Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.26 KB, 4 trang )

Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn!
Bạn có biết: 98% các cuộc phỏng vấn tuyển dụng bắt đầu bằng câu “Hãy kể
tôi nghe đôi điều về bạn” và nhiều ứng viên e ngại lời đề nghị này vì không
biết cách trả lời sao cho phù hợp. Thật ra, chỉ cần một sự chuẩn bị tốt cùng
chút sáng tạo và khéo léo thì đây sẽ là cơ hội để bạn tạo ấn tượng tốt về bản
thân trong mắt nhà tuyển dụng (NTD) cũng như làm nổi bật những ưu điểm
của bạn.
3 bí quyết sau sẽ giúp bạn có câu trả lời tốt cho lời đề nghị này!
Hãy kể những gì nhà tuyển dụng muốn biết
Theo Jane Cranston, một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp ở New York, sai
lầm lớn nhất mà ứng viên thường mắc phải là cứ ngỡ NTD muốn biết về cá
nhân họ khi nói “Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn.” Vì thế, họ bắt đầu kể
“tràng giang đại hải” về tiểu sử bản thân, sở thích và thói quen của mình.
Thật ra, điều NTD thật sự muốn biết là liệu bạn có thể làm tốt công việc, hòa
hợp được với tập thể hay không, từng đạt những thành tích nào và có thể
đóng góp những gì cho công ty.

Ứng viên không nên nói nhiều về bản thân họ mà hãy dành thời gian nói về
công việc gần đây nhất của họ và nhấn mạnh kinh nghiệm họ đã có để có thể
ứng tuyển vào vị trí này. Đây là mới là vấn đề NTD quan tâm nhất.
Melanie Szlucha, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp của Red Inc, có một sự so
sánh rất thú vị. “Hãy hình dung phần trình bày của bạn cho đề nghị này
giống như đoạn trailer cho một bộ phim (
movie trailer). Những đoạn trailer
này tuy không dài nhưng đủ hấp dẫn để người xem theo dõi và khám phá. Vì
thế, hãy trả lời một cách sáng tạo và cung cấp nhiều thông tin đáng chú ý
nhất về bạn, giúp NTD có cảm hứng tiếp tục đặt những câu hỏi khác nhằm
hiểu bạn hơn.”
Đừng liệt kê, hãy kể chuyện!
Theo Greg Maka, giám đốc điều hành của 24/7 Marketing - một công ty
chuyên cung cấp các giải pháp về marketing và giao tế nhân sự, nếu bạn có


thể giới thiệu những ưu điểm và thành tích của bạn bằng cách kể một câu
chuyện thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ: nếu kiên trì là một trong những
ưu điểm của bạn thì hãy kể cho NTD nghe một câu chuyện ngắn về quá trình
bạn đã kiên trì thực hiện một dự án do bạn đề xướng trong những công việc
trước đây. Như vậy, bạn sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ cho NTD hơn là chỉ
nói chung chung: “Sự kiên trì là ưu điểm lớn nhất của tôi”
Thời gian là vàng bạc!
Theo Maureen Anderson, người phụ trách chương trình phát thanh The
Career Clinic, đối với câu “Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn”, bạn chỉ cần trả
lời ngắn gọn và cô đọng trong chừng 2-3 phút là được. Để phần trình bày
của bạn vừa ngắn gọn vừa đủ ý thì trước buổi phỏng vấn, bạn nên viết những
ý tưởng của bạn ra giấy, tập trình bày và tính thời gian; sau đó chỉnh sửa nội
dung câu trả lời rồi làm lại quy trình. Cứ như thế cho đến khi bạn hài lòng về
cả nội dung lẫn thời gian.
Tóm lại, nếu bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng thì không việc gì phải e ngại câu
“Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn.” Hãy xem đây là cơ hội “vàng” để bạn tạo
ấn tượng tốt với NTD ngay từ đầu cũng như giúp bạn thêm tự tin với những
câu hỏi kế tiếp trong buổi phỏng vấn.

×