Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.69 KB, 11 trang )

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TÀI
CHÍNH BƯU ĐIỆN
I. QUY ĐỊNH CỦA VNPT VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI
CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN
1. Quy định chung trong lĩnh vực hoạt động đầu tư
1.1 Quy định về số vốn đầu tư đối với Công ty tài chính Bưu Điện
Công ty tài Chính Bưu Điện là doanh nghiệp nhà nước hoạch toán độc lập
trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; là một tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, tổ chức và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng.
Vốn điều lệ của Công ty tài chính Bưu Điện là 70.000.000.000 đồng. Công
ty ra đời góp phần làm đa dạng hoá các loại hình tổ chức tín dụng của Việt Nam,
là tổ chức cung cấp các khoản tín dụng cho các dự án Bưu chính – Viễn thông,
góp phần tạo nên kênh dẫn vốn mới bổ xung cho quá trình hoạt động Ngân hàng
truyền thống của nước ta. Đồng thời, Công ty còn hỗ trợ cho các đơn vị thành
viên trong tập đoàn VNPT, nhằm phát huy thế mạnh, tăng khả năng cạnh tranh
của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, là nhân tố quan trọng trong kết cấu
của Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Với vị trí là tổ chức tài chính trung gian giữa Tập đoàn VNPT với thị
trường tài chính, giữa VNPT với đơn vị thành viên, giữa các đơn vị thành viên
với nhau. Công ty tài chính Bưu Điện là công cụ hoạt động tài chính của Tổng
công ty và tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chiính của Tổng công ty
trên thị trường tài chính, Công ty tài chính Bưu Điện là đầu mối huy động vốn,
đầu mối đầu tư tài chính, kinh doanh tiền tệ, kinh doanh dịch vụ tài chính, tư
vấn quản lý tài sản tiền tệ, tài sản và vốn đầu tư.
Mức mua và đầu tư vào tài sản cố định của Công ty tài chính Bưu Điện
không vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có do Ngân hàng nhà nước quy định là 50%
vốn tự có.
Mức giới hạn cho vay đối với một khách hàng phải đảm bảo điều là tổng
dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Công
ty. Trường hợp đối với các khoản cho vay uỷ thác của Chính phủ, của các tổ
chức cá nhân hoặc nhiều trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.


Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Công
ty tài chính Bưu Điện hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn
thì Công ty tài chính Bưu Điện được tiến hành cho vay hợp vốn theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước.
Vốn điều lệ của Công ty tài chính Bưu Điện do Tập đoàn VNPT cấp. Công
ty tài chính Bưu Điện được sử dụng vốn điều lệ để kinh doanh sau khi trừ đi
phần vốn mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị phục vụ quản lý và kinh doanh.
Công ty tài chính Bưu Điện không được sử dụng vốn điều lệ để chia lợi tức,
trích lập các quỹ phúc lợi duới bất kỳ hình thức nào.
Vốn huy động của Công ty tài chính Bưu Điện được hình thành từ nguồn
vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức khác trong và ngoài ngành. Công ty tài
chính Bưu Điện chỉ được sử dụng nguồn vốn để cho vay, kinh doanh các dịch
vụ được phép, không được sử dụng để góp vốn hoặc mua cổ phần, không được
sử dụng vào các mục đích khác trái với quy định của pháp luật và của Tập đoàn
VNPT.
Vốn nhận uỷ thác đầu tư được hình thành từ việc nhận vốn uỷ thác đầu tư
của Chính Phủ, của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước uỷ thác đầu tư
vào các dự án của Chính phủ, Tập đoàn VNPT, các đơn vị thành viên của
VNPT, các doanh nghiệp khác theo các thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác.
Vốn tự bổ sung được hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh của
Công ty tài chính Bưu Điện và được sử dụng như vốn điều lệ.
1.2 Quy định về lĩnh vực đầu tư
Công ty tài chính Bưu Điện được góp vốn, mua cổ phần của các doanh
nghiệp và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư của Công ty tài
chính Bưu Điện không được vượt quá 40% vốn điều lệ (tương đương 28 tỷ
đồng) và không quá 11% vốn điều lệ của một doanh nghiệp do pháp luật
quy định.
Công ty tài chính Bưu Điện có thể thực hiện các dự án đầu tư vào các dự
án và các tổ chức kinh doanh trên cơ sở phân tích dự án đảm bảo mức doanh
thu, chi phí, nhuận dự kiến, thuế, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư…

Công ty được tham gia vào thị trường tiền tệ. Tuy nhiên việc tham gia vào
thị trường phải đảm bảo an toàn vốn hoạt động theo quy định của Tổng công ty
và của Ngân hàng Nhà nước.
Công ty được phép làm đại lý phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá
cũng như tư vấn phát hành các loại chứng khoán. Từ việc xây dựng phương án
phát hành chứng khoán, xây dựng các quy chế phát hành chứng khoán cho
doanh nghiệp, quy trình, hồ sơ xin phép phát hành và xây dựng phương thức bán
đấu giá chứng khoán.
Công ty tài chính Bưu Điện được thực hiện các nhiệm vụ uỷ thác đầu tư, tư
vấn đầu tư. Thông qua hoạt động công ty có thể thu phí uỷ thác đầu tư cũng như
phí tư vấn đầu tư. Công ty tài chính Bưu Điện có thể nhận uỷ thác đầu tư của
Chính phủ, Tập đoàn VNPT, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài ngành Bưu
điện.
1.3 Các hạn chế để đảm bảo an toàn hoạt động của Công ty.
Công ty Tài chính phải trích lập dự phòng rủi ro và hạch toán dự phòng rủi
ro này vào chi phí hoạt động. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro được
thực hiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Rủi ro hoạt động của Công ty
bao gồm nhiều loại rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro vỡ nợ… Hoạt
động đầu tư chứng khoán là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty Tài
chính Bưu Điện. Tuy nhiên, đây lại là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Vì
vậy, Công ty phải trích lập khoản dự phòng rủi ro trong hoạt động của Công ty.
Mức góp vốn, mua cổ phần của Công ty vào một doanh nghiệp và tổng
mức góp vốn của Công ty trong tất cả các doanh nghiệp không vượt quá mức tối
đa do ngân hàng Nhà Nước quy định. Tổng số vốn của Công ty Tài chính Bưu
Điện vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần phải được
khấu trừ khỏi vốn tự có của Công ty khi tính đến tỷ lệ an toàn.
Vì vậy, Công ty tài chính Bưu Điện phải tuân thủ các quy định bảo đảm an
toàn hoạt động trong quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của Luật các tổ
chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Công ty Tài chính Bưu Điện phải tuân thủ các quy định về an toàn khác có

liên quan theo quy định của pháp luật.
Công ty Tài chính Bưu Điện không được thực hiện nghiệp vụ thanh toán.
2. Quy định trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán
Đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực có rủi ro cao. Do đó, trong lĩnh vực
đầu tư chứng khoán, Công ty Tài chính Bưu Điện phải tính đến tỷ lệ an toàn của
nguồn vốn đầu tư. Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, không những Công
ty chỉ sử dụng nguồn vốn của mình mà còn nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức
cá nhân trong và ngoài ngành Bưu chính Viễn thông. Vì vậy, đòi hỏi Công ty
Tài chính Bưu Điện phải thực hiện đầu tư một cách thận trọng.
Công ty tài chính Bưu Điện được góp vốn, mua cổ phần của các doanh
nghiệp và các tổ chức tín dụng. Tổng vốn đầu tư của Công ty tài chính Bưu Điện
không được vượt quá 40% vốn điều lệ và không quá 11% vốn điều lệ của một
doanh nghiệp.
Công ty Tài chính Bưu Điện được góp vốn và mua cổ phần của các tổ chức
tín dụng khác. Tuy nhiên, tổng số vốn của Công ty đầu tư vào các tổ chức tín
dụng cần phải được khấu trừ khỏi vốn tự có của Công ty Tài chính Bưu Điện khi
tính đến tỷ lệ an toàn.
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI PHÒNG ĐẦU
TƯ VÀ KINH DOANH VỐN – CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN
Phòng đầu tư và kinh doanh vốn là một phòng chức năng có vai trò thực
hiện các hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh chứng khoán của Công ty.
Phòng đầu tư thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đầu tư dự án, tổ chức thực hiện
các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền
tệ, phát hành trái phiếu, tư vấn đầu tư tài chính và các hoạt động khác của Công
ty.
Trong hoạt động đầu tư nói chung, Phòng đầu tư và kinh doanh vốn thực
hiện kinh doanh bằng cách phân tích tài chính của các dự án đầu tư. Thông qua
việc tìm hiểu và phân tích tài chính các dự án đầu tư, Phòng đầu tư sẽ xác định
được các chỉ tiêu của từng dự án như: các chi phí phát sinh trong toàn bộ vòng
đời dự án, doanh thu dự kiến của dự án, thu nhập hiện tại ròng - NPV, tỷ lệ hoàn

vốn nội bộ - IRR, thời gian hoàn vốn… Từ đó, Phòng xác định được ưu điểm,
nhược điểm của từng dự án. Phòng đầu tư sẽ lựa chọn ra các dự án đáp ứng
được các nhu cầu về khả năng an toàn vốn, lợi nhuận đem lại của các dự án đầu
tư.
Cũng như phân tích một dự án đầu tư, Phòng đầu tư và kinh doanh vốn
thực hiện phân tích các chứng khoán thông thông qua các thông tin của các
chứng khoán như: mức lợi nhuận mang lại, giá trị tài sản ròng của tổ chức phát
hành, mức giá của các chứng khoán, tỷ lệ cổ tức được trả hàng năm, các chỉ tiêu
tài chính…Thông qua việc phân tích các chứng khoán, phòng đầu tư tiến hành
lựa chọn các chứng khoán để đầu tư. Từ đó, xác định được danh mục đầu tư cho
Công ty.
Cụ thể, quy trình đầu tư chứng khoán niêm yết tại Phòng đầu tư và kinh
doanh vốn Công ty Tài chính Bưu Điện được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Cơ hội đầu tư
Nội dung của công tác nghiên cứu cơ hội đầu tư, thu thập, phân tích thông
tin gồm:

×