Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN 14001 2010 cho cty CP cao su phước hòa tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.46 KB, 134 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang đứng trước thách thức là hội nhập để tồn tại và phát triển hay là
bị cô lập để rồi suy thoái và điêu tàn. Muốn hội nhập kinh tế, trước hết chúng ta
phải có hàng hóa được thế giới phát triển và chấp nhận. Trong xu hướng toàn cầu
hóa, sự cạnh tranh thương mại giữa các Quốc gia trên thế giới và giữa các doanh
nghiệp trong nước ngày càng gay gắt. Việt Nam đã chính thức tham gia ASEAN,
APEC, WTO cho nên việc tháo gỡ các rào cản bằng biện pháp như về thuế, kiểm
soát giá thành, độc quyền buôn bán và các biện pháp kỹ thuật sẽ được tiến hành
từng bước. Một trong những rào cản lớn nhất mà chúng ta gặp phài đó là rào cản về
kỹ thuật trong thương mại mà cụ thể là các vấn đề liên quan tới tiêu chuẩn và sự
đánh giá phù hợp. Tự do thương mại sẽ làm tăng các giao dịch thương mại quốc tế,
dẫn đến mở rộng các hoạt động sản xuất làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
sống.
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, sức
cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam nói chung còn rất yếu do chất lượng không đảm
bảo, giá thành còn quá cao và còn cả khó khăn do xu thế khu vực hóa và toàn cấu
hóa. Mặt khác thị trường thế giới, người tiêu dùng ngày càng có ý thức cao về việc
bảo vệ môi trường sống. Họ hạn chế thậm chí cấm tiêu dùng các sản phẩm mà trong
quá trình sản xuất chúng gây ô nhiễm môi trường. Điều này tạo thành rào cản trong
mậu dịch quốc tế.
Để đáp ứng và chủ động vượt qua các rào cản trong hoạt động thương mại
quốc tế, các doanh nghiệp nước ta đã và đang tìm hiểu áp dụng các Tiêu chuẩn quốc
tế và bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xem như là thẻ thông hành để vượt rào cản
này. Trong đó, tiêu chuẩn ISO 14001 là giải pháp thích hợp mà các doanh nghiệp
trong nước cần áp dụng để có thể tăng tính cạnh tranh và gia nhập vào các tổ chức
thương mại quốc tế , thị trường toàn cầu,.. dễ dàng và nhanh chóng. Số lượng các tổ
chức tại Việt Nam đạt được chứng nhận ISO 14001 trong những năm qua đã không
ngừng tăng lên và đa phần tập trung vào các ngành như: dầu mỏ, dệt may, xi măng,


1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

… ngành cao su vẫn còn ít các công ty áp dụng mặc dù ngành ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hóa trên thị trường thế giới.
Để cùng hòa nhập với xu thế phát triển, tạo lợi thế cạnh tranh và khả năng xâm
nhập thị trường nước ngoài đề tài “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2010 CHO CƠNG
TY CỞ PHẦN CAO SU PHƯỚC HỊA, TỈNH BÌNH DƯƠNG” được thực hiện

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ có tính xã hội xâu sắc, gắn liền với cuộc đấu
tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã
hội. Hiện nay, môi trường là một trong những vấn đề đang được các cấp, các ngành
trên thế giới quan tâm vì rằng sau những thành tựu đáng kể về kinh tế thì hậu quả để
lại cho môi trường là một con số rất lớn.
Chúng ta đang đứng trước thách thức chưa từng có là hội nhập để tồn tại và
phát triển hay là bị cô lập để rồi suy thoái và điêu tàn. Muốn hội nhập kinh tế, trước
hết chúng ta phải có hàng hóa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Người tiêu
dùng ngày nay không chỉ muốn sử dụng hàng hóa có chất lượng tốt mà còn phải
thân thiện với môi trường.
Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không thể đặt vấn đề
môi trường ra ngoài chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm

bảo điều này các doanh nghiệp cần làm những gì để có thể quản lý, giảm thiểu tác
động lên môi trường của mình. Đó là lý do sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 14001 về
Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT).
Trên thế giới tiêu chuẩn ISO 14001 được ban hành lần đầu vào năm 1996 bởi
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO). ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ
thống quản lý môi trường, hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã có
trên 140.000 doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận. Và đây là công cụ giúp doanh
nghiệp sử dụng để chủ động phòng ngừa ô nhiễm môi trường thay vì đối phó thụ
động thực hiện các yêu cầu pháp lý liên quan. Thông qua việc xây dựng HTQLMT
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001, doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị hình ảnh
của mình trong tâm trí người tiêu dùng và vượt qua những rào cản kỹ thuật khi thâm
nhập vào thị trường nước ngoài.
Việt Nam là thành viên thứ 65 của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO từ năm
1997. Năm 1998, ban hành TCVN/ISO 14001 trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu
chuẩn quốc tế ISO 14001 về HTQLMT. Theo chiến lược bảo vệ môi trường, một
trong những định hướng lớn mang tính hội nhập quốc tế ở Việt Nam là đến năm

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2020 có đến 80% cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001. Áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam là
một việc mới, còn gặp nhiều khó khăn cả về áp dụng, công nhận và chứng nhận.
Bởi vậy, đưa ra các giải pháp thiết thực cho doanh nghiệp nhằm giúp đỡ họ thực
hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả.
Chứng chỉ ISO 14001 được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản
xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các ngành nghề như chế biến thực
phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), điện tử, hóa chất (dầu khí, sơn,

bảo vệ thực vật), vật liệu xây dựng, du lịch- khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn . Ngành
cao su hiện nay vẫn còn ít các công ty áp dụng mặc dù ngành ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hóa trên thị trường thế giới.
Đến nay, cả nước ta có khoảng 780.000 ha cao su, xếp thứ 6 về diện tích cao
su trên thế giới, tương đương tỉ lệ 6,4%. Với khoảng gần 820.000 tấn mủ, hiện VN
chiếm 7,7% tổng sản lượng cao su tự nhiên của thế giới. Về XK, với sản lượng gần
776.000 tấn, VN hiện đứng thứ 4 thế giới về sản lượng XK cao su tự nhiên và
chiếm 9% thị phần thế giới.
Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, tỉnh Bình Dương sản xuất cao su với chủ
lực các mặt hàng xuất khẩu SVRCV50, SVRCV60, SVRL, SVR3L, SVR10,
SVR20, Latex HA, LA, skim block xuất khẩu các sang các nước như: Japan, China,
Taiwan, Korea, India, Germany, Turkey, Italy, France, Belgium, Spain, Greece,
Czech Republic, United State, Brazil, Canada, Argentina, Mexico, Australia….
Theo định hướng phát triển công ty vừa chú trọng vào hệ thống quản lý chất lượng
sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001.
Để cùng hòa nhập với xu thế phát triển, tạo lợi thế cạnh tranh và khả năng xâm
nhập thị trường nước ngoài đề tài “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2010 CHO CƠNG
TY CỞ PHẦN CAO SU PHƯỚC HỊA” được thực hiện.

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, quản lý môi trường tại công ty
cao su Phước Hòa, tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó đánh giá sự phù hợp với



các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001.
Từ đó bước đầu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001:2010 cho công ty cổ phần cao su Phước Hòa, tỉnh Bình Dương.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được những mục đích tiêu đề ra đề tài được tiến hành với các nội dung sau :
-

Tóm lược về bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2010, tổng quan về quá trình thực hiện
để đạt chứng nhận ISO 14001:2010 cũng như quan điểm của nhà nước Việt

-

Nam trong quản lý môi trường.
Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại công ty cổ phần cao

-

su Phước Hòa, tỉnh Bình Dương.
Nghiên cứu khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 tại
công ty cổ phần cao su Phước Hòa, tỉnh Bình Dương ưu điểm, khả năng và

-

hạn chế.
Đề xuất các bước đi căn bản hợp lý để áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn
ISO 14001: 2010 phù hợp với thực trạng kinh tế tại công ty cổ phần cao su

Phước Hòa, tỉnh Bình Dương.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp luận
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần hiện nay, cùng với quá trình mở
cửa hội nhập, sự cạnh tranh trên thương trường diễn ra gay gắt và quyết liệt. Với
sức ép của người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mà còn
chú trọng đến chất lượng môi trường trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, thì việc
nghiên cứu áp dụng hệ thống môi trường cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
và công ty cổ phần cao su Phước Hòa nói riêng là điều rất cần thiết. Ngành sản xuất
cao su là một ngành rất được xã hội quan tâm . Chính vì vậy, việc chọn HTQLMT
ISO 14001:2010 là một sự lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp sản xuất các sản
phẩm làm từ cao su, điển hình là công ty cổ phần cao su Phước Hòa, trong quá trình
hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bước đầu tiên trong quá trình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2010 cho công ty là phải tìm hiểu cấu trúc, thành phần, nắm bắt, hiểu rõ vể
HTQLMT và tình hình hoạt động thực tế cũng như hiện trạng và khả năng giải
quyết các vấn đề về môi trường của công ty cổ phần cao su Phước Hòa từ đó làm cơ
sở cho việc áp dụng.
Các tiêu chuẩn quản lý này chính là nguyên nhân tạo nên sức cạnh tranh trên
thương trường, tạo nên hình ảnh tốt đẹp của công ty là công cụ đắc lực cho việc
quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường. Tuy nhiên, công ty phải tuân thủ các
yêu cầu của tiêu chuẩn khi vận hành để đảm bảo việc thuận tiện hơn trong việc quản
lý, tiết kiệm chi phí, thời gian đánh giá và áp dụng.
Đề tài sử dụng phương pháp luận về nhận dạng, đánh giá và phân loại các khía
cạnh môi trường và tác động của chúng. Từ các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, đề

xuất các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường là những nhân tố rất
quan trọng khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2010.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thực hiện đề tài là phương pháp tổng hợp bao gồm :
4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu, tài liệu về ISO qua các nguồn tài liệu tham khảo cụ thể hơn
là tìm hiểu HTQLMT và bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2010 ở các trang mạng như :
hoặc
từ sách như “Bài giảng Quản Lý Chất Lượng Môi Trường Theo Tiêu Chuẩn ISO
14000” của thạc sĩ Thái Văn Nam, tài liệu đào tạo “Hệ Thống Quản Lý Môi Tường
ISO 14001:1996”, “Sổ Tay Môi Trường”… từ đó thu thập và phân tích các tài liệu
về ISO, các vấn đề liên quan. Ngoài ra còn tìm hiểu về các quy định, tiêu chuẩn của
Nhà nước về HTQLMT. Từ đó đưa ra một quy định cụ thể, phù hợp chuẩn bị cho
việc xây dựng và thực thi ISO 14001 áp dung cho công ty cổ phần cao su Phước
Hòa, nhằm đạt được các yêu cầu tiêu chuẩn.
4.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Dựa vào các phiếu điều tra của những năm trước lập phiếu điều tra. Điều tra
bằng phiếu câu hỏi liên quan tới các vấn đề nghiên cứu. Sau đó phát phiếu điều tra
cho các công nhân viên, kiểm tra lượng phiếu phát ra và thu hồi bao nhiêu. Tiến
hành điều tra phỏng vấn theo dạng trực tiếp, các câu hỏi phỏng vấn sẽ được chuẩn
bị trước theo mục đích của thông tin cần nắm bắt, xen vào đó là các câu hỏi nảy

sinh trong quá trình phỏng vấn không được chuẩn bị. Các đối tượng phỏng vấn là
những người làm trong công ty như: Ban lãnh đạo, phòng kỷ thuật, phòng hành
chánh quản trị, một số các phân xưởng sản xuất, phòng quản lý chất lượng, dựa trên
các kết quả thu được viết báo cáo.
4.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi và thường xuyên
trong tất cả các ngành nghiên cứu khoa học. Phân tích là phương pháp chia tổng thể
hay chia một vấn đề phức tạp thành những phần đơn giản hơn để nghiên cứu và giải
quyết.
Theo quan sát và tham gia vào quá trình xây dựng, áp dụng HTQLMT theo
tiêu chuẩn ISO 14001:2010. Thu thập các thông tin và tìm hiểu nhu cầu của các
doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống quản lí môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001 và đăng kí chứng nhận phù hợp . Khảo sát thực tế công ty cổ phần cao su
Phước Hòa để tìm hiểu về công nghệ sản xuất và quy trình sản xuất cao su. Phân
tích những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp thường gặp phải trong quá
trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lí môi trường. Từ đó, đề xuất các biện
pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp về kinh tế, kỹ thuật, pháp lý và xây dựng một
mô hình điển hình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 đối với một
doanh nghiệp cụ thể để các doanh nghiệp tham khảo và hiểu cụ thể hơn về việc xây
dựng một hệ thống quản lí môi trường và áp dụng sao cho phù hợp với doanh
nghiệp của mình.
4.2.4. Phương pháp trao đổi ý kiến với chuyên gia
Để có được một kiến thức rõ ràng về ISO cần thường xuyên tham gia các khóa
học đào tạo đánh giá HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 và các vấn đề nào khó
7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

hiểu có thể tham khảo các nghiên cứu và các đề tài liên quan, trao đổi ý kiến với các

chuyên gia về các vấn đề rút ra được những bài học từ các chuyên gia đi trước trong
lĩnh vực nghiên cứu ISO trên thực tiễn. Và để cho thực hiện tốt đề tài này em đã
tham giá khóa học “Đánh giá viên ISO 14001” tại công ty SGS ở địa chỉ 119-121
Võ Văn Tần, phường 6, Quận 3, TP.HCM từ ngày 18/7/2012 đến ngày 20/7/2012.
4.2.5. Phương pháp thống kê, mô ta
Thu thập các thông tin về hoạt động và môi trường của công ty trong các năm
đến năm 2011. Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình kinh
doanh, nhân sự, tình hình tài chính, quy trình công nghệ sản xuất, tình hình quản lý
môi trường thực tế tại công ty, lượng nguyên liệu đầu vào, chất thải rắn, chất thải
nguy hại, nước thải, kết quả quan trắc môi trường. Tình hình thực thi hệ thống quản
lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 trên thế giới và ở Việt Nam trong
những năm qua. Thống kê lại những kết quả đạt được, trình bày một cách cụ thể và
logic .
4.2.6. Phương pháp xác định khía cạnh môi trường ý nghĩa
Để xác định được KCMT có ý nghĩa em sử dụng phương pháp đánh giá theo
trọng số và yếu tố. Dựa trên kết quả là tích của trọng số và yếu tố, khía cạnh nào có
kết quả ≥ 2.5 là KCMT có ý nghĩa. Cụ thể như sau:

 Đánh giá theo trọng số
Bang 0.1 Tình trạng của hoạt động

8


ĐỜ ÁN TỚT NGHIỆP

Tình trạng

Mơ ta


Bình thường

Các ́u tớ gắn với các hoạt động xảy ra trong

(N – Normal)

điều kiện bình thường hoặc thường xuyên xảy ra

Trọng số
0,5

như dùng điện nước, tiếng ồn chạy máy..
Bất bình thường

Các yếu tố gắn với các hoạt động định kỳ không

(A – Abnormal)

liên tục hoặc trong điều kiện không mong muốn

1

như rò rỉ hóa chất, máy bị chảy dầu..
Là tình huống bất thường, ngoài dự kiến, gây tác
Khẩn cấp

động rất tiêu cực tới môi trường và con người

(E – Emergency)


như rò rỉ hóa chất độc, rò rỉ phóng xạ, hỏa hoạn,

2

sự cố hệ thống xử lý…
Ứng với từng tình trạng của hoạt động, người thiết lập ghi trọng số (w) vào phần
“Trọng số”.

 Đánh giá tác động của từng hoạt động theo các yếu tố
Bang 0.2. Các yếu tố đánh giá tác động của từng hoạt động
Yếu tố

Đánh giá theo yếu tố

9


ĐỜ ÁN TỚT NGHIỆP

Có (1 điểm)

Khơng (0 điểm)

Có u cầu phải kiểm Không yêu cầu phải kiểm

Yêu cầu pháp luật (PL)

Các biện pháp quản lý

soát


soát

Có các biện pháp quản lý

Không hoặc có biện pháp
quản lý nhưng không hiệu

(QL)

quả
Độc hại/ nguy hiểm

Đặc tính nguy hại

Không độc hại/không nguy
hiểm

Mức độ tác động đến môi Nghiêm trọng

Không nghiêm trọng

trường (MĐ)
Tần suất tác động đến Xảy ra thường xuyên

Thỉnh thoảng xảy ra

môi trường (TS)
 Hoạt động nào “Có” thì người ta cho 1 điểm vào ô tương ứng trong phần
“Đánh giá theo yếu tố”, hoạt động nào “Không” thì để trống.

 Sau khi đã xác định được phần “Đánh giá theo yếu tố” và “Trọng số”, khía
cạnh môi trường được xét như sau :
Tổng điểm = Tổng cộng x Trọng số
 Khía cạnh môi trường nào có tổng điểm đánh giá ≥ 2.5 là khía cạnh môi
trường đáng kể.
4.2.7. Phương pháp đánh giá rủi ro
Đánh giá một cách có hệ thống các tác động có hại thực tế hay tiềm tàng của
các chất ô nhiễm lên sức khỏe của thực vật, động vật hay toàn bộ hệ sinh thái. Các
kỹ thuật đánh giá rủi ro dựa trên một mô hình nhân quả áp lực – đáp ứng, trong đó
một chất ô nhiễm được vận chuyển từ nguồn theo một đường đi đến nơi nhận
(người, thực vật, động vật).
Nguồn

Đường đi

Nơi nhận

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Mục đích của phương pháp thực hiện đánh giá rủi ro là xác định con người
hay các yếu tố môi trường bị tác động tổn hại bởi ô nhiễm đất, nước, không khí.
Điều đó sẽ cho phép người quản lý đất quyết định về việc quản lý các rủi ro trong
vùng có liên quan.
Qui trình đánh giá rủi ro gồm 5 bước :
 Bước 1: Nhận dạng các khu vực thành phần trong địa điểm đánh giá. Nhận
dạng các hoạt động cho từng thành phần.
 Bước 2: Xác định khung tần suất hoạt động cho các loại hình hoạt động diễn

ra trong địa điểm, tương ứng với thời gian phơi nhiễm hóa chất hay thời gian
nguy cơ xảy ra nguy hại.
 Bước 3: Xác định khung hậu quả đối với con người và hệ sinh thái nếu có sự
cố xảy ra.
 Bước 4: Xác định khung mức độ rủi ro dựa trên khung tần suất và hậu quả.
 Bước 5: Đánh giá sơ bộ dựa trên tần suất hoạt động và khung hậu quả của
hoạt động, kết luận khu vực thành phần nào có rủi ro cao sẽ tiếp tục thu thập
dữ liệu để đánh giá bán định lượng hay định lượng.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010.
- Quản lý môi trường tại công ty cao su Phước Hòa tỉnh Bình Dương.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
-

14001:2010 cho công ty cổ phần cao su Phước Hòa, tỉnh Bình Dương.
Nghiên cứu trong nội bộ của công ty cổ phần cao su Phước Hòa, tỉnh Bình

-

Dương.
Thời gian thực hiện từ 2/5/2012 đến 28/7/2012.

7. TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2010 cho công ty cổ phần cao su Phước Hòa, tỉnh Bình Dương” có tính
thực tế cao. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức tầm quan
trọng của ISO 14001 và vấn đề bảo vệ môi trường. Một số doanh nghiệp đã áp dụng
thành công và được cấp chứng chỉ phù hợp ISO 14001. Điều này mang lại hiệu quả
rất lớn trong công tác quản lý, góp phần trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như nâng


11


ĐỜ ÁN TỚT NGHIỆP

cao uy tín đới với khách hàng. Thực hiện ISO 14001 không chỉ khẳng định uy tín
của công ty mà còn đảm bảo cho công ty hoà nhập vào thị trường quốc tế.

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2010
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Giới Thiệu về HTQLMT
Ngày nay, hệ thống quản lý môi trường đã không còn quá mới mẻ đối với Việt
Nam. Thực tế, chúng ta đã xây dựng và được công nhận như là một hệ thống đảm
12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

bảo nhằm mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng. Hệ
thống quản lý môi trường được định nghĩa như sau:
“Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System - EMS) là một
phần trong hệ thống quản lý của một tổ chức được sử dụng để triển khai và áp dụng
chính sách mơi trường và quản lý các khía cạnh mơi trường của tổ chức”
Hệ thống quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của tiêu
chuẩn ISO 14001. Hoạt động của hệ thống quản lý môi trường dựa theo mô hình
PDCA – hoạch định, thực hiện, kiểm tra, hành đợng, cụ thể:


Hình 1.1 Mơ hình PDCA
Hoạch định: Xác định các khía cạnh môi trường, thiết lập mục đích và chỉ tiêu
môi trường.




Thực hiện: Tiến hành đào tạo và kiểm soát vận hành.
Kiểm tra: Kiểm tra và tiến hành các hành động khắc phục.
Hành động: Triển khai các chương trình môi trường, thực hiện việc xem
xét và cải tiến liên tục.

HTQLMT giúp xác định, kiểm soát và làm giảm thiểu những tác động đáng kể
tới môi trường trong các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức. Một
HTQLMT hiệu quả có thể hỗ trợ các tổ chức trong việc điều khiển, đo lường và cải
thiện những phương diện liên quan đến môi trường trong các hoạt động của tổ chức.
Nó có thể làm cho những yêu cầu bắt buộc và tự nguyện về môi trường được đáp
ứng tốt hơn. Để phát triển một hệ thống quản lý môi trường, một tổ chức cần phải
đánh giá được các tác động môi trường, xác định các mục tiêu để giảm các tác động
đó và lập kế hoạch làm thế nào để đạt được mục tiêu này.
13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.1.2. Lợi Ích Nhận Được Khi Áp Dụng HTQLMT
Hệ thống quản lý mrôi trường là một công cụ mà các công ty sử dụng để chủ
động phòng ngừa trong việc bảo vệ môi trường thay vì đối phó thụ động thực hiện
các yêu cầu pháp lý liên quan. ISO 14001 là một chuỗi các quá trình được thực hiện
liên tục các hoạt động lập kế hoạch, áp dụng, đánh giá và cải thiện kết quả đạt được

của các quá trình hoạt động kiểm soát hoạt động môi trường nhằm đạt được các
mục tiêu môi trường cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Với việc
áp dụng này, công ty có thể kiểm soát một cách có hệ thống các vấn đề về môi
trường vần toàn sức khoẻ cộng đồng. Một hệ thống quản lý môi trường tốt là hệ
thống không chỉ mang lại các kết quả trong các vấn đề môi trường mà còn giúp
công ty nâng cao được hiệu quả kinh doanh bằng việc giảm chi phí sản xuất, nâng
cao năng xuất lao động, đặc biệt là nâng cao hình ảnh của công ty đối với công
chúng, các cơ quan chức năng và các nhà đầu tư liên quan.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001
1.2.1. Giới Thiệu Về ISO
Hệ thống tiêu chuẩn ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá
(International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và
chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, có trụ sở tại Geneve (Thụy Sĩ), nhằm
mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin tạo điều
kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ được hiệu quả. Tất cả các tiêu
chuẩn ISO đặt ra đều có tính tự nguyện, không bắt buộc.
Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi
hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu trở nêndễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu
quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên,
nhiều nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi như tính chất bắt buộc.
1.2.2. Giới Thiệu Về Tiêu Chuẩn ISO 14001:2010
ISO 14001 là chứng nhận đầu tiên trong HTQLMT, là tiêu chuẩn mang tính tự
nguyện. Tiêu chuẩn quốc tế này nhằm cung cấp cho các tổ chức những yếu tố của
14


ĐỜ ÁN TỚT NGHIỆP

mợt HTQLMT hiệu quả, kết hợp với những yêu cầu quản lý khác để giúp cho tổ

chức đạt được những mục tiêu cả về kinh tế lẫn về môi trường. ISO 14001 ứng
dụng cho bất cứ Tổ chức nào mong muốn chứng minh và cải thiện hiện trạng môi
trường của đơn vị mình cho các Tổ chức khác thông qua sự hiện hữu của một
HTQLMT được chứng nhận.
ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường. ISO 14001 là
tiêu chuẩn duy nhất trong chuỗi ISO 14000 mà một công ty có thể đăng ký (nghĩa là
được công nhận) sau khi được kiểm toán bởi một cơ quan độc lập và có uy tín. Cơ
quan chứng nhận phải được ủy nhiệm bởi cơ quan Tiêu chuẩn quốc gia của nước
đó.
Hiện nay, HTQLMT được sử dụng một cách rộng rãi nhất trên thế giới với
hơn 6.000 tổ chức được chứng nhận ở Anh và khoảng 111.000 tổ chức được chứng
nhận ở 138 quốc gia trên toàn cầu.
Ngày 28 tháng 7 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết
định số 1696/QĐ-BKHCN về việc ban hành TCVN ISO 14001:2005 (ISO
14001:2004), trong đó có nhiều cải tiến đột phá về phương pháp tiếp cận đối với
quản lý môi trường theo mô hình PDCA, đồng thời thể hiện sự tương thích của tiêu
chuẩn về HTQLMT với tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO
9001:2000.
Ngày 29 tháng 12 năm 2010, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết
định số 2943/QĐ-BKHCN về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO
14001:2005 (tương đương ISO 14001:2004) - Hệ thống quản lý môi trường – Các
yêu cầu và hướng dẫn sử dụng và ban hành Quyết định số 2944/QĐ-BKHCN cùng
ngày về việc công bố 03 tiêu chuẩn quốc gia gồm:


TCVN ISO 14001:2010 - ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 Hệ thống quản lý
môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.




TCVN ISO 14031:2010 - ISO 14031:1999 Quản lý môi trường – Đánh giá
kết quả thực hiện về môi trường – Hướng dẫn.

15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP



TCVN ISO 14063:2010 - ISO 14063:2006 Quản lý môi trường – Trao đổi
thông tin môi trường – Hướng dẫn và các ví dụ.
ISO 14001 cung cấp các hướng dẫn cách thực hiện quản lý hiệu quả hơn

những khía cạnh về môi trường trong các họat động, sản phẩm và dịch vụ của công
ty, xem xét đến việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiểm và những nhu cầu kinh
tế xã hội.
ISO14001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chính được định rõ các yêu cầu cho
việc hình thành và duy trì hệ thống EMS. Có 3 cam kết cơ bản được yêu cầu trong
chính sách môi trường đáp ứng các yêu cầu của ISO 14001. Những cam kết này bao
gồm:
 Ngăn ngừa ô nhiễm
 Phù hợp với pháp luật
 Cải tiến liên tục hệ thống EMS
Những cam kết này giúp hướng việc cải tiến trên toàn bộ thành quả hoạt động
môi trường. ISO14001 có thể đựợc sử dụng như mộ công cụ, nó tập trung vào việc
kiểm soát các khía cạnh môi trường hoặc cách mà các hoạt động, sản phẩm và dịch
vụ của bạn tác động tới môi trường ví dụ: sự phát ra không khí, đất hoặc nước. Tổ
chức phải mô tả hệ thống của họ áp dụng đến đâu, gắn liền với các thủ tục và hồ sơ
hỗ trợ để chứng minh sự phù hợp và cải tiến. Bạn sẽ thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và

thực hiện chương trình để cải tiến các hoạt động môi trường thường mang lại lợi ích
tài chính.
Tổ chức được yêu cầu xác nhận các yêu cầu, qui đinh pháp lý và yêu cầu khác
có thể áp dụng. Điều đặc biệt quan trọng là xác nhận pháp lý ảnh hưởng đến bạn
như thể nào để đo lường sự phù hợp có thể được chấp nhận và đươc đánh giá định
kỳ để đảm bảo các yêu cầu được thấu hiểu bởi mọi nhân viên và được thực hiện một
cách hiệu quả.
Tóm lại, các khái niệm về ISO 14001 được tóm tắt như sau :
 ISO 14001 là :
 Khuôn khổ cho việc quản lý các khía cạnh và tác động môi trường đáng kể.
 Tiêu chuẩn áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt quy mô, lĩnh vực, địa

16


ĐỜ ÁN TỚT NGHIỆP

điểm hoạt đợng.
Tiêu ch̉n tự ngụn áp dụng.
Quản lý môi trường dựa trên cơ sở hệ thống.
Huy động sự tham gia của mọi nhân viên trong tổ chức/ doanh nghiệp từ





thấp đến cao, xác định rõ vai trò, trách nhiệm, lãnh đạo cam kết cung cấp







1.2.3.

nguồn lực và hỗ trợ động viên.
ISO 14001 không phải là :
Tiêu chuẩn về sản phẩm.
Tiêu chuẩn về kết quả hoạt động môi trường.
Qui định giá trị giới hạn đối với các chất ô nhiễm.
Xác định mục tiêu kết quả hoạt động của môi trường cuối cùng.
Bắt buộc áp dụng như các qui định pháp luật khác về quản lý môi trường.
Những Điểm Cai Tiến Của ISO 14001:2010 So Với ISO 14001:2005

TCVN ISO 14001:2010 (ISO 14001:2004/Cor. 1:2009) không đưa ra bất cứ
yêu cầu nào mới đối với tiêu chuẩn, có nghĩa là nội dung của tiêu chuẩn, từ Chương
1 đến Chương 4 của TCVN ISO 14001:2005 (ISO 14001:2004) và nội dung của
phần hướng dẫn sử dụng theo Phụ lục A được giữ nguyên không thay đổi. Chỉ có
Phụ lục B và phần mục lục, các tài liệu tham khảo đã được điều chỉnh lại để tương
ứng và nhất quán với tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 (ISO 9001:2008).
Các thay đổi cụ thể ở TCVN ISO 14001:2010 (ISO 14001:2004/Cor. 1:2009)
như sau:
 Bảng Mục lục: “Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2005 và TCVN ISO
9001:2000” được đổi thành “Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2010 và
TCVN ISO 9001:2008”.
 Trong phần giới thiệu: “TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “TCVN ISO
9001:2008”.
 Tiêu đề của Phụ lục B được đổi thành “Sự tương ứng giữa TCVN ISO
14001:2010 và TCVN ISO 9001:2008”, và các Bảng B.1 và B.2 được thay
thế hoàn toàn tương ứng với sự thay đổi về số hiệu tiêu chuẩn như nêu trong

tiêu đề.

17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Trong mục Tài liệu tham khảo: “TCVN ISO 9000:2000” được đổi thành
“TCVN ISO 9000:2007”, “TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “TCVN
ISO 9001:2008” và “ISO 19001:2002” được đởi thành “TCVN ISO
19011:2003
1.2.4. Mơ Hình Quan Lý Mơi Trường Theo Tiêu Chuẩn ISO 14001
Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cũng tuân theo mô
hình PDCA nhằm tạo nên sự cải tiến liên tục. Áp dụng cách tiếp cận này, mô hình
hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 được mở rộng thành 17 yếu tố được nhóm
lại trong 5 cấu phần chính thể hiện qua hình 1.2.
 Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường
Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống
quản lý môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng
cao kết quả hoạt động môi trường của mình. Do vậy, chính sách cần phản ánh sự
cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và các
yêu cầu khác được áp dụng, về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Đây là giai
đoạn đầu của cấu trúc HTQLMT và là nền tảng để xây dựng và thực hiện
HTQLMT. Chính sách môi trường phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ
thống được thực hiện và đầy đủ.

18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Bắt đầu

Xem xét của lãnh đạo

KIỂM TRA
Giám sát và đo lường
Đánh giá sự tuân thủ
Sự không phù hợp, hành động
khắc phục và phịng ngừa
Kiểm sốt hồ sơ

Chính sách mơi trường

CẢI TIẾN LIÊN TỤC

KẾ HOẠCH
Khía cạnh mơi trường
u cầu pháp luật và các yêu
cầu khác
Mục tiêu, chỉ tiêu và chương
trình mơi trường

THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn
Năng lực, đào tạo và nhận thức
Thông tin liên lạc
Hệ thống tài liệu
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát điều hành

Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình hình

Hình 1.2 Mơ hình ISO 14001
 Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường
Đây là giai đoạn lập kế hoạch trong chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện –
Kiểm tra - Đánh giá. Giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi
tổ chức phải đạt được sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ với các
yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính
mình lập ra. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:


Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà tổ
chức/doanh nghiệp phải tuân thủ, các yêu cầu này có thể bao gồm: các yêu

19


ĐỜ ÁN TỚT NGHIỆP

cầu pháp ḷt của q́c tế, q́c gia; các yêu cầu pháp luật của khu
vực/tỉnh/ngành; các yêu cầu pháp luật của chính quyền địa phương.


Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Tổ chức cần định rõ các khía
cạnh môi trường trong phạm vi hệ thống quản lý môi trường của mình, có
tính đến đầu vào và đầu ra và đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc
xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường. Khi xác định khía cạnh
môi trường cần xem xét đến các hoạt động, quá trình kinh doanh, đầu vào và
đầu ra có liên quan đến sự phát thải vào không khí, xả thải nước thải, quản lý
chất thải, ô nhiễm đất, sử dụng nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên, các

vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng xung quanh.



Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt
được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra. Mỗi chương trình cần mô tả cách thức
tổ chức sẽ đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao gồm cả thời gian,
các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình
này.

 Bước 3. Thực hiện và điều hành
Giai đoạn thứ ba của mô hình cung cấp các công cụ, các qui trình và các
nguồn lực cần thiết để vận hành hệ thống HTQLMT một cách bền vững. Giai đoạn
thực hiện và điều hành đưa hệ thống QLMT vào hoạt động. Giai đoạn này yêu cầu
cập nhật liên tục những thay đổi như phân công lại trách nhiệm cho các nhân viên
khi các hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi nhu cầu
đào tạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến liên tục.
Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:


Cơ cấu và trách nhiệm: Tổ chức chỉ định một hoặc một nhóm người có trách
nhiệm và quyền hạn để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường và
cung cấp các nguồn lực cần thiết.

20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP




Năng lực, đào tạo và nhận thức: Thực hiện các nội dung đào tạo thích hợp
cho các đối tượng quản lý, các nhóm nhân công, nhóm quản lý dự án và các
cán bộ điều hành chủ chốt của nhà máy.



Thông tin liên lạc: Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ và bên
ngoài nhằm tiếp nhận và phản hồi các thông tin về môi trường và phổ biến
các thông tin cho những cá nhân/phòng ban liên quan. Các thông tin này
thường bao gồm: luật định mới, thông tin của các nhà cung cấp, khách hàng
và cộng đồng xung quanh, và phổ biến các thông tin về hệ thống quản lý môi
trường tới người lao động.



Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường: Tài liệu của hệ thống
quản lý môi trường có thể bao gồm: sổ tay, các qui trình và các hướng dẫn sử
dụng. Theo tiêu chuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản, và các
hướng dẫn công việc. Nếu tổ chức đã có hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001 có thể kết hợp 6 qui trình cơ bản của hệ thống quản lý
chất lượng với hệ thống quản lý môi trường.



Kiểm soát điều hành: Thực hiện các qui trình điều hành (các hướng dẫn công
việc để kiểm soát các khía cạnh môi trường quan trọng của các quá trình sản
xuất và các hoạt động khác mà đã được tổ chức xác định). Tổ chức cần lưu ý
đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên quan đến các hoạt động và sản
phẩm của các nhà thầu và nhà cung cấp.




Sự chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp: Thực hiện các qui trình
nhằm xác định các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và giảm thiểu tác động nếu
tình trạng đó xảy ra (ví dụ : cháy nổ, rò rỉ các nguyên vật liệu nguy hại)

 Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục
Giai đoạn thứ tư của mô hình thể hiện hoạt động vận hành của hệ thống
HTQLMT, đây là giai đoạn để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những
thay đổi cho các giai đoạn khác. Giai đoạn thể hiện bước kiểm tra trong chu trình

21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra - Đánh giá. Các công việc cần thực hiện trong
giai đoạn này gồm:


Giám sát và đo: Tiến hành thủ tục giám sát và đo tiến trình của các dự án
nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình
so với các tiêu chí đã đặt ra, định kỳ kiểm tra sự tuân thủ của tổ chức với các
yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến các hoạt động kinh
doanh của mình.



Đánh giá sự tuân thủ: Tổ chức cần chứng minh rằng tổ chức đã đánh giá sự

tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật đã định rõ.



Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa: Thực hiện các
thủ tục nhằm đưa ra các hành động khắc phục và phòng ngừa phù hợp khi
xảy ra những sự không phù hợp của hệ thông quản lý môi trường như các
vấn đề về kiểm soát quá trình, không tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật,
sự cố về môi trường.



Hồ sơ: thực hiện thủ tục lưu giữ hồ sơ của hệ thống quản lý môi trường, các
hồ sơ có thể bao gồm: các hồ sơ về giám sát quá trình; các hồ sơ về nhà thầu
và nhà cung cấp, các hồ sơ về sự cố, các hồ sơ về thử nghiệm và sự chuẩn bị
sẵn sàng với các tình huống khẩn cấp, hồ sơ về các cuộc họp môi trường, hồ
sơ pháp luật…



Đánh giá hệ thống quản lý môi trường: thực hiện thủ tục đánh giá hệ thống
quản lý môi trường và các hoạt động của tổ chức nhằm xác nhận sự tuân thủ
với hệ thống quản lý môi trường với tiêu chuẩn ISO 14001. Cần báo cáo kết
quả đánh giá tới lãnh đạo cấp cao. Thông thường chu kỳ đánh giá là một
năm/lần nhưng tần suất có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ quan trọng của
các hoạt động.

 Bước 5: Xem xét của lãnh đạo
Là giai đoạn thứ năm và là giai đoạn cuối của mô hình liên quan đến hoạt
động xem xét của lãnh đạo về hệ thống QLMT. Quá trình xem xét yêu cầu thu thập

22


ĐỜ ÁN TỚT NGHIỆP

các thơng tin liên quan tới hệ thống QLMT và thông báo các thông tin này tới lãnh
đạo cấp cao theo kế hoạch định trước. Mục đích của quá trình xem xét này gồm:


Đảm bảo tính phù hợp liên tục của hệ thống HTQLMT



Xác định tính đầy đủ



Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống



Tạo điều kiện cải tiến liên tục hệ thống HTQLMT, các quá trình và thiết bị
môi trường…
Từ kết quả xem xét của lãnh đạo về các thiết bị và nhân lực sử dụng trong quá

trình áp dụng hệ thống HTQLMT cũng như các kết quả hoạt động về môi trường, tổ
chức sẽ quyết định được điều kiện hiện tại có thể chấp nhận được, và cần phải thay
đổi những gì. Giai đoạn này là bước đánh giá trong chu trình Lập kế hoạch - Thực
hiện – Kiểm tra - Đánh giá.
1.2.5. Kha Năng Áp Dụng

Khả năng áp dụng cho tất cả các tổ chức với mọi loại hình, lĩnh vực và qui mô,
phù hợp với các điều kiện địa lý, văn hóa và xã hội khác nhau có thể cải tiến hoạt
động môi trường của họ thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn này sẽ có hiệu quả ở
mọi nơi. HTQLMT dựa theo ISO 14001 có thể áp dụng cho các khía cạnh môi
trường có thể khống chế được và hy vọng có ảnh hưởng tới nó. Bản thân HTQLMT
không nêu ra một chuẩn mực đặc biệt về môi trường. Việc đăng ký ISO 14001 sẽ
không đảm bảo một phương tiện cá biệt nào đã có ngay kết quả tốt nhất có thể có,
mà chỉ có thể là các thành phần cơ bản của một HTQLMT thích hợp. Sự cải tiến
liên tục được nhắc đến trong tiêu chuẩn có ý nghĩa rằng đó là sự cải thiện liên tục
của hệ thống quản lý chứ không trực tiếp là các kết quả môi trường.
Việc giới thiệu ISO 14001 chỉ ra rằng, để đạt được mục tiêu, HTQLMT nên
khuyến khích các tổ chức xem xét việc áp dụng công nghệ tốt nhất có thể được ở
những nơi phù hợp và có kinh tế.
1.3.

NHỮNG LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG HTQLMT THEO

TIÊU CHUẨN ISO 14001
1.3.1. Lợi Ích Khi Áp Dụng HTQL Môi Trường Theo Tiêu Chuẩn ISO 14001
23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Tăng cường sử dụng những tiêu chuẩn tự nguyện
Việc sử dụng các tiêu chuẩn tự nguyện đã được tăng cường hơn trước. Thỏa
thuận chung về thuế quan và mậu dịch đã chính thức tạo điều kiện thuận lợi cho
việc sử dụng những tiêu chuẩn quốc tế thông qua thỏa thuận về các hàng rào kỹ
thuật đối với thương mại.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế có thể góp phần nâng cao vai trò của các

hoạt động chung trên thế giới. Tại những nước với chi phí thực hiện cao do các quy
trình chặt chẽ đã có, các công ty có thể thực hiện một cách hữu hiệu hơn. Còn tại
các nước mà kinh phí thực hiện có thể thấp hơn, một phần là do hệ thớng các quy
định kém chặt chẽ hơn.

 Tính giản thủ tục, hạn chế trùng lắp
Việc áp dụng một tiêu chuẩn quốc tế duy nhất có thể làm giảm bớt những công
việc kiểm định do khách hàng, các nhà chức trách tiến hành. Một khi tránh được
những yêu cầu không nhất quán, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiết kiệm được chi
phí thanh tra, xác nhận các yêu cầu không nhất quán.

 Đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội
Việc đăng ký ISO 14001 có thể đáp ứng nhu cầu của công chúng về trách
nhiệm của Tổ chức. Các Tổ chức với các chương trình EMS đã đăng ký theo tiêu
chuẩn ISO 14001 có thể tranh thủ được lòng tin của công chúng khi thông báo rằng,
họ tuân thủ những quy định chung và tiếp tục cải tiến HTQLMT của mình. Việc
đăng ký ISO 14001 có thể chứng minh rằng, một Tổ chức đã cam kết và đáng được
tin vậy về những vấn đề liên quan đến môi trường.

 Bảo vệ mơi trường, phịng tránh ơ nhiễm
Nếu áp dụng ISO 14001, các Tổ chức tránh được tình trạng thường xuyên bị
động trong những vấn đề môi trường. Một chương trình EMS sẽ phân tích rõ
nguyên nhân ô nhiễm môi trường và đề ra biện pháp để phòng ô nhiễm trong
chương trình hoạt động của Tổ chức. Việc phòng ngừa ô nhiễm có tác dụng làm
giảm chi phí thông qua việc tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng.
Một HTQLMT hoàn chỉnh sẽ giúp các Tổ chức thực hiện tốt các chương trình
24


ĐỜ ÁN TỚT NGHIỆP


bảo vệ mơi trường của mình. Những yếu tố cơ bản của ISO 14001 không tạo thành
một chương trình hoàn chỉnh để bảo vệ môi trường, nhưng chúng sẽ tạo thành một
cơ sở cho chương trình quản lý mơi trường tại tở chức.

 Lợi ích nội bộ
Việc thực hiện HTQLMT sẽ tiết kiệm nguyên liệu đầu vào (nước, năng lượng,
nguyên vật liệu, hóa chất…), từ đó sẽ tiết kiệm được chi phí cho Tổ chức. Bên cạnh
đó, qua việc thực hiện HTQLMT sẽ góp phần hạn chế lãng phí, ngăn ngừa ô nhiễm,
thúc đẩy việc sử dụng các hóa chất và vật liệu thay thế ít độc hại hơn trước, tiết
kiệm năng lượng, giảm chi phí thông qua giải pháp tái chế,… Nó cũng hỗ trợ việc
đào tạo các nhân viên về trách nhiệm của họ đối với việc bảo vệ và cải thiện môi
trường.

 Chứng minh sự tuân thủ luật pháp
Chứng chỉ ISO 14001 là một minh chứng thực tế về sự tuân thủ và đáp ứng
các yêu cầu pháp luật về môi trường, mang đến uy tín cho Tổ chức. Việc đăng ký có
thể có giá trị thương mại cho một công ty. Các đối tác thương mại có thể nhận thấy
một cách dễ dàng ý nghĩa của việc phê duyệt bởi một bên thứ ba độc lập. Ngay lúc
đầu, các công ty khi đã dược đăng ký sẽ đóng vai trò đi đầu và do đó sẽ thu được lợi
thế trong cạnh tranh. Chứng chỉ sẽ là một biện pháp tăng cường vị trí thương trường
của họ.

 Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước
Đối với những tổ chức chú trọng vào vấn đề xuất khẩu trong các hoạt động sản
xuất và dịch vụ thì ISO 14001 là một giấy thông hành thật sự hữu ích. Ngoài ra,
trong thời đại ngày nay, khách hàng cũng đang có sự quan tâm đến về môi trường,
về an toàn sức khỏe,… của một sản phẩm mà họ chọn lựa. Việc sử dụng ISO 14001
sẽ là một chứng chỉ cho các công ty và không phải là cho các sản phẩm.Tác động
đến thái độ của người tiêu dùng và các cơ hội thương mại của các sản phẩm của

công ty do đó là ít hơn so với trường hợp cấp nhãn hiệu sinh thái – là chứng chỉ trực
tiếp của sản phẩm.

 Giảm thiểu chi phí bảo hiểm và tăng cường khả năng tích lũy
25


×