TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN THỜI
TỔ SINH HỌC- ĐỊA LÍ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-MÔN ĐỊA LÍ-LỚP 12
(45’ không kể thời gian giao đề)
Đề 101
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học trình bày đặc điểm địa hình ĐBSH?(1,5 đ)
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học trình bày ảnh hưởng của biển Đông đến
khí hậu, địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển nước ta? (2 đ)
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học trình bày đặc điểm của gió mùa mùa đông
ảnh hưởng trên lãnh thổ nước ta. (1,5 đ)
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học trình bày đặc điểm tự nhiên, thuận lợi và
khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? ( 2 đ)
Câu 5: Cho bảng số liệu về nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội (
0
C)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tbcn
Nhiệt
độ TB
16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,
6
23,5
a. Vẽ biểu đồ đường biểu diễn nhiệt độ trung bình tháng của Hà Hội.(1,5 đ)
b. Từ kiến thức đã học và bảng số liệu trên hãy rút ra nhận xét và giải thích sự thay đổi
nhiệt độ trung bình của Hà Nội qua các tháng trong năm.(1,5 đ)
Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN THỜI
TỔ SINH HỌC- ĐỊA LÍ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-MÔN ĐỊA LÍ-LỚP 12
(45’ không kể thời gian giao đề)
Đề 102
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm địa hình ĐBSCL?
(1,5đ)
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học, trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến
tài nguyên thiên nhiên vùng biển và thiên tai vùng ven biển nước ta? (2 đ)
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm của gió mùa mùa hạ
ảnh hưởng trên lãnh thổ nước ta? (1,5 đ)
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học trình bày đặc điểm tự nhiên, thuận lợi và
khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? ( 2 đ)
Câu 5: Cho bảng số liệu về nhiệt độ trung bình tháng của thành phố Hồ Chí Minh (
0
C)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tbcn
Nhiệt
độ TB
25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,
7
27,1
a.Vẽ biểu đồ đường biểu diễn nhiệt độ trung bình tháng của thành phố Hồ Chí Minh.(1,5đ)
b.Từ kiến thức đã học và bảng số liệu trên hãy rút ra nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt
độ trung bình của thành phố Hồ Chí Minh qua các tháng trong năm.(1,5 đ)
Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN THỜI
TỔ SINH HỌC- ĐỊA LÍ
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-MÔN ĐỊA LÍ-LỚP 12.
NĂM HỌC 2010-2011
ĐỀ 101
Câu Nội dung
Thang
điểm
1
Trình bày đặc điểm địa hình ĐBSH:
-Được phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
-Diện tích rộng khoảng 15 000 km
2
.
-Địa hình cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển.
-Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.
-Do có đê ngăn lũ nên vùng trong đê không được phù sa bồi tụ hàng
năm.
-Vùng ngoài đê được phù sa bồi tụ hàng năm
0,25/ý
2
Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và hệ sinh thái vùng
ven biển nước ta:
*Khí hậu:
-Các khối khí qua biển Đông mang lại cho nước ta lượng mưa và độ
ẩm lớn.
-Biển Đông giúp điều hoà khí hậu nước ta.
+Làm cho mùa hạ bớt nóng, mùa đông bớt khô lạnh.
*Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng:
-Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, bãi cát, cồn cát, đầm
phá, vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ...
* Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
-Hệ sinh thái rừng ngập mặn ( nhiều nhất là ở Nam Bộ)
-Hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo.
0,25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
3
Đặc điểm của gió mùa mùa Đông ảnh hưởng trên lãnh thổ nước ta:
-Nguồn gốc: Cao áp Xibia (Liên Bang Nga)
-Hướng gió: Đông Bắc (nên còn gọi là gió mùa Đông Bắc)
-Tính chất:
+Đầu Đông: lạnh- khô.Cuối Đông: lạnh ẩm.
-Thời gian hoạt động: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
-Phạm vi ảnh hưởng: Từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc.
(từ dãy Bạch Mã trở vào ảnh hưởng của gió tín phong Bắc bán cầu)
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
4 Đặc điểm tự nhiên, thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên
của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
*Đặc điểm tự nhiên:
-Địa hình cao, các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, các
đồng bằng hẹp ven biển.
-Khí hậu: Giảm mạnh sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
-Sinh vật: Sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.
*Thuận lợi:
-Diện tích rừng khá lớn (nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh)
-Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên thuận lợi cho chăn nuôi gia súc.
-Khoáng sản phong phú: Sắt, crôm, titan, thiếc, apatít, vật liệu xây
dựng.
-Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều
nơi có thể xây dựng cảng biển, thuận lợi phát triển kinh tế biển.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
*Khó khăn: Thiên tai thường xuyên (bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán...) 0.25
5
a.Vẽ biểu đồ đường biểu diễn nhiệt độ trung bình tháng của Hà Hội:
Đúng, đẹp, đủ.
(Sai 1 ý: khoảng cách các tháng, thiếu tên, thiếu số liệu... - 0,25
đ)
b.Nhận xét và giải thích:
*Nhận xét:
-Nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội có nhiều biến động-biên độ
nhiệt trong năm cao.
-Có thể chia làm 2 mùa rõ rệt:
+Mùa nóng từ tháng V đến tháng X (nóng nhất là tháng VII)
+Mùa lạnh từ tháng XI đến tháng IV năm sau (trong đó tháng XII đến
tháng II nhiệt độ trung bình dưới 20
0
c.)
*Giải thích:
Từ tháng V đến tháng X do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nóng ẩm
nên nhiệt độ trung bình các tháng cao.
-Từ tháng XI đến tháng IV do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô
lạnh nên nhiệt độ các tháng này thấp.
-Do chênh lệch nhiệt độ của mùa Hạ và mùa Đông mạnh nên biên độ
nhiệt của Hà Nội cao.
1.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN THỜI
TỔ SINH HỌC- ĐỊA LÍ
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-MÔN ĐỊA LÍ-LỚP 12.
NĂM HỌC 2010-2011
ĐỀ 102
Câu Nội dung
Thang
điểm
1
Trình bày đặc điểm địa hình ĐBSCL:
-Được phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp.
-Diện tích rộng khoảng 40 000 km
2
.
-Địa hình thấp và bằng phẳng, độ cao trung bình từ 2-4 m.
-Đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi chằng chịt.
-Mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn thuỷ triều lấn mạnh.
-Đồng bằng có những vùng trũng lớn (tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp
Mười).
0.25/ý
2
Ảnh hưởng của biển Đông đến tài nguyên thiên nhiên vùng biển và
thiên tai vùng ven biển nước ta:
*Tài nguyên thiên nhiên:
-Tài nguyên khoáng sản:
+Có giá trị nhất là dầu khí (các bể: Cửu Long, Nam Côn Sơn...).
+Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguyên liệu quí cho
công nghiệp.
+Ven biển nhiều nơi thuận lợi cho nghề làm muối.
-Tài nguyên hải sản
+Sinh vật nhiệt đới, giàu thành phần loài và năng suất sinh học cao.
+Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, hàng chục loài
mực...
*Thiên tai:
-Biển Đông mỗi năm chịu ảnh hưởng của trung bình 9-10 cơn bão,
trong đó 3-4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta.
-Sạt lở bờ biển, đặc biệt là vùng biển Trung Bộ
-Các hiện tượng cát bay, cát chảy.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
3
Đặc điểm của gió mùa mùa Hạ ảnh hưởng trên lãnh thổ nước ta:
-Nguồn gốc:
+Đầu mùa hạ: Xuất phát từ bắc Ấn Độ Dương. Giữa và cuối mùa hạ:
Xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu.
-Hướng gió: Tây Nam (nên còn gọi là gió mùa Tây Nam)
-Tính chất: Nóng ẩm.
-Thời gian hoạt động: Từ tháng V đến tháng X.
-Phạm vi ảnh hưởng: Cả nước.
+Riêng ở vùng ven biển Trung bộ và Nam Tây Bắc gió mùa mùa hạ đã
biến tính thành gió Lào khô nóng.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
4 Đặc điểm tự nhiên, thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên
của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
*Đặc điểm tự nhiên:
-Địa hình: Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng núi hình cánh cung.
+Các thung lũng sông với đồng bằng mở rộng về phía Đông Nam.
-Khí hậu: Bị ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa
Đông lạnh.
0.25
0.25
0.25
-Sinh vật: Có nhiều loài thực vật phương bắc và sự thay đổi cảnh quan
thiên nhiên theo mùa.
*Thuận lợi:
-Địa hình bờ biển đa dạng, có nhiều vịnh, đảo, quần đảo....phát triển
kinh tế biển.
-Khoáng sản rất giàu có: than, đá vôi, thiếc...
-Phát triển được các cây trồng ôn đới, cận nhiệt vào mùa đông.
*Khó khăn: Sự thất thường của khí hậu, sông ngòi, thời tiết không ổn
định gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
5
a.Vẽ biểu đồ đường biểu diễn nhiệt độ trung bình tháng của T.p HCM:
Đúng, đẹp, đủ.
(Sai 1 ý: khoảng cách các tháng, thiếu tên, thiếu số liệu... - 0,25 đ)
b.Nhận xét và giải thích:
*Nhận xét:
-Nhiệt độ trung bình tháng của T.p HCM, ổn định, ít biến động-nhiệt
độ trung bình năm cao.
-Các tháng nhiệt độ cao là từ tháng III đến tháng VIII.
-Các tháng nhiệt độ hơi thấp là từ tháng IX đến tháng II năm sau.
-Biên độ nhiệt các tháng trong năm thấp.
*Giải thích:
- Nhiệt độ các tháng trong năm đều cao là do T.p HCM nằm gần xích
đạo, khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm.
-Các tháng lạnh, do ảnh hưởng của gió tín phong Bắc bán cầu cộng với
gió mùa đông Bắc bị suy yếu, nên nhiệt độ lạnh nhưng không đáng kể.
1.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25