Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sếp ơi, sếp sai rồi!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.19 KB, 4 trang )

Sếp ơi, sếp sai rồi!

Sếp phải có tầm nhìn chiến lược, đó là một chân lý không ai có thể phủ
nhận. Để có được thói quen định hướng đó, sếp nào cũng cần phải tìm hiểu,
phân tích thực tế, cải tiến sáng tạo trong phương pháp và cách thể hiện. Việc
suy nghĩ không đúng hướng sẽ đưa ra những phân tích sai lệch và khi hành
động gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Các sếp thường có một số tư duy sai lầm như:
-Theo chủ nghĩa lý tưởng hoàn toàn:
Ai làm việc cũng mong có được kết quả cao nhất. Tuy nhiên, không nên vì
ham hố thành tích mà thiếu thực tế trong việc lên kế hoạch hành động. Hãy
kiên nhẫn ngay từ lúc dự án bắt đầu đến khi những công việc cuối cùng kết
thúc.
Thực chất vì quản lý thời gian chính là quản lý thói quen và hiệu suất làm
việc, vì vậy, đừng theo đuổi lộ liễu những mục tiêu về thời gian mà thay vào
đó là quản lý trên nhiều phương diện. Có những khía cạnh người lãnh đạo
chưa hài lòng với cấp dưới nhưng cần kiên nhẫn để không can thiệp thô bạo,
ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng tư duy của họ. Nên tránh những từ
“phải”, “không thể không” … gây ức chế cho các nhân viên. Thay vào đó,
hãy đặt niềm tin để mọi người đều cố gắng hết khả năng của mình.
-Có năng lực nhưng thiếu hấp dẫn
Phong thái của sếp rất quan trọng. Nó không chỉ đơn thuần là là vẻ bề ngoài
của sếp mà chủ yếu là về cách truyền đạt những suy nghĩ của mình cho đồng
nghiệp để hiện thực hóa các dự án.
Dễ hiểu, ngắn gọn là tiêu chí đầu tiên nhưng điều kiện đủ là là thu hút sự chú
ý của những người thu thập thông tin. Sự hấp dẫn của thông tin tập trung ở
lợi ích mang lại cho người tiếp nhận nên người lãnh đạo phải tìm ra cách
truyền đạt phù hợp với mục tiêu đối tượng nhất.
Đừng quan niệm hài hước đơn thuần là giải trí ngoài công việc. Ngay cả
những lúc nghiêm trọng nhất sự hài hước cũng là yếu tố mở để mỗi cá nhân
thể hiện trí tuệ của mình.


-Dự đoán, định trước tất cả mọi sự việc:
Sếp thường có thói quen định trước sự việc diễn ra như thế nào, đưa ra các
phương án giải quyết kèm theo. Trước đây, cách làm này được coi là có
nhiều ưu điểm. Nhưng đối với tình hình nhiều diễn biến phức tạp như hiện
nay việc dự đoán trước các tình huống xảy ra rất khó. Thậm chí sẽ có những
sai lầm vì mặc định tình huống.
Đừng định trước quá nhiều điều mà cứ tập trung vào việc nắm bắt những kỹ
năng cơ bản nhất, tiện ứng phó trong nhiều trường hợp.
-Để lãnh đạo cấp dưới có quá nhiều ý kiến:
Quyền lực phân tán là một điều nguy hiểm trong quản lý. Dân chủ bằng cách
lắng nghe mọi ý kiến nhưng cần phải có một người chỉ huy duy nhất. Khi đã
giao nhiệm vụ thì ai đó cứ làm đúng chức trách của mình, hạn chế can thiệp
vào phần việc của người khác.
Lãnh đạo cấp trên phải quy định rõ ràng về nghĩa vụ quyền hạn của cấp dưới
đồng thời phải yêu cầu nhân viên hoàn thiện kỹ năng trình bày vấn đề. Chỉ
lắng nghe những ý kiến đã được chuẩn bị tương đối về mặt nội dung và tổ
chức thảo luận lại khi có nhiều phản đối tương tự.
Hãy nhớ, khi bạn là người chỉ huy quyết định cuối cùng phải nằm trong tay
bạn.
-Không coi trọng xã giao:
Chuyên môn là quan trọng nhất nhưng điều quyết định để sếp giữ vững vị trí
và có cơ hội thăng tiến hơn nữa là mạng quan hệ xã hội rộng khắp. Mạng
quan hệ này bao gồm những mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, cấp
dưới, gia đình, hiệp hội…mà cần chú ý nhất trên cương vị của sếp chính là
mối quan hệ với nhân viên. Bạn là sếp nhưng cần hơn cả là người bạn, người
hợp tác tin cậy sao cho những nhân viên của bạn luôn muốn làm tốt công
việc để hai phía đều hài lòng.
Hãy coi trọng đúng mức tất cả những mối quan hệ, chú ý đến vai trò của bản
thân trong từng mối quan hệ như thế để không nhầm vai. Nghệ thuật giao
tiếp quan trọng nhất là đánh giá bản chính xác bản thân. Việc phong cách

của bạn thiếu chuyên nghiệp có thể không khiến bạn trở thành phó thường
dân ngay lập tức nhưng sẽ lấy đi của bạn rất nhiều cơ hội làm việc quý giá.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×