Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lợi ích khi bạn say mê công việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.3 KB, 5 trang )

Lợi ích khi bạn say mê công việc
Dù muốn dành thời gian cho gia đình nhiều hơn nhưng bạn cũng không nên rời
khỏi văn phòng quá sớm, ngay khi hết giờ làm. Như thế sẽ tạo cho người khác có
cảm giác bạn đi làm và chỉ mong chóng hết giờ để về mà thôi.

Đam mê công việc cũng là một thú vui. Từ những đam mê ấy, bạn không chỉ có
thêm động lực để hoàn thiện bản thân mà còn tạo được ấn tượng tốt với sếp, với
đồng nghiệp.
Vì thế, hãy luôn tạo cho mình niềm hăng say khi làm việc và càng tốt hơn, khi
niềm say mê ấy lan truyền đến cả những người xung quanh. Sau đây là một số gợi
ý giúp bạn thể hiện niềm đam mê công việc của mình:
Vẻ ngoài chuyên nghiệp
Đừng bao giờ nghĩ rằng, cách ăn mặc chẳng có gì liên quan đến vị trí công việc
bạn đang làm. Nên nhớ, dù ở vị trí nào, bạn cũng nên tạo cho mình thói quen phù
hợp với văn hóa công ty. Hầu hết, các sếp thường ăn mặc rất bảnh bao, với những
bộ vest đắt tiền, sang trọng. Nếu bạn không phải được quần áo lịch lãm với cà vạt
đầy đủ thì ít nhất cũng không nên mặc những bộ đồ nhàu nhĩ, cũ, sờn. Dù chỉ là
hình thức bề ngoài nhưng điều đó cũng góp phần quan trọng để đối tác, khách
hàng nhìn vào và đánh giá văn hóa công ty bạn.
Chia sẻ thông tin về dự án
Nếu bạn nói chuyện với toàn thể các đồng nghiệp trong công ty về định hướng,
tiến triển của dự án mà bạn đang care, chắc chắn, bạn sẽ nhìn thấy cơ hội làm việc
cùng mọi người. Dự án càng lớn, sự chia sẻ này lại càng quan trọng, có thể thông
tin sẽ được công bố rộng rãi hơn một chút nhưng điều đó cũng càng làm tăng thêm
mong muốn cũng như cam kết của bạn và đội dự án đối với sự thành công của
công ty. Vì thế, đừng giấu diếm thông tin.
Sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề
Không có công ty nào hoàn hảo về mọi mặt, cũng như chẳng có công việc nào là
trọn vẹn cho riêng bạn. Mọi thứ luôn vận động, biến đổi và phát triển không
ngừng. Không có vị trí công việc nào là có sẵn và đi lên mãi chỉ có thành công mà
đòi hỏi bạn phải luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng. Vì thế, hãy học cách đối diện


với mọi vấn đề và tìm cách giải quyết chúng nhanh gọn nhất. Hơn thế, bạn nên
chúc mừng mọi người khi họ thành công, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tìm hiểu thật kỹ dự án
Điều quan trọng hàng đầu khi bạn tham gia dự án nào đó là phải tìm hiểu thật kỹ
xem liệu nội dung dự án có phù hợp với khả năng, sự hiểu biết của bạn hay không,
đối thủ của các bạn là ai, quy mô của các công ty như thế nào... Bằng cách đó, bạn
có thể biết thêm nhiều thông tin mới đang diễn ra trong ngành, và quan trọng hơn,
mọi ý tưởng tốt có thể sẽ đến bất cứ lúc nào.
Cập nhật xu thế mới
Hằng ngày, dù bận rộn bạn cũng nên cố gắng dành thời gian tìm hiểu thông tin
nhất là những vấn đề mới trong lĩnh vực của bạn và suy nghĩ xem chúng ảnh
hưởng tới hướng đi của công ty cũng như của cá nhân bạn như thế nào. Bạn có thể
đặt báo, tạp chí chuyên ngành để họ tự gửi đến văn phòng khi có báo mới. Hơn
thế, hiện nay, hầu hết các công ty đều có thể sử dụng newsletters, có thể kết hợp
với các bên liên quan để update thông tin mỗi ngày và hãy tranh thủ đọc bất cứ lúc
nào bạn có thời gian. Nếu cần, hãy forward nội dung quan trọng cho những người
trong nhóm nếu bạn thấy đó thực sự là chủ đề mà mọi người đang quan tâm và
muốn tìm hiểu.
Làm việc hăng say
Dù muốn dành thời gian cho gia đình nhiều hơn nhưng bạn cũng không nên rời
khỏi văn phòng quá sớm, ngay khi hết giờ làm. Như thế sẽ tạo cho người khác có
cảm giác bạn đi làm và chỉ mong chóng hết giờ để về mà thôi. Thay vào đó, hãy
tập cho mình thói quen ở lại làm việc muộn mỗi ngày, dù có thể chỉ thêm 15 hoặc
30 phút. Nếu đó là thói quen của bạn, chứng tỏ bạn là người tâm huyết với công
việc, sẵn sàng đóng góp cho công ty với mong muốn cầu tiến cao.
Luôn nói về công việc
Thông thường chúng ta hay có thói quen chuyện trò với sếp, với bạn bè đồng
nghiệp cùng cơ quan về gia đình, con cái và cả những ngày cuối tuần bên gia đình.
Nhưng điều đó hoàn toàn không nên, mà thay vào đó, hãy nói về công việc.
Thường xuyên trao đổi về công việc sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn và hướng đi

đúng đắn hơn. Nói như thế không phải là bạn chỉ biết cắm cúi cho công việc mà
không thèm nói chuyện, không thân thiện với đồng nghiệp xung quanh. Bạn vẫn
có thể dành chút thời gian để nói về cuộc sống riêng tư của mình với mọi người,
giúp các đồng nghiệp hiểu mình và hiểu nhau hơn. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng,
cũng có những người chỉ biết buôn chuyện ngoài lề chỉ vì họ không có việc gì
đáng để làm và cần có sự tập trung cao độ cả.
Lên kế hoạch những việc cần làm
Hãy lập ra các đầu mục công việc rõ ràng mà bạn đang và sẽ tiến hành trong tương
lai gần, nhớ là luôn mang theo list đó để khi cần có thể bổ sung thêm một số việc
khác. Nên nhớ rằng, công việc này là trực tiếp bạn tiến hành và hết sức tập trung,
vì vậy, mỗi khi hoàn thành một đầu mục công việc nào đó, bạn nên xem lại list đã
lập để nắm rõ hơn tiến trình sắp tới. Có thế, sẽ có nhiều việc đan xen với những
rắc rối bất ngờ, nhưng nếu đã có kế hoạch sẵn, bạn vẫn có thể giải quyết và làm
chủ mọi tình huống.
Lạc quan trong công việc
Lời khuyên này được đúc kết một cách tự nhiên từ nhiều trường hợp giải quyết
công việc mỗi ngày. Tất nhiên không phải đúng 100% nhưng đa số, mọi người vẫn
hay phàn nàn về công việc ở khắp mọi nơi, từ quán cà phê, trong các cuộc họp đến
cả giờ nghỉ giải lao... Vì thế, đừng để mình rơi vào hoàn cảnh đó, lúc nào cũng chỉ
biết kêu ca, phàn nàn. Ngược lại, hãy tìm cách hoàn thiện công việc sao cho tốt
hơn và nói về chúng với thai độ lạc quan, phấn khởi. Niềm tin vào công việc ở bạn
sẽ lây lan đến các đồng nghiệp, đến cả những người cùng team-work và lúc đó, kết
quả sẽ ngoài sức tưởng tượng của bạn.
Thực hiện mọi dự án
Không ít người vẫn có thói quen chê bai dự án bé không muốn làm mà chỉ muốn
nhận các dự án lớn vì như thế mới là đẳng cấp, mới chuyên nghiệp. Thực tế, điều
đó không hoàn toàn đúng. Thay vì "kén cá chọn canh", bạn nên nhận và tiến hành
các loại dự án dù lớn hay nhỏ. Tham gia vào các dự án nhỏ, nếu thành công, bạn
cũng đã ghi được điểm cho bản thân, còn hơn là bạn tham gia dự án lớn nhưng chỉ
là cái bóng mờ nhạt, chẳng có gì nổi bật. Hãy xem những bước nhỏ là nền tảng

thúc đẩy cho bạn tham gia những dự án lớn hơn.
Đôi khi, những điều có vẻ như nhỏ nhặt lại tạo ra ấn tượng lâu dài. Sự đam mê,
ham học hỏi, cầu tiến ở bạn là điều bất cứ vị sếp nào cũng muốn thấy ở nhân viên
của mình. Ngay cả phái nữ, nhiều khi họ cũng sẽ “kết” một ai đó từ những ấn
tượng tốt đẹp này đấy

×