Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của tập quán thương mại quốc tế incoterms 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYỂN GIAO RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA TẬP
QUÁN THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ INCOTERMS 2010

Ngành: LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS Bành Quốc Tuấn
Sinh viên thực hiện: Võ Thùy Dương
MSSV: 1411270105
Lớp: 14DLK06

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cơ, gia đình và bạn bè.
Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại trường, nhận được sự chỉ bảo và giảng
dạy nhiệt tình của q Thầy Cơ đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích. Với
lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Luật – Trường ĐH
Công nghệ TP.HCM đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt,
em xin gửi đến Thầy Bành Quốc Tuấn người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
hồn thành khóa luận này lời cảm ơn sâu sắc nhất.


Trong q trình thực hiện khóa luận do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm
thực tiễn cịn hạn chế nên bài luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của q Thầy Cơ để kiến thức của
em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Võ Thùy Dương

MSSV: 1411270105

Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp “Chuyển giao rủi ro trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Tập quán thƣơng mại quốc
tế Incoterms 2010” là một cơng trình nghiên cứu độc lập khơng có sự sao chép của
người khác.
Trong q trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng,
dưới sự hướng dẫn của Thầy Bành Quốc Tuấn – Phó khoa luật Đại học Cơng nghệ
TP.HCM. Tơi xin cam đoan nếu có vấn đề gì tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên
Dương

Võ Thùy Dương


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 2
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 2

2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 4
5. Kết cấu khóa luận ........................................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN GIAO RỦI RO TRONG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ..................................................... 5
1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ......................... 5
1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .................................................... 7
1.2 Khái quát rủi ro và chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế ................................................................................................................... 10
1.2.1 Rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ............................................... 10
1.2.2 Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ........................... 12
1.3 Nguồn luật điều chỉnh về chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế .......................................................................................................... 13
1.3.1 Văn bản pháp luật quốc gia .................................................................................. 13
1.3.2 Công ước quốc tế ................................................................................................. 14
1.3.3 Tập quán thương mại quốc tế ............................................................................... 16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 19
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CỦA INCOTERMS 2010 VỀ CHUYỂN GIAO
RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ ................... 21
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Incoterms ....................................................... 21
2.2 Nội dung của Incoterms 2010 về chuyển giao rủi ro .......................................... 22
2.2.1 Giới thiệu về Incoterms 2010 ............................................................................... 22
2.2.2 Nội dung của Incoterms 2010 về chuyển giao rủi ro ........................................... 26
2.3 Thực tiễn và khuyến nghị trong việc sử dụng các điều khoản Incoterms
2010 của các doanh nghiệp ngoại thƣơng tại Việt Nam .......................................... 40


2.3.1 Thực tiễn áp dụng Incoterms 2010 của các doanh nghiệp tại Việt Nam ............. 40

2.3.2 Khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc sử dụng các điều
khoản Incoterms 2010 ................................................................................................... 45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 49
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 51
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 53


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CISG

Convention on Contracts for the Công ước quốc tế
International Sale of Goods

ICC

International Chamber of Commerce Phòng Thương mại quốc tế

INCOTERMS International Commercial Terms

Các điều khoản thương mại
quốc tế

LTM

Luật Thương mại

VIAC


Vietnam International Arbitration Trung tâm Trọng tài Quốc
Centre
tế Việt Nam

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, Việt Nam đã và đang đạt được nhiều
thành tựu kinh tế xã hội. Hoạt động ngoại thương phát triển vượt trội, kim ngạch
xuất nhập khẩu tăng cao qua mỗi năm cùng với với sự đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng sản phẩm xuất nhập khẩu, tạo sức cạnh tranh với hàng hóa nước ngồi.
Chúng ta đang từng bước đa phương hóa các đối tác buôn bán, mở rộng thị trường
ra nhiều quốc gia chứ không hạn chế ở một số thị trường truyền thống.
Q trình hội nhập địi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải am hiểu các luật
lệ, tập quán kinh doanh quốc tế, nếu khơng sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro. Thực
tiễn cho thấy, trong quá trình ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngồi, có rất nhiều rủi ro, tổn thất và tranh chấp đối với các doanh nghiệp Việt
Nam do chưa nắm vững và vận dụng đúng các nguyên tắc, tập quán trong kinh
doanh quốc tế. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay sử dụng các điều kiện
thương mại quốc tế Incoterms do Phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành, tuy
nhiên, khơng phải là doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng hiệu quả và vận dụng
đúng các điều kiện thương mại quốc tế đó.
Vào tháng 9/2010, ICC đã cho phát hành ấn bản Incoterms 2010. Đây là một
bộ các quy tắc cập nhật những tập quán mới nhất trong thương mại quốc tế.
Incoterms 2010 chứa đựng nhiều thay đổi so với Incoterms 2000 và các bản trước
đây nhằm đảm bảo tính cấp thiết và tính thực tiễn. Thời gian qua các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu trên thế giới đã sử dụng Incoterms 2010 như một bộ cẩm nang trong
quá trình tham gia vào thương mại quốc tế. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam

muốn đẩy mạnh xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường đòi hỏi phải tiếdp thu và vận
dụng tốt Incoterms 2010 một cách hiệu quả, đặc biệt cần phải nắm rõ quy tắc
chuyển giao rủi ro được quy định trong Incoterms để vận dụng chính xác trong hợp
đồng mua bán hàng hóa của mình.
Hiện nay, các điều kiện thương mại quốc tế được nhắc đến nhiều nhưng có rất
ít tài liệu đưa ra đầy đủ về lợi ích cũng như hướng dẫn sử dụng hiệu quả các điều
kiện của Incoterms. Một hợp đồng mua bán hàng hóa được kí kết sẽ phát sinh
những rủi ro đối với tất cả những ai tham gia vào. Vấn đề đặt ra doanh nghiệp phải
nhận biết được thời điểm nào thì mình sẽ gánh chịu các rủi ro và thời điểm nào thì
2


những rủi ro sẽ được chuyển giao cho đối tác bên kia. Việc xác định trách nhiệm
của các bên đối với rủi ro điều rất cần thiết, chính vì vậy mà tác giả đã chọn đề tài
“Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định
của Tập quán thƣơng mại quốc tế Incoterms 2010” làm đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp của mình với mong muốn giúp chúng ta có cái nhìn khái qt và rõ ràng về
Incoterms 2010, điều đó giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt để đạt hiệu
quả cao trong kinh doanh.
2. Tình hình nghiên cứu
Có rất nhiều bài viết, luận văn liên quan đến vấn đề chuyển giao rủi ro hay
Tập quán thương mại quốc tế Incoterms được nhiều tác giả nghiên cứu như:
Lữ Đình Hồng Yến (2010), Vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế theo CISG 1980, Incoterms 2010 và pháp luật Việt Nam, Luận
văn tốt nghiệp cử nhân luật, ĐH Luật TP.HCM.
Lê Tuấn Hùng (2002), Áp dụng Incoterms trong các hợp đồng mua bán ngoại
thương từ thực tiễn tại TP.HCM, Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, ĐH Luật
TP.HCM.
Hồ Mỹ Ngọc Chân (2006), Thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với hàng hóa
theo quy định của Luật Thương mại 2005, Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, ĐH

Luật TP.HCM.
Mặc dù vấn đề này không phải là vấn đề mới mẻ nhưng nghiên cứu phân tích
đề tài này hết sức cần thiết trong xu thế hội nhập hóa hiện nay. Trong phạm vi khóa
luận này của mình, tác giả khơng những lấy đó làm tư liệu cho mình mà cịn có các
tư liệu khác mà tác giả nghiên cứu dựa trên tình hình thực tế của đề tài để làm khóa
luận này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các điều khoản thương mại
quốc tế được quy định trong Incoterms 2010.
Đề tài được nghiên cứu thơng qua việc tìm hiểu nguồn luật điều chỉnh vấn đề
chuyển giao rủi ro được quy định trong văn bản pháp luật quốc gia Luật Thương
mại 2005, Công ước quốc tế CISG 1980 và Tập quán thương mại quốc tế
Incoterms.
3


Bên cạnh đó nghiên cứu tình hình nắm bắt và sử dụng các điều kiện thương
mại Incoterms 2010 của các doanh nghiệp ngoại thương Việt Nam, qua đó khuyến
nghị một số giải pháp cho các doanh nghiệp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, người viết đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như:
Phương pháp liệt kê, phân tích: được thực hiện xuyên suốt đề tài, nghiên cứu
và đưa ra về mặt lý luận của vấn đề rủi ro và chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế, phân tích vấn đề chuyển giao rủi ro được quy định trong từng
điều khoản của Incoterms 2010.
Phương pháp so sánh: so sánh đối chiếu Incoterms gồm những thay đổi về mặt
kết cấu và mặt nội dung của phiên bản Incoterms 2000 và Incoterms 2010.
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng Incoterms 2010 của các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu tại Việt Nam, chứng minh những lợi ích và bất lợi khi sử dụng các điều khoản

trong Incoterms của các doanh nghiệp; từ những khó khăn, hạn chế đưa ra các giải
pháp, đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng Incoterms 2010.
5. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của khóa
luận được phân làm hai chương:
Chương 1: Lý luận chung về chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế
Chương 2: Nội dung của Incoterms 2010 về chuyển giao rủi ro trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế

4


CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN GIAO RỦI RO TRONG HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trong guồng quay không ngừng của đời sống kinh tế toàn cầu, các hoạt động
thương mại quốc tế ngày càng tích cực góp phần thay đổi diện mạo của mỗi quốc
gia, của các khu vực và trên toàn thế giới. Hoạt động thương mại quốc tế được thực
hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại hàng hóa, dịch vụ, thương mại
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh vực đầu tư…Trong đó các
giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hóa ln diễn ra sơi nổi nhất, giữ vị trí
trung tâm trong các giao dịch thương mại quốc tế.
Các giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hóa quốc tế được thực hiện chủ
yếu thơng qua các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, trong khoa học
pháp lý hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế mà chỉ nêu lên một số khái niệm hay một số cách xác định yếu tố quốc tế
của loại hợp đồng này.
Tính quốc tế hay đặc điểm có yếu tố nước ngồi chính là điểm khác biệt của

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với hợp đồng mua bán hàng hóa thơng thường.
Yếu tố nước ngồi có thể được quy định khác nhau trong pháp luật của các quốc gia
cũng như trong pháp luật quốc tế, nhưng nhìn chung đó là các yếu tố liên quan đến
quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở của các chủ thể liên quan đến nơi xác lập hợp đồng,
nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng1.
Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế có ý nghĩa hết sức
quan trọng, được hiểu không giống nhau tuỳ theo quan điểm của luật pháp từng
nước:
Theo Công ước Lahaye 1964 về luật thống nhất mua bán hàng hóa quốc tế,
tính quốc tế thể hiện ở các tiêu chí như: các bên giao kết có trụ sở thương mại ở các
nước khác nhau và hàng hoá, đối tượng của hợp đồng phải được chuyên chở từ lãnh
thổ quốc gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác, hoặc là việc trao đổi ý chí giao kết

1

Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB Cơng an nhân dân, tr.207

5


hợp đồng (chào hàng và chấp nhận chào hàng) giữa các bên được lập ở những nước
khác nhau2.
Nếu các bên giao kết khơng có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú
thường xuyên của họ. Yếu tố quốc tịch của các bên khơng có ý nghĩa trong việc xác
định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế.
Theo Cơng ước Viên năm 1980, tính chất quốc tế được xác định chỉ bởi một
tiêu chuẩn duy nhất, đó là các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các
nước khác nhau3. Và giống như Công ước Lahaye năm 1964, Công ước này cũng
không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định tính chất quốc tế của
hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế.

Khác với Cơng ước Lahaye năm 1964, Công ước Viên năm 1980 không đưa
ra tiêu chí hàng hố phải được chuyển qua biên giới của một nước để xác định tính
chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Theo quan điểm của Việt Nam:
Bộ luật dân sự 2015 không quy định trực tiếp về hợp đồng mua bán hàng hóa
hay hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự
2015 quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi được hiểu là (i) quan hệ có ít
nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; (ii) việc xác lập,
thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngồi; (iii) đối tượng
của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi.
LTM 2005 không đưa ra khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
nhưng định nghĩa mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh
tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng
hóa theo thỏa thuận4. LTM 2005 cũng khơng đưa ra tiêu chí để xác định tính chất
quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ liệt kê những hoạt động
được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 27 LTM 2005 nêu rõ mua bán quốc tế
được thực hiện dưới năm hình thức: xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm
xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.
2

Xem chi tiết tại: />Khoản 1 Điều 1 Công ước Viên 1980
4
Khoản 8 Điều 3 LTM 2005
3

6


Qua việc xem xét pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, có thể xác định tính

quốc tế của hợp đồng dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên việc xây dựng khái
niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên yếu tố lãnh thổ cho phép xác
định yếu tố quốc tế của hợp đồng trở nên đơn giản hơn và thiết thực hơn.
Vì vậy, thiết nghĩ định nghĩa cô đọng nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế là hợp đồng được kí kết giữa các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh
thổ của các quốc gia khác nhau.
Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thoả thuận giữa các bên
thương nhân trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển giao quyền sở hữu và chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên
mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng theo thỏa thuận5.
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là một hợp đồng mua bán hàng hố
thơng thường trong nước, vì thế cơ bản mang đầy đủ các đặc trưng của một hợp
đồng mua bán hàng hoá. Tuy nhiên hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những
đặc điểm khác biệt so với hợp đồng mua bán hàng hóa thơng thường ở những yếu tố
sau:
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế là thương nhân có trụ sở
thương mại đặt ở các nước khác nhau. Nếu các bên khơng có trụ sở thương mại thì
dựa vào nơi cư trú của họ (nơi cư trú thường xuyên của họ ở các quốc gia khác
nhau). Yếu tố quốc tịch của người đại diện các bên kí kết khơng có ý nghĩa trong
việc xác định tính quốc tế của hợp đồng.
Ví dụ: Đại diện của hai bên trực tiếp kí vào hợp đồng có trụ sở thương mại tại
hai quốc gia khác nhau, nếu hai đại diện cùng mang quốc tịch Việt Nam thì hợp
đồng được kí kết vẫn là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Đối tượng của hợp đồng là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới
của một nước. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hàng hóa khơng được
thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu6 và không thuộc trường

5


Mai Xuân Minh, Tài liệu học tập Luật Thương mại quốc tế, Đại học Công Nghệ TP.HCM, tr. 72, 73
Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh
mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhâp khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm
6

7


hợp hàng hóa đã có quyết định áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng
nhập khẩu7. Nếu hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu,
hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, hàng hóa thuộc diện quản lý theo giấy
phép, theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu thì phải thỏa mãn các điều kiện cụ thể tại
các văn bản hướng dẫn khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế8.
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện dưới dạng các điều khoản
cụ thể do các bên thảo thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
hợp đồng. Trong thực tế, các bên thỏa thuận nội dung càng chi tiết thì càng có lợi
cho việc thực hiện hợp đồng. Tùy theo thực tiễn giao kết hợp đồng mà các bên có
thể thỏa thuận nội dung của hợp đồng, thông thường nội dung của một hợp đồng
ngoại thương có thể bao gồm 13 điều khoản như sau:
Điều khoản về hàng hóa (Commodity)
Điều khoản về số lượng hàng hóa (Quantity/Weight)
Điều khoản về chất lượng, quy cách (Quality/Specification)
Điều khoản về giá (Price)
Điều khoản về điều kiện giao hàng (Shipment/Delivery)
Điều khoản thanh tốn (Payment)
Điều khoản về bao bì, mã ký hiệu (Packing and Marking)
Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)
Điều khoản về bảo hiểm (Insurance)
Điều khoản về khiếu nại (Claim)
Điều khoản về trọng tài (Arbitration)

Điều khoản về bất khả kháng (Force Majeures)
Điều khoản chung (Generalities)
Đồng tiền thanh toán: tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể
là ngoại tệ đối với các bên. Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam
và người mua Pháp, hai bên thoả thuận sử dụng Euro làm đồng tiền thanh toán. Lúc
này, đồng Euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối
với người mua Pháp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh tốn đều là nội
nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh. Xem thêm Điều 10
Luật Quản lý ngoại thương 2017.
7
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày
15/5/2018 của Chính phủ.
8
Xem các quy định tương ứng tại Chương II Luật Quản lý ngoại thương 2017.

8


tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng
châu Âu sử dụng đồng Euro làm đồng tiền chung.
Phương thức thanh toán chủ yếu là thông qua các hệ thống ngân hàng: phương
thức nhờ thu – Collection of payment, thư tín dụng – Letter of Credit (L/C), chuyển
tiền – Remittance…
Hình thức: LTM Việt Nam 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải
được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá
trị pháp lý tương đương”9. Các hình thức có giá trị pháp lý tương đương ở đây bao
gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định
của pháp luật10.
Tuy nhiên bên cạnh đó có một số nước như Anh, Pháp, Mỹ,… quan điểm rằng
hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế có thể được ký kết bằng lời nói, bằng văn bản,

bằng hành vi hay bằng bất kỳ hình thức nào khác do các bên tự do thoả thuận.
Chính vì sự bất đồng của hải quan điểm này làm cho Công ước Viên năm
1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải lựa chọn sự dung hịa bằng cách
đưa vào Cơng ước những quy định theo hướng công nhận cả hai điều khoản liên
quan đến hình thức của hợp đồng. Điều 11 của Cơng ước quy định rằng hợp đồng
mua bán quốc tế hàng hố có thể được ký kết bằng lời nói và không cần thiết phải
tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào khác về mặt hình thức của hợp đồng. Cịn Điều 96 thì
lại cho phép các quốc gia bảo lưu, khơng áp dụng điều 11 trên nếu luật pháp của
quốc gia đó quy định hình thức văn bản là bắt buộc đối với hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam được quyền bảo lưu khơng áp dụng
Điều 11 của Cơng ước vì pháp luật Việt Nam quy định hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế phải được ký kết bằng văn bản11. (Việt Nam đã tham gia Công ước Viên
1980 vào năm 2015).
Nhưng thực tế thì các doanh nghiệp Việt Nam nên ký kết hợp đồng với các đối
tác nước ngoài bằng văn bản. Điều này sẽ giúp các bên có được bằng chứng đầy đủ
khi phải ra tranh tụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh. Ký bằng văn bản sẽ
tạo điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng có hiệu quả hơn.

9

Khoản 2 Điều 27 LTM 2005
Khoản 15 Điều 3 LTM 2005
11
Xem chi tiết tại: />10

9


Ngơn ngữ của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng
tiếng nước ngồi, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.

Cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là tồ án hoặc trọng tài thương mại.
Tòa án hoặc trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ
là tịa án nước ngồi hoặc trọng tài nước ngồi so với ít nhất là một bên khi họ lựa
chọn cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp. Ví dụ các bên trong quan hệ hợp đồng
mua bán hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân Singapore đã chọn
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam – VIAC để giải quyết12.
Luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng) mua bán hàng hố
quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Luật điều chỉnh trong quan hệ hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán
thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp).
Hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế dù được giao kết hồn chỉnh, chi tiết đến
đâu, bản thân nó cũng khơng thể dự kiến, chứa đựng tất cả những vấn đề, những
tình huống có thể phát sinh trong thực tế. Do đó, cần phải bổ sung cho hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng
cho hợp đồng đó. Vì hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nên luật điều chỉnh hợp
đồng này cũng có thể là luật người người bán, cũng có khi là luật nước người mua...
Nếu luật áp dụng là luật nước người mua thì luật này là luật nước ngoài đối với
người bán. Người bán phải có sự hiểu biết về nó, trong đó ít ra người bán phải hiểu
rõ được luật này có bảo vệ quyền lợi cho người bán hay không. Và ngược lại, đối
với người mua cũng vậy. Như vậy, không chỉ người bán và người mua cần có sự
hiểu biết để lựa chọn, để tuân thủ luật áp dụng mà ngay cả cơ quan giải quyết tranh
chấp (tòa án hoặc trọng tài) cũng phải nghiên cứu vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng
đó thì mới có thể làm tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình.
1.2 Khái quát rủi ro và chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
1.2.1 Rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Cho đến nay, hoạt động thương mại đã phát triển và bao gồm nhiều hình thức
như trung gian thương mại, đấu thầu và bán đấu giá hàng hóa, dịch vụ xúc tiến
12


Mai Xuân Minh, Tài liệu học tập Luật Thương mại quốc tế, Đại học Công Nghệ TP.HCM, tr. 76

10


thương mại, cung ứng dịch vụ, vận chuyển giao nhận hàng hóa,… nhưng phổ biến
nhất là hoạt động mua bán hàng hóa. Việc mua bán hàng hóa khơng chỉ diễn ra
trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà còn được mở rộng giữa thương nhân các
nước. Hoạt động đó có vai trị vơ cùng quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc
gia, nó là cơ sở, động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đóng góp khơng nhỏ cho
nguồn thu ngân sách. Bên cạnh đó mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác trên bình diện
kinh tế giữa các quốc gia với nhau.
Do đó, rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa đặc biệt trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế hết sức quan trọng. Nó khơng chỉ gây thiệt hại, tổn thất kinh
tế mà cịn liên quan đến quan hệ, uy tín làm ăn của các thương nhân. Hơn nữa hoạt
động này liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, do nhiều nguồn luật
điều chỉnh nên việc xác định rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa là một điều
rất quan trọng.
Theo từ điển Oxford “rủi ro là khả năng một việc gì đó xấu xảy ra trong tương
lai, có thể nguy hiểm hoặc có kết quả xấu”13.
Theo trang Wiki thì “rủi ro được xem là sự khơng may mắn, sự tổn thất mất
mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều khơng lành, điều khơng tốt, bất ngờ xảy đến.
Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự
kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngồi ý muốn xảy ra trong q trình
kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của
một doanh nghiệp. Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất
mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều
khơng chắc chắn có thể xảy ra cho con người”14.
Như vậy rủi ro hiểu chung nhất là những điều khơng lành mà ngun nhân có

thể khách quan do tự nhiên hoặc chủ quan do hành vi con người gây ra nhưng loại
trừ những trường hợp thuộc về lỗi cố ý của chủ thể bị thiệt hại, gây ra tổn thất làm
giảm lợi nhuận so với dự kiến.
Từ những cách hiểu về rủi ro như trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm rủi ro
đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa như sau: Rủi ro đối với hàng
hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa là sự mất mát hoặc tổn thất đối với hàng hóa.
13
14

Theo từ điển Oxford trực tuyến www.oxfordlearnersdictionaries.com
Xem chi tiết tại: ipedia/R%E1%BB%A7i_ro

11


Sự mất mát của hàng hoá bao gồm các trường hợp hàng hóa khơng thể được
tìm thấy, đã bị đánh cắp hoặc đã được chuyển giao cho người khác. Sự tổn thất của
hàng hóa bao gồm hàng hóa bị phá hủy toàn bộ, sự hư hỏng, giảm sút chất lượng
hàng hóa và sự thiếu hụt số lượng của hàng hố trong q trình vận chuyển hoặc lưu
trữ.
Tóm lại, rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa có tính khách quan, bất ngờ,
nằm ngoài sự mong đợi và thiệt hại nó mang lại ln là thiệt hại vật chất.
1.2.2 Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Một trong những cách để các chủ thể gánh chịu thiệt hại giảm nhẹ tổn thất của
rủi ro là chuyển giao rủi ro. Hoạt động này được nhắc đến khá nhiều trong mua bán
hàng hóa đặc biệt là mua bán hàng hóa quốc tế nhưng vẫn chưa có khái niệm chính
xác về nó. Tuy nhiên ta có thể hiểu chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa trong hợp
đồng mua bán hàng hóa là sự thay đổi từ người này sang người khác trách nhiệm
gánh chịu thiệt hại do hàng hóa bị mất mát, hư hỏng.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế người mua và người bán là hai chủ

thế của hợp đồng, thỏa thuận tạo ra hợp đồng. Đây cũng đồng thời là hai chủ thể
gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa. Do đó sự dịch chuyển rủi ro trong hợp đồng mua
bán hàng hóa là sự chuyển giao trách nhiệm gánh chịu tổn thất của hàng hóa từ
người bán sang người mua. Nghĩa là khi có sự di chuyển rủi ro, người mua vẫn phải
thực hiện nghĩa vụ trả tiền hàng cho số hàng hóa bị mất mát hoặc thiệt hại; sau đó
người mua sẽ định giá sự thiệt hại, hoàn tất hồ sơ theo qui định để khiếu nại địi bồi
thường từ cơng ty bảo hiểm. Tuy nhiên người mua cũng có thể buộc người bán phải
chịu trách nhiệm đối với những tổn thất của hàng hóa nếu chứng minh rằng sự mất
mát hay thiệt hại về hàng hóa là hậu quả do hành vi thiếu trách nhiệm của người bán
gây nên15.
Ngoài ra cịn có sự chuyển giao rủi ro giữa người bán hoặc người mua với
người vận chuyển vì trong hợp đồng mua bán hàng hóa phần lớn việc giao hàng
được thực hiện thông qua người chuyên chở. Người chuyên chở chỉ gánh chịu thiệt
hại trong quá trình vận chuyển nếu họ có lỗi. Hợp đồng vận chuyển được ký kết
giữa người mua hoặc người bán với người vận chuyển mang tính độc lập với hợp
15

Hồ Mỹ Ngọc Chân (2006), Thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với hàng hóa theo quy định của Luật Thương
mại 2005, Luận văn tốt nghiệp Đại học Luật TP.HCM.

12


đồng mua bán hàng hóa. Do đó trong hợp đồng mua bán hàng hóa khơng đề cập đến
sự chuyển giao rủi ro từ người bán hoặc người mua sang người vận chuyển mà chỉ
đề cập đến sự chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua mà thôi.
Như vậy chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế là sự chuyển giao trách nhiệm gánh chịu thiệt hại của hàng hóa từ người
bán sang người mua. Tuy nhiên khi nói đến chuyển giao rủi ro là điều mà các bên
hết sức quan tâm là khi nào trách nhiệm gánh chịu tổn thất của hàng hóa được

chuyển giao – tức thời điểm diễn ra sự chuyển giao rủi ro đó.
Việc xác định thời điểm, địa điểm chuyển rủi ro đóng vai trị hết sức quan
trọng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, là ranh giới trong việc phân chia
trách nhiệm gánh chịu rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa giữa người bán và
người mua.
1.3 Nguồn luật điều chỉnh về chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế
1.3.1 Văn bản pháp luật quốc gia
LTM Việt Nam năm 2005 quy định về cách xác định trách nhiệm về rủi ro đối
với hàng hóa thơng qua năm điều khoản, từ Điều 57 đến Điều 61, như sau:
Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho
bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá
được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được
bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán
được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hố16.
Chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận
chuyển hàng hố và bên bán khơng có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất
định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi
hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên17.

16
17

Điều 57 LTM 2005
Điều 58 LTM 2005

13



Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà
không phải là người vận chuyển:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hố đang được người nhận hàng
để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư
hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu
hàng hoá; hoặc khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá
của bên mua18.
Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận
chuyển:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hố
đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được
chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng19.
Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp
khác được quy định như sau: (i) ngoài các trường hợp đã phân tích ở trên thì rủi ro
về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng
hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không
nhận hàng; (ii) rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hố khơng được chuyển cho
bên mua, nếu hàng hố khơng được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận
tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách
thức nào khác20.
1.3.2 Công ước quốc tế
Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG - Convention on Contracts for the International
Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại
quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp
dụng cho hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế. Cơng ước này được thơng qua tại
Viên (Áo) ngày 11/04/1980 (nên còn được gọi là Cơng ước Viên năm 1980) và có
hiệu lực từ ngày 01/01/1988.

18

Điều 59 LTM 2005
Điều 60 LTM 2005
20
Điều 61 LTM 2005
19

14


Nội dung Công ước quy định những vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế như ký kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của người mua,
người bán phát sinh từ hợp đồng,…và đặc biệt là xác định thời điểm chuyển giao
rủi ro đối với hàng hóa.
Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước
Viên để trở thành viên thứ 84 của Cơng ước này và bắt đầu có hiệu lực ràng buộc
tại Việt Nam từ ngày 1/1/201721.
Việc tham gia CISG sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp Việt
Nam. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí, tránh được các tranh chấp trong
hợp đồng mua bán quốc tế. Bởi CISG xây dựng khung pháp lý thống nhất, được áp
dụng tự động cho các thành viên tham gia như thời gian giao hàng, thời điểm hợp
đồng có hiệu lực. Điều này sẽ hạn chế được gần như mọi rủi ro cho các doanh
nghiệp Việt Nam vốn không hiểu nhiều về luật của thị trường xuất khẩu và luôn phụ
thuộc trong hợp đồng.
Vấn đề chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy
định tại chương IV, phần III – Mua bán hàng hóa của CISG (từ điều 66 đến điều
70).
CISG coi vấn đề chuyển rủi ro hoàn toàn độc lập với nghĩa vụ giao hàng của
bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Cụ thể, Điều 66 CISG quy định:

“Việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro chuyển sang bên mua
không miễn trừ cho họ khỏi nghĩa vụ phải trả tiền, trừ phi việc mất mát hay hư hỏng
ấy là do hành động của bên bán gây nên”
Do việc vận chuyển hàng hóa trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế
thường sẽ phải thông qua một bên chuyên chở thứ ba, nên thời điểm chuyển rủi ro
sẽ gắn với việc bên bán chuyển hàng hóa cho bên thứ ba cung cấp dịch vụ vận
chuyển hàng hóa.
Cơng ước quy định trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa có quy định
việc vận chuyển hàng hóa và người bán khơng buộc phải giao hàng tại một địa điểm

21

Chính phủ (2015), Tờ trình số 173/TTr-CP ngày 22/4/2015 về việc gia nhập Cơng ước Viên 1980 của Liên
hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

15


xác định thì rủi ro được chuyển sang người mua từ lúc hàng được giao cho người
chuyên chở đầu tiên để giao cho người mua22.
Tuy nhiên, nếu người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người chuyên chở tại một
địa điểm xác định thì rủi ro được chuyển sang người mua khi hàng được chuyển
sang cho người chuyên chở tại địa điểm đó, và địa điểm chuyển giao rủi ro là địa
điểm người bán giao hàng23.
Cả hai trường hợp này rủi ro không được chuyển giao cho người mua nếu
hàng hóa khơng được đặc định rõ ràng cho mục đích của hợp đồng bằng cách ghi ký
mã hiệu trên hàng hóa, bằng cách chứng từ vận chuyển, bằng một thơng báo gửi cho
người mua hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác24.
Đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro được chuyển giao từ
người bán sang người mua khi hàng hóa đươc giao cho người chuyên chở là người

đã phát hành chứng từ xác lập hợp đồng vận chuyển. Nhưng vào lúc ký kết hợp
đồng người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hoặc
hư hỏng mà khơng thơng báo cho bên mua về điều đó thì rủi ro sẽ do người bán
gánh chịu25.
Các trường hợp khác thì rủi ro chuyển sang người mua khi người mua nhận
hàng. Nếu người mua chậm nhận hàng thì rủi ro chuyển từ lúc hàng được đặt dưới
quyền định đoạt của người mua theo thỏa thuận trong hợp đồng mà vào thời điểm
đó người mua khơng nhận hàng. Bên cạnh đó hàng hóa chỉ được coi là đặt dưới
quyền định đoạt của người mua khi hàng hóa đó đã được đặc định hóa rõ ràng cho
mục đích của hợp đồng26.
1.3.3 Tập quán thương mại quốc tế
Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu
đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được các chủ thể trong
giao dịch thương mại quốc tế chấp nhận một cách phổ biến27.

22

Khoản 1 Điều 67 CISG 1980
Khoản 1 Điều 67 CISG 1980
24
Khoản 2 Điều 67 CISG 1980
25
Điều 68 CISG 1980
26
Điều 69 CISG 1980
27
Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB Công an nhân dân, tr. 33
23

16



Các điều khoản thương mại quốc tế Incoterms là bộ quy tắc giải thích một
cách thống nhất các tập quán thương mại quốc tế do Phòng Thương mại quốc tế
ICC soạn thảo và ban hành. Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế, các bên
thường áp dụng các điều kiện giao hàng Incoterms và thời điểm rủi ro được chuyển
từ người bán sang người mua đã được quy định rõ ràng trong mỗi điều kiện giao
hàng.
Incoterms làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình
chuyển hàng từ người bán đến người mua. Cụ thể quy định các điều khoản về giao
nhận hàng hóa, trách nhiệm của các bên: ai sẽ trả tiền vận tải, người nào sẽ đảm
trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm về hàng hóa, người nào chịu trách
nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hóa trong q trình vận chuyển, thời
điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hóa.
Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên thường thỏa thuận áp
dụng điều kiện giao hàng nào của Incoterms nhằm tìm ra giải pháp nhanh chóng
nhất cho các bên khi có rủi ro thiệt hại xảy ra, tránh những khiếu kiện kéo dài ảnh
hưởng đến quan hệ buôn bán giữa các bên.
Điều khoản giao hàng trong hợp đồng mua bán sẽ quy định rõ ai sẽ phải chịu
trách nhiệm về mất mát, hư hỏng hàng hóa trong q trình vận chuyển. Nếu như
người bán và người mua đều thống nhất về điều khoản cụ thể trong Incoterms áp
dụng cho việc giao hàng thì điều khoản đó cũng đã quy định ai phải chịu rủi ro đối
với phần nào của cả quá trình vận chuyển.
Ví dụ: cơng ty Anh Khoa kí hợp đồng xuất khẩu dừa tươi với đối tác là công
ty Jung Yeunce, hai bên thỏa thuận và thống nhất lựa chọn điều kiện CFR (cước phí
trả tới) của Incoterms 2010 làm điều kiện giao hàng28.
Điều khoản CFR trong Incoterms 2010 quy định người bán phải chịu mọi rủi
ro về thất thốt hư hỏng hàng hóa cho đến thời điểm hàng đã được xếp lên tàu tại
cảng bốc hàng. Nghĩa là trong trường hợp này, công ty Anh Khoa sẽ phải chịu rủi ro
về mất mát hoặc hư hỏng hàng cho đến khi hàng được xếp lên con tàu tại cảng ở

Việt Nam. Như vậy, thời điểm chuyển rủi ro là khi hàng được đặt lên tàu tại cảng
bốc hàng. Sau thời điểm này, công ty Jung Yeunce sẽ chịu mọi rủi ro của hàng hóa.

28

Xem Phụ lục I

17


Hai bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc
vào vị thế mạnh (yếu) trong giao dịch nhưng không được làm thay đổi bản chất điều
kiện cơ sở giao hàng. Việc tăng, giảm trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) cần phải được
cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán.
Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến
người bán chứ không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như
hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được quy định trong
các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. Các bên
cũng cần biết rằng luật địa phương được áp dụng có thể làm mất hiệu lực bất cứ nội
dung nào của hợp đồng, kể cả điều kiện Incoterms đã được lựa chọn trước đó.

18


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong Chương 1 tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận chung về chuyển
giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sau:
Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế là sự thoả thuận giữa các bên thương nhân có trụ sở kinh doanh ở các nước
khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao quyền sở hữu và

chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh tốn
và nhận hàng theo thỏa thuận
Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm: chủ thể, đối tượng,
nội dung, đồng tiền thanh tốn, hình thức hợp đồng, ngơn ngữ hợp đồng, luật điều
chỉnh, cơ quan giải quyết tranh chấp.
Khái quát rủi ro và chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế: Rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa là sự mất mát hoặc
tổn thất đối với hàng hóa, có tính khách quan, bất ngờ, nằm ngoài sự mong đợi và
thiệt hại nó mang lại ln là thiệt hại vật chất. Chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa
trong hợp đồng mua bán hàng hóa là sự chuyển giao trách nhiệm gánh chịu thiệt hại
của hàng hóa từ người bán sang người mua.
Pháp luật điều chỉnh vấn đề chuyển giao rủi ro được quy định trong văn bản
pháp luật quốc gia, Công ước quốc tế và Tập quán thương mại quốc tế như sau:
Luật Thương mại 2005: chuyển rủi ro chia làm các trường hợp gồm: có địa
điểm giao hàng xác định, khơng có địa điểm giao hàng xác định, giao cho người thứ
ba (người chuyên chở) và các trường hợp khác.
CISG 1980: thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người
mua được quy định như sau:
Nếu hợp đồng mua bán khơng quy định hàng hóa phải được giao tại địa điểm
nhất định thì rủi ro chuyển sang người mua kể từ khi hàng được giao cho người vận
tải đầu tiên để chuyển hàng cho người mua theo quy định của hợp đồng.
Nếu hợp đồng quy định hàng hóa phải được giao tại địa điểm nhất định thì
thời điểm chuyển rủi ro khi hàng được giao cho người vận tải tại địa điểm nhất định
đó. Trong trường hợp này thời điểm chuyển rủi ro tùy thuộc vào từng phương thức
giao hàng cụ thể.
19


Incoterms: các điều khoản thương mại Incoterms làm rõ sự phân chia trách
nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua.

Cụ thể quy định các điều khoản về giao nhận hàng hóa, trách nhiệm của các bên: ai
sẽ trả tiền vận tải, người nào sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm
về hàng hóa, người nào chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hóa
trong q trình vận chuyển, thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hóa.

20


×