Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.19 MB, 57 trang )

Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đê
Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra mạnh me
thu hút số lượng lớn lao động từ các nơi đến, tạo nên sự gia tăng dân số cơ học tại các khu
vực này, kéo theo một bộ phận lao động nông thôn di cư tự do ra các đô thị lớn, làm cho dân
số tại các đô thị tập trung quá đông khiến môi trường sống ở khu vực này trở nên ngột ngạt.
Với hơn 9 triệu dân, tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn
Tp.HCM được ước tính khoảng 7.500 – 8.000 tấn/ngày. Trong đó khối lượng thu gom và
vận chuyển lên bãi chôn lấp (BCL) khoảng 6.500 – 6.700 tấn/ngày, phần còn lại là phế liệu
được mua bán để tái chế. Theo dự báo, lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố se
gia tăng bình quân 6 – 8%/năm. Đến năm 2020 khoảng 14.000 tấn/ngày và năm 2030
khoảng 30.000 tấn/ngày.
Quận 2 sau 15 năm hình thành và phát triển đang có vị thế và điều kiện thuận lợi để trở
thành một đô thị mới, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng, tỷ trọng ngành dịch vụ – thương mại đạt cao hơn mức phấn đấu và đang có xu
hướng phát triển, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã và đang được tăng
cường, nhất là các công trình giao thông, trường học, các cơ sở văn hóa được quan tâm đầu
tư đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều bất cập, tình trạng thiếu nước sinh hoạt, ô
nhiễm không khí, tiếng ồn do phương tiện giao thông… đặc biệt là rác thải sinh hoạt gia
tăng gây sức ép lớn về môi trường. Chính vì thế, đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các
biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 2” được thực
hiện với mong muốn góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt (CTRSH) hiện nay của Quận 2 nói riêng và Tp.HCM nói chung.
2. Mục tiêu của đê tài
“ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn Quận 2”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng tập trung đánh giá bao gờm:
• CTRSH từ hợ gia đình.


1


Đồ án tốt nghiệp
• CTRSH từ chợ.
• CTRSH phát sinh từ cơ quan, trường học, nhà hàng, siêu thị.
• CTRSH bệnh viện.

Phạm vi nghiên cứu: giới hạn địa lý trong khu vực Quận 2, Tp.HCM.
Trên cơ sở khảo sát thu thập tài liệu về số liệu sẵn có về hệ thống thu gom, vận chuyển
CTRSH trên địa bàn Quận 2.
Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn Quận 2 (nguồn phát sinh,
quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý…).
Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH, nhu cầu vận chuyển, xử lý CTRSH đến năm 2020.
Đưa ra các biện pháp góp phần hoàn thiện hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý
CTRSH của Quận 2.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Từ việc tìm kiếm thu thập số liệu về khối lượng và quy trình thu gom, vận chuyển
CTRSH trên địa bàn Quận 2. Từ đó, đánh giá và đưa ra biện pháp quản lý hiệu quả hơn.
Quận 2 là được mệnh danh là cửa ngõ phía Đông của Thành phố, nơi tập trung nhiều
công trình trọng điểm như khu công nghiệp Cát Lái, cầu Phú Mỹ, cảng Cát Lái… thu hút
hàng ngàn công nhân, người lao động từ khắp nơi đến sinh sống và làm việc. Vấn đề đô thị
hóa diễn ra mạnh me, gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu đất ở, phát sinh khối lượng chất thải
lớn đặc biệt là rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, từ đó phát sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi
trường.
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thê
Phương pháp thu thập số liệu: tìm hiểu tài liệu thứ cấp.
Phương pháp tởng hợp và phân tích tài liệu:
• Tởng hợp sớ liệu thu thập.

• Phân dữ liệu, xử lý thống kê các dữ liệu đã thu thập trên.

Tham khảo tài liệu của nhiều tác giả về CTRSH, từ website của Bộ TNMT, của Quận.
Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Quận 2.
Tiếp cận tư liệu về hiện trạng quản lý CTRSH của Quận (thu gom, vận chuyển, xử lý
sơ bộ…).
2


Đồ án tốt nghiệp
Khảo sát thực tế để nắm rõ tình hình quản lý CTRSH hiện hữu tại địa phương.
5. Cấu trúc đê tài
Đồ án bao gồm 7 chương:
Mở đầu.
Chương 1: Tổng quan về quản lý chất thải rắn.
Chương 2: Giới thiệu về Quận 2.
Chương 3: Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý sơ bộ chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn Quận 2.
Chương 4: Đánh giá hiện trạng công tác lưu trữ, thu gom, vận chuyển chất thải rắn
sinh hoạt tại Quận 2.
Chương 5: Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH trên địa bàn Quận 2 đến năm 2020.
Chương 6: Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 2.
Chương 7: Kết luận – Kiến nghị.

3


Đồ án tốt nghiệp


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1 Định nghĩa chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt
động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con
người không muốn sử dụng nữa.
1.2 Nguồn gốc chất thải rắn
Các ng̀n gớc phát sinh CTR bao gờm:









Khu dân cư.
Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…).
Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện…).
Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng.
Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường phố…).
Nhà máy xử lý chất thải.
Công nghiệp.
Nông nghiệp.
Chất thải đô thị có thể xem như chất thải công cộng ngoại trừ các CTR từ quá trình sản

xuất công nghiệp và nông nghiệp.
1.3 Phân loại CTR
CTR có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau:

Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương mại,
công nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình xây dựng hay đập phá nhà xưởng.
Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như là chất hữu cơ, chất vô cơ, chất có thể cháy
hoặc không có khả năng cháy.
Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân loại CTR thành ba nhóm lớn:
chất thải đô thị, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại.

Bảng 1.1 Phân loại CTR theo nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh

Loại chất thải
Rác thực phẩm, giấy, cacton, nhựa, túi
nylon, vải, da, rác vườn, thủy tinh, lon
4


Đồ án tốt nghiệp
Hộ gia đình

Khu thương mại

Công sở
Xây dựng
Khu công cộng
Trạm xử lý nước thải

thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất
thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp
xe, ruột xe, sơn thừa…
Giấy, cacton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác

thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải
đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng
(kệ sách, đèn tủ…), đồ điện tử hư hỏng
(máy radio, tivi…), tủ lạnh, máy giặt
hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn
thừa…
Giấy, cacton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác
thực phẩm, thủy tinh, chất thải đặc biệt
như kệ sách, đèn,tủ hỏng, pin, dầu nhớt
xe, săm lốp, sơn thừa…
Gỗ, thép, bêtông, đất, cát…
Giấy, túi nylon, lá cây…
Bùn hóa lý, bùn sinh học.
(Nguồn: Quản lý và xử lý chất thải rắn – Nguyễn Văn Phước)

1.4 Thành phần của CTR
Thành phần của CTR là một thuật ngữ dùng để mô tả tính chất và nguồn gốc các yếu
tố riêng biệt cấu tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm theo khối
lượng.
Thông tin về thành phần CTR đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn
những thiết bị thích hợp để xử lý, các quy trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ
thống, chương trình và kế hoạch quản lý CTR.
Thông thường trong CTR đô thị, CTR từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỷ lệ
cao nhất 50 – 75%. Tỷ lệ của mỗi thành phần chất thải se thay đổi tùy thuộc vào loại hình
hoạt động: xây dựng, sửa chữa, dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lý
nước.
Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm,
điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia.
Bảng 1.2 Thành phần CTRSH
STT

I
1
2

Thành phần
Chất hữu cơ
Thực phẩm thừa
Giấy
5

Khối lượng
9
34


Đồ án tốt nghiệp
3
4
5
6
7
8
9
II
1
2
3
4
5


Giấy cacton
6
Nhựa
7
Vải vụn
2
Cao su
0,5
Da
0,5
Rác vườn
18,5
Gỗ
2
Chất vô cơ
Thủy tinh
8
Can thiếc
6
Nhôm
0,5
Kim loại khác
3
Bụi, tro
3
(Nguồn: Quản lý và xử lý chất thải rắn – Nguyễn Văn Phước)

1.4.1 Tính chất lý, hóa và sinh học của CTRSH
1.4.1.1 Tính chất lý học
a) Khối lượng riêng

Khối lượng riêng của rác là trọng lượng của rác trên một đơn vị thể tích, thường được
biểu thị bằng kg/m3 hoặc tấn/m3.
Khối lượng riêng của CTR thay đổi tùy thuộc vào trạng thái của chúng như: xốp, chứa
trong các thùng chứa, không nén, ép… Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu giữ chất thải. Khối lượng riêng của chất
thải đô thị dao động trong khoảng 180 – 400 kg/m3, điển hình khoảng 300 kg/m3.
b) Độ ẩm
Độ ẩm của CTR được xác định bằng một trong hai phương pháp sau: phương pháp
khối lượng ướt và phương pháp khới lượng khơ của CTR.
• Theo phương pháp khối lượng ướt: độ ẩm tính theo khối lượng ướt của vật liệu là khối

lượng nước có trong 100 kg rác ướt.
• Theo phương pháp khới lượng khơ: đợ ẩm tính theo khối lượng khô của vật liệu là
phần trăm khối lượng nước có trong 100 kg rác khô.
Phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý CTR. Độ ẩm
theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau:
W=
Trong đó:
6


Đồ án tốt nghiệp
• W: đợ ẩm của rác thải, %
• m: trọng lượng ban đầu của mẫu rác thải, kg
• m1: trọng lượng của mẫu rác thải sau khi sấy khô ở 105oC, kg

c) Kích thước hạt
Kích thước và cấp phối hạt của các thành phần trong CTR đóng vai trò rất quan trọng
trong việc tính toán và thiết kế các phương tiện cơ khí trong thu hồi vật liệu, đặc biệt là sàng
lọc phân loại CTR bằng máy hoặc bằng phương pháp từ.

d) Khả năng giữ nước thực tế
Khả năng giữ nước thực tế của CTR là toàn bộ khối lượng nước có thể giữ lại trong
mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của CTR là một chỉ tiêu quan
trọng trong việc tính toán, xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác. Nước đi vào mẫu CTR vượt
quá khả năng giữ nước se thoát ra ngoài tạo thành nước rò rỉ. Khả năng giữ nước thực tế
thay đổi tùy vào lực nén và trạng thái phân hủy của CTR. Khả năng giữ nước của hỗn hợp
CTR (không nén) từ các khu dân cư và thương mại dao động trong khoảng 50 – 60%
e) Độ thấm của CTR đã nén
Tính dẫn nước của CTR đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng, chi phối và
điều khiển sự di chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nước ngầm, nước thấm) và chất khí
bên trong bãi rác. Hệ số thấm được tính như sau:
K = Cd2 = k
Trong đó:
K: là hệ số thấm, m/s2
C: hằng số không thứ nguyên
d: kích thước trung bình của các lỗ rỗng trong rác, m
: trọng lượng riêng của nước, kg.m/s2
µ: đợ nhớt đợng học của nước, Pa.s
k: độ thấm riêng, m2
Độ thấm riêng k = Cd2 phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của CTR bao gồm: sự phân bố
kích thước các lỗ rỗng, bề mặt riêng, tính góc cạnh, độ rộng. Giá trị điển hình cho độ thấm
riêng đối với CTR được nén trong bãi rác nằm trong khoảng 10 -11 – 10-12 m2/s theo phương
đứng và khoảng 10-10 m2/s theo phương ngang.
7


Đồ án tốt nghiệp
Bảng 1.3 Định nghĩa các thành phần lý học của chất thải rắn
Thành phần


Định nghĩa

Ví dụ

1. Các chất cháy được
a) Giấy

Các vật liệu làm từ giấy và bột Các túi giấy, các mảnh bìa,
giấy

giấy vệ sinh …

b) Hàng dệt

Có nguồn gốc từ các sợi

Vải , len , nylon …

c) Thực phẩm

Các chất thải ra từ đồ ăn thực Các cọng rau , vỏ quả, thân
phẩm

d) Cỏ, gỗ củi, rơm rạ…

cây, lõi ngô …

Các vật liệu và sản phẩm được Đồ dùng bằng gô như bàn
chế tạo từ gỗ, tre và rơm…


ghế, thang, giường, đồ chơi…

Các vật liệu và sản phẩm được Phim cuộn, túi chất dẻo, chai
e) Chất dẻo

chế tạo từ chất dẻo

lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng

Các vật liệu và sản phâm được chất dẻo, dây bện …
f) Da và cao su

chế tạo từ da và cao su

Bóng, giầy, ví, băng cao su


Các loại vật liệu và sản phẩm Vỏ hộp, dây điện, hàng rào,
2. Các chất không cháy

được chế tạo từ sắt mà dễ bị dao, nắp lọ …

a) Các kim loại sắt

nam châm hút.
Các loại vật liệu không bị nam Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói,
châm hút.

b) Các kim loại phi sắt


đồ đựng …

Các loại vật liệu và sản phẩm Chai lọ , đồ đựng bằng thủy
chế tạo từ thủy tinh

c) Thủy tinh

tinh, bóng đèn …

Bất kỳ các lọai vật liệu không Vỏ trai, ốc , xương, gạch đá,
cháy khác ngoài kim loại và gốm …

d) Đá và sành sứ

thủy tinh.
Tất cả các loại vật liệu khác Đá cuội, cát, đất, tóc …
không phân loại ở bảng này.

3. Các chất hỗn hợp

Loại này có thể được chia
thành 2 phần: Kích thước lớn
8


Đồ án tốt nghiệp
hơn 5 và loại nhỏ hơn 5mm.
(Nguồn: Quản lý chất thải rắn − Trần Hiếu Nhuệ)
1.4.1.2 Tính chất hóa học của CTR
Các thơng tin về thành phần hóa học các vật chất cấu tạo nên CTR đóng vai trò rất

quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh chất thải. Ví dụ: khả
năng đốt cháy CTR tùy thuộc vào thành phần hóa học của nó. Nếu CTR được sử dụng làm
nhiên liệu cho quá trình đốt thì 4 tiêu chí phân tích hóa học quan trọng nhất là:





Phân tích gần đúng – sơ bộ (xác định sơ bộ hàm lượng chất hữu cơ)
Điểm nóng chảy của tro
Phân tích thành phần nguyên tố CTR
Nhiệt trị của CTR

a) Phân tích gần đúng – sơ bộ
Phân tích gần đúng – sơ bộ đối với các thành phần có thể cháy được trong CTR bao gờm
các thí nghiệm sau:
• Đợ ẩm: lượng nước mất đi sau khi sấy ở 105oC trong 1 giờ.
• Chất dễ bay hơi: khối lượng bị mất đi khi đem mẫu CTR đã sấy ở 105 oC trong 1 giờ

nung ở nhiệt đợ 550oC trong lò kín.
• Hàm lượng cacbon cớ định: phần vật liệu dễ cháy còn lại sau khi loại bỏ các chất bay
hơi. Hàm lượng cacbon cố định thường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là
7%.Phần bay hơi là phần chất hữu cơ trong CTR. Thông thường, chất hữu cơ dao động
trong khoảng 40 – 60%, giá trị trung bình là 53%.
• Hàm lượng tro: khối lượng còn lại sau khi đốt trong lò hở.
b) Điểm nóng chảy của tro
Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành từ quá trình đốt cháy chất
thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ). Nhiệt độ nóng chảy đặc trưng dao
động trong khoảng 1.100 – 1.200oC.
c) Phân tích thành phần nguyên tố tạo thành CTR

Phân tích thành phần nguyên tố tạo thành CTR chủ yếu xác định phần trăm (%) của
các nguyên tố C, H, O, N, S và tro. Trong suốt quá trình đốt CTR se phát sinh các hợp chất
clo hóa, nên phân tích cuối cùng bao gồm cả phân tích xác định các halogen. Kết quả phân
tích cuối cùng được sử dụng để mô tả các thành phần hóa học của chất hữu cơ trong CTR.
9


Đồ án tốt nghiệp
Kết quả phân tích còn đóng vai trò trong việc xác định tỷ số C/N nhằm phân tích CTR có
thích hợp cho quá trình chuyển hóa sinh học hay không.
Bảng 1.4 Thành phần các nguyên tố của CTRSH
Phần trăm (%) khới lượng tính theo chất khơ
Thành phần
Cacbon Hyhro
Oxy
Nitơ
Lưu huỳnh
Tro
Chất hữu cơ
Thực phẩm thừa
48
6,4
37,6
2,6
0,4
5
Giấy
43,5
6
44

0,3
0,2
6
Giấy cacton
44
5,9
44,6
0,3
0,2
5
Nhựa
60
7,2
22,8


10
Vải vụn
55
6,6
31,2
4,6
0,15
2,5
Cao su
78
10

2


10
Da
60
8
11,6
10
0,4
10
Rác vườn
47,8
6
38
3,4
0,3
4,5
Gỗ
49,5
6
42,7
0,2
0,2
1,5
Chất vô cơ
Thủy tinh
0,5
0,1
0,4
< 0,1

98,9

Kim loại
4,5
0,6
4,3
< 0,1

90,5
Tro, bụi
26,3
3
2
0,5
0,2
68
(Nguồn: Quản lý và xử lý chất thải rắn – Nguyễn Văn Phước)
d) Nhiệt trị của CTR
Nhiệt trị là lượng nhiệt sinh ra do đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng CTR, có thể
xác định bằng mợt trong các phương pháp sau:
• Sử dụng nời hơi đo thang nhiệt lượng.
• Sử dụng bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm.
• Tính toán theo thành phần các nguyên tố hóa học.

Do khó khăn trong việc trang bị một nồi hơi có thang đo, nên hầu hết các số liệu về nhiệt trị
của các thành phần hữu cơ trong CTRSH đều được đo bằng cách sử dụng bình nhiệt trị
trong phòng thí nghiệm.
Bảng 1.5 Nhiệt trị của các thành phần trong CTRSH
Thành phần
Chất hữu cơ
Thực phẩm thừa
Giấy

Giấy cacton
Nhựa
Vải vụn

Khối lượng, %

Nhiệt trị, kJ/kg

9
34
6
7
2

4652
16747,2
16282
32564
17445
10


Đồ án tốt nghiệp
Cao su
Da
Rác vườn
Gỗ
Chất vô cơ
Thủy tinh
Can thiếc

Nhôm
Kim loại khác
Bụi, tro
Tổng

0,5
0,5
18,5
2

23260
17445
6512,8
18608

8
139562,5
6
697,8
0,5
3
697,8
3
6978
100
(Nguồn: Quản lý và xử lý chất thải rắn – Nguyễn Văn Phước)

1.4.1.3 Tính chất sinh học của CTR
Phần hữu cơ (không kể nhựa, cao su, da) của hầu hết CTR có thể được phân loại về
phương diện sinh học như sau:

• Các phần tử có thể hòa tan trong nước như: đường, tinh bột, amino axit và nhiều axit






hữu cơ.
Bán xenlulo: các sản phẩm ngưng tụ của hai đường 5 và 6 cacbon.
Xenlulo: sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 cacbon.
Dầu, mỡ và sáp: là những este của alcohols và axit béo mạch dài.
Lignoxenlulo: là kết hợp của lignin và xenlulo.
Protein: chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các amino axit.
Tính chất quan trọng nhất của CTR đô thị là hầu hết các thành phần hữu cơ có thể

được chuyển hóa sinh học thành khí, các chất hữu cơ ổn định và các chất vô cơ. Sự tạo mùi
hôi và phát sinh ruồi cũng liên quan đến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu cơ trong CTR
đô thị như rác thực phẩm.
a) Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung CTR ở nhiệt độ 550 oC,
thường được dùng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của chất hữu cơ trong CTR. Tuy
nhiên, sử dụng giá trị VS để mô tả khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR
có thể không chính xác, bởi vì một vài thành phần chất hữu cơ của CTR rất dễ bay hơi
nhưng lại kém khả năng phân hủy sinh học, như giấy báo và phần xén bỏ từ cây trồng. Thay
vào đó, hàm lượng lignin của CTR có thể được sử dụng để ước lượng tỷ lệ phần dễ phân
hủy sinh học của CTR, và được tính toán bằng công thức sau:
11


Đồ án tốt nghiệp

BF = 0,83 – 0,0028 LC
Trong đó :
• BF: tỷ lệ phân hủy sinh học tính theo VS
• 0,83 và 0,0028: hằng sớ thực nghiệm
• LC: hàm lượng lignin của VS, biểu diễn bằng % khối lượng khô.

CTR có hàm lượng lignin cao như giấy báo, có khả năng phân hủy sinh học đáng kể so
với các chất thải hữu cơ khác trong CTR đô thị. Trong thực tế, các thành phần hữu cơ trong
CTR thường được phân thành 2 loại: phân hủy chậm và phân hủy nhanh.
Bảng 1.6 Khả năng phân hủy sinh học của các chất hữu cơ theo % khối lượng lignin
Thành phần

Phần CTR bay
hơi tính theo chất
khơ

Hàm lượng
lignin/VS

Phần phân hủy
sinh học tính theo
VS

7 – 15

0,4

0,82

Thực phẩm thừa

Giấy
Giấy báo
Giấy văn phòng
Giấy cacton
Rác vườn

94
21,9
0,22
96,4
0,4
0,82
94
12,9
0,47
50 – 90
4,1
0,72
(Nguồn: Quản lý và xử lý chất thải rắn – Nguyễn Văn Phước)

b) Sự phát sinh mùi hôi
Mùi hôi có thể phát sinh khi CTR được lưu giữ trong khoảng thời gian dài ở vị trí thu
gom, trạm trung chuyển, bãi chôn lấp. Ở những vùng khí hậu nóng ẩm, tốc độ phát sinh mùi
thường cao. Một cách cơ bản sự hình thành mùi hôi là kết quả phân hủy kỵ khí các thành
phần hữu cơ trong rác đô thị. Ví dụ, trong điều kiện kỵ khí (khử, sunphat SO 42- có thể bị
phân hủy thành sunphua S2- và kết quả S2- se kết hợp với H+ tạo thành hợp chất có mùi trứng
thối là H2S. Sự hình thành H2S là do kết quả của 2 chuỗi phản ứng hóa học.
2CH3CHOHCOOH + SO42- → 2CH3COOH + S2- + 2H2O + 2CO2
Lactic


Sunphat

Axit axetic

Ion sunphua

4H2 + SO42- → S2- + 4H2O
S2- + 2H+ → H2S
Ion sunphua (S2-) có thể kết hợp với muối kim loại như sắt, tọa thành các sunphua kim loại.
S2- + Fe2+ → FeS
12


Đồ án tốt nghiệp
Nước rác tại bãi rác có màu là do sự hình thành các muối sunphua trong điều kiện kỵ
khí. Do đó, nếu không có sự hình thành các muối sunphua thì việc hình thành mùi hôi tại bãi
chôn lấp là một vấn đề ô nhiễm môi trường có tính chất nghiêm trọng.
Sự phân hủy sinh hóa các chất hữu cơ chứa gốc lưu huỳnh có thể tạo thành các chất
nặng mùi như metyl mercaptan và aminobutyric axit:
CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH + 2H → CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH
Metionin

Metyl mecaptan

Aminobutyric axit

Metyl mecaptan có thể bị thủy phân sinh hóa tạo thành methanol và hidro sunphua
CH3SH + H2O → CH4OH + H2S
c) Sự phát triển của ruồi
Vào mùa hè hay ở những khu vực khí hậu nóng ẩm, sự sinh trưởng và phát triển của

ruồi là vấn đề rất đáng quan tâm tại nơi lưu trữ CTR. Ruồi có thể phát triển trong thời gian 2
tuần sau khi trứng được sinh ra. Đời sống của ruồi nhặng từ khi còn trong trứng cho đến khi
trưởng thành có thể được mô tả như sau:
Trứng phát triển

8 – 12 giờ

Giai đoạn I của ấu trùng

20 giờ

Giai đoạn II của ấu trùng

24 giờ

Giai đoạn III của ấu trùng

3 ngày

Giai đoạn nhộng

4 – 5 ngày

Tổng cộng

9 – 11 ngày

Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trò rất quan trọng
và chiếm khoảng 5 ngày trong đời sống của ruồi. Vậy nên thu gom CTR trong thời gian này,
để các thùng lưu trữ rỗng, nhằm hạn chế sự di chuyển của ấu trùng (giòi).

1.4.1.4 Sự biến đổi tính chất lý, hóa và sinh học của CTR
Các tính chất của CTR có thể được biến đổi bằng các phương pháp lý, hóa và sinh học.
Khi thực hiện quá trình biến đổi, mục đích quan trọng nhất là mang lại hiệu quả bởi vì sự
biến đổi của CTR có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch phát triển chương trình quản lý CTR
tổng hợp.
a) Biến đổi vật lý
13


Đồ án tốt nghiệp
Bao gồm các phương pháp: phân loại CTR, giảm thể tích và kích thước bằng biện
pháp cơ học. Sự biến đổi vật lý không làm thay đổi trạng thái các pha (ví dụ từ rắn sang
lỏng).
b) Biến đổi hóa học
Biến đổi hóa học làm thay đổi trạng thái các pha (ví dụ: rắn sang lỏng hoặc rắn sang
khí). Mục đích của quá trình là giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm biến đổi. Các quá
trình hóa học được áp dụng để biến đổi CTR đô thị gờm:
• Đớt (oxy hóa bằng oxy trong khơng khí)
• Nhiệt phân
• Khí hóa

c) Biến đởi sinh học
Biến đởi sinh học các thành phần hữu cơ trong CTR đô thị với mục đích làm giảm thể
tích và trọng lượng của chất thải, thu phân compost, các chất mùn có thể dùng để ổn định
đất, khí metan. Các loại vi khuẩn, nấm và men đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi
các chất hữu cơ. Quá trình biến đổi này có thể xảy ra trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí,
tùy thuộc vào sự hiện diện của oxy.
Các quá trình sinh học được ứng dụng để biến đổi thành phần hữu cơ trong CTR đơ
thị gờm:
• Phân hủy hiếu khí

• Phân hủy kỵ khí

Bảng1.7 Các quá trình biến đổi áp dụng trong xử lý CTR
Biến đổi hoặc thay đổi cơ
bản sản phẩm
−Các thành phần riêng biệt
Lý học
−Tách loại bằng tay hoặc trong hỗn hợp chất thải đô
−Tách loại theo thành máy phân loại
thị
phần
−Sử dụng lực hoặc áp suất −Giảm thể tích ban đầu
−Giảm thể tích
−Sử dụng lực cắt, nghiền −Biến đổi hình dáng ban
−Giảm kích thước
hoặc xay
đầu và giảm kích thước
Hóa học
−CO2, SO2, sản phẩm oxy
−Đớt
−Oxy hóa bằng nhiệt
hóa khác, tro
−Nhiệt phân
−Sự chưng cất thủy phân
−Khí gồm hỗn hợp khí,
−Khí hóa
−Đốt thiếu khí
cặn dầu và than
−Phân compost (mùn dùng
Quá trình biến đổi


Phương pháp biến đổi

14


Đồ án tốt nghiệp
Sinh học
−Hiếu khí compost
−Kỵ khí phân hủy
−Kỵ khí compost

−Biến đổi sinh học hiếu
khí
−Biến đổi sinh học kỵ khí
−Biến đổi sinh học kỵ khí

để ổn định đất)
−CH4, CO2, khí ở dạng
vết, chất thải còn lại
−CH4, CO, sản phẩm phân
hủy còn lại mùn hoặc bùn
(Nguồn: Quản lý và xử lý chất thải rắn – Nguyễn Văn Phước)

1.5 Ảnh hưởng của CTR đến môi trường
1.5.1 Ảnh hưởng đến môi trường nước
CTR đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước se bị phân hủy nhanh chóng.
Tại các bãi rác, nước có trong rác se kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa,
nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác se làm tăng
khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như quá trình vận chuyển các chất ô nhiễm ra

môi trường xung quanh.
Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân
hủy sinh học, hóa học… Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ rất cao (COD: từ
3.000 – 45.000mg/l, N − NH3: từ 10 – 800mg/l, BOD5: 2.000 – 30.000mg/l, cacbon hữu cơ
tổng cộng: 1.500 – 20.000 mg/l, photpho tổng cộng từ 1 – 70 mg/l… và lượng lớn các vi
sinh vật). Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi không có lớp chống thấm, sụt lún hoặc
lớp chống thấm bị thủng…) các chất ô nhiễm se thấm sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm cho
tầng nước và se rất nguy hiểm khi con người sử dụng tầng nước này cho ăn uống, sinh hoạt.
Ngoài ra chúng còn có thể di chuyển theo phương ngang, rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô
nhiễm nguồn nước mặt.
Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đoạn lên mem
acid se lên cao hơn trong giai đoạn lên men metan. Đó là do các acid béo mới hình thành tác
dụng với kim loại tạo thành phức kim loại. Các hợp chất hidroxyl vòng thơm, acid humic và
acid fulyic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn… Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí
khử sắt có hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2 se kéo theo sự hòa tan của các kim loạ i Ni, Pb, Cd,
Zn. Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác
định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm.
Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: các chất hữu cơ bị
halogen hóa, các hidrocacbon đa vòng thơm… chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư.
Các chất này nó thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt se xâm nhập vào các chuỗi thức
15


Đồ án tốt nghiệp
ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh mạng của con người hiện tại và cả
thế hệ con cháu mai sau.
1.5.2 Tác hại của CTR đến môi trường đất
Các chất thải hữu cơ se được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều
kiện hiếu khí và kỵ khí, khi có độ ẩm thích hợp se tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian,
cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4 …

Với 1 lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường
đất se phân hủy các chất này thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm.
Nhưng với lượng rác thải quá lớn vượt qua khả năng tự làm sạch của đất thì với môi
trường đất se quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất
độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm gây ô nhiễm tầng
nước này.
Đối với rác không phân hủy (nhựa, cao su…) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp
là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất.
1.5.3 Tác hại của CTR đến cảnh quan và sức khỏe cộng đồng
CTR phát sinh từ các khu độ thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách se gây ô
nhiễm môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan
đô thị.
Thành phần CTR rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc,
các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết… Tạo điều kiện tốt cho muỗi, chuột, ruồi… sinh sản
và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí
sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như bệnh sốt rét, bệnh ngoài
da, dịch hạch, thương hàn, phó thương hà, tiêu chảy, giun sán, lao…
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm
cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các CTR nguy hại từ y tế, công
nghiệp như kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, chất hữu cơ bị halogen hóa…
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt se gây ra nhiều vấn đề nghiêm
trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực: gây ô nhiễm không khí, các nguồn
nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người.
Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng
chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị.
1.6 Các phương pháp xử lý CTR
16


Đồ án tốt nghiệp

Việc lựa chọn phương pháp xử lý CTR dựa trên các ́u tớ sau:
• Thành phần tính chất của CTR.
• Tởng lượng CTR cần xử lý.
• Khả năng thu hời sản phẩm và năng lượng.
• ́u tớ bảo vệ môi trường.
Một số phương pháp xử lý CTR chủ yếu hiện nay:
1.6.1 Phương pháp xử lý nhiệt
1.6.1.1 Nhiệt phân
Đây là phương pháp xử lý rác tiến bộ nhất, được thực hiện ở các nước phát triển (Mỹ,
Đan Mạch…). Nhiệt phân là quá trình phân hủy rác bằng nhiệt trong điều kiện thiếu oxy
hoặc có oxy để phân hủy rác thành khí đốt theo các phản ứng
C + CO2  CO2
C + H2CO  CO2 + H2
C + ½ CO2  CO
C + H2  CH4
Các sản phẩm sinh ra từ quá trình nhiệt phân là các sản phẩm khí, chủ yếu như:
CO2,CO, H2,CH4 và một số sản phẩm lỏng có chứa các hóa chất như: acid acetic, acetone,
methanol… được tận dụng làm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm có ích khác, tuy nhiên
chỉ có 31% − 37% rác được phân hủy, phần còn lại được xử lý tiếp tục bằng phương pháp
thiêu đốt.
1.6.1.2 Thiêu đốt rác
Thiêu đốt là phương pháp xử lý rác phổ biến nhất ngày nay, được nhiều quốc gia trên
thế giới áp dụng. Đây là quá trình oxy hóa CTR ở nhiệt độ cao để tạo thành CO 2 và hơi
nước theo phản ứng:
CxHyOz + (x + y/4 + z/2) O2  x CO2 + y/2 H2O
Ưu điểm của phương pháp thiêu đốt là xử lý triệt để rác thải, tiêu diệt các VSV gây
bệnh và các chất ô nhiễm, diện tích xây dựng nhỏ, vận hành đơn giản, ít tốn nhiên liệu, có
thể xử lý CTR có chu kỳ phân hủy lâu dài.
Nhược điểm chính là việc sinh khói bụi và một số khí ô nhiễm khác như: SO 2, HCl,
NOx, CO… cho nên khi thiết kế xây dựng lò đốt phải xây dựng kèm theo hệ thống xử lý khí

thải.

17


Đồ án tốt nghiệp
Việc sử dụng các lò thiêu đốt rác hiện nay không dừng lại ở mục đích giảm thể tích
ban đầu của rác (khoảng 90%), mà còn thu hồi nhiệt lượng phục vụ các nhu cầu khác như:
tận dụng cho lò hơi, lò sưởi, cấp điện…
Khi thiết kế lò đốt, có 4 yếu tố cần thiết cho sự đốt cháy hoàn toàn chất thải là: lượng
oxy cung cấp, nhiệt độ cháy phải đảm bảo từ 900 oC − 1300oC (hoặc cao hơn nữa tùy loại
chất thải), thời gian đốt chất thải và mức độ xáo trộn bên trong lò. Ngoài ra còn chú ý thêm
vật liệu chế tạo lò đốt để đảm bảo chịu nhiệt cao.
Khí thải sau khi làm nguội có thể được xử lý bằng dung dịch kiềm để trung hòa các
chất độc hại tạo thành sau khi nung.
Ở Việt Nam công nghệ thiêu đốt thích hợp cho việc xử lý chất thải bệnh viện, chất thải
nguy hại, các loại chất thải có thời gian phân hủy dài.
1.6.2 Xử lý hóa học
Các giải pháp xử lý hóa học thường được ứng dụng để xử lý CTR công nghiệp.Các
giải pháp xử lý hóa học hiện nay rất nhiều: oxy hóa, trung hòa, thủy phân… Chủ yếu để phá
hủy CTR hoặc làm giảm độc tính của CTR nguy hại.
Sử dụng vôi, kiềm làm giảm khả năng gây độc của các kim loại nặng do tạo thành các
hydroxit không hòa tan.
Đối với các CTR có tính axit có thể trung hòa bằng các chất kiềm và ngược lại.
1.6.3 Xử lý sinh học
Xử lý sinh học là một trong những phương pháp xử lý rác hiệu quả nhất, rẻ tiền ít gây
ô nhiễm và phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Công nghệ xử lý sinh học
có thể chia làm 3 loại:
1.6.3.1 Xử lý hiếu khí tạo thành phân (compost)
Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Việc ủ rác

sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy có thể được tiến hành ngay ở
các hộ gia đình để bón phân cho vườn của mình. Ưu điểm của phương pháp này là giảm
được đáng kể khối lượng rác, đồng thời tạo ra phân bón hữu cơ giúp ích cho công tác cải tạo
đất. Chính vì vậy phương pháp này được ưa chuộng ở các quốc gia nghèo và các nước đang
phát triển.
Quá trình ủ rác hiếu khí diễn ra theo phản ứng sau:
Vi khuẩn
Chất hữu cơ + O2  Các chất đơn giản + CO2 + H2O + NH3 + SO4.
18


Đồ án tốt nghiệp
hiếu khí
Phương pháp ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí với sự có
mặt của oxy. Thường chỉ sau 2 ngày nhiệt độ rác tăng lên khoảng 45 oC, sau 6 − 7 ngày đạt
tới 70 − 75oC. Nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi
khuẩn hoạt động như: oxy, độ ẩm, tỉ số C/N, pH và một số chất dinh dưỡng vô cơ như:
photpho, lưu huỳnh, kali, nito…
Sự phân hủy hiếu khí diễn ra khá nhanh, sau 2 − 4 tuần rác được phân hủy hoàn toàn.
Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị hủy diệt do nhiệt độ ủ tăng. Bên cạnh đó, mùi hôi
cũng bị khử nhờ quá trình ủ hiếu khí. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình này là 50 − 60 oC.
1.6.3.2 Xử lý kỵ khí
Cơng nghệ ủ kỵ khí được sử dụng rợng rãi nhất ở Ấn Độ (chủ yếu thực hiện ở quy mô
nhỏ)
Quá trình kỵ khí, phản ứng xảy ra như sau:
Vi khuẩn
Chất hữu cơ + O2  Các chất đơn giản + CO2 + CH4 + NH3 + H2S.
kỵ khí
Công nghệ này có những ưu điểm:
• Chi phí đầu tư ban đầu thấp.

• Sản phẩm phân hủy có thể kết hợp xử lý với phân hầm cầu và phân gia súc cho phân
hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao.
• Đặt biệt là thu hồi khí CH4 làm nguồn cung cấp nhiệt phục vụ cho nhu cầu đun nấu, lò

hơi…
Tuy nhiên có mợt sớ nhược điểm:
• Thời gian phân hủy lâu hơn xử lý hiếu khí (4 − 12 tháng).
• Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí ln là H2S, NH3 gây mùi hơi khó chịu.
• Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy
thấp.
1.6.3.3 Xử lý kỵ khí kết hợp hiếu khí.
Cơng nghệ này sử dụng 2 phương pháp xử lý hiếu khí và kỵ khí.
Ưu điểm:
Không có lượng nước thải ra từ quá trình phân hủy hiếu khí: sử dụng nước rò rỉ trong
quá trình ủ lên men kỵ khí, vừa tạo được lượng phân bón phục vụ nông nghiệp và tạo khí
CH4 cung cấp nhiệt.
1.6.4 Ổn định hóa
19


Đồ án tốt nghiệp
Phương pháp ổn định hóa (cố định, đóng rắn) chủ yếu được sử dụng xử lý CTR đợc
hại, nhằm 2 mục đích:
• Giảm rò rỉ các chất độc hại bằng cách giảm bề mặt tiếp xúc, hạn chế ở mức cao sự
thẩm thấu của chất thải vào mơi trường.
• Cải thiện kích thước chất thải về đợ nén và độ cứng.
Ổn định chất thải là công nghệ trộn vật liệu thải với vật liệu đóng rắn, tạo thành thể rắn
bao lấy chất thải hoặc cố định chất thải trong cấu trúc của vật rắn.
Phương pháp này thường dùng để xử lý CTR của kim loại, mạ kim loại, chì, tro của lò
đốt… tạo thành khối rắn dễ vận chuyển và chôn lấp trong hố hợp vệ sinh.

1.6.5 Chôn lấp rác
1.6.5.1 Đổ rác thành đống hay bãi hở
Đây là phương pháp xử lý rác cổ điển đã được loài người áp dụng từ lâu đời. Hiện nay,
các đô thị ở Việt Nam và một số nước khác vẫn còn đang áp dụng.
Phương pháp này có nhiều nhược điểm:
• Làm mất cảnh quan.
• Là mơi trường tḥn lợi cho các động vật gậm nhấm, các loài côn trùng, vi trùng gây
bệnh sinh sôi nảy nở gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
• Gây ơ nhiễm mơi trường nước và không khí.
Đây là phương pháp xử lý rác đô thị rẻ tiền nhất, chỉ tiêu tốn chi phí cho công việc thu
gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi
diện tích bãi thải lớn, không phù hợp với những thành phố đông dân.
1.6.5.2 Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới (Mỹ, Anh…) áp dụng trong quá trình
xử lý rác. Đây là phương pháp xử lý rác thích hợp nhất trong điều kiện khó khăn về vốn đầu
tư nhưng lại có một mặt bằng đủ lớn và nguy cơ ô nhiễm môi trường ít.
Trong các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, bên dưới thành đáy được phủ lớp chống thấm,
có đặt hệ thống ống thu nước rò rỉ và hệ thống thu khí thải từ bãi rác. Nước rò rỉ se được thu
gom và xử lý đạt tiêu chuẩn qui định.
Bãi chôn rác hoạt động bằng cách: mỗi ngày trải một lớp rác mỏng, sau đó nén ép
chúng lại bằng các loại xe cơ giới, tiếp tục trải lên trên một lớp đất mỏng khoảng 15 cm.
Công việc lặp đi lặp lại đến khi bãi rác đầy.
Ưu điểm của bãi chôn rác vệ sinh:

20


Đồ án tốt nghiệp
• Các loài cơn trùng, r̀i, bọ… khó sinh sôi nảy nở do rác bị nén, ép chặt và được phủ


lớp đất.
• Giảm mùi hơi thới, ít gây ô nhiễm không khí, các hiện tượng cháy bùng và cháy ngầm

khó có thể xảy ra.
• Góp phần hạn chế ơ nhiễm ng̀n nước mặt và nước ngầm.
• Chi phí vận hành khơng quá cao.
• Tận dụng được khí CH4 làm khí đớt.
Nhược điểm:
• Diện tích đất phủ lớn.
• Các lớp đất phủ thường hay bị xói mòn.
1.7 Hệ thống quản lý CTR
Quản lý chất thải rắn là sự kết hợp kiểm soát ngồn thải, tồn trữ, thu gom, trung chuyển
và vận chuyển, xử lý và thải bỏ chất thải rắn theo phương thức tốt nhất, không ảnh hưởng
đến sức khỏe cộng đồng, thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên, giữ gìn cảnh quan đô thị và hạn chế tất cả các vấn đề môi trường liên quan. Quản lý
thống nhất chất thải rắn là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, công nghệ và chương trình
quản lý thích hợp nhằm hoàn thành mục tiêu quản lý chất thải rắn.

Nguồn phát sinh

Tồn trữ tại nguồn

Thu gom

Trung chuyển

Tái chế và

và vận chuyển


xử lý

21


Đồ án tốt nghiệp
Bãi chơn lấp
Hình 1.1 Sơ đờ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn
1.7.1 Các vấn đề cần quan tâm quản lý:
• Xác định nguồn phát sinh, lượng phát sinh, thành ph ần ch ất th ải rắn c ủa m ỗi

nguồn phát sinh.
• Thu gom các chất thải (loại phương ti ện, số lượng ph ương ti ện bao nhiêu là đ ủ,
lịch trình thu gom, phương thức thu gom, người chịu trách nhiệm thu gom...)
• Phương tiện vận chuyển: loại phương tiện, số lượng đ ể vận chuy ển và s ố đi ểm
để chuyển rác đến.

• Xử lý chất thải này ở đâu và bằng cách nào.
• Cơng nghệ để xử lý các chất thải này.
• Trong chất thải ấy có chất nào có th ể tái ch ế được và ai thu gom, c ơ s ở nào tái

chế.
• Có chiến lược giảm thiểu tại nguồn và bằng cách nào, được bao nhiêu. Kinh phí
để xử lý chất thải rắn đối với các khâu trên là bao nhiêu và từ các ngu ồn nào.
• Có kế hoạch quản lý chất thải và tiến độ rõ ràng.
1.7.2 Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý CTR
1.7.2.1 Lưu trữ và phân loại tại nguồn
Lưu trữ và phân loại tại nguồn bao gồm các hoạt động nhặt, tập trung và phân loại
CTR để lưu trữ trước khi được thu gom. Trong lưu trữ và phân loại CTR tại nguồn các loại
nhà ở và công trình phân loại dựa vào số tầng. Ba loại thường được sử dụng nhất là:

• Nhà tầng thấp: dưới 4 tầng.
• Nhà tầng trung: từ 4 – 7 tầng.
• Nhà tầng cao: trên 7 tầng.

Bảng 1.8 Nguồn nhân lực và thiết bị hỗ trợ trong việc lưu trữ và phân loại CTR tại nguồn
Người chịu trách nhiệm
lưu trữ và phân loại
Khu dân cư thấp Dân thường trú, tạm trú
tầng
Khu dân cư Người thuê nhà, nhân viên
trung tầng
phục vụ, những người thu
gom theo hợp đồng
Khu dân cư cao Người thuê nhà, nhân viên
Nguồn

22

Thiết bị hỗ trợ lưu trữ
phân loại
Các vật chứa gia đình, thùng
chứa lớn, nhỏ
Thùng 240 – 660 lít, máng đổ
rác trọng lực, các băng truyền
phân loại rác
Thùng 240 – 660 lít, máng đổ


Đồ án tốt nghiệp
tầng


phục vụ, những người thu rác trọng lực, các băng truyền
gom theo hợp đồng
phân loại rác
Thương mại
Nhân viên phục vụ
Thùng chứa rác các loại, xe
đẩy tay, các băng truyền phân
loại rác
Công nghiệp
Nhân viên phục vụ
Xe đẩy tay, thùng chứa, các
băng truyền phân loại rác
Khu vực công Chủ công trình, người quét Thùng chứa có nắp đậy các
cộng
dọn
loại
Trạm xử lý
Nhân viên vận hành trạm
Thùng chứa các loại
Nông nghiệp
Người chủ, nhân công
Thùng chứa khác nhau tùy theo
sản phẩm
(Nguồn: George Tchobanoglous − 1993)
1.7.2.2 Hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn
a) Các định nghĩa
Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công s ở hay
từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa đi ểm x ử lý, chuy ển ti ếp,
trung chuyển hay chôn lấp.

Dịch vụ thu gom rác thải thường có thể chia ra thành các dịch v ụ "s ơ cấp" và "th ứ
cấp". Sự khác biệt này phản ánh yếu tố là ở nhiều khu vực, vi ệc thu gom ph ải đi qua
một quá trình hai giai đoạn: thu gom rác từ các nhà ở và thu gom t ập trung v ề ch ỗ
chứa trung gian rồi từ đó lại chuyển tiếp về trạm trung chuy ển hay bãi chôn l ấp. Giai
đoạn thu gom sơ cấp ảnh hưởng trực tiếp đối với người dân cũng nh ư đối v ới mỹ
quan đô thị và hiệu quả của các công đoạn sau đó.
Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu) là cách mà theo đó rác th ải đ ược thu gom t ừ
nguồn phát sinh ra nó (nhà ở hay những cơ sở thương mại) và chở đến các bãi chứa
chung, các địa điểm hoặc bãi chuy ển tiếp. Thường thì các h ệ th ống thu gom s ơ c ấp ở
các nước đang phát triển bao gồm những xe chở rác nhỏ, xe hai bánh kéo b ằng tay đ ể
thu gom rác và chở đến các bãi chứa chung hay những đi ểm chuy ển ti ếp.
Thu gom thứ cấp bao gồm cả việc gom nhặt các chất thải rắn từ những ngu ồn
khác nhau và cả việc chuyên chở các chất thải đó tới địa đi ểm tiêu hủy. Vi ệc d ỡ đ ổ các
xe rác cũng được xem là một phần của hoạt động thu gom rác th ứ c ấp. Như v ậy thu
gom thứ cấp là cách thu gom các loại chất thải rắn từ các đi ểm thu gom chung tr ước
23


Đồ án tốt nghiệp
khi vận chuyển chúng đến trạm trung chuyển, cơ sở xử lý hay bãi chôn l ấp b ằng các
loại xe chuyên dụng.
Do vậy, thu gom ban đầu sẽ được cần đến trong mọi hệ thống quản lý thu gom
và vận chuyển, còn thu gom thứ cấp lại phụ thuộc vào các loại xe cộ thu gom được
lựa chọn hay có thể có được và vào hệ thống và các phương tiện vận chuy ển tại chỗ.
Khi thu gom rác thải từ các nhà ở hay công sở thường ít chi phí h ơn so v ới vi ệc
quét dọn chúng từ đường phố đồng thời cần phải có những điểm chứa ở khoảng cách
thuận tiện cho những người có rác và chúng cần được quy hoạch, thi ết k ế sao cho rác
thải được đưa vào thùng chứa đựng đúng vị trí tạo điều kiện thuận l ợi cho thu gom
thứ cấp.
b) Quy hoạch thu gom vận chuyển chất thải rắn

Quy hoạch thu gom vận chuyển chất thải rắn: là việc đánh giá các cách thức sử
dụng nhân lực và thiết bị để tìm ra một sự sắp xếp hiệu quả nhất. Mu ốn v ậy cần xem
xét các yếu tố sau:
• Chất thải rắn được tạo ra: số lượng (tổng cộng và từng đ ơn v ị), tỷ tr ọng, ngu ồn

tạo thành
• Phương thức thu gom: thu gom riêng biệt hay kết hợp
• Mức độ dịch vụ cần cung cấp: lề đường, lối đi, khối nhà…
• Tần suất thu gom và năng suất thu gom: số nhân công và tổ chức c ủa m ột kíp.

Lập lộ trình thu gom theo từng khu vực, ghi chép nhật ký vào báo cáo
• Sử dụng hợp đồng thành phố hoặc các dịch vụ tư nhân
• Thiết bị thu gom: kích cỡ, chủng loại, s ố lượng, sự thích ứng v ới các cơng vi ệc

khác.
• Khơi phục nguồn lực: giá thành, thị trường, thu gom, phân loại…
• Tiêu hủy: phương pháp, địa điểm, chun chở, tính pháp lý
• Mật độ dân số: kích thước nhà cửa, số l ượng đi ểm dừng, l ượng ch ất th ải r ắn t ại

mỗi điểm, những điểm dừng công cộng…

24


Đồ án tốt nghiệp
• Các đặc tính vật lý của khu vực: hình dạng và chi ều r ộng đường ph ố, đ ịa hình,

mơ hình giao thơng (giờ cao điểm, đường một chiều…)
• Khí hậu: mưa, gió, nhiệt độ…
• Đối tượng và khu vực phục vụ: dân cư (các hộ cá th ể và nh ững đi ểm dừng cơng


cộng), doanh nghiệp, nhà máy
• Các nguồn tài chính và nhân lực

Dịch vụ thu gom tập trung chất thải rắn là cơng vi ệc khó khăn phức tạp vì
những lý do sau:
• Các nguồn tạo chất thải rắn tản mạn theo khơng gian và th ời gian
• Chất thải rắn ngày càng gia tăng về số lượng và chủng loại
• Giá thành chi phí nhân cơng và nhiên liệu ngày càng cao

Chi phí cho cơng đoạn thu gom, tập trung chiếm từ 60 – 80% tổng chi phí thu
gom tập trung xử lý và xả chất thải rắn.
Các tiêu chí chính đặc trưng cho hiệu quả thu gom:
• Số tấn chất thải được thu gom trong một giờ
• Tổng số hộ được phục vụ trong một giờ làm việc của một kíp
• Chi phí của một ngày thu gom
• Chi phí cho mỗi lần dừng để thu gom
• Số lượng người được phục vụ bởi một xe trong một tuần

* Các phương thức thu gom
Thu gom theo khối: trong hệ thống này các xe thu gom chạy theo một quy trình
đều đặn theo tần suất đã được thỏa thuận trước (2 – 3 lần/tuần hay hàng ngày…).
Những xe này dừng tại mỗi ngã ba, ngã tư… và rung chuông. Theo tín hi ệu này, m ọi
người dân ở phố quanh đó mang những sọt rác của họ đến đ ể đổ vào xe. Có nhi ều
dạng khác nhau của hình thức thu gom này đã được áp dụng nhưng đi ểm chung là
mọi gia đình được u cầu phải có thùng rác của riêng mình ở trong nhà và mang đ ến
cho người thu gom rác vào những thời điểm được quy định tr ước. Trong m ột s ố

25



×