Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành dịch vụ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

NGUYỄN ĐỨC HUY
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CÔNG BỐ THƠNG TIN KẾ TỐN TRÊN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
NHÓM NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM.

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã Ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 03 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

NGUYỄN ĐỨC HUY
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CÔNG BỐ THƠNG TIN KẾ TỐN TRÊN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
NHÓM NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM.

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán


Mã Ngành: 60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH TẤN DŨNG

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 03 năm 2018


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH TẤN DŨNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 06
tháng 05 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Võ Văn Nhị

Chủ tịch

2

PGS.TS. Trần Phước


Phản biện 1

3

PGS.TS. Hà Xuân Thạch

Phản biện 2

4

TS. Huỳnh Xuân Hiệp

5

TS. Lê Đức Thắng

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa
(nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHỆ TP. HCM
PHỊNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TP. HCM, tháng 05 năm 2018
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : Nguyễn Đức Huy

Giới tính : Nam

Ngày sinh

: 30/12/1992

Nơi sinh : TP.HCM

Chuyên ngành

: Kế toán

MSHV

: 1641850008

III-Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cơng bố thơng tin kế tốn của
các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành dịch vụ tại Việt Nam.
III-Nhiệm vụ và nội dung:
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công bố thông tin.
-Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cơng bố thơng tin kế tốn của các doanh
nghiệp niêm yết thuộc nhóm ngành dịch vụ tại Việt Nam.
-Đề ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện mức độ công bố thông tin của các doanh
nghiệp niêm yết.
III- Ngày giao nhiệm vụ


: tháng 08 năm 2017

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : ngày 31 tháng 03 năm 2018
V- Cán bộ hướng dẫn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. HUỲNH TẤN DŨNG

: TS. HUỲNH TẤN DŨNG
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Đức Huy


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian theo học sau đại học chun ngành kế tốn tại trường

Đại Học Cơng Nghệ TP HCM. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cơ giáo đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tơi trong q trình học tập tại trường.
Đặc biệt, Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Huỳnh Tấn Dũng, thầy đã tận
tình hướng dẫn, định hướng và góp ý giúp cho tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cám ơn Khoa kế tốn tài chính ngân hàng, phịng Quản lý
khoa học – đào tạo sau đại học – Trường đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học Viên

Nguyễn Đức Huy


iii

TĨM TẮT
Việc cơng bố thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính ngày nay là việc cốt lõi
mà mỗi doanh nghiệp niêm yết phải thực hiện để giúp các nhà đầu tư có cái nhìn
tổng qt, nắm bắt cụ thể tình hình hoạt động của doanh nghiệp và góp phần giúp
doanh nghiệp niêm yết ngày càng nâng cao uy tín hơn nữa trong mắt các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, dựa vào tình hình thực tế và các nghiên cứu trước đây thì việc cơng bố
thơng tin trung thực, chuẩn xác và kịp thời vẫn chưa được các doanh nghiệp niêm
yết nói chung và các doanh nghiệp ngành dịch vụ nói riêng thực hiện một cách hiệu
quả. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, hoạt động công bố thông tin
không trung thực hoặc sai lệch ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của các nhà đầu
tư, gây ra sự mất cân bằng trên thị trường chứng khoán. Từ đó, cho ta thấy rằng việc
cơng bố thơng tin trung thực và minh bạch là rất cần thiết.
Luận văn này nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ Công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành dịch vụ

thơng qua việc khảo sát mức độ công bố thông tin dựa trên báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp nhóm ngành này. Trên cơ sở đó, nâng cao trình độ hiểu biết giúp các
nhà đầu tư có cái nhìn sâu rộng và chính xác hơn nữa trong quyết định đầu tư của
họ, đồng thời nêu ra tầm quan trọng và tính hiệu quả của việc công bố thông tin
trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành dịch vụ. Góp
phần nâng cao tính lành mạnh và cơng bằng cho thị trường chứng khốn hồn hảo.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Với mơ hình nghiên
cứu gồm 1 biến phụ thuộc và 7 biến độc lập.
Kết quả cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin đó là:
Quy mơ doanh nghiệp, Khả năng sinh lời, Khả năng thanh toán, Thời gian hoạt
động.
Trong 4 nhân tố này, nhân tố có sự tác động mạnh nhất đến việc công bố
thông tin nhóm ngành dịch vụ là Quy mơ doanh nghiệp (  = 0.403), Khả năng sinh
lời(  = 0.271), Thời gian hoạt động (  = 0.247), và cuối cùng là Khả năng thanh
toán (  = 0.192).
Một vài đề xuất với các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành dịch vụ nhằm
tăng mứa độ công bố thông tin để tăng uy tín đối với khách hàng và thu hút sự chú ý


iv
của các nhà đầu tư đã được đưa ra. Các nhà đầu tư có thể dựa vào các yếu tố có ảnh
hưởng này để biết được thơng tin của các doanh nghiệp đưa ra có độ tin cậy như thế
nào, qua đó kết hợp với một số thơng tin khác để đưa ra các quyết định chính xác
cho mình.


v

ABSTRACT
The disclosure of accounting information in today's financial statements is

the core business that every listed company has to make to help investors have a
general overview and specific information about the operation of the business. It
also helps to increase the prestige of listed companies in the eyes of investors.
However, based on the actual situation and previous studies, the disclosure of
truthful, accurate and timely information has not been conducted by listed firms in
general and service enterprises in particular effectively. Under the current fierce
competition, false disclosures affect investors' decisions, causing imbalances in the
stock market. From there, it is clear that honest and transparent disclosure is
necessary.
This research aims to find out factors which affect the degrees of giving
information by enterprises based on financial reports posted on the stock market by
enterprises in the construction industry. Also, it helps investors widen their
knowledge so that they have a more exact insight into their business before they
make a decision.
The combination of two methods about quantitative and qualitative analysis
is focused in my thesis. The content of its research model consists of one dependent
variable and seven independent variables.
As the result of the research methods, there are six factors affecting the level
of publishing the information such as: company size, Profitability, Ability to pay,
Time to operate.
Relying on the result’s basis above, the necessary is having the useful
petitions to improve perfectly the system of information disclosure of all the service
enterprises sector in particular and also all Vietnam Businesses Enterprises listed on
in general.


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i

LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................ v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................xii
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 1
2.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
3.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 3

3.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT. ............................................................................. 3
3.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ. ...................................................................................... 4
4.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 4
5.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. ........................................................................................... 4
6.PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ................................................................................................. 4
7.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .......................................................... 4
8.Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. ............................................................................. 5
9.CẤU TRÚC LUẬN VĂN................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................. 6
1.1.Các cơng trình nghiên cứu có liên quan........................................................................... 6

1.1.1.Các nghiên cứu ở nước ngoài. ....................................................................... 6
1.1.2.Các nghiên cứu ở trong nước. ........................................................................ 8
1.2.Điểm mới của đề tài nghiên cứu. ................................................................................... 10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 12

2.1 Các khái niệm chung về công bố thông tin của các doanh nghiệp trên thị trường chứng
khốn. ................................................................................................................................ 12

2.1.1.Khái niệm về thơng tin trên báo cáo tài chính. ............................................ 12
2.1.2.Mục đích của cơng bố thơng tin trên báo cáo tài chính. .............................. 13


vii
2.1.3.Vai trị của cơng bố thơng tin ...................................................................... 13
2.1.4.Phân loại công bố thông tin. ........................................................................ 14
2.1.5.Yêu cầu về công bố thông tin ...................................................................... 18
2.1.5.1.Yêu cầu về công bố thông tin kế tốn. .................................................... 18
2.1.5.2.u cầu cơng bố thơng tin với công ty niêm yết. .................................... 20
2.1.6.Đo lường mức độ công bố thông tin. ........................................................... 22
2.1.6.1.Đo lường không trọng số. ........................................................................ 24
2.1.6.2.Đo lường có trọng số. .............................................................................. 24
2.1.6.3.Đo lường hỗn hợp. ................................................................................... 24
2.2.Các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài. ....................................................................... 25

2.2.1.Lý thuyết đại diện (Agency theory): ............................................................ 25
2.2.2.Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory). ........................................................ 27
2.2.3.Lý thuyết chi phí chính trị (Political costs theory). ..................................... 28
2.2.4.Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary costs theory). ................................... 28
2.2.5.Lý thuyết về chi phí vốn (Cost of capital theory). ....................................... 29
2.2.6.Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory). ............................................... 29
2.2.7.Lý thuyết về tính hợp pháp (Legitimacy theory). ........................................ 29
2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin doanh nghiệp nhóm ngành dịch
vụ tại Việt Nam. ................................................................................................................... 30

2.3.1.Quy mô doanh nghiệp. ................................................................................. 31

2.3.2.Khả năng sinh lời trên tổng tài sản. ............................................................. 31
2.3.3.Đòn bẫy tài chính. ........................................................................................ 32
2.3.4.Khả năng thanh tốn. ................................................................................... 33
2.3.5.Tài sản cố định. ............................................................................................ 33
2.3.6.Thời gian hoạt động. .................................................................................... 34
2.3.7.Tỷ lệ sở hữu cổ đơng nước ngồi. ............................................................... 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 37
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 38
3.1.Quy trình nghiên cứu. .................................................................................................... 38
3.2. Mẫu nghiên cứu. ........................................................................................................... 38
3.3 Chọn các mục công bố thông tin. .................................................................................. 39
3.4. Mô hình nghiên cứu. ..................................................................................................... 40


viii
3.5. Đo lường các biến trong mơ hình. ............................................................................... 42
3.5.1 Biến phụ thuộc. ........................................................................................................... 42

3.5.2. Các biến độc lập. ......................................................................................... 44
3.6. Cách xử lý dữ liệu. ........................................................................................................ 45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ............................................................ 48
4.1. Mức độ công bố thông tin trong BCTC của các doanh nghiệp nhóm ngành dịch vụ. .. 48

4.1.1 Thống kê mô tả chỉ số CBTT. ..................................................................... 48
4.1.2 Thống kê mô tả các biến độc lập ................................................................. 49
4.2. Phân tích hệ số tương quan trong mơ hình. ................................................................. 50
4.3 Phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến ............................................................... 51


4.3.1 Phân tích mơ hình lần 1 ............................................................................... 51
4.3.1.1. Mơ hình lần 1 .......................................................................................... 51
4.3.1.2. Phân tích và kiểm định mơ hình. ............................................................ 52
4.3.2 Phân tích mơ hình Các lần tiếp theo ............................................................ 53
4.3.2.1. Kiểm định mơ hình hồi quy lần cuối. ..................................................... 57
4.4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận về kết quả nghiên cứu ............................................. 63

4.4.1. Kết quả nghiên cứu. .................................................................................... 63
4.4.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu....................................................................... 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 67
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ HÀM Ý. ..................................................................... 68
5.1. Các đề xuất.................................................................................................................... 68

5.1.1 Đề xuất và kiến nghị với doanh nghiệp nhóm ngành dịch vụ, nhằm tăng
mức độ CBTT. ................................................................................................ 68
5.1.1.1. Đối với quy mô doanh nghiệp. ............................................................... 68
5.1.1.2. Tăng khả năng thanh toán để tăng mức độ CBTT.................................. 68
5.1.1.3. Cần cải thiện khả năng sinh lời. ............................................................. 69
5.1.1.4. Khuyến khích các doanh nghiệp lâu năm gia tăng công bố thông tin. .... 70
5.1.2. Đối với nhà đầu tư. ..................................................................................... 70
5.2. Kết Luận ...................................................................................................................... 70

5.2.1. Kết quả đạt được. ........................................................................................ 70
5.2.2 . Hạn chế của đề tài. ..................................................................................... 72


ix
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 75



x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả chỉ số CBTT các doanh nghiệp niêm yết nhóm
ngành dịch vụ tại Việt Nam. ..................................................................................... 48
Bảng 4.2: Bảng kết quả thống kê mô tả các biến độc lập ......................................... 49
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình lần 1 Correlations ....... 50
Bảng 4.4.: Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình lần 1 Model Summaryb ............ 52
Bảng 4.5.: Các thông số thống kê trong mơ hình hồi quy bằng phương pháp Enter53
Bảng 4.6.: Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình lần 2. ........................................ 54
Bảng 4.7.: Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy lần 2 bằng phương pháp
Enter .......................................................................................................................... 54
Bảng 4.8.: Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình lần 3. ........................................ 55
Bảng 4.9.: Các thông số thống kê trong mơ hình hồi quy lần 3 bằng phương pháp
Enter .......................................................................................................................... 56
Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình lần cuối ..................... 60
Bảng 4.11: Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình lần cuối .................................... 61
Bảng 4.12: Các thơng số thống kê trong mơ hình hồi quy lần cuối bằng phương
pháp Enter. ................................................................................................................ 62
Bảng 4.13: Kiểm định về tính độc lập của sai số ...................................................... 63


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: mơ hình nghiên cứu................................................................................... 38
Hình 4.1: Đồ thị phân tán phần dư đã được chuẩn hóa ............................................. 57
Hình 4.2: Biểu đồ tầng số P-Plot. .............................................................................. 58
Hình 4.3: Biểu đồ tầng số Histogram. ....................................................................... 59

Bảng 4.13: Kiểm định về tính độc lập của sai số ...................................................... 63


xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC

: Báo cáo tài chính

BTC

: Bộ Tài chính

CBTT

: Cơng bố thơng tin

GAAP

: Những ngun tắc kế toán chung được chấp nhận

GDCK

: Giao dịch chứng khoán

HĐQT

: Hội đồng quản trị


ISAB

: Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS

: Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế



: Quyết định

SGDCK

: Sở giao dịch chứng khốn

TT

: Thơng tư

TTCK

: Thị trường chứng khoán

TTGDCK

: Trung tâm giao dịch chứng khoán

UBCKNN


: Ủy ban chứng khoán nhà nước

VACPA

: Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

VAS

: Chuẩn mực kế toán Việt Nam


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau những năm đổi mới và thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, hệ
thống doanh nghiệp ở Việt Nam đã hình đã hình thành và phát triển rộng khắp trên
cả nước và các ngành nghề kinh tế. Cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng
và chất lượng, việc công bố thông tin đang ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm
và lưu ý, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt
Nam.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, báo cáo tài chính có vai trị ý
nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thơng tin đối với nhà đầu tư, các tổ chức quản
lý, điều hành thị trường, là điều kiện thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển
hiệu quả và lành mạnh. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán khá non trẻ ở Việt
Nam, những quy định và thực tế nội dung thông tin và công bố thông tin định ký
trên báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết gần đây bộc lộ một số vấn đề có ảnh
hưởng quan trọng đến tính hữu ích của thơng tin và tính minh bạch của thị trường.
Sự phát triển của thị trường chứng khốn Việt Nam địi hỏi sự phát triển đồng bộ
nhiều yếu tố, trong đó, nổi lên nhiều vấn đề ảnh hưởng đến tính minh bạch, cơng

khai và sự phát triển bền vững của thị trường. Đó là việc cơng bố thông tin của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn. Hiện nay, việc cơng bố thơng tin của
các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam được thực hiện theo
Luật chứng khốn và Thơng tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2010
của Bộ Tài Chính. Xét về quy định lẫn thực tiễn, việc trình bày công bố thông tin
của các công ty niêm yết hiện nay tồn tại một số bất cập làm ảnh hưởng khá nghiêm
trọng đến tính minh bạch, cơng khai và phát triển bền vững của thị trường chứng
khốn Việt Nam.
2.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán,
chuyển nhượng, trao đổi chứng khốn nhằm mục đích kiếm lời. Và để có thể diễn tả
các hoạt động cũng như tương lai phát triển của doanh nghiệp thì thơng tin thì
thơng tin là một yếu tố rất quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra quyết định có nên


2
đầu tư hay không. Thông tin trên thị trường chứng khốn nói chung vẫn chưa đáp
ứng được với nhu cầu của thị trường.
Thơng tin thị trường chứng khốn rất đa dạng và phong phú. Thông tin là
yếu tố then chốt, nhạy cảm và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của tất cả các đối
tượng tham gia thị trường. Thông tin sẽ phản ảnh tình hình tài chính, bản chất của
doanh nghiệp, qua đó các nhà đầu tư có thể nhận định, phân tích và đầu tư có hiệu
quả. Vì vậy, để đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động một cách minh
bạch, cơng khai thì thơng tin cung cấp của các doanh nghiệp phải thực hiện một
cách công khai, minh bạch. Nguyên tắc công khai được hiểu như là sự cung cấp
thông tin đầy đủ, trung thực và kịp thời. Ngồi những thơng tin chính thống được
cơng bố rộng rãi trên các sàn giao dịch, trang báo, tạp chí có uy tín; nhà đầu tư có
thể dễ dàng nắm bắt thơng tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua những
kênh này. Thơng tin chính thống thường đánh giá cả một quá trình hoạt động của
doanh nghiệp theo tháng, quý, năm tài chính giúp nhà đầu tư dễ dàng nhận định

hướng đi nào cho doanh nghiệp trong tương lai sẽ có lợi cho mình. Bên cạnh đó
thơng tin phi chính thống cũng là một kênh nắm bắt hữu ích đối với nhà đầu tư để
tiếp cận với doanh nghiệp, thơng tin phi chính thống thường bắt nguồn từ những tin
đồn nội bộ, nhận định của cá nhân, những trang báo khơng uy tín, khơng rõ
nguồn… phân tích hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn,
điều này có thể gây tác động tích cực hoặc tiêu cực đến nhà đầu tư. Tại Việt Nam,
thông tin phi chính thống tác động đến tâm lý nhà đầu tư nhỏ lẻ khá nhiều và có
phần gây ra hiệu ứng đám đông mang lại sự mất cân bằng trên thị trường chứng
khốn nói chung và doanh nghiệp niêm yết nói riêng.
Trong thực tế, việc cơng bố thơng tin của các doanh nghiệp niêm yết đang bị
xem nhẹ. Nhà đầu tư chưa nhận được những thông tin tương xứng về doanh nghiệp
mà họ bỏ vốn để đầu tư. Việc công khai thơng tin, đặc biệt là thơng tin kế tốn được
cung cấp dưới dạng báo cáo tài chính là nghĩa vụ bắt buộc các doanh nghiệp phải
công bố trung thực và đầy đủ, kịp thời. Những quy định hiện nay về cơng bố thơng
tin trên thị trường chứng khốn chưa được chặt chẽ dẫn đến các công ty niêm yết
trên sàn công bố thông tin sai lệch và chậm trễ, không cập nhật thường xuyên, gây
thiệt hại cho nhà đầu tư và người sử dụng thơng tin. Để duy trì một hệ thống thị


3
trường vốn hiệu quả, điều cần thiết là phải có những báo cáo tài chính chất lượng
cao. Một thị trường vốn có tính thanh khoản cao địi hỏi sự sẵn có và đầy đủ của
thơng tin minh bạch để tất cả những người tham gia có thể đưa ra quyết định khi họ
phân bổ vốn. Vì vậy, trong bối cảnh phát triển cịn non trẻ của thị trường chứng
khốn Việt Nam hiện nay, nhu cầu hồn thiện thơng tin báo cáo tài chính do các
doanh nghiệp phát hành ngày càng tỏ ra cấp thiết và thực tiễn. Việc nghiên cứu các
yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ công bố thơng tin trong báo cáo tài chính giúp
cho các tổ chức, các nhà điều hành thấy được các tác động này để có thể có những
quy định phù hợp và khả thi.
Thị trường nhóm ngành dịch vụ có rất nhiều vai trò như là một trong những

thị trường quan trọng của nền kinh tế, vì thị trường này liên quan trực tiếp đến chất
lượng đời sống của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và ngày càng phát triển về quy mơ,
tính chất cũng như giá trị về của các mặt trong nền kinh tế quốc dân. Với lợi thế
được coi là ngành “Cơng nghiệp khơng khói”, cùng với đó là sự phát triển vượt bậc,
không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần lớn giúp GDP của cả
nước tăng cao từ năm 2005 đến nay, đưa đất nước tiến đến cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập với thế giới.
Nắm bắt tình hình phát triển của ngành dịch vụ trong những năm gần đây rất
mạnh, các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành này ngày một ra đời nhiều hơn hoặc
một số các doanh nghiệp từ các nhóm ngành các cũng có xu hướng mở rộng hơn về
phát triển dịch vụ. Từ đó, việc cơng bố thơng tin của các nhóm ngành này bắt đầu
được các nhà đầu tư để ý, nắm bắt. Tuy nhiên sự kỳ vọng từ các nhà đầu tư vẫn
chưa thực sự được đáp ứng từ các doanh nghiệp nhóm ngành này. Có rất nhiều
nghiên cứu về công bố thông tin của các doanh nghiệp chứng khốn, nhưng chưa
thực sự có nghiên cứu cụ thể nào về nhóm ngành dịch vụ. Vì thế tác giả đã chọn đề
tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cơng bố thơng tin kế tốn của các
Doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành dịch vụ tại Việt Nam”
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm


4
ngành dịch vụ, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện việc công bố thông tin
các doanh nghiệp nhóm ngành này.
3.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ.
Tìm hiểu thực trạng cơng bố thơng tin tại doanh nghiệp nhóm ngành dịch vụ
niêm yết trên các sàn chứng khoán.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng thơng tin

trình bày trên BCTC của các DN nhóm ngành này.
Đưa ra những kiến nghị nhằm hồn thiện việc cơng bố thông tin các doanh nghiệp.
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ công bố thơng tin trong báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt nam - Nhóm ngành dịch vụ.
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến mức độ công bố thông tin của
các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành này ra sao?
Cần hồn thiện mức độ cơng bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết như
thế nào?
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành Dịch vụ tại
Việt Nam.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Về thời gian: nghiên cứu thông tin công bố trong báo cáo tài chính năm 2016
của 100 doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành dịch vụ. Về khơng gian: Các DN nhóm
ngành dịch vụ niêm yết tại Việt Nam.
7. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nội dung:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về mức độ CBTT và các yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ CBTT.
+ Đánh giá thực trạng CBTT của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành dịch vụ
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các doanh nghiệp niêm yết
nhóm ngành dịch vụ.
+ Đề xuất một số gợi ý nhằm tăng cường thông tin công bố của các doanh nghiệp
niêm yết nhóm ngành dịch vụ.


5
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp định lượng. Vận dụng các phương pháp định

lượng thông qua các cơng cụ tốn thống kê với sự hỗ trợ từ phần mềm Excel và
phần mềm thống kê để xây dựng mơ hình hồi quy nhằm đo lường mức độ CBTT và
các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC của các cơng ty niêm yết
nhóm ngành dịch vụ. Cụ thể:
+ Thu thập BCTC, số liệu thứ cấp của các cơng ty niêm yết nhóm ngành dịch vụ tại
Việt Nam.
+ Thiết lập chỉ số phản ánh mức độ CBTT (disclosure index) trong BCTC.
+ Đo lường mức độ CBTT qua chỉ số CBTT.
+ Thiết lập các biến, đo lường ảnh hưởng của các biến đến mức độ CBTT trong
BCTC của các cơng ty niêm yết thơng qua mơ hình hồi quy bội.
8. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
Về mặt khoa học: bổ sung và củng cố cơ sở về các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn: nghiên cứu là tài liệu giúp cho các đối tượng sử dụng
BCTC của các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mức độ công bố thông tin của doanh
nghiệp, đồng thời đây cũng là cơ sở khoa học giúp cho các doanh nghiệp thấy được
tầm quan trọng và tính pháp lý của việc CBTT trong BCTC.
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của
các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành dịch vụ.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cơng bố thơng
tin.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.

1.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan.
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi.
Nội dung CBTT đã được nghiên cứu trong nhiều thời điểm và với các phạm
vi khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
khác nhau với mức độ nghiên cứu sâu rộng trên toàn thế giới về mức độ công bố
thông tin của các doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
Năm 1995, Gray, Meek trong “Factors influencing voluntary annual report
disclosure U.S., U.K., and continental European multinational corporations” đã
nghiên cứu thực nghiệm ở 116 doanh nghiệp ở Mỹ, 64 doanh nghiệp ở Anh và 46
doanh nghiệp ở Châu Âu là các tập đoàn đa quốc gia về các yếu tố ảnh hưởng đến
CBTT tự nguyện trong báo cáo hàng năm. Kết quả cho thấy rằng quy mô công ty,
khu vực mà công ty hoạt động, thời gian niêm yết, ngành nghề kinh doanh là các
yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc CBTT.
Mitchell (Mitchell, Jason D, Chia. Chris WL & Loh, Andrew S năm 1995 ,
p1-16), Cooke, TE 1992, p229-237 nghiên cứu tại các công ty ở Nhật bản. Kết quả
thấy kích thước và loại ngành cơng nghiệp có tác động CBTT.
Antti và Hannu (Antti, J. Kanto & Hannu. J. Schadewitz, 1997, p229-241) tại
SGSCK Helsinki của Phần lan từ năm 1985 đến năm 1993. Kết quả cho thấy rằng
các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp khơng chỉ là kích
thước doanh nghiệp, mà cịn là cơ cấu vốn, và sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Đến khi nghiên cứu của Gerald và Sidney (Gerald K. Châu & Sidney J.
Gray, 2002, p247 -265) nghiên cứu CBTT của 62 doanh nghiệp được chọn ở Hồng
Kông và Singapore. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ cổ phần của các cổ
đơng bên ngồi tỷ lệ thuận với mức độ công bố thông tin tự nguyện của doanh
nghiệp.
Nghiên cứu của Weil (2008),“An empirical study of financial disclosure by
American companies” lại đề xuất một khuôn khổ cho việc đánh giá xem liệu các hệ
thống công bố thông tin cơ bản tại Mỹ có được cải tiến qua thời gian khơng – liệu
có sự cải thiện về độ chính xác và phạm vi công bố thông tin cho người sử dụng
thông tin hay khơng. Trong đó, Weil cũng đánh giá chi phí và lợi ích cơng bố thơng



7
tin và sự gia tăng minh bạch từ quan điểm của cả doanh nghiệp công bố và người sử
dụng thông tin.
Nghiên cứu của Nandi và Ghosh (2012) “Corporate governance attributes,
film characteristics and the level of corporate disclosure: Evidence from the Indian
listed firms” đã cho thấy quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận và khả năng thanh tốn
có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ CBTT, còn đòn bẫy và thành phần HĐQT có
ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ CBTT.
Nghiên cứu của Sanjay Bhayani (2012) “The relationship between
comprehensiveness of Corporate disclosure anh firm characteristics in India” cũng
đã cho thấy rằng các cơng ty có khuynh hướng cơng bố nhiều thơng tin hơn, thơng
tin minh bạch hơn là các cơng ty có quy mơ lớn, địn bẫy cao, lợi nhuận cao, niêm
yết tại thị trường chứng khốn nước ngồi và được kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm
tốn lớn. Tuy nhiên, thời gian hoạt động của một cơng ty và tình trạng cư trú (công
ty đa quốc gia và công ty trong nước) không ảnh hưởng đáng kể đến mức độ
CBTT.
Nghiên cứu của Aljifri và Alzarouni (2013) “The association between firm
characteristics and corporate financial disclosures: evidence from UAE companies
”đã tìm hiểu tác động của các yếu tố như: loại ngành, quy mô, lợi nhuận, khả năng
thanh toán, tỷ lệ sở hữu cổ đơng nước ngồi, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập đến
mức độ CBTT. Kết quả cho thấy yếu tố loại ngành và quy mơ cơng ty có ảnh hưởng
đáng kể đến mức độ CBTT.
Tiếp theo, nghiên cứu của Mohamed Moustafa Soliman (2013) “Firm
characteristics and the Extent of Voluntary Disclosure: The Case of Egypt” đã tìm
hiểu về mối quan hệ giữa các đặc điểm của doanh nghiệp với mức độ CBTT trong
BCTC của hơn 50 doanh nghiệp ở Ai Cập đang niêm yết trên thị trường chứng
khoán Ai Cập trong giai đoạn 2007 – 2010 bằng phương pháp phân tích hồi quy đa
biến các yếu tố: quy mô doanh nghiệp, chủ thể kiểm toán, lợi nhuận, thời gian niêm

yết. Kết quả là quy mơ doanh nghiệp và lợi nhuận có mối quan hệ đáng kể đến mức
độ công bố thông tin trong BCTC của các doanh nghiệp, còn chủ thể kiểm tốn và
thời gian hoạt động của doanh nghiệp khơng có mối quan hệ nào với mức độ CBTT.


8
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước.
Các nghiên cứu trong nước cũng thể hiện một sự quan tâm lớn của các nhà
nghiên cứu đối với vấn đề CBTT kế toán trong BCTC, đặc biệt là các công ty niêm
yết trên sàn chứng khoán.
Năm 2008, hai tác giả Lê Trường Vinh, Hồng Trọng đã nghiên cứu về tính
minh bạch của thơng tin được công bố từ các doanh nghiệp niêm yết. Đề tài “Các
yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm
nhận của nhà đầu tư” đi theo một hướng khác. Thông qua việc phát bảng câu hỏi,
tác giả đã dùng đánh giá của nhà đầu tư để thành lập nên chỉ số đại diện cho mức độ
minh bạch của thông tin. Tuy nhiên, theo tác giả thì đối tượng sử dụng thơng tin từ
báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết không chỉ giới hạn ở bộ phận nhà đầu tư mà
đòi hỏi cần phải có một thang đo khách quan cho mọi đối tượng sử dụng thơng tin.
Nghiên cứu của Đồn Nguyễn Trang Phương (2010) về các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam cho
rằng hai nhân tố khả năng sinh lời và chủ thể kiểm tốn có ảnh hưởng đến mức độ
CBTT. Nghiên cứu này giới thiệu một phương pháp ghi nhận chỉ số công bố thông
tin. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu chỉ có 50 cơng ty, một con số khá khiêm tốn so với
tổng thể hơn 250 danh nghiệp niêm yết tại thời điểm đó.
Năm 2012, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Phương và cộng sự:
“Nghiên cứu thực trạng cơng bố thơng tin trong báo cáo tài chính của các cơng ty
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh” đã giới thiệu
phương pháp khoa học khi xây dựng hệ thống chỉ mục đo lường mức độ cơng bố
khá hồn chỉnh và lập luận một cách chặt chẽ về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT. Tác giả đã hệ thống hố và đóng góp nhiều giải pháp nhằm cải thiện mức độ

CBTT trong BCTC. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa phân tích ảnh hưởng của các
yếu tố thuộc về đặc điểm quản trị và sở hữu đến mức độ CBTT của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2013): “Nghiên cứu mức độ cơng bố thơng
tin kế tốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng yết giá tại Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội” chỉ nghiên cứu tác động của các biến thuộc đặc điểm tài chính đối
với việc CBTT như: quy mơ doanh nghiệp, khả năng sinh lời, đòn bẫy nợ, khả năng
thanh toán hiện hành, chủ thể kiểm toán và tốc độ tăng trưởng doanh thu. Kết quả


9
cho thấy chỉ có yếu tố Quy mơ doanh nghiệp có tác động tích cực đến mức độ
CBTT, các biến cịn lại khơng có ý nghĩa.
Trong nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013): “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”, tác giả đã nghiên cứu ảnh
hưởng của các yếu tố: quy mô doanh nghiệp; khả năng sinh lời; địn bẫy nợ; khả
năng thanh tốn; chủ thể kiểm toán; thời gian hoạt động và tài sản cố định. Kết quả
đã chỉ ra rằng yếu tố khả năng sinh lời và yếu tố tài sản cố định là các yếu tố tác
động đến mức độ CBTT trong BCTC.
Nguyễn Thị Thanh Phương (2013): “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại
sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh” đã mở rộng mơ hình nghiên
cứu của mình khi đưa ra các nhân tố thuộc về quản lý doanh nghiệp, cấu trúc sở hữu
và tính chất cơng ty. Mơ hình nghiên cứu này gồm 15 biến độc lập: tỷ lệ thành viên
HĐQT không phải nhà quản trị; sự đồng nhất chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc; số
lượng thành viên HĐQT; ban kiểm sốt; sở hữu của cổ đơng nước ngoải; sở hữu
nhà nước; quy mơ doanh nghiệp; địn bẫy tài chính; mức độ sinh lời; khả năng
thanh tốn; thời gian niêm yết; lĩnh vực hoạt động; tình trạng niêm yết; kiểm tốn
độc lập; số cơng ty con. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: quy mô doanh
nghiệp; mức độ sinh lời; thời gian niêm yết; kiểm toán độc lập; tỷ lệ sở hữu của cổ

đơng nước ngồi có ảnh hưởng đến mức độ CBTT của doanh nghiệp.
Dựa trên các nghiên cứu trước đây, tác giả đã kế thừa một số đặc điểm như:
tìm hiểu về các yếu tố tác động lên mức độ CBTT và phân tích tác động của chúng
thơng qua mơ hình định lượng. Đồng thời, luận văn bổ sung thêm những điểm mới
trong nghiên cứu như chỉ số CBTT được mở rộng ra trên cả các thông tin bắt buộc
trên BCTC và thông tin tự nguyện được hướng dẫn trên các chuẩn mực kế toán
chưa được cụ thể ở BCTC. Nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về các đặc điểm
của doanh nghiệp ảnh hưởng lên mức độ CBTT, bao gồm cả những đặc điểm liên
quan đến quản trị doanh nghiệp.
Nghiên cứu sẽ tiếp tục xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố
thông tin của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành dịch vụ thơng qua sử dụng


×