!"#$"
Trần Công Ưu
Thắm thoát mà đã hơn ba mươi năm, từ ngày thành lập
trường cho đến nay; với ngôi trường hai tầng khang trang,
nằm ẩn sau hàng xà cừ và hai cây bàng sừng sững hai bên làm
tôn thêm vẻ đẹp, vẻ uy nghiêm duyên dáng của ngôi trường
hơn ba mươi năm tuổi.
Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta có quyền tự hào
về những thành tích trường đã đạt được và chính tại tại ngôi
trường thân yêu này biết bao thế hệ học trò đã trưởng thành,
thành tích của nhà trường trong những năm gần đây là niềm
tự hào của thầy và trò chúng ta.
Trường THCS Quế Thuận được thành lập từ năm 1978.
Hơn 30 năm xây dựng và phát triển, trải qua bao nhiêu vất vả
gian lao trong những ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất còn
tạm bợ, trường tranh tre vách nứa, các phương tiện phục vụ
cho dạy học gần như không có. Với sự cố gắng của Lãnh đạo
và các thế hệ thầy cô đi trước đã dày công xây dựng và nối
tiếp phát huy.
Nhớ lại những năm trước đây, trong thời kỳ bao cấp,
đời sống của đại bộ phận nhân dân còn gặp rất nhiều khó
khăn, cái ăn , cái mặc loay hoay không đủ nói đâu đến cái chữ
của con em mình. Bằng tâm huyết của nhà giáo, các thầy cô
đến từng nhà vận động các em đến trường, những thế hệ học
trò lúc bấy giờ , đến nay có nhiều em đã thành đạt là Bác sĩ,
kỹ sư, doanh nghiệp giỏi; nhưng dù ở đâu, trong cương vị nào
các em vẫn nhớ đến mái trường thân yêu mà một thời các em
theo học. Đó là quê hương là cội nguồn nơi các em theo học
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
1
trong bốn năm liền, đầy ắp kỷ niệm vui buồn của tuổi học
trò.
Trường THCS Quế Thuận hôm nay thực sự đã trưởng
thành: nhà trường liên tục được xếp loại trường tiên tiến của
ngành, Công đoàn trường đạt danh hiệu công đoàn xuất sắc.
Liên Đội luôn dẫn đầu trong toàn huyện. Xã Quế Thuận đạt
chuẩn về PCGD – THCS từ năm 2002 đến nay, các tiêu
chuẩn ngày càng ổn định. Chất lượng hai mặt đạt tỉ lệ khá
cao, học sinh mũi nhọn được quan tâm đúng mức, tỉ lệ học
sinh giỏi đạt giải cấp huyện, tỉnh không ngừng tăng lên. Tỉ lệ
học sinh tốt nghiệp THCS luôn đạt trên 95 %. Nhìn lại thành
tích mà trường đạt được trong hơn ba mươi năm qua chúng ta
càng tự hào về truyền thống của trường , truyền thống hiếu
học của con em xã nhà. Qua đây chúng ta càng thể hiện tấm
lòng tri ân thế hệ thầy cô đi trước và công sức của thầy cô
trong giai đoạn hiện nay.
Không tự bằng lòng những gì mà chúng ta đã làm
được, thể hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ
người trồng cây”; tiếp bước thế hệ thầy cô đi trước, phát huy
truyền thống của trường chúng ta càng phấn đấu hơn nữa xây
dựng trường THCS Quế Thuận sớm trở thành trường chuẩn
Quốc Gia. Mỗi thầy cô giáo bằng tài trí của mình và lòng
nhiệt thành nghề nghiệp đóng góp công sức vào sự nghiệp
giáo dục xã nhà trong giai đoạn mới.
Được sự chỉ đạo của các cấp tranh thủ sự giúp đở của
các tổ chức trong và ngoài xã, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác dạy và học.
Với sự đoàn kết của HĐSP, và tinh thần quyết tâm cao chúng
ta tin tưởng rằng trường THCS Quế Thuận sẽ hoàn thành các
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
2
mục tiêu giáo dục trong thời gian sớm nhất và là một trong
những lá cờ đầu của ngành.
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
3
Goùc naéng
%&'()*+
,-./'01
2&'(33
,-+4,567
89:;8
<=<>
2&'(::?.,.3
:@<,,8+A
'B,7:C3-D
"D:E
6,0,'F<.+E:,
1G+H
8,E,3-:
"D:E
I.
-,31,.:*::3
'H5H/J
AK'L:(HMDH,GH
"D:E
N=/
.)O'AP9E
D:-)D.<8
3Q3R
F)=,393SH'
Noát traàm Quí tặng chị : Macly
Giã biệt phố
bỏ sau lưng mối tình
trong vắt tuổi thần tiên
lên non cắm bản
Cô đem tuổi thanh xuân
cài vào vách núi
Hú gọi con nai, con
hoẵng
thôi đừng lang thang nữa
dắt hoa ban vào lớp
Chữ o, chữ ô...
tròn xoe như mắt người
vùng cao
ngơ ngác chực lạc bầy
Cô dịu dàng chăm bẵm
bắt cái chữ theo em
Lúa đẻ nhánh, trổ đòng ,
mẩy hạt
Cây non thành rừng
Con suối tìm đường ra biển
lớn
Đêm của núi
giăng giăng sương muối
Cô trở về chải tóc
giận chiếc gương thật
thà
Bên song mảnh trăng
lạc
chạnh lòng lá mùa thu
Cay cay đầu sống mũi
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
4
thương vầng trăng không
đầy
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
5
Coõ giaựo
vaứ hoùc sinh
kim tra bi c, cụ giỏo gi hc sinh lờn bng. Trũ p
ỳng mói chng thnh li. Cụ gin lm mun mng cho
trũ mt trn nờn thõn. Nhõn cỏch ngh nghip ngn cụ
li.trũ vn chm ngoan m?
- Vỡ sao em khụng thuc bi? Cụ kỡm ging hi.
Trũ rm rm nc mt. Cụ chnh lũng cho trũ v ch.
Cui gi trũ tỡm gp cụ xin li. Cụ thc mc trũ cui
ubn i cựng núi thay:
- Khi hụm, b bn y xn ui c nh ra vn.
Trũ cui u thp hn. Cụ lng yờn!
Tn mn nh
giỏo
Vic hc trong xó hi chỳng ta ngy nay, khụng nhng
ó tr thnh ph cp m cũn khụng th thiu c. Th
nhng di con mt mt s em hc sinh, hc khụng cũn
l hnh phỳc na. Thm chớ cỏc em cũn coi vic hc tp
Tp san Nm hc:2010-2011 Trang-
6
là một gánh nặng, đôi khi còn cho đó là hình phạt, sự đau
khổ. Việc học đã đi đến chỗ như vậy thì việc dạy khó mà
thành công được. Vậy phải giáo dục , dạy dỗ , cổ vũ các
em như thế nào để việc học trở thành vấn đề hấp dẫn,
đáng ham muốn ?
Đó là vấn đề khó khăn nhất mà một thầy giáo cần
suy nghĩ ! Trong vấn đề này dĩ nhiên có nhiều khía cạnh
khác nhau. Mỗi người mỗi quan điểm. Tôi chỉ muốn bộc
bạch những suy nghĩ đang day dứt trong lòng mình thôi
Trước hết cần phải xem các em như một con người,
chứ không phải là kho chứa tri thức mà chúng ta có thể
nhồi nhét, nhồi nhét và nhồi nhét hàng lô tri thức.Vậy
nên ngoài việc dạy các em những kiến thức cơ bản về
các môn học như toán, lí, hoá, văn… Mỗi chúng ta phải
biết cách tổ chức cho các em vui chơi giải trí. Cải tiến và
hiện đại hoá các trò chơi dân gian vui khoẻ và lành
mạnh, dần dần kéo các em ra khỏi những trò chơi có xu
hướng bạo lực, đồi truỵ trên internet. Tôi không cho
những trò chơi trên mạng là xấu, là tuyệt đối cấm các em
lên mạng. Nhưng phải tổ chức quản lí như thế nào, để
các em tiếp cận với công nghệ thông tin đúng hướng,
đúng mục đích. Nhất thiết không nên để các em tiêu
phần lớn thời gian, tiền bạc vào “truyền kì võ lâm”, vào
“audition”, vào “FIFA”, “BOM”…Để rồi bỏ học , sinh tệ
nạn, lạm dụng ngôn ngữ “chat”, “tin nhắn”… quên tiếng
mẹ đẻ. Có lẻ mỗi thầy cô giáo nếu còn tâm huyết với
nghề, thì không một ai không trăn trở về vấn đề này.
Nhưng để cải thiện tình hình hiện tại thì không chỉ có
nghành giáo dục! Mà phải chăng cần sự kết hợp tốt của
toàn xã hội.
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
7
Dĩ nhiên, nhà trường là cái nôi của nhân cách. Là
nơi đầu tiên sau gia đình hình thành nhân cách sống, lí
tưởng sống dù chỉ là sơ đẳng. Hình thành trong các em
những phẩm chất tốt đẹp. Sao cho trong cuộc đời mỗi
em, đều giữ mãi trong tâm hồn mình một tình cảm xốn
xang, sùng kính mỗi khi nhớ về tiếng trống trường và lớp
học. Sao cho những năm tháng đi học được nhớ đến một
cách trìu mến, đầy lòng biết ơn.
Bởi vậy lao động dạy học không thể sánh với bất cứ
nghành nghề nào. Bác thợ rèn sau vài giờ đã có thể vui
vẻ ngắm sản phẩm mình hoàn thiện.Anh nông dân thì
sau một vài tháng đã có thể nhìn bông lúa chín điểm son
mùa vàng. Còn thầy giáo thì phải qua hàng chục năm,
thậm chí cả đời người mới có thể nhìn thấy kết quả sáng
tạo của mình. “mười năm trồng cây, trăm năm trồng
người” quả không ngoa. Không có nghề nào mà những
sai lầm , thiếu sót lại dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như
nghề giáo. Trước xã hội, phụ huynh, học sinh… người
thầy hơn ai hết phải lao động thật tốt. Mỗi hạt nhỏ trong
vẻ đẹp con người các em là những đêm không ngủ, là
những sợi bạc trên tóc thầy. Mỗi con chữ, mỗi phép tính
được truyền thụ cho các em cần phải qua quá trình
nghiền ngẫm, suy xét của người thầy. Lao động day học
quả không dễ nếu không muốn nói là đầy khó khăn, gian
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
8
khổ. Bù lại ở mọi lúc mọi nơi thầy vẫn là thầy.
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
9
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
10
T:(H:O
" NGÔI NHÀ CHUNG"
Anh viết bài thơ đầu tiên.
Về mái trường và cho riêng em nữa đấy.
Em thường nói:"ngôi nhà chung" ấy
Cho anh,cho em,cho hết thảy mọi người.
"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui"
Tuần năm buổi em thấy nhiều hay ít
Mà mấy ngày kia, anh thấy nhớ vô cùng
Nhớ lớp học,bầy chim non ríu rít.
Chiếc lá bàng rơi, nửa vời xoay tít.
Như giận,như hờn vì nuối tiếc xa cây.
Nhớ chị,nhớ anh,xúm xít,vui vầy.
Bên ly cafê,sữa thêm đường thấy còn hơi đắng.
Mà nặng nghĩa ân tình,ai đếm hết cho ai?
Chủ nhật buồn,nhớ tà áo em bay.
Vờn nhẹ,qua sân trường,tím biếc
Ngỡ cô Tấm lén ra từ cổ tích
Dịu hiền,duyên dáng,tinh khôi.
Mỗi đứa chúng tôi riêng mỗi cuộc đời.
Nhưng chung một nơi,"Ngôi nhà chung"ấy.
Mái trường ơi!biết mấy thân thương. /.
UV#WUX"
" NGÔI NHÀ CHUNG"
Anh viết bài thơ đầu tiên.
Về mái trường yêu và cho riêng em nữa
đấy.
Em thường nói:"ngôi nhà chung" ấy
Cho em,cho anh,cho hết thảy mọi người.
"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui"
Ta thường đùa với nhau như thế
Có những ngày ta không đến lớp
Lại thấy lòng trống vắng nao nao.
Nhớ lớp học,bầy chim non ríu rít.
Chiếc lá bàng rơi nửa vời xoay tít.
Như giận,như hờn vì nuối tiếc xa cây.
Nhớ chị,nhớ anh,xúm xít,vui vầy.
Bên ly cafê,sữa thêm đường thấy còn hơi
đắng.
Mà nặng nghĩa ân tình,ai đếm hết cho ai?
Chủ nhật buồn,nhớ tà áo em bay.
Vờn nhẹ,qua sân trường,tím biếc
Ngỡ cô Tấm lén ra từ cổ tích
Dịu hiền,duyên dáng,tinh khôi.
Mỗi đứa chúng ta,mỗi một mái nhà.
Cùng đến một nơi,"Ngôi nhà chung"ấy.
Ngôi trường ơi!biết mấy thân thương. /.
UV#WUX"
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
11
Y,.&
Ngày hôm qua, lá rơi đầy ngõ nhỏ
Gió se lòng đâu giấu nỗi suy tư
Có phải chăng bài giảng chưa tròn.
Hay bài kiểm tra còn nhiều điểm kém?
Ngày hôm nay lá còn rơi.
Nắng hanh vàng lối nhỏ.
bài kiểm tra có nhiều điểm khá?
Các em rồi, đã ngoan hẳn hay chưa?
Tôi chợt hiểu Cô giáo mình ngày ấy.
Nếp nhăn nào hằn mãi trán Cô.
Sao chúng em mong thấy Cô cười!
Và bây giờ em là ….Cô ngày ấy.
Rồi ngày mai nắng, gió lại về.
Lá vươn đầy lộc biếc.
Các em tôi sẽ lơn khôn thôi.
Nụ cười nào sáng mãi em và Cô.
#Q>Z
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
12
"D:E.
Không đủ bừng sáng
như một ngày vào hạ.
Không đủ lung linh
như một sớm xuân hồng.
Vương vấn chút non tơ.
Dìu dịu
Không đủ cho thu chín vàng trên màu lá.
Chỉ dám gom hương sen
Đượm nồng một buổi chiều gió lộng.
Góc nắng.
âm thầm đổ dài sắc mật ong.
Lọc phù sa
ươm thắm lộc non.
Góc nắng
Nhẹ nhàng nhuộm lại màu cho từng chiếc lá
đang xoay tròn.
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
13
theo vũ điệu của ngọn gió giao mùa.
Góc nắng.
Rút dần sợi xanh trên những mái đầu.
Thổi bình minh lấp lánh bao trang đời.
[ >
#,
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
14
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
15
4.
Ta nhớ lắm mái trường bao yêu mến.
Nơi ấy bây giờ thành kỷ niệm không tên.
Con đường mòn còn in dấu chân ai.
Cây phượng già lặng im bên lối cũ.
Ta nhớ lắm mái trường bao yêu dấu
Nơi cùng ta mãi miết, dệt ước mơ
Nơi nuôi ta vững bước để vào đời
Nơi ta gởi những giận hờn nông nổi
Dẫu thời gian thầm lặng chảy trôi
kỷ niệm vẫn theo ta cùng năm tháng
Mái trường xưa vọng lời thầy cô giáo
Giờ trở thành nổi nhớ mênh mông
\H>M:a
#]
Anh ra đi mang theo bóng hình em
Chỉ đẻ lại một mùa đông lạnh ngắt
Nắng mùa đông sao chưa lên vội tắt
Mưa mùa đông sao chưa ngớt lại phùn
Ngồi nhớ anh dưới những cơn mưa buồn
Sắc se lạnh thấy mình em mình em
Mùa đông đến sao chưa đi anh nhỉ./
Cứ mình em cứ đợi mãi mùa xuân./
\H>M:H
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
16
%X"U$
Ba sắp tuổi nghỉ hưu
Con bước vào nghề giáo
Cô tiên trong sách nhỏ
Con mơ ước năm nào
Bây giờ là sự thật
Chạm vào khung trời mơ
Mẹ bảo vẫn còn thơ
Về nhà cùng với mẹ
Chia kẹo cùng các em
Con nũa cười khẽ lắc
Con lớn rồi mẹ ơi.
Ba sắp tuổi về hưu
Con vừa làm cô giáo
Giống như ba thưở nào
Chạm vào khung trời mơ
Với bao điều mới lạ
/^\4:_
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
17
#` #aX X_ "b ca "de cf g
h
Đã bước vào nghề dạy học, mỗi người chúng ta ai
cũng có những suy ngẫm, những nỗi niềm riêng, là giáo
viên thì không thể nói mình được gì và mất gì. Niềm vui
là vô bờ khi thành công trong cách giáo dục song cũng
nhiều khi nhói đau vì bất lực bởi một học trò chưa
ngoan. Là nhà giáo, chắc chắn trong đời phải có ít nhất
một vài lần làm công tác giáo viên chủ nhiệm, những
trăn trở, suy tư trong nghề nghiệp của mình là điều
không tránh khỏi và người học trò thường dấu kín lòng
mình những ấn tượng tốt hay xấu về thầy cô giáo chủ
nhiệm của mình, thường là những ấn tượng đẹp, những
hình ảnh thân thương, gần gũi nhất mà thầy cô đã để lại
trong tâm hồn học trò suốt cả cuộc đời. Để có được điều
đó đâu phải dễ dàng mà mỗi người giáo viên chủ nhiệm
phải có nghệ thuật, có những con đường riêng... tất cả
mọi con đường đều nhằm một mục tiêu hình thành nhân
cách cho học sinh, giáo dục các em đi đúng hướng để sau
này trở thành những công dân có ích cho xã hội, cho đất
nước.
Nếu nói trường học, lớp học là một xã hội thu nhỏ
thì ngoài xã hội có những loại người nào, trong trường
học có những loại học sinh đó. Mỗi lớp học là một tập
hợp của nhiều gia đình, là sự tổng hòa của các mối quan
hệ xã hội, là tập hợp của nhiều cách giáo dục khác nhau,
nhiều hoàn cảnh khác nhau. Lớp học thường có đủ thành
phần học sinh, có cả học sinh ngoan, học sinh chưa
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
18
ngoan và cả học sinh cá biệt. Trường học phải có kỷ
cương phép nước, kỷ luạt nghiêm minh thì ngôi trường
đó mới trụ vững, phát triển đi lên trong một môi trường
có nhiều thay đổi, biến động từng ngày mà nhất là trong
giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang hội nhập với thế
giới bên ngoài, điều tốt, điều xấu đan xen ảnh hưởng vào
môi trường giáo dục. Là nhà giáo phải có tâm huyết với
nghề mình, phải yêu thích, gắn cuộc đời với nghề đã
chọn thì mới thành công trong việc giáo dục học trò.
Người ta thường nói đây cũng là nghề "Sáng tạo trong
những nghề sáng tạo" bởi chúng ta là những "Kĩ sư tâm
hồn". Một lớp học tốt chắc hẳn không có học sinh chưa
ngoan, chây lười học tập. Để có một lớp học như vậy,
cách dễ nhất, đỡ mất công sức, đã có thầy cô áp dụng
phương pháp loại dần một cách "hợp pháp" học sinh cá
biệt ra khỏi lớp để lớp "sạch", dễ đạt các danh hiệu trong
phong trào thi đua của nhà trường.
Là nhà giáo "toàn án lương tâm" không cho phép
chúng ta làm điều đó. Ai cũng biết rằng, học sinh cá biệt
là học sinh hư hỏng về đạo đức, lười nhác học tập, ý thức
kỷ luật kém, thích "chơi trội"... Thực tế đã chứng minh
học sinh chưa ngoan, chưa hẳn là kém thông minh hơn
học sinh ngoan và trong đời dạy học ít nhất chúng ta
cũng bắt gặp được một vài trường hợp học sinh chưa
ngoan hay học sinh cá biệt biết dừng lại, ý thức, nhìn
nhận ra lỗi lầm "bộc phát" thơ ngây mà quay lại phấn
đấu, quyết tâm học tập để thành những công dân có ích,
thành đạt sau này. Ai cũng hiểu rằng, là con người dù
xấu bao nhiêu đi nữa thì ít nhất họ cũng có một vài điểm
tốt, nếu chugns ta biết khai thác, biết khích lệ, phát huy
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
19
cái tốt lên nhiều lần thì cái xấu sẽ dần dần bị loại bỏ, xã
hội ngày càng tốt đẹp hơn. Điều đó không ai khác là thầy
cô, cha mẹ và những người xung quanh của các em, để
các em hiểu rằng chung quang các em vãn còn rất nhiều
người tốt lắm. Giáo dục học sinh cá biệt là một thử thách
bản lĩnh và giàu lòng vị tha của thầy cô giáo. Cải tạo học
sinh hư thành " con ngoan trò giỏi", công dân tốt để xã
hội bớt đi một người xấu phải chăng đó là nhiệm vụ của
thầy cô giáo chúng ta. Nói theo cách của người thầy
thuốc, thầy phải chẩn đúng bệnh, dùng đúng thuốc phù
hợp thì mới cức chữa được căn bệnh " cá biệt ". Đừng
cho rằng các em học sinh cá biệt có bộ mặt khác người,
bất cần đời là "trái tim đá". Biết đau dưới vẻ mặt lạnh
lùng vô cảm của các em đang chứa đựng bao điều mà
người khác chưa hiểu hết được, sự hẩn hụt của tình
thương, sự ruồng bỏ của gia đinhg... một khi các em mắc
phải những lỗi lầm mà chưa có cơ hội sửa chữa được bởi
các em coàn quá nhỏ " ăn chưa no, lo chưa tới". Nếu là
thầy cô giáo chủ nhiệm giàu kinh nghiệm có cách đối
nhân xử thế bao dung, lòng vị tha, không nhìn các em
với đôi mắt hờn trách, chê bai mà bằng sự kiên nhẫn, tấm
lòng nhân hậu, một đôi mắt chở che của nhà giáo thì nhất
định sẽ phá được " lô cốt" mà tưởng chừng bất khả xâm
phạm đem đến cho các em hơi ấm của tình người. Chỉ
con đường từ trái tim đến trái tim là con đường gần nhất,
đến với các em bằng trái tim yêu thương, giúp các em
thay đổi cách nhìn đời, nhìn người. Đứng trên bục giảng,
thầy cô giáo phải đóng nhiều vai từ tác giả kịch bản, đạo
diễn, diễn viên và cả khán giả trên lớp. làm thầy cô giáo
luôn trò đang nghỉ gì, làm gì trong giờ học. baig giảng
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
20
như một món ăn nếu nhàm chán học trò sẽ bổ ăn, bỏ học.
Đói với học sinh cá biệt, để giáo dục được các em, người
giáo viên phải biết cương - nhu đúng lúc, khen che phải
kịp thời, tế nhị trong ứng xử, dứt khoát trong công việc,
không nặng lời học sinh khi mắc lỗi, nghiêm khắc nhưng
phải công bằng, nếu chúng ta nặng về gióa dục kiến hức
thì học sinh sẽ thiếu kĩ năng sống và tự thoát li cuộc
sống.
Muốn thành công trong giáo dục học sinh cá biệt
thì phải giáo dục các em "giá trị sống ","kỉ năng sống",
học trước hết là để làm người, học để cùng chung sống,
học để tự khẳng định mình. Một việc làm mà ta thường
hay gặp đó là kiểm điểm các em trước trước đông đảo
học sinh toàn trường, đó không phải là giải pháp hay, cần
phải "đóng cửa dạy nhau" ngay trong lớp học. Sự
nghiêm khắc của chúng ta đã vô tình làm xúc phạm đến
danh dự, phá vỡ nhân cách vừa chớm hình thành, làm
cho các em trở nên chai lỳ trong cách ứng xử và hành
động của mình. Không nên dọa dẫm các em sẽ đưa đến
cơ quan công an hay công an kia... tuổi các em chưa đủ
nhận thứcveef những vấn đề xã hội đôi khi trở thành "áp
lực" đối với các em, sự hồn nhiên sẽ mất đi mà thay vào
đó sự bướng bỉnh, ngang bướng... cũng nên dùng từ học
sinh cá biệt chỉ trích các em trước mặt mọi người, nên
dùng từ học sinh chưa ngoan vừa dễ chịu trong cách ứng
xử, vừa mềm mỏng trong cách giáo dục. Thực tế học
sinh chưa ngoan thì vẫn còn nhiều, hi vọng các em còn
kém mặt này, khuyết mặt kia nhưng chúng ta đừng đẩy
các em đến trường hợp học sinh cá biệt.
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
21
Nhà giáo ngày nay đời sống tuy đã đỡ hơn trước
nhưng vẫn còn những bề bộn lo toan đời thường , không
ít người bị chi phối bởi mặt trái của cơ chế thị trường,
không ít người "lấy phụ làm chính" sự quan tâm nghề
nghiệp còn thiếu, có là trong trách nhiệm, lu mờ trong
vai trò người giáo viên chủ nhiệm, không tìm ra nguyên
nhân vì sao học sinh bỏ học, ý thức kỷ luật kém đẩy học
sinh vào hoàn cảnh bất thường, cô đọc do nỗi buồn của
hoàn cảnh đem lại. Nếu đi đâu cũng dán mấy chữ học
sinh cá biệt lên trán các em, động một chút là gọi phụ
huynh đến thì sẽ đẩy các em sang một thái cực khác, các
em sẽ thấy mình không được tin tưởng, bị ghét bỏ, nhẹ
nhất là sinh ra chán nản, mạnh hơn là phản ứng tiêu cực,
sinh ra những hậu quả tiêu cực khôn lường. Phải để các
em hoàn toàn bình thường như bao em khác, không có sự
phân biệt đối xử với các em, giúp các em vượt qua
những trở ngại do hoàn cảnh đẻ khi đi qua giai đoạn đó
tự các em nhìn thấy thật đáng sợ vì mình đã có một thời
như thế. Chúng ta cần phải hy vogj và luôn luôn hy vọng
bao dung một chút để các em có cơ hội làm người tiến
bộ. sự cần nhất của cá em lúc này là gặp đuwcj người
yêu thương, nâng đỡ, có cái tâm với các em thật sự thì
nhất dịnh sẽ làm thay đổi bản chất con người của các em.
Thầy cô của chúng ta nói chung và giáo viên chủ
nhiệm nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành
nhân cách của học sinh, các em xem thầy cô là tấm
gương mẫu về đạo đức , là chuẩn mực để các em noi
theo. Thầy cô giáo chủ nhiệm là người thường xuyên gần
gũi gắn bó với các emtrong suốt một năm học, thậm chí
còn lâu hơn nữa là người chia xẽ niềm vui nỗi buồn đối
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
22
với các em những lúc các em thành công trên con đường
học tập cũng như lúc gặp khó khăn do hoàn cảnh đem
lại. Hình ảnh của thầy cô giáo chủ nhiệm sẽ in đậm trong
tâm hồn các em từ lời nói đến việc làm của thầy cô đều
để lại những ấn tượng khó quên trong suy nghĩ nhận thức
của các em. Sự tận tâm, tận lực cuả người giáo viên chủ
nhiệm sẽ là nguồn động viên, an ủi, là đòn bẩy tinh thần
và là chỗ dựa tri thức để các em cố gắng phấn đấu vươn
lên trong học tập đem lại cho các em khác vọng được
cống hiến vươn lên để hoàn thiện nhân cách. Như nhà
giáo dục Osinxki đã viết: " Ảnh hưởng nhân cách của
nhà giáo tới tâm hồn thế hệ trẻ là một sức mạnh giáo dục
mà không có sách giáo khoa nào, không có châm ngôn
đạo đức nào, không có hệ thống trừng phạt khuyến khích
nào có thể thay thế được".
GIỮ LẠI
Còn nhớ ngày nào cầm quyết định trên tay ,đi tìm ngôi
trường mình được phân công công tác với bao nhiêu bở ngỡ,
vậy mà đã gần mười năm trong nghề dạy học. chặng đường
gần mười năm không phải là ngắn song cũng chưa đủ dài cho
những trải nghiệm trong nghề. Mười năm với biết bao vui
buồn trong nghề nhà giáo, vui biết mấy khi học sinh của mình
đạt các giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, tưởng chừng
như những giải nhất nhì đó là của chính mình vậy, và cũng
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
23
buồn biết bao nhiêu khi gặp phải những em học sinh chưa
ngoan, giống như một thách thức đối với mình. Thế thời gian
trôi qua mọi việc cũng được sắp xếp theo những trật tự của nó.
Các em đã lần lượt từ giả mái trường THCS đến với cổng
trường phổ thông rồi vào cánh cửa của trường đại học….nhìn
lại ta có thể mĩm cười khi các em giống như những cành cây
được vươn cao trong nắng mới. còn mình vẫn con đường quen
thuộc ngày nào, vẫn ngày hai buổi đến trường, đêm về vẫn bộn
bề trang giáo án. Mọi chuyện tưởng chừng như đơn giản, hằng
ngày thầy,cô giáo thì đến lớp giảng dạy, còn học sinh thì đến
lớp học hành giống như mặt trời mọc rồi lại lặn. không! mọi
chuyện đâu chỉ có vậy.
Năm nay lớp mình chủ nhiệm có em Ân, gương mặt
sáng sủa, quần áo trắng sạch, học tập cũng thuộc loại khá trong
lớp. trong mấy tuần đầu Ân cũng như bao bạn bè trong lớp đều
học hành sôi nổi. tôi thầm nhũ: “Mình còn mong gì hơn nữa
khi tất cả các em đều có những biểu hiện tốt trong học tập”.
Sang tuần thứ năm tôi nhận được thông tin Ân thưòng xuyên
chơi điện tử , la cà khắp các điểm Internet, việc học của em sút
kém hẳn, tôi đã trao đổi với phụ huynh và gặp riêng Ân để
khuyên ngăn:
- Ân, tại sao em không lo tập trung học tập mà lại
chơi điện tử?
- Ân lặng im không nói gì?
- Mẹ em có lo đầy đủ cơm ăn áo mặc cho em như các
bạn khác hay không?
- Dạ có ạ.
- Công việc hằng ngày của mẹ em có dễ dàng chăm lo
cho cuộc sống của em không?
- Dạ không ạ.
- Mẹ em vất vã như thế, em đã làm gì để giúp đỡ mẹ
em chưa?
- Im lặng
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
24
- Thế em có thương mẹ em không?
- Dạ có.
- Có thương mẹ sao em làm cho mẹ em phải buồn, khi
gặp cô mẹ em đã phải khóc rất nhiều vì em đó.
Ân lấy tay lau vội những giọt nước mắt của mình. Có lẽ
Ân đã nhận thấy lỗi của mình chăng?
- Thưa cô từ nay em sẽ không chơi điện tử nữa.
Tôi thở phào nhẹ nhõm, tôi mong sao em thực hiện được
lời hứa của mình để mẹ em vơi bớt nỗi nhọc nhằn hiện rỏ trên
gương mặt khô gầy của chị. Mẹ và ba của Ân đã chia tay mấy
năm rồi, mình mẹ em phải bưng gánh bán buôn cũng đủ nuôi
hai chị em Ân, song cuộc sống thiếu vắng người đàn ông trong
gia đình thật không dễ dàng chút nào đối với chị.
Hôm sau lên lớp Ân vui vẽ phát biểu xây dựng bài, tôi đã
khuyến khích em với những điểm tốt. Đã ba tuần tiếp theo trôi
qua lớp học lại trở về trạng thái êm đềm thật dễ chịu. Có chị
đồng nghiệp bảo:
- Cô Duyên sao hôm nay vui thế?
- Dạ có gì đâu chị.
Đâu phải không có gì, lớp mình mấy tuần liên tục học rất
tốt, không có em nào vi phạm lỗi gì. Tôi cười thầm.
Sắp đến 20-11 nhà trường phát động phong trào thi đua
chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Tôi nói với lớp:
- Cô mong rằng các em cố gắng học tập thật ngoan,
đạt thành tích tốt đó là món quà lớn nhất mà các em
giành tặng cô.
Tôi hy vọng lớp tôi sẽ làm được như tôi mong muốn.
Sang tuần thứ hai của đợt thi đua học tốt tôi lại nhận được
thông tin Ân đánh nhau với một học sinh lớp khác, y như thể
có vật gì đang đè nặng lên ngực tôi, tôi lặng lẽ xách chiếc cặp
quen thuộc mọi ngày ra về nhưng sao chiếc cặp lại nặng nề
như muốn sắp tuột khỏi tay tôi.
Tập san Năm học:2010-2011 Trang-
25