BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
TRẦN THỊ THỦY NGA
QUẢN TRỊ HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA NGÂN
HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP.HỒ CHÍ MINH
(HDBANK)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
TRẦN THỊ THỦY NGA
QUẢN TRỊ HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA NGÂN
HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP.HỒ CHÍ MINH
(HDBANK)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trương Quang Dũng
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
TRẦN THỊ THỦY NGA
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trong cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại học Kỹ thuật Cơng nghệ TP.Hồ Chí Minh, cùng q Thầy Cơ giáo đã tận
tình truyền đạt những kiến thức q báu, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên
cứu.
Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng
TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank) đã cung cấp thơng tin, tài liệu và hợp tác
trong q trình thực hiện luận văn. Đặc biệt một lần nữa cảm ơn đến những cán bộ
lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu cà phê đang có giao dịch tại HDBank
đã dành chút thời gian để thực hiện phiếu điều tra quan điểm của doanh nghiệp, và từ
đó tơi có dữ liệu để phân tích, đánh giá.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tập thể lớp cao học 11SQT12 ngành Quản trị kinh
doanh – khóa 2011-2012 Trường Đại học Kỹ thuật Cơng Nghệ TP.Hồ Chí Minh, các
đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cổ vũ, động viên
tơi trong suốt q trình học tập nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Trương Quang Dũng đã nhiệt
tình dành nhiều thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình triển
khai, hồn thiện luận văn.
Tác giả luận văn
TRẦN THỊ THỦY NGA
iii
TĨM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Quản trị hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh xuất khẩu cà phê tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh (HDBank)” nhằm mục đích giúp cho các nhà quản trị HDBank kiểm sốt hạn
mức tín dụng về xuất khẩu cà phê tốt hơn. Thơng qua đó đề xuất các giải pháp giúp
đẩy mạnh phát triển kinh doanh xuất khẩu cà phê.
Luận văn bao gồm ba phần cốt lõi để giải quyết vấn đề nêu trên:
Thứ nhất, luận văn xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về quản trị; các chức năng
quản trị; về hạn mức tín dụng xuất khẩu; về quản trị hạn mức tín dụng xuất khẩu.
Thứ hai, trình bày thực trạng về quản trị hạn mức tín dụng đối với hoạt động xuất
khẩu cà phê tại HDBank. Đồng thời nêu lên một số nhận xét chung về tình hình xuất
khẩu cà phê Việt Nam hiện nay. Khảo sát 30 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang có
giao dịch tại HDBank về nhóm các yếu tố: sự dễ dàng và thuận tiện trong giao dịch
với HDBank; cơng nghệ ngân hàng; giao tiếp và chăm sóc khách hàng; chính sách tín
dụng và hạn mức tín dụng. Kết quả q trình khảo sát là đóng góp vào việc hình thành
nên cảm nhận của khách hàng về vấn đề hạn mức tín dụng của HDBank.
Thứ ba, dựa vào kết quả mà HDBank đã đạt được khi áp dụng các chính sách tín
dụng xuất khẩu cà phê vào trong thực tế; dựa vào một số phân tích về triển vọng thị
trường cà phê quốc tế, Việt Nam, các doanh nghiệp lớn do HDBank cấp hạn mức tín
dụng kinh doanh xuất khẩu cà phê; dựa vào kết quả khảo sát, đưa ra các nhóm giải
pháp lớn nhằm cải thiện quá trình kiểm sốt hạn mức tín dụng và đẩy mạnh xuất khẩu
cà phê: nhóm giải pháp liên quan đến chính sách tín dụng và cấp hạn mức tín dụng cho
các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê; nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức
thực hiện các chính sách hạn mức tín dụng xuất khẩu cà phê; nhóm giải pháp liên quan
đến kiểm sốt hạn mức tín dụng.
iv
ABSTRACT
My Project on "Management of credit for businesses in trading coffee export in
Ho Chi Minh Development Bank (HDBank)" aims to help for HDBank
administrators control credit limit on exporting coffee better.Through this,there are
proposed solutions that help accelerate the development in exporting coffee business.
This thesis consists of three core components to solve the above problems:
Firstly, the thesis constructs database system on construction management;
administrative functions; export credit; management export credit.
Secondly, the present status of credit management for the export of coffee in
HDBank. Also a number of general comments on the export of Vietnamese coffee.
Survey 30 Coffee Exporters are dealing HDBank on groups of factors: the ease and
convenience in dealing with HDBank; banking technology; communication and
customer care; credit policy and credit. Results of the survey process is to contribute to
the formation of customers' perception of credit problems of HDBank.
Thirdly, based on HDBank results achieved when applying the export credit
policy on coffee exports at present; based on some analysis of the international coffee
market outlook, Vietnam, big businesses granted by the HDBank term export credit
business coffee; based on the results of the surveys, offer great solutions to improve
process control credit and coffee boost exports: policy solutions related to credit and
grant credit to business enterprises coffee exports; solutions related to the
implementation of credit policies on coffee exports; solutions related to credit control.
v
MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................ ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Abstract .............................................................................................................................. iv
Mục lục .............................................................................................................................. v
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................ ix
Danh mục các bảng biểu ............................................................................................ x
Danh mục các hình ................................................................................................... xi
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ HẠN MỨC TÍN DỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ................................................................................. 3
1.1 Quản trị .............................................................................................................. 3
1.1.1 Khái niệm về quản trị .............................................................................. 3
1.1.2 Chức năng quản trị ................................................................................. 5
1.2 Hạn mức tín dụng đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu ................................ 8
1.2.1 Hạn mức tín dụng .................................................................................... 8
1.2.1.1 Khái niệm tín dụng ........................................................................... 8
1.2.1.2 Đặc điểm của tín dụng ...................................................................... 9
1.2.1.3 Vai trị tín dụng ................................................................................ 10
1.2.1.4 Phân loại tín dụng............................................................................ 12
1.2.1.5. Hạn mức tín dụng ............................................................................ 15
1.2.2 Hạn mức tín dụng đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu ...................... 15
1.3 Quản trị hạn mức tín dụng đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu .................... 18
1.3.1 Quản trị mức tính dụng............................................................................. 18
vi
1.3.2 Quản trị mức tính dụng đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu .............. 23
1.4 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu cà phê.......................................................... 25
1.4 .1 Thực trạng về ngành cà phê Việt Nam hiện nay....................................... 25
1.4.2 Phương thức giao dịch mua bán trong xuất khẩu cà phê .......................... 26
1.4.3 Những tiềm ẩn rủi ro và khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
................................................................................................................. 29
1.5 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................ 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
CỦA HDBANK ........................................................................................................ 33
2.1 Tổng quan về HDBank ........................................................................................ 33
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 33
2.1.2 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 34
2.1.3 Văn hóa doanh nghiệp .............................................................................. 34
2.1.4 Định hướng phát triển .............................................................................. 35
2.1.5 Quản trị thương hiệu ................................................................................ 35
2.1.6 Chiến lược phát triển ............................................................................... 37
2.1.7 Mạng lưới hoạt động................................................................................ 37
2.1.8 Một số kết quả hoạt động của HDBank .................................................... 40
2.2 Khái quát về hoạt động xuất khẩu cà phê và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê do
HDBank cấp hạn mức tín dụng ........................................................................... 42
2.2.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu cà phê ................................................. 42
2.2.2 Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê do HDBank cấp hạn mức tín dụng.... 44
2.3 Thực trạng về quản trị hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh xuất khẩu cà phê của HDBank ................................................................. 46
2.3.1 Các chính sách cấp hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
cà phê của HDBank ................................................................................ 46
vii
2.3.2 Q trình tổ chức thực hiện hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê của HDBank .................................................................. 52
2.3.3 Q trình kiểm sốt hạn mức tín dụng xuất khẩu của HDBank ................. 55
2.3.4 Kết quả nghiên cứu khảo sát về quản trị hạn mức tín dụng xuất khẩu cà phê
của HDBank ............................................................................................. 57
2.3.4.1. Phương pháp khảo sát và phân tích................................................... 57
2.3.4.2. Kết quả chấm điểm........................................................................... 59
2.3.5 Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quản trị hạn mức tín dụng HDBank ... 61
2.4 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................ 62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HẠN
MỨC TÍN DỤNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA HDBANK
.................................................................................................................................. 64
3.1 Phân tích xu hướng phát triển ngành cà phê Việt Nam và thế giới ...................... 64
3.1.1 Triển vọng thị trường thế giới................................................................... 64
3.1.2 Triển vọng thị trường Việt Nam .............................................................. 67
3.1.3 Thách thức của ngành cà phê Việt Nam.................................................... 69
3.1.3.1 Diện tích gieo trồng cà phê ................................................................ 69
3.1.3.2 Lao động, chi phí sản xuất ................................................................ 70
3.1.3.3 Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán................................................................... 71
3.1.3.4 Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần lợi
thế .................................................................................................... 72
3.2 Dự báo hoạt động xuất khẩu cà phê của các Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê do
HDBank cấp hạn mức tín dụng ........................................................................... 73
3.3 Một số giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả quản trị hạn mức tín dụng đối
với hoạt động xuất khẩu cà phê của HDBank ...................................................... 76
3.3.1 Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách tín dụng và cấp hạn mức tín dụng
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ............................................... 76
viii
3.3.2 Giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện các chính sách hạn mức tín dụng
xuất khẩu cà phê ....................................................................................... 80
3.3.3 Nhóm giải pháp liên quan đến kiểm sốt hạn mức .................................... 83
3.3.4 Nhóm giải pháp liên quan đến nâng cao sự thuận tiện, dễ dàng trong giao
dịch và giao tiếp chăm sóc khách hàng của HDBank ................................ 86
3.4 Kiến nghị ............................................................................................................. 88
3.4.1 Với cơ quan nhà nước .............................................................................. 88
3.4.2 Với hiệp hội cà phê Việt Nam .................................................................. 89
3.4.3 Với Ban Giám đốc HDBank ..................................................................... 89
3.5 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................ 90
Kết luận .................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 92
PH Ụ LỤC
ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
TMCP
Thương mại cổ phần
HDBank
Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh
XNK
Xuất nhập khẩu
DN
Doanh nghiệp
CBNV
Cán bộ nhân viên
XK
Xuất khẩu
HMTD
Hạn mức tín dụng
QTHMTD
Quản trị hạn mức tín dụng
CAFÉ
Cà phê
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động trong giai đoạn 2008 - 2012 ........................ 41
Bảng 2.2: Hạn mức tín dụng cà phê (tỷ đồng) cho các khách hàng lớn của
HDBank ............................................................................................. 45
Bảng 2.3: Hạn mức và dư nợ tín dụng xuất khẩu cà phê của HDBank ................. 47
Bảng 2.4: So sánh năm sau với năm trước (%) hạn mức và dư nợ tín dụng XK cà
phê...................................................................................................... 47
Bảng 2.5: Tài trợ trước và sau xuất khẩu cà phê của HDBank ............................. 51
Bảng 2.6: So sánh diễn biến năm sau với năm trước (%) của tài trợ trước và sau
xuất khẩu cà phê ................................................................................. 51
Bảng 2.7: Cơ cấu (%) của tài trợ trước và sau xuất khẩu café .............................. 51
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát quản trị hạn mức tín dụng xuất khẩu cà phê của
HDBank ............................................................................................. 58
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá về quản trị hạn mức tín dụng xuất khẩu theo cà phê
của HDBank ....................................................................................... 60
Bảng 3.1: Diễn biến giá café thế giới (USD/TẤN) giai đoạn 2000 -2011 ............. 66
Bảng 3.2: Sản lượng và kim ngạch cà phê của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 .... 67
Bảng 3.3: Dự báo tình hình các khách hàng cấp tín dụng xuất khẩu café của
HDBank ............................................................................................. 75
Bảng 3.4: Dự kiến kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp XK cà phê của HDBank .... 77
xi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HDBank ..................................................... 34
Hình 3.1: Diễn biến giá cà phê thế giới trong ngắn hạn ...................................... 65
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động tín dụng là hoạt động chính yếu mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân
hàng thương mại và yếu tố quản trị hạn mức tín dụng của ngân hàng thương mại địi
hỏi phải có tầm nhận thức bao qt tồn diện những yếu tố liên quan, những nhân tố
ảnh hưởng, cộng hưởng tích cực và nhận diện đầy đủ những thách thức, đặt biệt là khi
nước ta đã chứng kiến rất nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng khánh
kiệt phá sản ngừng hoạt động. Do đó, hoạt động quản trị đóng vai trị vơ cùng quan
trọng quyết định đến sự phát triển lâu dài và tránh rủi ro cho các tổ chức tài chính nói
chung. Vấn đề đặt ra cho hoat động quản trị hạn mức tín dụng của ngân hàng thương
mại - doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ là không chỉ thu hút
các doanh nghiệp có năng lực hoạt động tốt, tình hình tài chính lành mạnh mà thêm
vào đó là phải duy trì hoạt động hiệu quả, tránh nguy cơ vỡ nợ. Hoạt động quản trị tín
dụng vừa phải đảm bảo theo các định hướng, chính sách, quy định, tiêu chuẩn, các
điều kiện của toàn hệ thống và theo quy định của NHNN, Chính phủ; vừa làm tốt vai
trị của người hỗ trợ kịp thời về vốn, phát triển thị trường, dự báo diễn tiến thị trường,
sát cánh với doanh nghiệp trong cạnh tranh, giám sát phát triển lành mạnh doanh
nghiệp. Đó là lý do tơi chọn vấn đề này để làm đề tài nghiên cứu, trong phạm vi giới
hạn là quản trị hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất
khẩu cà phê tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)
2. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hạn mức tín dụng đối
với hoạt động xuất khẩu cà phê tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank)
dựa trên hệ thống cơ sở lý luận và thực trạng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố quản trị hạn mức tín dụng xuất khẩu cà phê.
Phạm vi nghiên cứu: ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank).
2
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định tính kết hợp với thống kê, so sánh.
Thu thập dữ liệu thứ cấp và các ý kiến phản hồi từ các lãnh đạo doanh nghiệp có
liên quan để hồn thiện giải pháp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị hạn mức tín dụng
Một số diễn biến, những cơ hội và thách thức về xuất khẩu cà phê Việt Nam
Phân tích thực trạng về quản trị hạn mức tín dụng xuất khẩu cà phê của HDBank từ
năm 2008 đến 2012
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hạn mức tín dụng đối
với hoạt động xuất khẩu cà phê tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank).
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị hạn mức tín dụng trong hoạt động xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng quản trị hạn mức tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu cà
phê của HDBank
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hạn mức tín dụng đối với
hoạt động xuất khẩu cà phê của HDBank
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HẠN MỨC TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1 Quản trị
1.1.1. Khái niệm về quản trị
Thuật ngữ quản trị có nghĩa là một phương thức hoạt động hướng tới mục tiêu
được hoàn thành với hiệu quả cao. Phương thức này bao gồm những chức năng hay
hoạt động cơ bản mà nhà quản trị sử dụng, đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển và
kiểm soát.
Hoạt động quản trị là những hoạt động tất yếu phát sinh khi con người kết hợp với
nhau để cùng hoàn thành mục tiêu và để thực hiện mục tiêu chung đó xuất hiện yếu
tố quản trị. Hiện nay quản trị là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong nhiều
ngành, lĩnh vực như quản trị hành chính (trong các tổ chức xã hội), quản trị kinh
doanh (trong các tổ chức kinh tế). Trong quản trị kinh doanh lại chia ra làm nhiều
lĩnh vực: quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị marketing, quản trị sản xuất …
Hiện nay, đang có khá nhiều khái niệm quản trị được sử dụng. Sau đây là một số
khái niệm thông dụng:
Theo Mary Parke Follett: “Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thơng qua
người khác”.
Theo Jame Stoner và Stephen Robbins: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử
dụng tất cả các nguổn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra”.
Theo Robert Kreitner “Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua
con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong môi trường ln thay đổi.
Trọng tâm của q trình này là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn”.
Những định nghĩa về quản trị nêu trên mặc dù được diễn đạt khác nhau, với các góc
độ tiếp cận riêng song có thể thấy chúng có những điểm chung sau:
Quản trị là một hoạt động cần thiết khách quan khi con người cùng làm việc với
nhau.
4
Quản trị là hoạt động hướng về mục tiêu (có hướng đích)
Quản trị là sử dụng có hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu.
Con người đóng vai trị rất quan trọng trong quản trị.
Hoạt động quản trị chịu sự tác động của môi trường biến động khơng ngừng.
Từ các điểm chung này ta có thể khái quát quản trị là sự cần thiết phải thiết kế một
bộ máy quản lý hữu hiệu để có thể điều hành, phối hợp hoạt động của toàn bộ tổ chức
hướng tới mục tiêu đã đề ra. Nhà quản trị đạt được mục tiêu của tổ chức bằng cách
sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ khơng chỉ tự mình hồn
thành cơng việc.
Có hai khái niệm cần được hiểu đúng khi hiểu và quản trị, đó là khái niệm hiệu
quả và hiệu suất. Một hoạt động quản trị được coi là thành công khi đạt được cả hiệu
quả và hiệu suất. Trong quản trị vấn đề rất quan trọng là đạt được hiệu quả.
Hiệu quả: đo lường về sự thích hợp của các mục tiêu được chọn và mức độ chúng
được thực hiện. Như vậy, hiệu quả quản trị trước hết cần chính là làm đúng việc Làm
đúng việc rất quan trọng bởi nó sẽ đưa tổ chức đi đúng hướng. Làm đúng việc cho dù
chưa phải với cách tốt nhất vẫn tốt hơn là không đúng việc cho dù nó làm với cách
tốt nhất.
Các tổ chức sẽ đạt được hiệu quả hơn khi các nhà quản trị chọn được mục tiêu
đúng và hoàn thành chúng.
Từ đây ta có thể có khái niệm hiệu quả, hiệu quả chính là phép so sánh giữa kết
quả đạt được với mục tiêu đúng đắn đã đặt ra.
Tuy nhiên, như trên đã đề cập, một hoạt động quản trị được coi là thành công khi
đạt được hiệu quả (đạt mục tiêu) và hiệu suất (phí tổn thấp). Nếu xác định được mục
tiêu đúng và đạt được mục tiêu nhưng với chi phí q cao, khơng chấp nhận được,
thì thực sự hiệu quả quản trị chưa có, điều này thường xảy ra khi ta làm việc chưa
đúng cách hay hiệu suất chưa cao.
Hiệu suất (efficiency): đo lường các nguồn lực được sử dụng để đạt được mục
tiêu. Có thể hiểu đó chính là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra trong
5
q trình thực hiện một mục tiêu nào đó. Hiệu suất càng cao khi tỷ lệ giữa kết quả đạt
được trên chi phí bỏ ra càng lớn.
Hiệu suất chỉ có được khi làm việc đúng cách, đúng phương pháp (do things
right). Vì vậy cần chọn đúng cách thức tiến hành công việc. Khi đứng trước nhiều
phương án, nhà quản trị phải so sánh lợi ích và chi phí của từng phương án, cân nhắc
kỹ để chọn được cách giải quyết đạt được kết quả cao mà phí tổn thấp nhất. Có thể áp
dụng các cách sau đây để tăng hiệu suất:
Giảm thiểu chi phí các nguồn lực ở đầu vào mà vẫn giữ nguyên sản lượng đầu
ra.
Giữ nguyên các yếu tố đầu vào, gia tăng sản lượng đầu ra.
Vừa giảm được các chi phí ở đầu vào, vừa tăng sản lượng đầu ra.
Từ những phân tích trên, ta thấy trong thực tế hoạt động quản trị có hiệu quả thực
sự khi ta chọn đúng việc để làm và đúng cách làm để tăng hiệu suất. Hiệu suất gắn
liền với phương tiện và cách thức thực hiện, trong khi hiệu quả gắn liền với mục tiêu
(đúng) và mức độ thực hiện. Hiệu suất là làm việc đúng cách (do things right) trong
khi hiệu quả là làm đúng việc. (Phan Thị Minh Châu, 2011)
1.1.2. Chức năng quản trị
Có nhiều ý kiến khác nhau về sự phân chia các chức năng quản trị: vào thập niên
30 Gulick và Urwick nêu ra bảy chức năng quản trị: hoạch định (Planning), tổ chức
(organizing), nhân sự (Staffing), chỉ huy (Directing), phối hợp (Coordinating), kiểm
tra (Reviewing) và tài chính (Budgeting). Viết tắt các chức năng này thành
POSDCORB.
Henri Fayol thì đưa ra năm chức năng là: hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp,
kiểm tra.
Những năm cuối thập niên 80 trở lại đây, giữa các nhà khoa học và quản trị của
Mỹ có sự bàn luận về số các chức năng quản trị là bốn hay năm chức năng. Gần đây
những tác phẩm về quản trị của các tác giả James Stoner và Stephen Robbins chia
các chức năng quản trị thành bốn chức năng là hoạch định, tổ chức, điều khiển và
6
kiểm sốt. Nhìn chung sự phân biệt bốn hay năm chức năng này là do các ý kiến khác
biệt về quản trị nhân sự.
Sau đây là bốn chức năng cơ bản trong đó chức năng điều khiển sẽ bao gồm việc
tuyển dụng, động viên, lãnh đạo đến việc tạo nên một mạng lưới thơng tin hữu hiệu
nhằm hồn thành mục tiêu của tổ chức:
Hoạch định: là chức năng quản trị có mục đích xác lập một mơ hình (tham
chiếu) cho tương lai nhờ đó mà ta nhận ra những cơ hội và rủi ro, căn cứ vào đó phải
làm những việc ngay bây giờ để khai thác cơ hội và né tránh rủi ro. Hoạch định liên
quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, đến những mục tiêu cần đạt được và phương
thức đạt những mục tiêu đó. Nếu không lập kế hoạch thận trọng và đúng đắn thì dễ
dẫn đến thất bại trong quản trị. Có rất nhiều công ty không hoạt động được hay chỉ
huy động được một phần cơng suất chỉ vì khơng hoạch định hay hoạch định tồi.
Hoạch định cũng có nghĩa là nghĩ cách sử dụng nhân tài, vật lực để khai thác cơ hội,
thời cơ và ngăn chặn hữu hiệu những rủi ro, bất trắc của mơi trường.
Hoạch định là q trình ấn định những mục tiêu, xây dựng và chọn lựa những
biện pháp tốt nhất để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đó. Tất cả những nhà
quản trị từ cấp cao đến cấp thấp đều làm công việc hoạch định. Hoạch định không
những vạch ra con đường để đi tới mục tiêu mà còn chỉ ra giải pháp để giảm thiểu
các rủi ro xây ra trong quá trình hoạt động của một tổ chức.
Tổ chức: Là chức năng quản trị có mục đích phân cơng nhiệm vụ, tạo dựng
một cơ cấu, thiết lập thẩm quyền và phân phối ngân sách cần thiết để thực hiện kế
hoạch. Nó sẽ xác định xem ai sẽ hoàn thành nhiệm vụ nào, ở đâu và khi nào thì xong.
Cơng việc tổ chức thực hiện đúng đắn sẽ tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi thúc
đẩy hoạt động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì cơng ty sẽ thất bại cho dù hoạch định tốt.
Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản trị liên quan đến hoạt
động thành lập nên các bộ phận trong tổ chức bao gồm các khâu và các cấp, tức là
quan hệ hàng ngang và hàng dọc để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác lập các
mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó.
7
Điều khiển: Là chức năng quản trị nhằm gây ảnh hưởng, thúc đẩy, hướng dẫn
nguồn nhân lực thực hiện mục tiêu của tổ chức. Chức năng điều khiển liên quan đến
hoạt động thúc đẩy quan hệ cá nhân và nhóm trong mối quan hệ quản trị nhằm xây
dựng một bản sắc văn hóa cho tổ chức. Cuối cùng là q trình thơng tin và truyền
thơng trong tổ chức. Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa tổ chức đến thành công dù
kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt, nhưng sẽ chắc chắn thất bại nếu lãnh đạo kém.
Chức năng điều khiển trong quản trị được xác định là quá trình tác động đến con
người, hướng dẫn, thúc đẩy họ sẳn sàng, nhiệt tình thực hiện những nhiệm vụ được
giao.
Nội dung chức năng điều khiển liên quan đến các vấn đề:
- Lãnh đạo con người, hướng họ vào việc thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm
vụ của tổ chức.
- Động viên con người trong tổ chức nổ lực làm việc.
- Thông tin hiệu quả, tạo thuận lợi cho con người làm việc với tổ chức.
- Xử lý kịp thời các xung đột xảy ra có liên quan đến tổ chức.
Kiểm soát: Kiểm soát là chức năng quản trị thúc đẩy thành tích của doanh
nghiệp hướng về hồn thành mục tiêu. Kiểm soát là để lường trước rủi ro, đánh giá
hoạt động và đo lường kết quả hoạt động … tìm ra các nguyên nhân gây ra sai lệch
và tìm các giải pháp điều chỉnh thích hợp. Chính kiểm sốt là chức năng khép kín
một chu kỳ quản trị, mở ra một chu kỳ quản trị mới tạo ra sự liên tục cho q trình
quản trị và nó là chức năng giúp nhà quản trị biết khi nào phải điều chỉnh hoạt động,
khi nào cần phải có hoạch định mới.
Kiểm sốt là cơng việc của bất kỳ một cấp bậc quản trị nào từ vị chủ tịch hội đồng
quản trị, giám đốc cho đến một đốc công hay một tổ trưởng. Tuy nhiên trong thực
tiễn, khái niệm này vẫn được tìm hiểu theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một khái
niệm thơng dụng về chức năng kiểm sốt: Kiểm sốt là q trình đo, lường kết quả
thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân
sự sai lệnh trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm khắc phục sự sai
8
lệnh hoặc nguy cơ sự sai lệch, đảm bảo tổ chức đạt được những mục tiêu của nó.
(Phan Thị Minh Châu, 2011)
1.2 . Hạn mức tín dụng đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu
1.2.1. Hạn mức tín dụng
1.2.1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng (credit) là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (tài sản) từ
người sở hữu sang người sử dụng trong một khoản thời gian nhất định; khi đến hạn
người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Như vậy phạm
trù tín dụng
có ba nội dung chính là: tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn
và tính hồn trả.
Tín dụng có nhiều loại như: tín dụng nhà nước, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng
cá nhân và tín dụng ngân hàng. Trong đó tín dụng ngân hàng là chuyển nhượng tài
sản (vốn) giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế; trong mối quan hệ
này ngân hàng vừa giữ vai trò là người đi vay (con nợ) vừa vai trò là người cho vay
(chủ nợ). Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm thơng qua vai trị
trung gian của ngân hàng , thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu về vốn
trong nền kinh tế.
Từ phân tích trên đi đến khái niệm: Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa
thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với
ngun tắc có hồn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho
thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. (Nguyễn Văn Tiến, 2010)
Phân biệt tín dụng và cho vay: bất kỳ chuyển giao quyền sử dụng tạm thời (có
hồn trả) về tài sản đều phản ánh quan hệ tín dụng; mối quan hệ tín dụng này lại
được thể hiện dưới hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính.
Như vậy nội dung tín dụng là rộng hơn nội dung cho vay, tuy nhiên trong hoạt động
tín dụng, thì cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các
NHTM. Chính vì vậy, thuận ngữ tín dụng và cho vay thường được dung đan xen và
thay thế cho nhau.
9
1.2.1.2. Đặc điểm của tín dụng
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng
khi có lịng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có
khả năng hồn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn; cịn người đi vay thì tin tưởng vào khả
năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay.
Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng tài sản có thời hạn. Ngân hàng là trung
gian tài chính “đi vay để cho vay” nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều phải có
thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động. Để xác định thời hạn cho
vay hợp lý, ngân hàng phải căn cứ vào tính chất thời hạn nguồn vốn của mình và quá
trình luân chuyển vốn của đối tượng vay. Nếu ngân hàng có nguồn vốn dài hạn ổn
định, thì có thể cấp được nhiều tín dụng dài hạn, ngược lại, nếu nguồn vốn không ổn
định và kỳ hạn ngắn, mà cấp nhiều tín dụng dài thì sẽ rủi ro thanh tốn. Mặt khác,
thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì
người vay mới có điều kiện trả nợ đúng hạn. Nếu ngân hàng xác định thời hạn vay
nhỏ hơn chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay, thì khách hàng khơng có đủ
nguồn lực để trả nợ khi đến hạn, gây khó khăn cho khách hàng. Ngược lại, nếu thời
hạn cho vay lớn hơn nhu cầu luân chuyển vốn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sử
dụng vốn vay không đúng mục đích, tiềm ẩn rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Thứ ba, tín dụng phải trên ngun tắc hồn trả cả gốc và lãi. Nếu khơng có sự
hồn trả thì khơng được coi là tín dụng. Giá trị hồn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho
vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải trả cho
ngân hàng một khoản lãi, đây chính là giá của quyền sử dụng vốn vay. Khoản lãi phải
ln là một con số dương, có như vậy mới bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra
lợi nhuận, phản ánh bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc thu hồi tín
dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà cịn phụ thuộc vào mơi
trường hoạt động, ngồi tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động và giá cả,
lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thị trường, thiên tai …Khi khách hàng
10
gặp khó khăn do mơi trường kinh doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ,
điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng.
Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hồn trả vơ điều kiện. Quá trình đề
nghị vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp luật chặt chẻ như: Hợp
đồng tín dụng, khế ước vay tiền, hợp đồng bảo đảm tiền vay, bảo lãnh …, trong đó
bên đi vay phải cam kết hồn trả vơ điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn.
Từ các đặc điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải bảo đảm được hai nguyên
tắc cơ bản sau:
Vay vốn phải được sử dụng đúng mục đích
Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp
đồng.
1.2.1.3. Vai trị tín dụng
Đối với nền kinh tế
Vai trị kinh tế cơ bản của tín dụng ngân hàng là luân chuyển vốn từ những người
(cá nhân, hộ gia đình, cơng ty và chính phủ) có nguồn vốn thặng dư đến những người
thiếu hụt. Nhu cầu vay vốn khơng chỉ để đầu tư kinh doanh mà cịn dùng để thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng trước mắt. Việc luân chuyển vốn từ người tiết kiệm sang người sử
dụng vốn có vai trị quan trọng với nền kinh tế vì giúp cho lượng vốn được sử dụng
vào các kênh đầu tư tạo ra của cải cho nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng không giới hạn chỉ trong chức năng truyền thống là luân
chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu mà còn giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài
chính trong nền kinh tế. Thơng qua tín dụng ngân hàng mà vốn được chuyển tới
những người có các dự án đầu tư hiệu quả nhưng thiếu vốn. Kết quả là, kinh tế tăng
trưởng, tạo công ăn việc làm.
Thông qua việc đầu tư vốn tín dụng vào những ngành nghề, khu vực kinh tế
trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành, nghề đó, hình thành trên cơ cấu
hiện đại, hợp lý và hiệu quả.
11
Tín dụng ngân hàng góp phần lưu thơng tiền tệ, hàng hóa, điều tiết thị trường,
kiểm sốt giá trị đồng tiền và thúc đẩy quá trình mở rộng giao lưu kinh tế giữa các
nước.
Tín dụng ngân hàng mang lạ nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước thông qua
thuế thu nhập và lãi từ ủy thác đầu tư vốn của chính phủ.
Tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải vốn tài trợ của nhà nước đến nơng nghiệp
nơng thơn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội.
Đối với khách hàng
Tín dụng ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho
khách hàng. Với các ưu điểm như an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, dể tiếp cận và có
khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn, tín dụng ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu
đa dạng của khách hàng.
Tín dụng ngân hàng giúp nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội kinh doanh,
doanh nghiệp có vốn để mở rộng sản xuất, các cá nhân có đủ khả năng tài chính để
trang trải cho các khoản chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống ..
Tín dụng ngân hàng ràng buộc khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời
gian nhất định như thỏa thuận. Do đó, buộc khách hàng phải nổ lực, tận dụng hết khả
năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, mang
lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
Đối với ngân hàng
Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có
và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (từ 70 đến 90%). Mặc dù tỷ trọng
của các hoạt động tín dụng đang có xu hướng giảm, nhưng tín dụng ngân hàng vẫn
luôn là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng.
Thông qua hoạt động tín dụng mà ngân hàng đa dạng hóa được danh mục tài sản
có, giảm thiểu rủi ro.
Thơng qua hoạt động tín dụng, ngân hàng mở rộng được các loại hình thức dịch
vụ khác, như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn …
12
1.2.1.4. Phân loại tín dụng
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, xu hướng tự do hóa càng sâu sắc thì các
ngân hàng càng phải nghiên cứu đưa ra các hình thức tín dụng đa dạng nhằm đáp ứng
tốt nhất nhu cầu của khách hàng, từ đó đa dạng hóa danh mục đầu tư, thu hút khách
hàng, tăng lợi nhuận, thực hiện phân tán rủi ro và đứng vững trong cạnh tranh. Chính
vì vậy ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tín dụng, cho nhiều đối tượng khách hàng
với những mục đích sử dụng khác nhau. Để tránh nhầm lẫn và có cái nhìn tổng qt
về các loại tín dụng, ta phân loại tín dụng theo một số tiêu chí sau:
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến một năm và được sử dụng
để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp như: bổ sung ngân
quỹ, ứng trước tiền hàng, đảm bảo u cầu thanh tốn đến hạn, duy trì hàng tồn kho
… phục vụ nhu cầu tiêu dung cá nhân và hộ gia đình. Đây là loại tín dụng có mức rủi
ro thấp vì thời hạn hồn vốn nhanh, tránh được các rủi ro về lãi suất, lạm phát cũng
như sự bất ổn của mơi trường, vì thế lãi suất thường thấp hơn các loại tín dụng khác.
Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời gian từ trên 1 năm đến 5 năm và sử
dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới trang thiết bị,
mở rộng sản xuất và xây dựng cơng trình vừa và nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng trung dài hạn cịn là nguồn quan trọng hình thành nên vốn lưu động thường
xuyên của các doanh nghiệp, đặc biết là đối với doanh nghiệp mới thành lập.
Tín dụng dài hạn: là tín dụng có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho nhu cầu đầu
tư dài hạn như: xây dựng cơ bản (nhà xưởng, dây chuyền sản xuất …), xây dựng cơ
sở hạ tầng (đường xá, cảng biển, sân bay …), cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mơ
lớn. Do thời hạn đầu tư thường kéo dài, nên tín dụng dài hạn thường áp dụng hình
thức giải ngân nhiều lần theo tiến độ dự án. Nhìn chung, tín dụng dài hạn chịu rủi ro
rất lớn, bởi vì thời hạn càng dài thì những biến động khơng dự tính có thể xảy ra càng
lớn.
a) Căn cứ vào bảo đảm tín dụng
Tín dụng có bảo đảm: là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh
của người thứ ba. Hình thức tín dụng này áp dụng đối với những khách hàng không