Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ứng dụng sơ đồ tư duy trong tiết ôn tập tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 22 trang )

SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SĐTD:

sơ đồ tư duy

GV:

giáo viên

HS:

học sinh

PPCT:

phân phối chương trình

PPDH:

phương pháp dạy học

SBT:

sách bài tập

SGK:

sách giáo khoa THPT:trung học phổ thông

0




SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Để thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất
của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc
lập, sáng tạo của người học.
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn
thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh
chỉ học bài nào biết bài đó, cơ lập nội dung của các bài học mà chưa có sự liên hệ kiến
thức với nhau vì vậy chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Nhưng khi
sử dụng Sơ đồ tư duy sẽ giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và nâng cao hiệu
quả học tập.
Từ thực trạng trên, tơi hình thành ý tưởng vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ơn tập
để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả học tập. Với lý
do trên tôi chọn đề tài: “Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ơn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu
có cấu trúc”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Dạy học môn Tin học không những giúp HS nắm vững kiến thức để giải các bài
tập, lập trình để tạo ra các chương trình giải bài tốn liên quan mà cịn vận dụng giải
quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, lượng kiến thức rất nhiều, lại dễ nhầm
lẫn giữa các kiểu dữ liệu nên tôi hướng dẫn HS xây dựng SĐTD sau khi học xong lí
thuyết một kiểu dữ liệu hoặc học xong một chương nhằm phát huy tính tích cực, tự lực
và hạn chế những sai lầm dễ mắc phải trong quá trình giải bài tập và lập trình.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Sơ đồ tư duy.
- Hoạt động dạy và học Tin học 11 tại trường THPT.

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc thuộc chương trình Tin học 11 ở trường
THPT.

1


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về SĐTD, lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và
các tài liệu có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa Tin học lớp 11 THPT
chương 4.
5.2 Phương pháp điều tra thực tiễn
- Điều tra giáo viên và học sinh để tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học
chương 4 nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng trong dạy học Tin học ở THPT.
- Điều tra, thăm dị, đánh giá, tìm hiểu việc sử dụng SĐTD trong dạy học Tin
học ở một số trường THPT.

2


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
TRONG VIỆC ÔN TẬP KIẾN THỨC Ở TRƯỜNG THPT
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN


1.1. Ơn tập kiến thức môn Tin học
Bộ môn Tin học đưa vào giảng dạy trong trường THPT góp phần trong việc
chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong
thời đại thông tin, kết nối và tồn cầu hóa; hỗ trợ đắc lực học sinh tự học và nghiên
cứu; tạo cơ sở vững chắc cho việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, phục vụ phát triển
nội dung kiến thức mới, tạo tiền đề để khai phá tri thức của các mơn học khác.
Ơn tập là một q trình củng cố hệ thống hóa, tái hiện kiến thức đã học làm cho
kiến thức vững chắc và lâu bền hơn trong trí nhớ người học. Từ đó, người học có thể
vận dụng chúng vào giải bài tập hoặc ứng dụng vào thực tế đời sống. Ơn tập khơng có
nghĩa nhắc lại chi tiết tất cả các nội dung đã học mà cần phải nêu lên được tất cả các
khái niệm, quy tắc cơ bản của hệ thống kiến thức trong một mối quan hệ hữu cơ giữa
chúng. Ôn tập phải giúp người học dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức. Trong quá
trình này, cần có các thủ thuật nhớ. Cách tốt nhất là ôn tập kiến thức dưới dạng bảng
hoặc sơ đồ, đặc biệt là SĐTD.
Trong các tiết bài tập, ôn tập chương của môn Tin học nếu GV hướng dẫn cho
HS xây dựng và sử dụng SĐTD một cách hợp lí và sáng tạo sẽ đưa HS từ thế thụ động
sang thế chủ động, tránh tình trạng “học vẹt”. Cùng với hoạt động theo nhóm để hồn
thành SĐTD sẽ tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trên công cuộc chiếm
lĩnh tri thức, ý kiến mỗi cá nhân sẽ được bộc lộ thông qua việc khẳng định hay bác bỏ,
từ đó tìm ra được phương pháp ghi nhớ nhanh, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, tổng hợp
kiến thức, tư duy giải bài tập, từ đó đưa cá nhân lên một trình độ mới. Trong q trình
làm việc nhóm, HS thoải mái thể hiện sự hiểu biết và dễ dàng tiếp nhận, sửa chữa sai
sót.

3


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc


1.2. Sơ đồ tư duy
1.2.1. Khái niệm sơ đồ tư duy
SĐTD được xem là công cụ trực quan tận dụng khả năng nhận thức của não bộ,
đặc biệt là khả năng nhớ, học tập, sáng tạo và phân tích. Nó là một quá trình liên quan
đến việc kết hợp hình ảnh, màu sắc và sắp xếp không gian - thị giác. Kỹ thuật này sẽ
lập một sơ đồ những suy nghĩ của chúng ta bằng cách sử dụng các từ khóa kích hoạt
não bộ để tạo ra những ý tưởng khác.
SĐTD được vẽ bằng tay hoặc phần mềm, biểu thị được không gian, màu sắc, có
một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, các đối tượng thì liên hệ với
nhau bằng các đường nối. Với cách thức này, các thơng tin được ghi nhớ và nhìn nhận
dễ dàng, nhanh chóng hơn.
1.2.2. Ưu điểm của sơ đồ tư duy
So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì phương pháp sơ đồ tư duy có những
điểm vượt trội như sau:
− Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
− Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ
nằm vị trí càng gần với ý chính.
− Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
− Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
− Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ.
− Mỗi sơ đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
− Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất
chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và
linh hoạt cho việc ghi nhớ.
− Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính.
1.2.3. Cấu trúc sơ đồ tư duy
SĐTD có cấu trúc gồm 4 yếu tố chính:
− Đường nét: dùng các đường kẻ (sử dụng đường cong là chính vì các đường
cong có tổ chức sẽ lơi cuốn và thu hút sự chú ý của mắt hơn rất nhiều) để nối các
nhánh chính tới hình ảnh và nối các nhánh với nhau, chúng ta sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ

hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng.
4


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc
− Từ ngữ: sử dụng một từ khố trong mỗi dịng bởi vì mỗi từ khố mang lại
cho SĐTD của chúng ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi
hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên
kết của nó diện mạo đặc biệt. Khi chúng ta sử dụng những từ khoá riêng lẻ, mỗi từ
khoá đều khơng bị ràng buộc, do vậy nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các
suy nghĩ mới.
− Màu sắc: ln sử dụng màu sắc bởi vì màu sắc cũng có kích thích não như
hình ảnh. Màu sắc mang đến cho SĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức
sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật vui mắt.
− Hình ảnh: do hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp chúng ta sử
dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh thú vị giúp chúng ta tập trung vào những
điểm quan trọng và làm bộ não của chúng ta phấn chấn hơn.
1.2.4. Cách đọc sơ đồ tư duy
Đọc SĐTD từ trong ra ngoài, tức là đi từ ý kiến chính (nơi chứa từ khóa và hình
ảnh then chốt) ra điểm chính rồi đến chi tiết phụ. Cách đọc SĐTD theo cách tư duy mở
rộng, ý tưởng được tỏa rộng như mạch máu.
1.2.5. Cách xây dựng sơ đồ tư duy
+ Công cụ vẽ sơ đồ tư duy
SĐTD được vẽ bằng hai cách: Cách thứ nhất là vẽ bằng tay, cần có bút màu,
tẩy,... vẽ trên giấy, bảng. Cách thứ hai là sử dụng phần mềm máy tính, hiện nay có rất
nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ SĐTD như iMindMap, MindMapping, ... hay đơn giản có
thể vẽ bằng Microsoft office.
+ Các bước vẽ sơ đồ tư duy
Bước 1: Xác định chủ đề trung tâm
Chủ đề trung tâm là vấn đề chính đang quan tâm tới.

Quy tắc vẽ chủ đề trung tâm:
− Cần xác định từ khóa trung tâm, đây có thể là tên của một bài, một chủ đề hay
một nội dung kiến thức cần khai thác.
− Có thể tự do sử dụng hình ảnh, màu sắc để làm nổi bật chủ đề.
− Cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các nhánh khác.
− Khơng nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề.
5


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc
− Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ nếu chủ đề khơng rõ ràng.
Bước 2: Vẽ các nhánh chính (tiêu đề phụ)
Nội dung các tiêu đề phụ là các nội dung kiến thức cơ bản của một bài học hoặc
một đơn vị kiến thức nào đó liên quan đến bài học, nó góp phần làm sáng tỏ nội dung
của tiêu đề trung tâm.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:
− Tiêu đề phụ nên viết bằng chữ in hoa nằm trên nét vẽ dày để làm nổi bật.
− Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với chủ đề trung tâm.
− Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể
được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng
Bước 3: Vẽ các nhánh thứ cấp
Đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính, nó bổ sung ý cho nhánh chính. Có
thể vẽ thêm báo nhiêu nhánh thứ cấp đều được, miễn không gian trên giấy vẽ cho
phép. Tương tự như tiêu đề phụ, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mang
tính gợi nhớ, và có thể tăng phần sinh động với các hình ảnh.
Quy tắc vẽ nhánh thứ cấp:
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh.
- Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm.
- Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên được vẽ cùng một

màu.
Bước 4: Hoàn thiện SĐTD
Kiểm tra và chỉnh sửa các sai sót, thêm hình ảnh hoặc tơ màu để tạo sự nổi bật
cho các ý quan trọng, bổ sung các liên kết cần thiết để hoàn thiện SĐTD.
Nếu cần thiết có thể vẽ lại nhiều lần để ơn tập kiến thức. Với mỗi lần vẽ, sẽ tối
ưu hóa, rút gọn hoặc bỏ bớt những từ khóa khơng cần thiết nhằm nâng cao chất lượng
của SĐTD.
2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP KIẾN
THỨC Ở TRƯỜNG THPT
Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT, đa số các tiết ôn tập vẫn theo các
phương pháp dạy học truyền thống. Việc vận dụng SĐTD vào các tiết ơn tập cịn ít.
6


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

2.1. Thuận lợi – khó khăn
+ Thuận lợi
- HS đã được tiếp cận sơ đồ tư duy trong quá trình học tập một số môn học tại
trường.
- HS năng động, sáng tạo, nhiều ý tưởng cho q trình xây dựng SĐTD.
- Mơn tin học 11 kì II đước sắp xếp 2 tiết liền kề, thuận lợi cho việc hoạt động
nhóm có sử dụng SĐTD.
+ Khó khăn
- Mơn Tin học với lượng kiến thức nhiều và tương đối khó nhưng HS có tư
tưởng đối phó, khơng chú trọng đến mơn học.
- Vẫn cịn khơng ít HS thụ động, khơng tích cực trong q trình làm việc nhóm.

2.2. Thành cơng – hạn chế.
+ Thành công

- Tiết học trở nên sôi nổi hơn, HS không còn thụ động hay gượng ép trong việc
ghi nhớ kiến thức.
- HS tập trung và chủ động hơn, các hoạt động dạy học trong tiết học cũng hoàn
thành tốt hơn, nhanh hơn, từ đó HS u thích mơn Tin học hơn.
- Phát triển khả năng hợp tác, làm việc nhóm của HS.
+ Hạn chế
Nếu giao nhiệm vụ xây dựng SĐTD về nhà, GV sẽ không trực tiếp theo dõi
được quá trình làm việc nhóm. Ngược lại, nếu xây dựng SĐTD theo nhóm tại lớp, GV
khơng đủ thời gian để nhận xét, bổ sung, sửa chữa hết cho tất cả các nhóm.

7


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

CHƯƠNG II.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỆ THỐNG KIẾN THỨC VÀ GIẢI BÀI TẬP
CHƯƠNG “KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC” BẰNG CÁCH SỬ
DỤNG SĐTD
1. Xây dựng tiến trình hướng dẫn HS ơn tập kiến thức bằng SĐTD

1.1. Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng xây dựng SĐTD
Để HS xây dựng SĐTD một cách có hiệu quả, GV nên:
- Giới thiệu về cơng cụ SĐTD.
- Nêu ý nghĩa, sự hữu ích của việc sử dụng SĐTD trong việc ôn tập môn Tin
học.
- Hướng dẫn HS các bước vẽ SĐTD và một số nguyên tắc cần tuân thủ khi tiến
hành.
- Giới thiệu SĐTD mẫu để HS dễ hình dung.


1.2. Yêu cầu chuẩn bị
Để tiến thành xây dựng SĐTD, cần yêu cầu HS chuẩn bị:
- Kiến thức cần ôn tập.
- Bút màu.
- Giấy trắng (nên sử dụng giấy Roky A1 để xây dựng SĐTD theo nhóm).

2. Hướng dẫn học sinh sử dụng SĐTD để ôn tập chương “kiểu dữ liệu có
cấu trúc”
Giáo án:
ƠN TẬP CHƯƠNG IV - KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC
I. Mục tiêu, yêu cầu
1. Kiến thức: HS cần hiểu rõ:
- Khái niệm mảng một chiều, kiểu dữ liệu xâu
- Cách khai báo, truy cập phần tử của mảng một chiều
- Cách khai báo, truy cập phần tử của xâu
2. Kĩ năng
- Thực hiện được thao tác thường dùng khi làm việc với mảng một chiều
8


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc
- Sử dụng được một số thủ tục, hàm thông dụng về xâu
- Cài đặt được một số chương trình đơn giản có sử dụng mảng, xâu
II. Phương pháp
Trên cơ sở HS đã nghiên cứu kĩ nội dung cần ôn tập, GV chia nhóm HS thảo luận,
trình bày bằng SĐTD.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bài soạn theo tiến trình xây dựng
- SĐTD tổng kết chương IV

2. Học sinh
- Ôn tập các nội dung kiến thức chương IV
- Bút màu, giấy (mỗi nhóm một tờ Roky A1)
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
GV kiểm tra sỉ số lớp, lí do vắng (nếu có)
2. Kiểm tra bài cũ
Lồng trong q trình dạy học
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1. Xác định các kiến thức trọng tâm chương IV,
xác định chủ đề trung tâm.
- Chia lớp thành 4 nhóm, cho
- Các nhóm tiến hành thảo luận đưa ra kết quả.
các nhóm thảo luận đưa ra các
kiến thức trọng tâm cần nhớ của
chương IV.
- Chia bảng làm 4 phần, mời đại

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

diện các nhóm trình bày trên
bảng.
- Nhận xét, bổ sung, sửa chữa
bài của từng nhóm.

- Theo dõi, tiếp thu.
9



SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc
- Yêu cầu các nhóm đưa ra từ
khóa chủ đề trung tâm.

- Chủ đề trung tâm là: “KIỂU DỮ LIỆU CÓ

CẤU TRÚC”.
Hoạt động 2. Xác định tiêu đề phụ
- Cho các nhóm thảo luận, xác
- Cần có 2 tiêu đề phụ: Mảng một chiều và kiểu
định các tiêu đề phụ cần có.

dữ liệu xâu.

- Nhận xét, yêu cầu các nhóm vẽ

- Các nhóm tiến hành.

SĐTD với 2 tiêu đề phụ vừa xác
định vào bản nháp.
- Theo dõi, chỉnh sửa tại từng
nhóm.
Hoạt động 3. Xác định các nhánh thứ cấp thứ nhất
- Yêu cầu các nhóm thảo luận
- Mảng một chiều:
đưa ra các nhánh thứ cấp thứ

+ Khái niệm


nhất của 2 tiêu đề phụ.

+ Khai báo
+ Tham chiếu phần tử
- Kiểu dữ liệu xâu:
+ Khái niệm
+ Khai báo
+ Các thao tác xử lí xâu
- Các nhóm tiến hành.

- Nhận xét, bổ sung, yêu cầu các
nhóm vẽ sơ lược các nhánh thứ
cấp thứ nhất vào bản nháp.
- Theo dõi, chỉnh sửa tại từng
nhóm.
Hoạt động 4. Hồn thiện và trình bày nội dung của SĐTD
- Yêu cầu các nhóm thảo luận vẽ - Các nhóm tiến hành.
sơ lược các nhánh thứ cấp thứ 2,
thứ 3, ... vào SĐTD của bản
nháp.
10


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc
- Nhận xét, chỉnh sửa tại từng
nhóm.
- u cầu các nhóm trình bày

- Các nhóm tiến hành.


SĐTD hồn chỉnh vào giấy
Roky A1.
- Yêu cầu 4 nhóm dán SĐTD lên - Các nhóm tiến hành.
bảng.
- Trình chiếu SĐTD chi tiết để

- Theo dõi, đưa ra nhận xét.

các nhóm so sánh, đánh giá với
SĐTD của nhóm (phụ lục 1).
- Nhận xét, chỉnh sửa để hồn
thiện SĐTD của các nhóm

- Theo dõi, ghi nhớ.

Hoạt động 5. Vận dụng
Bài tập vận dụng: Viết chương - Theo dõi, phân tích đề bài.
trình nhập từ bàn phím xâu kí tự
S có độ dài khơng q 100. Hãy
cho biết có bao nhiêu chữ số
xuất hiện trong xâu S. Thơng
báo kết quả ra màn hình (bài 10
trang 80 SGK).
- Yêu cầu HS xác định các công
việc cần làm bằng cách sử dụng
SĐTD.

- Các công việc cần làm:
+ Khai báo xâu
+ Xác định độ dài của xâu

+ Duyệt lần lượt từng kí tự của xâu S nếu nó
nằm trong đoạn từ '0' đến '9' thì ta tăng biến đếm
lên 1

- Nhận xét, u cầu các nhóm
thảo luận, viết chương trình

- Các nhóm tiến hành.

hồn chỉnh
- u cầu đại diện một nhóm
11


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc
chạy chương trình trên máy.

Kết quả chương trình:

- Nhận xét, chỉnh sửa.
4. Củng cố.
GV:
- Nhấn mạnh lại các kiến thức trọng tâm của chương IV
- Giao bài tập về nhà: Chạy chương trình bài 5, 6, 7 trang 79 SGK
- Yêu cầu các nhóm về nhà hồn chỉnh lại SĐTD để nộp lại cho GV
HS:
- Lên kế hoạch thảo luận, chỉnh sửa, hoàn chỉnh SĐTD để nộp GV chấm điểm

3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Trong tiết ôn tập, hoạt động chính là q trình làm việc nhóm của HS trong việc

xây dựng SĐTD, GV đóng vai trị trọng tài, đưa ra hướng đi đúng đắn nhằm giúp quá
trình hoạt động của HS có kết quả tốt.
Để tiết học đạt hiểu quả cao, cần quán triệt một số yêu cầu sau:
+ HS phải chuẩn bị ở nhà những yêu cầu GV đưa ra tiết trước.
12


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc
+ Tính tích cực hoạt động nhận thức, tư duy của HS phải được thể hiện ở mức
độ cao nhất. GV không được làm thay những gì HS có thể làm được.
+ GV đánh giá kết quả của HS công khai.

4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề cần nghiên cứu
Việc sử dụng SĐTD đã góp phần đáng kể vào việc phát triển khả năng hợp tác
trong hoạt động nhóm. Khơng khí lớp học sơi nổi hơn, HS ln đặt mình vào trạng thái
tích cực làm việc để cùng thảo luận các vấn đề do GV đưa ra qua các tài tập. Các em
hứng thú, tích cực và tập trung trong các hoạt động học tập ở trên lớp.
HS tự do sáng tạo cách vẽ SĐTD theo phong cách riêng mang dấu án của nhóm
mình nên các em rất hứng thú.
Đa số HS tích cực và tự giác giải các bài tập ở nhà. SĐTD là phương pháp tốt
để HS tự ơn tập ở nhà có hiệu quả.

Hoạt động thảo luận nhóm vẽ SĐTD của một số nhóm

13


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên
cứu, tôi nhận thấy đã đạt được những kết quả sau đây:
- Nghiên cứu hệ thống cơ sở lí luận việc sử dụng SĐTD để ôn tập tạo sự hứng
thú và khơi gợi niềm đam mê của học sinh khi dạy và học theo hướng phát triển năng
lực cá nhân.
- Tổ chức điều tra, khảo sát về thực trạng của vấn đề sử dụng SĐTD để ôn tập
kiến thức. Trên cơ sở đó tơi phân tích được ngun nhân của thực trạng.
- Từ kết quả thu được khi nghiên cứu nội dung, chương trình, sách giáo khoa và
các tài liệu tham khảo liên quan tôi đã xây dựng được một tiến trình ơn tập kiến thức
bằng việc sử dụng SĐTD kết hợp một số phương pháp dạy học khác, đã cho kết quả
tích cực, HS chủ động trong quá trình ghi nhớ kiến thức, bồi dưỡng và phát triển năng
lực các nhân.
2. Kiến nghị
Để việc áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế ôn tập kiến thức
mơn Tin học có hiệu quả, chúng tơi có một số kiến nghị sau:
- Đối với HS: Nhận thức đúng đắn vai trò của việc sử dụng SĐTD trong việc ôn
tập kiến thức Tin học. Cần phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo cũng như phát huy
khả năng hoạt động nhóm trong các giờ ơn tập trên lớp cũng như ở nhà thông qua việc
giải quyết các bài tập, ôn tập kiến thức.
- Đối với GV: Thường xun sưu tầm, tìm tịi thêm các những điểm mới lạ
trong xây dựng SĐTD phù hợp với môn học, bài học và mức độ học sinh để có tác
dụng bồi dưỡng tư duy và khả năng lập trình cho HS thông qua các nguồn tài liệu khác
nhau như sách, mạng internet… và qua trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp.

14


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Sĩ Đàm – Hồ Cẩm Hà – Trần Đỗ Hùng – Nguyễn Đức Nghĩa – Nguyễn Thanh
Tung – Ngô Ánh Tuyết (2013), Tin học 11, sách giáo khoa, NXB Giáo dục
2. Hồ Sĩ Đàm – Hồ Cẩm Hà – Trần Đỗ Hùng – Nguyễn Đức Nghĩa – Nguyễn Thanh
Tung – Ngô Ánh Tuyết (2013), Tin học 11, sách giáo viên, NXB Giáo dục
3. Hồ Sĩ Đàm – Hồ Cẩm Hà – Trần Đỗ Hùng – Nguyễn Đức Nghĩa – Nguyễn Thanh
Tung – Ngô Ánh Tuyết (2013), Tin học 11, sách bài tập, NXB Giáo dục
4. Tony Buzan –“Sơ đồ tư duy”, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
5. Tony Buzan –“Lập bản đồ tư duy – How to Mind Map”, NXB Lao Động

15


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Sơ đồ tư duy tổng kết chương IV – Vẽ bằng phần mềm iMindMap

16
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Hương


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

Phụ

lục 2.

SĐTD của nhóm 1

17
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Hương


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

Phụ lục 3. SĐTD của nhóm 2

18
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Hương


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

Phụ lục 4. SĐTD của nhóm 3

19
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Hương


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

Phụ lục 5. SĐTD của nhóm 4
20
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Hương


SKKN: Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.........................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................1
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.........................................................................1
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
5.1 Nghiên cứu lý thuyết..................................................................................2
5.2 Phương pháp điều tra thực tiễn................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG..............................................................................................3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ
DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP KIẾN THỨC Ở TRƯỜNG THPT...................3
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.........................................................................................3
1.1. Ơn tập kiến thức môn Tin học.............................................................3
1.2. Sơ đồ tư duy..........................................................................................4
2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP
KIẾN THỨC Ở TRƯỜNG THPT..................................................................6
2.1. Thuận lợi – khó khăn............................................................................7
2.2. Thành công – hạn chế...........................................................................7
CHƯƠNG II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỆ THỐNG KIẾN THỨC VÀ
GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG “KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC” BẰNG
CÁCH SỬ DỤNG SĐTD.....................................................................................8
1. Xây dựng tiến trình hướng dẫn HS ơn tập kiến thức bằng SĐTD...........8
1.1. Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng xây dựng SĐTD.............................8
1.2. Yêu cầu chuẩn bị...................................................................................8
2. Hướng dẫn học sinh sử dụng SĐTD để ơn tập chương “kiểu dữ liệu có
cấu trúc”...........................................................................................................8
3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.................................................13
4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề cần nghiên cứu.......13
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..............................................................14
1. Kết luận..........................................................................................................14

2. Kiến nghị........................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................15
MỤC LỤC.................................................................................................................16

Người thực hiện: Bùi Thị Thu Hương



×