Khái quát về phân tích thị trường và phân tích ngành Xây
dựng
Hoạt động xây dựng được điều chỉnh trong Luật xây dựng số 16/2003/QH11
ngày 26 tháng 11 năm 2003. Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây
dựng, thiết kế công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát công trình ,
quản lý dự án đầu tư xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng
công trình .
Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là các tổ chức cá nhân có đủ năng lực
hoạt động xây dựng năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp
đồng trong hoạt động xây dựng .
Các hoạt động chính
• Xây dựng hạ tầng giao thông
• Xây dựng hạ tầng công nghiệp
• Xây dựng dân dụng.
Ngành có hoạt động liên quan
Thị trường sử dụng sản phẩm
• Ngành nông nghiệp: Thủy lợi
• Ngành giao thông vận tải: Hạ tầng giao thông
• Xây dựng hạ tầng đô thị, khu dân cư.
Vị trí là ngành cung cấp nguyên vật liệu
• Ngành xi măng
• Ngành thép
Vị trí là ngành cung cấp máy móc thiết bị
• Ngành cơ khí xây dựng
2.1/ Số liệu thống kê về ngành
2.1.1/ Số lượng doanh nghiệp ngành xây dựng
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp ngành xây dựng
Đơn vị: Doanh nghiệp
2000 2001 2002 2003 2004
TỔNG SỐ 3999 5693 7845 9717 10767
Doanh nghiệp Nhà nước 998 908 915 867 753
DNNN Trung ương 454 431 456 438 389
DNNN Địa phương 544 477 459 429 364
Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh 2958 4748 6887 8799 9965
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 43 37 43 51 49
100% vốn nước ngoài 10 12 16 28 31
Liên doanh với nước ngoài 33 25 27 23 18
(Nguồn Tổng cục thống kê)
Chiếm số lượng đa số trong ngành xây dựng là các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh. Từ năm 2000 đến 2004 số các doanh nghiệp quốc doanh tăng 7007
doanh nghiệp. Năm 2005 Tổng các doanh nghiệp trong ngành xây dựng là
15.252 doanh nghiệp. Đây là một sự gia tăng đột biến của các doanh nghiệp xây
dựng . (Các con số của năm 2006 và 2007 chưa có thông tin).
Bảng 2.2: Doanh nghiệp ngành xây dựng tính theo tỷ trọng
Đơn vị: phần trăm(%)
TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Doanh nghiệp Nhà nước 24.96 15.95 11.66 8.92 6.99
DNNN Trung ương 11.35 7.57 5.81 4.51 3.61
DNNN Địa phương 13.60 8.38 5.85 4.41 3.38
Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh 73.97 83.40 87.79 90.55 92.55
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 1.08 0.65 0.55 0.52 0.46
100% vốn nước ngoài 0.25 0.21 0.20 0.29 0.29
Liên doanh với nước ngoài 0.83 0.44 0.34 0.24 0.17
(Nguồn Tổng cục thống kê)
Số lượng các doanh nghiệp nhà nước có xu thế giảm dần do chuyển đổi mô
hình. Doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh theo từng thời kì, và số doanh nghiệp
mới thành lập cũng tăng mạnh mẽ. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài biến
động do khu vực liên doanh.
Năm 2002 đến 2004 đã có hơn 6000 doanh nghiệp mới ra đời, tăng 2,7 lần.
Theo thống kê năm 2005 riêng địa bàn TP HCM có gần 10.000 doanh nghiệp
đăng ký hoạt động trong lĩnh vực xây dựng .
2.1.2/ Quy mô doanh nghiệp xây dựng
Bảng 2.3: Phân loại doanh nghiệp xây dựng theo quy mô vốn tại thời điểm
31/12/2005
Quy
mô vốn
Dưới 0,5
tỷ đồng
Từ 0,5
đến dưới
1 tỷ đồng
Từ 1 đến
dưới 5 tỷ
đồng
Từ 5 đến
dưới 10
tỷ đồng
Từ 10
đến dưới
50 tỷ
đồng
Từ 50
đến dưới
200 tỷ
đồng
Từ 200
đến dưới
500 tỷ
đồng
Từ 500
tỷ đồng
trở lên
Tổng số
SL 1374 2194 7525 1759 1642 554 148 56 15525
Tỷ lệ
%
8.85% 14.13% 48.47% 11.33% 10.58% 3.57% 0.95% 0.36% 100.00%
(Nguồn Tổng cục thống kê)
Vốn quá nhỏ hạn chế năng lực cạnh tranh – đó là khó khăn đối với các doanh
nghiệp xây dựng hiện nay. Các doanh nghiệp có quy mô vốn từ 1 đến 5 tỷ
chiếm gần 50% các doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Vốn trung bình các doanh nghiệp ngành xây dựng
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn Tổng cục thống kê)
Trên thực tế, vốn điều lệ của các công ty cổ phần trong ngành xây dựng hiện
nay phần lớn đều có quy mô nhỏ, tỉ lệ công ty cổ phần có mức vốn điều lệ dưới
10 tỉ đồng chiếm hơn 59%, trên 20 tỉ đồng chỉ chiếm 16,38%. (Nguồn thời báo
kinh tế)
Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn trong doanh nghiệp xây dựng
2000 2001 2002 2003 2004
Trung bình
15 14 15 14 15
DN nhà nước
49 67 89 100 131
DN trung ương
72 95 116 123 158
DN địa phương
31 41 63 76 103
DN Tư nhân
4 4 5 5 7
DN có vốn ĐTNN
28 22 25 31 42
Tổng
61.102 79.424 113.994 135.207 166.721