Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những điều sếp muốn nghe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.83 KB, 6 trang )

Những điều sếp muốn nghe
Năng lực của bạn là chính nhưng đừng coi thường việc tạo thiện cảm với sếp
vì dù sao, sếp cũng là người có quyền cân nhắc, quyết định vị trí công việc
phù hợp cho bạn.

Hãy nhớ rằng, ai cũng muốn nghe những tin tốt đẹp, nhất là ở vị trí của sếp,
những thông tin về công việc tiến triển, trôi chảy luôn làm cho sếp vui vẻ và
dễ tính hơn nhiều. Và nếu để ý, bạn sẽ biết được, các vị sếp muốn nghe
những điều gì.
Mọi việc đã đâu vào đấy
Nhiều vị sếp dù bận trăm công nghìn việc và đang phải giải quyết những vấn
đề lớn nhưng cũng không quên giành chút thời gian để kiểm tra lại những
công việc cũ đã giao cho nhân viên đảm nhận. Vì thế, khi sếp hỏi đến, dù
công việc đã hoàn thành, bạn cũng nên báo cáotrực tiếp với sếp một cách rõ
ràng và chi tiết. Nhiều nhân viên lại trình bày vòng vo, khó hiểu trong khi
công việc đã xuôi chèo mát mái khiến sếp vẫn phải suy nghĩ và lo lắng. Vì
vậy, hãy luôn là người đem đến cho sếp những thông tin tốt đẹp khi công
việc đã hoàn thành.
Công việc tiến triển tốt
Khi công việc tiến triển và có nhiều dấu hiệu tốt đẹp, hãy thông báo cho sếp
bằng thái độ hân hoan, đầy tin tưởng. Nói như thế không có nghĩa là bạn tỏ
ra tự hào hay tự bằng lòng về những gì đã đạt được. Hãy nhớ rằng, sếp luôn
phải đối mặt với nhiều vấn đề, gánh vác nhiều nhiệm vụ khó khăn. Tin vui
của bạn cũng chỉ là một phần nhỏ để giúp sếp thoải mái hơn một chút giữa
vô vàn công việc đang chờ sếp mà thôi.
Không có vấn đề gì lớn
Khi giao công việc cho nhân viên, sếp thường phải nghe những lời phàn nàn
về cái sự bận rộn quá mức. Nhiều nhân viên không ngại ngần tỏ ý khó chịu
hay không bằng lòng vì lo sợ khó khăn sẽ chờ mình trong những dự án mới
đó. Và sếp sẽ phải đau đầu vì những lời nói không mấy dễ nghe từ nhân
viên. Vì vậy, bạn đừng tạo thêm áp lực và sự khó chịu cho sếp nữa. Mỗi khi


sếp giao công việc, dù biết sẽ bận bịu, vất vả hơn nhưng thay vì phàn nàn,
hãy để sếp thấy bạn có thể xử lý công việc tốt hơn và sếp có thể yên tâm.
Đừng lo rằng mình đầu tư quá nhiều công sức, bởi sếp luôn biết cách để giữ
những nhân viên có năng lực bên mình.
Đang tìm cách khắc phục
Bạn là nguời có năng lực nhưng nhiều khi không thể tránh khỏi sai lầm và
tất nhiên, khi báo tin không hay, chẳng có vị sếp nào vui vẻ được. Nhưng dù
thế nào, bạn cũng nên tự mình báo cáo thất bại đó với sếp vì nếu sếp nghe từ
những người khác, sự không hài lòng có thể sẽ tăng thêm một bậc. Vì vậy,
hãy chủ động nói chuyện với sếp về lỗi mà bạn mắc phải và những gì bạn
đang cố gắng để khắc phục vấn đề. Đương nhiên, khi biết ý định và sự quan
tâm của bạn trong việc giải quyết vấn đề, sự lo lắng của sếp cũng tiêu tan
phần nào.
Xin sếp cho ý kiến
Dù công việc đang tiến triển khá tốt, việc hỏi ý kiến và xin lời khuyên của
sếp không bao giờ là thừa cả. Nhưng trước khi bước vào phòng sếp để xin ý
kiến, bạn nên chuẩn bị một số ý tưởng mà bạn dự định sẽ thực hiện, đại ý
rằng: "Về vấn đề A, B, C, tôi có ý tuởng này... Anh/chị nghĩ thế nào?". Bởi
điều đó cho thấy bạn có sự đầu tư thực sự và nghiêm túc với công việc. Dù
có thể sếp sẽ không hài lòng với bất kỳ phương án nào bạn đưa ra và gợi ý
cho bạn đi theo hướng mới của sếp nhưng sự chủ động của bạn cũng luôn
khiến sếp hài lòng.
Tôi đã tìm ra giải pháp
Không phải lúc nào, công việc cũng trôi chảy và mọi vấn đề phát sinh đều
đơn giản. Mà cứ cho rằng vấn đề đó có thể giải quyết nhanh gọn đi nữa, bạn
cũng nên suy nghĩ thêm và tìm ra hướng đi tối ưu nhất. Và khi đã tìm ra giải
pháp hay ít nhất là bước đi tiếp theo, bạn hãy chia sẻ với sếp. Càng phức tạp
hóa vấn đề, bạn sẽ càng khó khăn để tìm ra giải pháp hoàn hảo cho mình. Vì
thế, dù là việc gì, bạn cũng nên có kế hoạch trước và sẵn sàng giải quyết
những vấn đề phát sinh lớn hơn. Sự chủ động trong công việc luôn là điều

mà sếp muốn thấy ở các nhân viên.
Cách này có thể tiết kiệm chi phí
Trực tiếp nhúng tay vào công việc để tìm ra những giải pháp tối ưu, đó là
cách có thể khiến sếp nở nụ cuời mỗi khi nhìn thấy bạn. Bạn có thể làm việc
chăm chỉ và trở thành một nhân viên ưu tú như bạn mong muốn nhưng hãy
nhớ rằng, công việc kinh doanh không phải bao giờ cũng vận hành tốt, thuận
lợi. Hơn nữa, khi bắt tay vào kinh doanh, bao giờ sếp cũng tập trung vào hai
mục tiêu chính là kiếm được nhiều tiền và chi phí ở mức tối thiểu. Dẫu rằng,
bạn luôn là người tìm cách để kiếm tiền về cho công ty nhưng đôi khi,
những ý tưởng để hạn chế chi phí lại dễ dàng hơn rất nhiều. Vì thế, bạn nên
để ý đến những chi tiết ấy và giúp sếp đưa ra những hướng đi nhằm tiết kiệm
tiền cho công ty.
Chúng tôi sẽ brain-storming
Khi có nhân viên tự brain-storming, sếp có thể yên tâm tập trung vào công
việc khác mà không phải lo lắng vì mọi người chỉ biết ngồi đợi định hướng
sếp đưa ra. Chẳng vị sếp nào thích những nhân viên thụ động, chỉ biết ở yên
đó đợi lệnh. Sếp luôn đánh giá cao những người năng nổ, sáng tạo nhưng
không có nghĩa là bạn cứ thao thao bất tuyệt về ý tưởng của mình mà không
màng đến quan điểm của sếp. Tốt nhất là bạn hãy ngồi cùng đồng nghiệp để
tìm ra ý tưởng chung và khi mọi người cùng thống nhất, hãy cho sếp biết ý
kiến của các bạn.

×