì xạ trị hệ hạch chậu. Nếu khơng có nhu cầu sinh con thì cắt
tử cung hồn tồn, lấy hạch chậu hai bên và xạ trị nếu có di căn hạch chậu.
d. Ung thư cổ tử cung giai đoạn IB - IIA
- Đối với giai đoạn I B 1: phẫu thuật Wertheim
Áp dụng cho phụ nữ trẻ cần bảo tồn buồng trứng và có kích thước u < 2cm
Phương pháp: cắt tử cung mở rộng , một phần âm đạo và lấy hạch chậu 2 bên Tia xạ
sau phẫu thuật
- Đối với giai đoạn I B2 - IIA: xạ trị kết họp với phẫu thuật.
+ Xạ trị tiền phẫu:

u < 4cm: xạ áp sát
u > 4cm: xạ ngoài thu nhỏ u sau đó xạ áp sát



25

+ Phẫu thuật: tiến hành sau khi nghỉ xạ trị 4 - 6 tuần, cắt tử cung mở
rộng và lấy hạch chậu hai bên
+ Xạ trị hậu phẫu
- Phương pháp xạ trị triệt căn
e. Ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB - III:
- Phương pháp xạ trị triệt căn
- Phương pháp hóa trị kết họp xạ trị
- Sau xạ sẽ đánh giá lại tổn thương xem có nên phẫu thuật không
g. Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV:
- Nếu cịn khả năng phẫu thuật thì vét đáy chậu sau đó kết họp hóa trị và xạ
trị sau mổ. (ít làm)
- Nếu khơng cịn khả năng phẫu thuật: hóa và xạ trị
1.1.5. Các nghiên cứu về nhận thức dự phòng UTCTC trên thế giới và Việt Nam
1.1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
a. Kiến thức về ung thư cổ tử cung
Ung thư cồ tử cung
Tỷ lệ phụ nữ được cung cấp thông tin về UTCTC trong một số nghiên cứu
dao động 11,6% - 98,4%. Năm 2007, Marian K . Pitts và cộng sự với 1100 phụ nữ
độ tuổi từ 18 đến 61 tuổi được phỏng vấn cho thấy có 51,2% nghe nói về bệnh này
[50]. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Serena Donati và cộng sự (2008) trên 667 phụ
nữ 1 8 - 2 6 tuổi tại Italian cho thấy có 83% nghe nói về bệnh này [56]. Nghiên cứu
của Li Ping Wong (2008) trên 499 phụ nữ Asian cho thấy tỷ lệ này chỉ là 11,6%
[49]. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Krishnaveni và cộng sự (2017) trên 500 phụ nữ
20 - 70 tuổi cho thấy tỷ lệ nghe nói về bệnh này là 98,4% [47].
Mặc dù virus HPV là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra UTCTC nhưng tỷ lệ
biết đến virus này tương đối thấp. Theo nghiên cứu của Azadeh Stark (2003) chỉ có
19% xác định virus HPV là yếu tố nguy cơ chính gây UTCTC [29]. Nghiên cứu của
Song - Nan Chow và cộng sự (2008) trên 1.617 bà mẹ ở bốn nước Châu Á là Hàn

Quốc, Malaysia, Đài Loan và Thái Lan cũng chỉ có 19% bà mẹ nghe nói đến virus


×