Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU MÁY & THIẾT BỊ PHỤ TÙNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.28 KB, 7 trang )

ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG,
TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP
KHẨU MÁY & THIẾT BỊ PHỤ TÙNG.
Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu máy và thiết bị phụ tùng
được thành lập từ năm 1999 với sự góp vốn của 4 thành viên là những cán bộ có
nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các Công ty của Nhà nước về thiết bị phụ
tùng ô tô. Người đại diện theo pháp luật là bà : Hồ Thị Đạo. Công ty có tổng số
vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng, trụ sở chính đặt tại 97 Hà Huy Tập, Thị trấn
Yên Viên, huyện Gia lâm, Hà nội, Tel: (84-4) 3878.1214/ Fax: (84-4) 3878.1214
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0103019496 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp lần thứ nhất, ngày 10/9/1999.
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã trải qua 10 năm hoạt động với phương
châm Phục vụ khách hàng làm trọng tâm và luôn quan tâm đến đời sống của
Cán bộ Công nhân viên với hệ thống lương, thưởng tuân theo đúng quy định
của Luật lao động và tương đối ổn định. Bên cạnh đó Công ty xây dựng phòng
nghỉ trưa cho nhân viên, đối với nhân viên kinh doanh do đặc thù của nghành
nghề tương đối vất vả, đi lại nhiều nên Công ty có phụ cấp thêm tiền xăng xe để
giúp nhân viên có chi phí đi lại
Với phương châm hoạt động như vậy nên Công ty đó liên tục tăng trưởng, phát
triển và trưởng thành từ một cửa hàng kinh doanh nhỏ, năm 1999 từ cửa hàng
kinh doanh nhỏ đi lên thành công ty chuyên kinh doanh về thiết bị phụ tùng ô
tô, xe máy và có thế mạnh trên thị trường cả nước.
Từ năm 1999 đến nay, trong cơ chế thị trường, công ty đã thực hiện phương
châm đa dạng hóa sản phẩm, khai thác tiềm năng lao động, công nghệ, thiết bị,
tìm kiếm công ăn việc làm cho người lao động, để từng bước nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống cán bộ CNV của công ty. Trong năm 2008 và 2009 cùng với
sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu Công ty cũng đã gặp rất nhiều khó
khăn, tuy nhiên với sự tư duy sáng tạo và định hướng đúng đắn của Ban lãnh
đạo công ty đó vượt qua mọi khó khăn và giữ nguyên được số lao động hiện có
để phục hồi kinh tế.
1.1. Đặc điểm lao động của Công ty Cổ phần thương mại Xuất nhập khẩu


Máy & thiết bị phụ tùng.
Công ty được thành lập chưa lâu số lao động làm việc tại công ty không
nhiều vào khoảng 200 công nhân trong đó toàn bộ lao động đóng BHXH tại
công ty, số lương lao động có trình độ trên đại học chiềm 10%, trình độ dại học
là 70%, còn 20% là trình độ cao đẳng và công ty không có lao động trung cấp,
điều này chứng tỏ đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty giàu kinh nghiệm
với trình độ chuyên môn cao, đây cũng là lợi thế của công ty so với công ty
khác trong lĩnh vực cùng ngành. Trong tổng số lao động của công ty thì có 80%
là lao động dài hạn còn lại là lao động công ty ký hợp đồng từ 1 – 3 năm. Tính
chất lao động của công ty là ổn định trong năm, hằng năm công ty có tổ chức thi
đua lao động giỏi nhằn khuyến khích công nghiệp hăng hái làm việc. Công ty có
hai bộ phận chính là bộ phận quản lý hành chính và bộ phận bán hàng trực tiếp.
Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau, để thuận lợi cho
việc quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại lao động. Phân loại lao động
là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất
định, lao động của công ty được phân loại theo các tiêu thức sau:
• Theo giới tính: công ty gồm có lao động nam và lao động nữ.
• Theo trình độ học vấn: công ty gồm 4 bậc lao động đó là tiến sỹ,
thạc sỹ, đại học, cao đẳng.
• Theo hợp đồng lao động: công ty gồm có hợp đồng dài hạn và hợp
đồng ngắn hạn.
Bảng cơ cấu lao động của công ty trong tháng 3 và đầu tháng 4
Năm 2010
Phân loại Tháng 3
Số lượng( người) Tỷ lệ %
Tổng số lao động 200 100
Lao động gián tiếp 30 15
Ban Giám đốc 10 5
Phòng dự án 5 2,5
Phòng kế toán 5 2,5

Phòng hành chính 10 5
Lao động trực tiếp 170 85
Phòng Kinh doanh 60 30
Phòng Marketing 100 50
Phòng bán hàng 10 5
1.2. Các hình thức trả lương của Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Máy & thiết bị phụ
tùng.
Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Máy & thiết bị phụ
tùng là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị phụ tùng ô
tô, xe máy nên công ty lựa chọn hình thức tính lương theo thời gian và
theo sản phẩm tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể
Hình thức tiền lương gián tiếp và phương pháp tính lương:
Hình thức tiền lương thời gian là hình thức tiền lương theo thời gian
lam việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Hình thức
tiền lương thời gian được áp dụng đối với nhân viên các phòng ban hành
chính và ban giám đốc.
Công thức:
Tiền lương thời gian =
Tiền lương chính được tính theo công thức:
M
i
= M
n
x H
i
+ PC
Trong đó:
- Hi: hệ số cấp bậc i
- Mn: mức lương tối thiểu
- PC: phụ cấp ( đó là khoản phải trả cho người lao động chưa

được tính vào lương chính)
Tiền lương phụ cấp gồm hai loại:
đơn giá tiền lương
thời gian (hay mức
lương thời gian)
thời gian
làm việc
thực tế
X
Loai 1: tiền lương phụ cấp = Mn x hệ số phụ cấp
Loại 2: tiền lương phụ cấp = Mn x Hi x hệ số phụ cấp
Hình thức tiền lương trả trực tiếp( trả theo doanh số bán hàng)
Tiền lương sản phẩm = x
Hình thức tiền lương sản phẩm áp dụng với nhân viên kinh doanh và nhân
viên marketing, trong đó đơn giá lương sản phẩm không thay đổi theo tỷ lệ
hoàn thành định mức lao động, nên còn gọi là hình thức tiền lương sản
phẩm trực tiếp không hạn chế.
Tác dụng của hình thức tiền lương sản phẩm : quán triệt nguyên tắc phân
phối theo lao động , tiền lương gắn năng suất liền với số lượng , chất lượng sản
phẩm và kết quả lao động do đó kích thích người lao động nâng cao năng suất
lao động, tăng chất lượng sản phẩm .
1.3. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại
Công ty Cổ phần thương mại Xuất nhập khẩu Máy & thiết bị phụ tùng.
Các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.
+ Qũy bảo hiểm xã hội: được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy
định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu
vực…..) của người lao động thực tế phát sinh trong tháng.
Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 22%
Trong đó: Doanh nghiệp đóng 16%

Người lao động đóng 6%
đơn giá
tiền lương
sản phẩm
Doanh số
bán hàng
Quỹ Bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; Quỹ này
do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý
+ Quỹ Bảo hiểm y tế: Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám
chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí, …. cho người lao động trong thời
gian ốm đau, sinh đẻ, … Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ
lệ qui định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người
lao động thực tế phát sinh trong tháng.
Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5%
Trong đó: Doanh nghiệp đóng 3%
Người lao động đóng 1.5%
+ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp: được sử dụng để hỗ trợ một khoản tài chính
đảm bảo cuộc sống cho người lao động trong thời gian mất việc, hỗ trợ
cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại
làm việc. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ qui định
trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động
thực tế phát sinh trong tháng.
Tỷ lệ trích bảo hiểm thất nghiệp hiện hành là 2 %
Trong đó: Doanh nghiệp đóng 1%
Người lao động đóng 1%
+ Kinh phí công đoàn: hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tổng số lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong
tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%. Số kinh phí

công đoàn doanh nghiệp trích được, một phần nộp lên cơ quan quản lý
công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động
công đoàn tại doanh nghiệp.

×