Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tài liệu luận văn Tìm Hiểu Phương Tiện Ngôn Ngữ Biểu Thị Ý Nghĩa Khen - Chê Trong Mục Ý Kiến Bạn Đọc Của Báo Vnexpress

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG

TÌM HIỂU PHƢƠNG TIỆN NGÔN NGỮ
BIỂU THỊ Ý NGHĨA KHEN – CHÊ TRONG MỤC
Ý KIẾN BẠN ĐỌC CỦA BÁO VNEXPRESS.NET

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG

TÌM HIỂU PHƢƠNG TIỆN NGÔN NGỮ
BIỂU THỊ Ý NGHĨA KHEN – CHÊ TRONG MỤC
Ý KIẾN BẠN ĐỌC CỦA BÁO VNEXPRESS.NET

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học
Mã số: 60220240

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS Đinh Kiều Châu



Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN

Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS Đinh Kiều Châu. Những tƣ liệu và số liệu trong luận văn là
trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận chƣa
đƣợc ai công bố.

Học viên cao học

Nguyễn Thị Hƣơng Giang


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đinh Kiều Châu đã rất tận tâm
hƣớng dẫn giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô Khoa Ngôn ngữ học đã
giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài này.
Xin tỏ lịng biết ơn gia đình và những ngƣời thân đã luôn chia sẻ và
ủng hộ để tơi có điều kiện học tập và làm việc tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn.

Học viên cao học

Nguyễn Thị Hƣơng Giang



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 5
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: ....................................... 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: .................................... 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: ...................................................................... 7
6. Bố cục của luận văn: .............................................................................. 8
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................ 9
1.1. Một số cơ sở lí thuyết từ góc độ truyền thơng .................................. 9
1.1.1. Khái qt về truyền thơng ..................................................... 9
1.1.2. Mơ hình truyền thơng và yếu tố phản hồi trong chu trình
truyền thơng ................................................................................ 10
1.1.3. Phƣơng tiện truyền thông xã hội và Báo điện tử .................. 12
1.1.4. Công chúng truyền thông và công chúng truyền thông báo
điện tử ......................................................................................... 16
1.2. Giao tiếp truyền thông .................................................................... 17
1.2.1. Chức năng của giao tiếp truyền thông ................................ 17
1.2.2. Đặc thù của giao tiếp truyền thông ...................................... 18
1.3. Một số cơ sở lí thuyết từ góc độ ngôn ngữ. .................................... 21
1.3.1. Ngôn ngữ đánh giá ............................................................. 21
1.3.2. Hành vi ngôn ngữ ................................................................. 23
1.3.3. Đặc điểm hành vi khen và hành vi chê ................................ 25
1.4. Tiểu kết ......................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHƢƠNG TIỆN NGÔN NGỮ PHẢN
HỒI TRONG CHUYÊN MỤC GIẢI TRÍ BÁO VNEXPRESS.NET
BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA KHEN .......................................................................... 29
2.1. Một số phƣơng tiện ngôn ngữ biểu đạt ý nghĩa khen ...................... 29
1



2.1.1. Trên phƣơng diện từ ngữ .................................................... 29
2.1.2. Trên phƣơng diện phát ngôn ............................................... 38
2.1.3. Trên phƣơng diện hành động ngôn từ .................................. 43
2.2. Một vài nhận xét về đặc điểm ngữ dụng của lời khen ..................... 55
2.2.1. Chiến lƣợc khen ................................................................. 55
2.2.2. Chức năng của lời khen ...................................................... 58
2.3. Tiểu kết 2 ...................................................................................... 61
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHƢƠNG TIỆN NGƠN NGỮ PHẢN
HỒI TRONG CHUN MỤC GIẢI TRÍ BÁO VNEXPRESS.NET
BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA CHÊ ............................................................................. 62
3.1. MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN NGÔN NGỮ BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA CHÊ ................. 62
3.1.1. Trên phƣơng diện từ ngữ .................................................... 62
3.1.2. Trên phƣơng diện phát ngôn. .............................................. 69
3.1.3. Trên phƣơng diện hành động ngôn từ .................................. 72
3.2. Một vài nhận xét về đặc điểm ngữ dụng của lời chê ...................... 87
3.2.1. Chiến lƣợc chê ................................................................... 87
3.2.2. Chức năng của lời chê ........................................................ 90
3.3. Tiểu kết 3 ...................................................................................... 91
KẾT LUẬN ............................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 95
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ............................................................ 99
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


(1)

S: Ngƣời nói/ độc giả

(2)

BMĐT: Báo mạng điện tử

(3)

CLK: chiến lƣợc khen

(4)

CLC: chiến lƣợc chê

(5)

ĐTNVK: Động từ ngữ vi khen

(6)

ĐTNVC: Động từ ngữ vi chê

(7)

X: Đối tƣợng đƣợc khen/ Đối tƣợng bị chê

(8)


K: Nội dung lời khen

(9)

C: Nội dung lời chê.

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khảo sát câu theo mục đích phát ngơn ..................................... 43
Bảng 2.2: Khảo sát biểu thức ngữ vi khen ................................................ 53
Bảng 2.3: Khảo sát chiến lƣợc khen ......................................................... 57
Bảng 3.1: Khảo sát câu theo mục đích phát ngôn ..................................... 69
Bảng 3.2: Khảo sát biểu thức chê gián tiếp ............................................... 83
Bảng 3.3: Khảo sát biểu thức ngữ vi chê .................................................. 85
Bảng 3.4: Khảo sát chiến lƣợc chê ........................................................... 90

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ câu theo mục đích phát ngơn............... 43
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện cấu trúc lời khen trong tiếng Việt............... 54
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện chiến lƣợc khen. ........................................ 58
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ câu theo mục đích phát ngơn............... 70
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện biểu thức chê gián tiếp ............................... 84
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện cấu trúc lời chê trong tiếng Việt ................. 86
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ thể hiện chiến lƣợc chê............................................ 90

4



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển thì chúng ta càng khơng thể phủ nhận vai
trị và sự chi phối của truyền thơng trong cuộc sống dựa trên những tƣơng
tác mạnh mẽ giữa nguồn truyền thơng (nơi xuất phát thơng tin) và đích
truyền thơng (cơng chúng).
Phƣơng tiện truyền thông hiện đại cho phép thu hẹp khoảng cách giữa
nguồn tin và cơng chúng, từ đó tạo ra nhu cầu thay đổi trong nghiên cứu
truyền thông là hƣớng đến sự cân bằng, hài hồ. Nhìn lại lịch sử truyền
thông chúng ta thấy dƣờng nhƣ trong quá khứ các tƣơng tác truyền thông
thƣờng theo hƣớng một chiều và tập trung nhiều vào yếu tố nguồn gắn với
các thông điệp cịn yếu tố đích lại vơ cùng mờ nhạt. Với điều kiện phát
triển mới cả về mặt lí thuyết lẫn thực tế truyền thông, các nghiên cứu về
yếu tố đích dần trở thành yêu cầu cần thiết và mang tính tất yếu.
Báo điện tử là phƣơng tiện truyền thơng đại chúng hiện đại và phổ biến
hiện nay. Đây cũng là phƣơng tiện cho phép công chúng thể hiện đƣợc
những tƣơng tác (phản hồi) của mình một cách nhanh chóng, trực tiếp, đa
dạng và ít bị giới hạn. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam vẫn chƣa có
nhiều cơng trình nghiên cứu về nội dung này.
Trên cơ sở những định hƣớng cụ thể nêu trên, trong phạm vi thực hiện
của luận văn thạc sỹ chúng tôi xin lựa chọn một nghiên cứu trƣờng hợp
nhỏ, với mong muốn góp phần làm rõ thêm khía cạnh nghiên cứu mới về
ngơn ngữ truyền thơng hiện cịn nhiều khoảng trống. Luận văn có tên đề tài
“Tìm hiểu phƣơng tiện ngơn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục Ý
kiến bạn đọc của báo Vnexpress. Net”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Để phục vụ việc nghiên cứu của đề tài, qua quá trình thu thập và tìm
hiểu về mặt lí thuyết cũng nhƣ thực tế, chúng tôi nhận thấy hƣớng nghiên
cứu phản hồi trong truyền thơng từ góc ngơn ngữ cịn rất hạn chế.

5


Tuy vậy, đã có những cơng trình dù khơng trực tiếp liên quan đến đến
nội dung trên nhƣng là những tƣ liệu q, là cơ sở có tính nền tảng giúp đỡ
chúng tôi trong việc định hƣớng nghiên cứu của mình . Có thể kể đến một
số cơng trình nổi bật sau:
Luận án của tác giả Đỗ Thị Bình với tên gọi Đặc điểm cấu trúc, ngữ
nghĩa và ngữ dụng của lời khen, lời chê trong tiếng Việt (so sánh với tiếng
Anh) (2012). Luận án này đã đƣa ra những tổng kết về mặt cấu trúc cũng
nhƣ ngữ nghĩa và ngữ dụng của một phát ngôn khen và chê. Đối tƣợng
nghiên cứu của luận án đƣợc lấy từ quan sát ghi nhận thực tế trong đời
sống, các tác phẩm văn học, truyện, sách, giáo trình dạy tiếng, từ điển
hiện đại, … Bên cạnh đó, luận án này có sự so sánh và đối chiếu với tiếng
Anh. Từ đó, tác giả có thể rút ra đƣợc những điểm tƣơng đồng và dị biệt
về hai nền văn hố Việt và Mỹ. Cơng trình nghiên cứu có tên: Sự kiện lời
nói chê – cấu trúc và ngữ nghĩa của tác giả Nguyễn Thị Hồng Yến” cơng
bố năm 2016 của tác giả đã đề cập đến các vấn đề về hành vi chê dƣới góc
độ cấu trúc (phân tích ngữ vi chê trực tiếp, gián tiếp, vấn đề lịch sự trong
phát ngôn chê, hành vi chê trong cách sử dụng của ngƣời Việt), từ đó rút ra
đƣợc những lý thuyết và ứng dụng về cách chê của ngƣời Việt.
Luận án Ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế
trong một số chƣơng trình giải trí tiếng Việt (có liên hệ đến tiếng Anh) của
tác giả Trần Thị Thanh Hƣơng (2018), trong đó tác giả đã làm rõ về tình
hình nghiên cứu về ngơn ngữ đánh giá trong và ngồi nƣớc và đặc biệt
trong luận án có đề cập về vấn đề quyền lực trong giao tiếp.
Ngồi ra cịn có các cơng trình khác nhƣ: Luận án tiến sỹ của tác giả
Nguyễn Quang (1999) Một số khác biệt giao tiếp Việt – Mỹ trong cách
thức khen và tiếp nhận lời khen; bài viết “Khen, chê, lịch sự” (2009) của
tác giả Trần Kim Hằng; hay bài viết Một số quan điểm và nghiên cứu về

quyền lực trong giao tiếp ngôn từ của tác giả (2008) Nguyễn Quan Ngoạn…

6


Trên đây là những lịch sử vấn đề mà chúng tơi thu thập và tìm hiểu
đƣợc. Nhờ vào những cơng trình trên chúng tơi có thể hiểu sâu sắc hơn các
hành vi khen và hành vi chê từ các phƣơng diện nhƣ: cấu trúc, ngữ nghĩa
hay ngữ dụng. Từ đó là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu về các phƣơng tiện
biểu hiện của độc giả báo mạng điện tử.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: nội dung phản hồi có ý nghĩa khen và chê của
độc giả trong chuyên mục Giải trí của báo Vnexpress.
- Phạm vi nghiên cứu: phần “Ý kiến bạn đọc” thuộc chuyên mục
“Giải trí” từ tháng 1/2018 đến tháng 8/2018.
- Số lƣợng phản hồi đã thu thập: hơn 300 ý kiến từ hơn 300 tài khoản
thực tế xuất hiện trong phần Ý kiến bạn đọc.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
* Luận văn đặt mục đích chính là tìm hiểu các phƣơng tiện ngơn ngữ
biểu thị ý nghĩa khen – chê của công chúng trong sự gắn bó với một loại
thơng tin đặc thù trên phƣơng tiện truyền thơng có tính tƣơng tác cao là
báo điện tử
* Luận văn bao gồm những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau :
- Tìm hiểu và hệ thống hóa các nội dung lý thuyết có liên quan đến
đề tài từ hai góc độ: truyền thơng và giao tiếp truyền thơng.
- Miêu tả, phân tích nội dung đã thu thập từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ
dụng
- Trên cơ sở đó cố gắng đƣa ra một số giải thích và bàn luận về vấn
đề này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Luận văn đƣợc triển khai theo hƣớng quy nạp với các phƣơng pháp
đƣợc trình bày dƣới đây :
- Miêu tả, phân tích ngơn ngữ học với tƣ liệu đã đƣợc thu thập

7


- Bên cạnh đó luận văn cũng sử dụng thủ pháp thống kê, phân loại
nhằm xử lý các phản hồi thu đƣợc, thu thập tài liệu (tìm và thu thập các tƣ
liệu lí thuyết và thực tế liên quan đến đề tài) làm căn cứ cho việc trình bày
các số liệu, bảng biểu và biểu đồ.
6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tham khảo, luận văn này gồm
có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết.
Chƣơng 2: Một số đặc điểm phƣơng tiện ngôn ngữ phản hồi trong
chuyên mục Giải trí báo Vnexpress.net biểu đạt ý nghĩa khen.
Chƣơng 3: Một số đặc điểm phƣơng tiện ngơn ngữ phản hồi trong
chun mục Giải trí báo Vnexpress.net biểu đạt ý nghĩa chê.

8


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Một số cơ sở lí thuyết từ góc độ truyền thơng
1.1.1. Khái quát về truyền thông
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay chúng ta không thể phủ nhận tầm
quan trọng và ảnh hƣởng của truyền thông.
Thực tế cho thấy, khái niệm truyền thông hiện nay là một khái niệm mở

và đƣợc tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau (do truyền thơng phủ sóng
trên tất cả các mặt nhƣ: kinh tế, giáo dục, văn hóa, chính trị…). Có nhiều
quan điểm về khái niệm truyền thông, chẳng hạn nhƣ:
Theo PGS. TS Nguyễn Văn Dũng “Truyền thơng là q trình liên tục
trao đổi thơng tin, tƣ tƣởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm
giữa hai hoặc nhiều ngƣời với nhau để gia tăng hiểu biết lẫn nhau và hiểu
biết về môi trƣờng xung quanh, nhằm thay đổi nhận thức, tiến tới điều
chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của
nhóm hoặc của cộng đồng xã hội nói chung, đảm bảo sự phát triển bền
vững” [8]. Theo quan điểm của PGS.TS Đinh Kiều Châu, “Truyền thơng là
một q trình (liên tục) trao đổi thơng tin (nhân loại), chia sẻ thông tin, tạo
sự liên kết lẫn nhau, để dẫn tới sự hiểu biết, thay đổi trong nhận thức và
hành vi của đối tƣợng một cách tự nguyện, tiệm tiến và bền vững” [5]
Từ cơ sở trên theo chúng tơi, Truyền thơng là một q trình liên tục trao
đổi thông tin trong mọi đơn vị thời gian, truyền thông giúp gia tăng sự hiểu
biết, thiết lập đƣợc các mối quan hệ với nhau dựa trên sự tƣơng tác hai
chiều giữa yếu tố nguồn và yếu tố đích. Từ đó truyền thơng nhằm đến mục
đích thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi trên nguyên tắc không bắt
buộc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Để làm đƣợc nhƣ vậy rất cần tính
nhẫn nại, bền bỉ,“mƣa dầm thấm lâu” của các nhà làm truyền thông.

9


1.1.2. Mơ hình truyền thơng và yếu tố phản hồi trong chu trình
truyền thơng
a. Mơ hình truyền thơng
Năm 1948, H. Lasswell nhà chính trị học ngƣời Mỹ đã đƣa ra mơ hình
truyền thơng một chiều khá là đơn giản. Tuy nhiên, mơ hình này phù hợp
với việc truyền tải những thơng tin khẩn cấp dù chƣa thấy có sự xuất hiện

của yếu tố phản hồi.

S

M

C

R

E

(Trích nguồn: Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng [26] )
Sau đó, C. Shannon trên cơ sở nghiên cứu vấn đề điều khiển học và lý
thuyết thông tin đã bổ sung thêm 2 yếu tố là nhiễu (noise) và phản hồi
(Feedback). Cụ thể mơ hình này nhƣ sau:
Noise

S

M

C

R

Feedback
(Trích nguồn: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông [26] )

10


E


Mơ hình của C. Shannon là mơ hình truyền thơng hai chiều mềm dẻo.
Sự xuất hiện của yếu tố phản hồi (feedback) đã khắc phục đƣợc những hạn
chế của Lasswell. Mơ hình này thể hiện đƣợc tính tƣơng tác bình đẳng và
sự chuyển hóa giữa vai trị của chủ thể và đối tƣợng truyền thơng. Mơ hình
này phù hợp với điều kiện hiện nay khi đời sống xã hội ngày càng đƣợc
dân chủ hóa.
* Các yếu tố cơ bản của truyền thông
Nhƣ chúng ta đã biết, truyền thông là một q trình diễn ra theo thời
gian và trong một khơng gian nhất định (không gian xác định hoặc không
gian mở) bao gồm các yếu tố sau: nguồn (S), thông điệp (M), kênh truyền
thông (C), ngƣời nhận (R) hay công chúng, nhóm đối tƣợng truyền thơng,
hiệu lực truyền thơng, hiệu quả truyền thông.
Trong luận văn này, để liên quan trực tiếp đến đề tài chúng tơi xin
phép tập trung tìm hiểu yếu tố phản hồi trong truyền thông.
b. Yếu tố phản hồi trong chu trình truyền thơng
Theo Từ điển Tiếng Việt, phản hồi: 1. “trở về, quay trở lại” 2. “tác
dụng trở lại”3. “liên hệ ngƣợc” [27, tr.739]
Theo Từ điển Hoàng Phê, phản hồi: “trở về, quay trở lại/ tác dụng trở
lại/ đáp lại, trả lời lại một cách chính thức” [24, tr. 986]
Phản hồi trong truyền thơng (dù tích cực hay tiêu cực) đã thể hiện
đƣợc tính liên kết, tƣơng tác, qua lại hai chiều giữa “nguồn” và “đích”. Nhờ
phản hồi “nguồn” có thể hiểu đƣợc những tâm tƣ, nguyện vọng của “đích”
và từ đó định vị lại mình nhằm đƣa những sản phẩm tốt nhất ra phục vụ.
Nhƣ vậy “đích” đã trở nên “quyền lực” hơn dựa trên cơ hội có thể chấm
điểm, đánh giá về những sản phẩm mà “nguồn” đƣa ra.
Đây cũng chính là điểm khác biệt nổi trội, vƣợt bậc của phƣơng tiện

truyền thông hiện đại so với truyền thống ở chỗ cho phép các phản hồi diễn
ra nhanh hơn, trực tiếp hơn và dân chủ hơn.

11


Phản hồi trong truyền thơng có thể đƣợc thể hiện qua kênh ngơn ngữ
(những ý kiến bình luận, đánh giá của độc giả) và qua những hình thức
khác (hành động, cử chỉ...)
1.1.3. Phƣơng tiện truyền thông xã hội và Báo điện tử
1.1.3.1. Đặc điểm của phương tiện truyền thông xã hội
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay chúng ta không thể phủ nhận tầm
quan trọng và ảnh hƣởng của phƣơng tiện truyền thơng xã hội.
Ngồi những tính năng chung của phƣơng tiện truyền thông, phƣơng
tiện truyền thông xã hội nổi bật với các đặc điểm sau [17]:
- Tính siêu liên kết xã hội: thuộc tính này giúp cho NGUỒN có thể
cung cấp và kết nối thông tin một cách nhanh chóng trên diện rộng và xố
nhồ đƣợc ranh giới địa lý. Khác với truyền thông truyền thống là chỉ phục
vụ đƣợc cá nhân/quy mơ hẹp, truyền thơng xã hội có thể phục vụ đƣợc tất
cả các mối quan hệ xã hội đan xen nhau.
- Tính đồng đẳng giữa nguồn phát và ngƣời nhận: Nếu truyền thơng
truyền thống là q trình truyền thông nhƣ một đƣờng thẳng (một chiều),
ngƣời nhận tin khơng/ít có cơ hội để có thể phản hồi các quan điểm của
mình và phải tiếp nhận tin tức một cách thụ động. Truyền thông xã hội đã
khắc phục đƣợc những hạn chế đó bằng cách yếu tố “phản hồi” xuất hiện.
Khi bên NGUỒN đƣa nguồn tin ra, thì độc giả có quyền nhận xét, bình
luận, đánh giá về tính đúng – sai, hợp lý – bất hợp lý từ NGUỒN. Từ
những lẽ đó, yếu tố nguồn phát sẽ ngày càng hồn thiện hơn, hiểu đƣợc độc
giả cần gì và muốn gì và đồng thời ngƣời nhận cũng thấy đƣợc vị thế của
mình trong mỗi tin tức và giúp họ hứng thú hơn trong việc tìm kiếm thơng

tin cũng nhƣ xây dựng văn hố đọc.
- Mơi trƣờng tự do thơng tin (tính mở) và thơng tin khó kiểm sốt:
điểm cộng cho đặc điểm này đó là độc giả tự do thoải mái trình bày quan
điểm suy nghĩ, tình cảm của mình, hay nói cách khác là “tự do ngơn luận”
đạt mức tối đa. Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất đó là tính xác thực của thơng
12


tin. Bởi vì rộng q, vì khơng thể bảo đảm hết đƣợc chất lƣợng của các
bình luận nên ngƣời đọc sẽ rơi vào trạng thái “nửa thật, nửa mơ” không
biết nên lựa chọn và đánh giá tin tức nào là xác thực, tin tức nào là “lá cải”.
Do vậy, yêu cầu của những ngƣời tham gia sử dụng báo mạng điện tử phải
có một tri thức nền nhất định về vấn đề đó để có thể trở thành một “độc giả
thông minh” trong thế giới “nhiễu” thông tin nhƣ hiện nay.
- Tính nặc danh, khả năng bảo mật giới hạn và sự không đồng nhất
của ngƣời dùng: Chúng ta sẽ khơng biết ngƣời bình luận là ai? Họ làm gì?
Nhƣng họ có thể thoải mái thể hiện quan điểm của mình. Tính nặc danh
này vừa có mặt tích cực và vừa có mặt tiêu cực. Tích cực thể hiện ở chỗ:
ngƣời bình luận có thể “thoải mái” thể hiện quan điểm cá nhân của mình
mà khơng bị lộ danh tính nhƣng tiêu cực chính là sự xuất hiện của các “anh
hùng bàn phím”. Khi các bình luận “sinh ra” khơng cịn mang tính chất xây
dựng, minh bạch mà xuất hiện dựa trên “tâm lý đám đơng” hoặc mang tính
cá nhân thì có thể gây ra ảnh hƣởng xấu đến đối tƣợng tiếp nhận.
1.1.3.2. Trang báo Vnexpress – một điển hình về báo mạng điện tử tiếng
Việt cùng chuyên mục Giải trí
a. Báo điện tử:
Theo báo mạng điện tử là loại hình báo chí đƣợc
thiết kế xây dựng nhƣ một website dựa trên nền tảng Internet. Báo mạng
điện tử đƣợc biên soạn xuất bản bởi toà soạn điện tử, giúp mọi ngƣời đọc
báo trên điện thoại, máy tính khi có Internet.

Từ đó, chúng ta có thể thấy đƣợc tính tƣơng tác hai chiều chính là điểm
khác biệt so với các trang báo truyền thống.
b. Vài nét về trang BMĐT Vnexpess:
Vnexpress hay Tin nhanh Việt Nam là một trang báo điện tử tại Việt
Nam. Đây là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam khơng chỉ có bản điện tử mà cịn
có bản in giấy [35]

13


Ra đời ngày 26/12/2001. Mỗi ngày báo xuất bản trung bình 500 tin, bài.
Các lĩnh vực đƣợc đọc nhiều gồm: Thời sự, Thế giới, Pháp luật, Giải trí, Thể
thao, Kinh doanh…Báo có các trang chuyên biệt về nội dung nhƣ: Ngơi
sao.net tập trung vào thơng tin giải trí; lone.net cung cấp tin tức giới trẻ.
Ví dụ về hình ảnh của báo:

Sau đây là phần tự giới thiệu của trang báo này:
(Trích nguồn: />Với hơn 4 triệu bình luận đƣợc xuất bản trong năm, VnExpress tiếp tục
là báo tiếng Việt nhận nhiều ý kiến bạn đọc nhất. Độc giả tƣơng tác và gắn
kết, tham gia vào q trình hoạt động thơng tin là điều đặc biệt
ở VnExpress. Bạn đọc đã xây dựng cộng đồng cho chính mình trên trang
báo - nơi họ đƣợc bày tỏ quan điểm, đóng góp ý kiến về các chủ đề nóng
bỏng trên tinh thần xây dựng, hợp tác.
Với những nỗ lực, năm 2018, VnExpress có hơn 41 triệu ngƣời đọc
thƣờng xuyên (user), tiếp tục giữ vị trí báo tiếng Việt nhiều ngƣời đọc nhất.
Thời gian độc giả truy cập báo (time-on-site) tăng gần 10%; lƣợng ngƣời
14


truy cập vào VnExpress 200 lần mỗi tháng tăng trên 46%, theo Google

Analytics”
Vnexpress hiện nay có hơn 230 nhà báo, làm việc tại trụ sở chính ở Hà
Nội, văn phịng ở thành phố Hồ Chí Minh và các địa phƣơng trên cả nƣớc.
Công nghệ số ngày nay tạo ra những điều kiện trải nghiệm hoàn toàn mới.
Kết hợp sáng tạo giữa công nghệ với nội dung chất lƣợng cao. Vnexpress
hiện nay luôn là tờ báo lựa chọn hàng đầu của ngƣời Việt.
c. Chuyên mục Giải trí
Giải trí là một trong những chuyên mục nổi bật của vnexpress.net với số
lƣợng bài xuất hiện nhiều, cập nhật và lƣợng tƣơng tác cao ổn định (qua số
lƣợng các ý kiến độc giả). Trọng tâm thơng tin của chun mục Giải trí tập
trung ở hai nội dung chính: nhân vật và sự kiện.
Ở góc độ nhân vật: thông tin chuyên mục tập trung khai thác và đƣợc các
độc giả đón nhận nhiệt tình chủ yếu là các bài viết về một số nhân vật nổi
tiếng có tầm ảnh hƣởng lớn đối với cơng chúng (ca sĩ, diễn viên...trong
nƣớc và quốc tế).
Ở góc độ sự kiện: hầu hết các sự kiện mà độc giả tham gia phản hồi luôn
gắn liền với các nhân vật nổi tiếng. Một số sự kiện nổi bật nhƣ: hoạt động
đời tƣ của các ngôi sao, các sự kiện về nhan sắc, các sản phẩm ra mắt công
chúng (MV âm nhạc, các thiết kế thời trang, các sản phẩm sách…)
Với chủ đề thông tin nhƣ vậy đã chi phối đến cách đón nhận cũng nhƣ
tham gia phản hồi của các độc giả trong chun mục này
Ví dụ về hình ảnh của chuyên mục:

15


1.1.4. Công chúng truyền thông và công chúng truyền thông báo
điện tử
1.1.4.1. Khái niệm cơng chúng
Theo từ điển Hồng Phê “Công chúng”: đông đảo ngƣời đọc, ngƣời

xem, ngƣời nghe trong quan hệ với tác giả, diễn viên” [27, tr.282]
Nhƣ vậy, chúng tơi có thể hiểu nhƣ sau: Cơng chúng là những ngƣời
cập nhật, tiếp nhận và sử dụng thông tin do yếu tố “nguồn” cung cấp và
thao tác cuối cùng công chúng sẽ đƣa ra những ý kiến đánh giá của cá nhân
mình để tƣơng tác với “nguồn” trên tinh thần tự do và tự chủ.
1.1.4.2. Đặc điểm của công chúng truyền thơng
Cơng chúng trong truyền thơng là có những đặc điểm cơ bản sau [14]:
Thứ nhất, công chúng báo mạng điện tử có trình độ nhận thức và văn
hóa nhất định so với mặt bằng chung của xã hội.
Thứ hai, cơng chúng báo mạng điện tử có điều kiện và khả năng sử
dụng công nghệ hiện đại.
Thứ ba, công chúng báo điện tử có khả năng tự nhận biết và xử lý
thông tin.
Thứ tƣ, công chúng báo mạng điện tử thƣờng có quỹ thời gian hạn hẹp.
16


Trong thực tế cuộc sống hiện nay, báo mạng điện tử là một phần
không thể thiếu của các tầng lớp nhƣ: học sinh, sinh viên, nhân viên văn
phòng, tầng lớp trí thức…. Các thơng tin về: kinh tế, giáo dục, văn hoá,
thể thao… đƣợc mọi ngƣời đọc và biết qua internet khi mà điện thoại
thơng minh và máy tính giờ đã trở thành vật “bất ly thân” đối với những
đối tƣợng này và đọc báo mạng dƣờng nhƣ giờ đây đã trở thành một thói
quen sinh hoạt mới trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
1.2. Giao tiếp truyền thông
1.2.1. Chức năng của giao tiếp truyền thông
Giao tiếp đƣợc coi là một trong những chức năng cơ bản của ngôn ngữ.
Nhờ có ngơn ngữ mà con ngƣời có thể trao đổi, giao lƣu, truyền tải thông
tin với nhau. Các thông tin giao tiếp đƣợc hoạt động theo nguyên tắc đa
chiều, nhiều kênh mang tính chất trao đổi, hợp tác và cùng chia sẻ lợi ích

của các đối tác. Thơng tin quan trọng phải là thơng tin có tính mới, tính cập
nhật, chịu sự sàng lọc và lựa chọn của con ngƣời [11].
Trong phần này, chúng tôi xin làm rõ 3 chức năng chính đó là: chức năng
thơng tin, chức năng tác động và chức năng liên nhân.
- Chức năng thông tin:
Chức năng thơng tin: có nhiều nhánh nhƣng quan trọng nhất là trao đổi
thông tin và chuyển giao thông tin. Nguồn phát sẽ truyền đạt một thông
điệp đến ngƣời nghe, quá trình này đƣợc xem nhƣ là sự chuyển giao thơng
tin. Sau đó, ngƣời nghe sẽ phát ra những tín hiệu khác nhau để đánh giá về
thông điệp mà nguồn đƣa ra. Chức năng thông tin vừa giúp mở đầu giao
tiếp vừa là sự luân phiên trao đổi lƣợt lời về sau của các vai trong quá trình
tham gia giao tiếp. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể nhận đƣợc
nhiều thơng tin ở các loại hình khác nhau. Cụ thể nhƣ, những thơng tin
mang tính chất sinh hoạt đời thƣờng sắc thái sẽ khác biệt so với những
thông tin mang tính chất hành chính – cơng vụ. Tuỳ vào tính chất, đặc điểm

17


khác nhau của thông báo mà ngƣời nhận cũng tự tìm những cách phản hồi
phù hợp.
- Chức năng tác động:
Truyền thông sẽ tác động đến nhận thức của đông đảo công chúng trong
xã hội nhằm thông tin, chia sẻ, tập hợp, thuyết phục để tham gia giải quyết
các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội... đã và đang đƣợc đặt ra [36]. Đây là
một trong những chức năng hết sức quan trọng khi mà truyền thông tác
động trực tiếp đến nhận thức, từ nhận thức sẽ quyết định đến hành động và
ứng xử của cơng chúng.
Truyền thơng có tính hai mặt về thơng tin: mặt tích cực và mặt tiêu cực. Rõ
ràng, mặt tích cực sẽ hƣớng dƣ luận đến những điều hay, điều tốt đẹp. Tuy

nhiên, nếu hình ảnh truyền thơng truyền đi mang tính tiêu cực thì sẽ tạo ra
những ảnh hƣởng xấu đến những nhóm cơng chúng nhất định trong xã hội.
Do vậy, ngày nay khi xuất hiện quá nhiều những mạng lƣới thông tin khác
nhau, độc giả cần phải “tỉnh táo” nhằm “chắt lọc” những thông tin đúng và
phù hợp.
- Chức năng liên nhân:
Chức năng liên nhân nó khơng chỉ là mối quan tâm của các nhà ngơn
ngữ học mà cịn là sự quan tâm của các nhà tâm lý học, xã hội học, nhân
học, văn hố….. “Liên nhân” có thể hiểu nơm na là sự liên kết, gắn bó giữa
con ngƣời với con ngƣời. Cơng cụ để biểu đạt quan hệ liên nhân đó là ngôn
ngữ. Nhiệm vụ của ngôn ngữ trong trƣờng hợp này là làm sao con ngƣời có
thể thoả mãn nhu cầu giao tiếp với nhau, đó là sự thấu hiểu, sẻ chia và khả
năng tƣơng tác qua lại. Chức năng liên nhân giúp thoả mãn và hài hồ các
lợi ích khác nhau trong các “giao dịch” xã hội.
1.2.2. Đặc thù của giao tiếp truyền thông
Giao tiếp truyền thông đƣợc xem là một loại hình giao tiếp vừa mang
đặc điểm của những cuộc giao tiếp thơng thƣờng nhƣng cũng có nhƣng nét
riêng nổi bật. Điều này đƣợc thể hiện trọng một số yếu tố mang tính đặc
18


thù nhƣ: tính tƣơng tác, tránh áp đặt và vấn đề quyền lực trong giao tiếp
truyền thơng.
a. Tính tƣơng tác
Tƣơng tác trong truyền thơng là một q trình trao đổi thông tin giữa
nguồn phát (cơ quan ngôn luận/cá nhân) đến đích (độc giả). Cơng cụ thực
hiện tƣơng tác là ngơn ngữ, ngồi ra cịn có các yếu tố phi ngơn ngữ. Nếu
nhƣ trƣớc đây, khi báo với một số phƣơng tiện truyền thơng truyền thống
thì tính tƣơng tác chƣa thể hiện một cách rõ ràng và trực tiếp. Khi đó,
NGUỒN ln đóng vai trị chủ động, cịn vị thế của ĐÍCH thì chƣa thực sự

tạo đƣợc thế cân bằng với nguồn.
Ngày nay do sự phát triển của cơng nghệ tính tƣơng tác đã đƣợc phủ sóng
một cách tồn diện và nhanh chóng nên độc giả ngày càng thấy rõ đƣợc vai
trị của mình, quan hệ giữa yếu tố nguồn và đích trở nên bình đẳng và chủ
động. Nhờ vậy, thơng tin đƣa ra ngày càng đƣợc nhìn nhận một cách đa
diện và chính xác cao hơn.
b. Tránh áp đặt
Tránh áp đặt (Don’t impose), đặc thù này đƣợc thể hiện rõ nhất trong
quan điểm của R. Lakoff, (Don’t impose) bao gồm: ngƣời nghe có thể hành
động theo suy nghĩ, ý muốn của bản thân mình; ngƣời nói khơng đƣa ra
hoặc khơng thỉnh cầu những quan điểm riêng tƣ; tránh sử dụng tiếng lóng,
ngơn từ thơ lỗ…Tiếp đến, sử dụng trong giao tiếp quy phạm, phù hợp với
ngữ cảnh, vai vế trong giao tiếp. Bên cạnh đó, chú ý sử dụng thêm các biểu
thức rào đón nhƣ: xin phép, xin lỗi, từ ngữ để lựa chọn, hay các từ cảm
thán…để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp [22].
Trong giao tiếp truyền thông, đặc biệt là truyền thông dựa trên phƣơng tiện
truyền thông hiện đại, tránh áp đặt đƣợc thể hiện qua các bình luận của độc
giả khi mà họ có quyền đƣa ra những suy nghĩ, đánh giá của mình một cách
nhanh chóng, thẳng thắn và trực tiếp. Bên cạnh đó, họ có quyền lựa chọn
những thơng tin (bài viết) mà họ quan tâm, tìm hiểu mà khơng phải chịu sự
19


kiểm sốt hay can thiệp. Tính tránh áp đặt là một trong những minh chứng
cho việc tự do ngôn luận của độc giả và cũng nhờ vậy chúng ta đã nhận
đƣợc rất nhiều những ý kiến trái chiều khi một chủ đề nào đó đƣợc đƣa ra.
c. Quyền lực trong giao tiếp truyền thông
Mối quan hệ giữa khái niệm quyền lực và giao tiếp ngơn từ đã có rất
nhiều định nghĩa, ý kiến khác nhau của các học giả trong nƣớc cũng nhƣ
nƣớc ngoài nhƣ: Leech (1983); Thomas (1985); Brown và Levinson

(1987); Holmes (1992); Ng và Bradac (1993); Ng (1995); Nguyễn Quang
(2002,2003); Holmes và Stubbe (2003); Locher (2004); Nguyễn Quang
Ngoạn (2004).
Nghiên cứu về quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ [22] các tác giả đã
chỉ ra nhƣ sau: Thomas coi quyền lực và các chuẩn mực xã hội là hai yếu tố
quan trọng trong sản sinh và diễn giải các phát ngơn. Brown và Levinson
cũng thừa nhận vai trị của quyền lực quan hệ bên cạnh vai trò của khoảng
cách xã hội (social distance) và mức độ áp đặt (ranking of imposition)
trong việc lựa chọn lịch sự trong giao tiếp. Hay trong cơng trình nghiên cứu
về khía cạnh quyền lực trong giao tiếp ngơn từ của mình, Ng và Bradac đã
lập luận rằng “ngôn ngữ ảnh hƣởng đến và cũng bị ảnh hƣởng bởi quyền
lực” và “ngôn ngữ là công cụ để đạt đƣợc sự ảnh hƣởng”.
Theo quan điểm của GS.TS Nguyễn Văn Khang [22] “mặc dù mối quan
hệ giữa con ngƣời trong xã hội rất đa tạp nhƣng có thể quy làm hai loại
chính: quan hệ quyền lực (power) và quan hệ thân hữu (solidarity). Quan
hệ quyền lực là quan hệ trên – dƣới, sang – hèn, tôn – khinh….”. Bên cạnh
đó tác giả cịn cho rằng yếu tố quyền lực sẽ chịu sự chi phối của nhiều nhân
tố nhƣ: truyền thống dân tộc, kết cấu xã hội, ý thức cộng đồng và sự tƣơng
ứng với khoảng cách về nhân than cũng nhƣ mức độ thân sơ giữa những
ngƣời giao tiếp với nhau.
Theo tác giả Trần Thị Thanh Hƣơng [21], dẫn theo quan điểm của tác
giả Spencer – Oater (1992), Thomas (1995) những biểu đạt về quyền lực
20


gồm ba nhóm quyền lực: quyền hợp pháp, quyền quy chiếu và quyền
chuyên gia để xác định và lý giải thêm những đặc điểm trong các bình luận,
đánh giá của độc giả trên báo mạng điện tử. Quyền hợp pháp: có thể dựa
trên “vai xã hội”, “tuổi tác” và địa vị. Quyền quy chiếu biểu hiện khi một
ngƣời có quyền lực đối với ngƣời khác (bởi vì khi anh ta và cô ta làm cho

ngƣời khác thấy ngƣỡng mộ và muốn đƣợc nhƣ mình). Quyền chuyên gia,
điều này chỉ áp dụng cho một số ngƣời họ đứng đầu và hiểu biết về một
lĩnh vực cụ thể nào đó.
Do vậy khi nghiên cứu về sự tƣơng tác của yếu tố nguồn đến với đích
chúng ta khơng thể bỏ qua đƣợc vấn đề này. Cụ thể, trong luận văn này
chúng tơi tìm hiểu cụ thể về nội dung phản hồi có ý nghĩa khen chê. Chủ
thể thực hiện hai hành vi ngôn ngữ này chính là độc giả.
So sánh một chút với các chƣơng trình truyền hình thực tế có các giám
khảo nhận xét chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy xuất hiện nhiều hành vi ngơn
ngữ nhƣng chắc chắn trong đó sẽ có hai hành vi nổi bật là khen và chê. Chu
trình hoạt động của nó sẽ là quyền lực từ giám khảo đến với đối tƣợng tiếp
nhận và sau đó đối tƣợng tiếp nhận sẽ tiếp tục phản hồi ngƣợc lại với giám
khảo (hình thức trực tiếp và mặt đối mặt). Đây là sự tƣơng tác luân phiên
cho đến khi thoả mãn đƣợc cả hai bên thì mới dừng lại. Chúng tơi đƣa ra ví
dụ này để muốn lƣu ý và nhấn mạnh về mặt hoạt động của độc giả trên báo
mạng điện tử có một chút khác biệt ở đây là: quyền lực từ độc giả không
tác động đến đối tƣợng tiếp nhận hành vi khen và chê một cách trực tiếp.
Với nguyên lý này chúng ta có thể khẳng định quyền lực của độc giả trên báo
mạng điện tử là rất mạnh mẽ và ít bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài khác.
1.3. Một số cơ sở lí thuyết từ góc độ ngơn ngữ.
1.3.1. Ngơn ngữ đánh giá
a. Khái niệm:
Theo Hunston (2011): “thực tế, có thể nói rằng tính chủ quan và giá trị
tƣ tƣởng thẩm thấu thậm chí ở những diễn ngơn khách quan nhất. Chúng ta
21


×