<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>CHỦ ĐỀ 2</b>
<b>SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM</b>
<b>Bài 8</b>
<b>VƯỢT QUA CĂNG THẲNG</b>
<b>1. Chia sẻ với cả lớp:</b>
Em có thường bị căng thẳng trong học tập hay trong cuộc sống hằng ngày
khơng? Hãy nhớ lại một tình huống em đã bị căng thẳng và cho biết:
+ Tình huống đó xẩy ra như thế nào?
<b>MỤC TIÊU:</b>
Học xong bài này em cần:
Liệt kê được một số tình huống thường gây căng thẳng cho con người trong
cuộc sống và những ảnh hưởng của căng thẳng đối với sức khỏe và cuộc
sống của cá nhân.
Nêu được một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng và cách sống lành
mạnh để hạn chế được các tình huống gây căng thẳng.
Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng ứng phó với căng thẳng đối với
sức khỏe, học tập, công việc, các mối quan hệ và cuộc sống của cá nhân.
Ứng dụng được một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng trong cuộc
sống và biết chia sẻ, hướng dẫn bạn bè, người thân cùng thực hiện.
Có ý thức sống lành mạnh, khoa học để hạn chế tình huống gây căng thẳng.
</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>
+ Em cảm thấy như thế nào khi đó?
- Thảo luận lớp:
1) Qua chia sẻ của các bạn, em thấy tình huống gây căng thẳng cho mọi
người có hồn tồn giống nhau khơng? Vì sao?
2) Khi bị căng thẳng, chúng ta thường cảm thấy như thế nào?
Kết luận:
Trong cuộc sống, có nhiều tình huống gây căng thẳng cho con người.
Tuy nhiên, tình huống gây căng thẳng đối với mọi người khơng hồn
tồn giống nhau.
Khi bị căng thẳng, cơ thể chúng ta thường có những biểu hiện
như: đau đầu, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, tốt mồ hơi, mỏi mệt,
ăn khơng ngon, mất ngủ, ngủ hay bị ác mộng, … Đồng thời, chúng ta
thường cảm thấy lo lắng, hồi hộp, buồn bã, giận dữ, tức giận, tuyệt
vọng, chán nản, hoảng hốt,…, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, học
tập và công việc của bản thân.
<b>2. Các cách ứng phó tích cực và tiêu cực khi căng thẳng</b>
Chia sẻ trong nhóm về:
+ Một vài cách ứng phó của các em khi bị căng thẳng.
</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>
+ Theo em, thế nào cách ứng phó tích cực? Cho ví dụ.
+ Thế nào là cách ứng phó tiêu cực? Cho ví dụ.
<i>Kết luận:</i>
Có nhiều cách ứng phó khi căng thẳng. Có những cách ứng phó tích cực như:
hít thở sâu; tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân, thầy cô giáo; đến trung
tâm tư vấn; đi dạo; tập thể dục; chơi thể thao; nghe nhạc;… Có những cách
ứng phó tiêu cực, như: đập phá đồ đạc, tài sản; đánh đập, xúc phạm danh dự
của người khác; bỏ học; bỏ nhà đi bụi; uống rượu; sử dụng ma túy; tự hành hạ
bản thân …
Tuy nhiên, việc lựa chọn cách ứng phó cần phù hợp với từng tình huống, hồn
cảnh cụ thể.
<b> 3. Ý nghĩa của kỹ năng ứng phó với căng thẳng</b>
Hãy khoanh trịn vào chữ cái trước những ý kiến mà em tán thành.
a. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta tránh được những cảm
xúc tiêu cực, có hại cho sức khỏe của bản thân.
b. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta tránh được những hành
động, việc làm tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến học tập, cơng việc của
bản thân.
c. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng giúp mọi người tránh được mâu thuẫn.
d. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta giải quyết mâu thuẫn với
người khác một cách hịa bình, khơng sử dụng bạo lực.
e. Giúp chúng ta xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung
quanh.
</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>
g. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta thành công trong cuộc
sống.
- Chia sẻ, trao đổi kết quả bài tập với bạn bên cạnh
- Chia sẻ ý kiến trước lớp
Kết luận:
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp chúng ta ứng
phó một cách tích cực khi bị căng thẳng, bảo vệ sức khỏe của bản
thân, góp phần học tập, làm việc hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn với
người khác một cách hịa bình, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp
với mọi người xung quanh.
4. Hạn chế tình huống gây căng thẳng
<b>- Thảo luận: Chúng ta có thể làm gì để hạn chế bớt tình huống gây căng thẳng</b>
trong cuộc sống?
- Đại diện các nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp.
Kết luận:
Để hạn chế bớt tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống, chúng ta
cần sống an toàn, lành mạnh, khoa học. Cụ thể là:
<b>-</b>
Thực hiện chế độ học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý
<b>-</b>
Sống có kế hoạch
<b>-</b>
Biết đặt mục tiêu phù hợp với khả năng của bản thân
<b>-</b>
Sống lành mạnh, tránh xa những thói hư, tật xấu, các tệ nạn xã
hội
</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>
<b>-</b>
Thường xuyên tập thể dục thể thao
<b>-</b>
Thân thiện, vui vẻ, cởi mở với mọi người xung quanh.
<b>-</b>
Luôn suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tích cực.
1
<b> Xử lí tình huống</b>
Mỗi nhóm thảo luận, tìm cách ứng phó phù hợp để vượt qua căng thẳng trong
một tình huống dưới đây.
Tranh minh họa tình huống 1:
<i>Cảnh sân trường trong giờ ra</i>
<i>chơi. Quân đang nói với ba bạn</i>
<i>HS khác: Nó là “Đồ ích kỉ”, “đồ</i>
<i>tồi”. Đừng chơi với nó!</i>
<i>Cách đấy khơng xa, Ba đứng một</i>
<i>mình, vẻ rất buồn và tức giận.</i>
Tình huống 1: Giờ kiểm tra Toán,
Quân loay hoay mãi không làm
được bài. Quân yêu cầu bạn Ban
ngồi bên cạnh cho mình chép bài
nhưng Ban từ chối. Quân rất tức
giận gọi Ba là “Đồ ích kỉ”, “Đồ tồi”
và xui các bạn trong nhóm khơng
chơi với Ban khiến Ban rất căng
thẳng…
Theo em, Ba nên làm thế nào để
vượt qua được tình trạng này?
Tình huống 2: Trên đường đi học
về, Huy gặp một nhóm thanh niên
hư hỏng. Họ ép đưa Huy vào một
con hẻm nhỏ vắng người, lục cặp
sách lấy hết tiền mừng tuổi Huy
dành dụm để mua sách truyện. Họ
còn bắt Huy ngày mai cùng phải
mang tiền đến nộp cho họ và đe
Tranh minh họa tình huống 2:
</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>
dọa nếu nói cho ai biết họ sẽ
đánh... Huy về đến nhà mà vẫn rất
sợ hãi và căng thẳng…
Theo em, Huy nên làm gì để vượt
qua được căng thẳng?
<i>ngực áo Huy đe dọa: Mày mà nói</i>
<i>hở ra, bọn tao đánh chết, nghe</i>
<i>chưa!</i>
2.
Hội đồng tự quản HS lên hướng dẫn các bạn cùng thực hành
một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. Ví dụ như:
<b>-</b>
Tập hít thở sâu
<b>-</b>
Tập ngồi nhắm mắt, thả lỏng cơ thể và nghe bản nhạc nhẹ (trong 2-3
phút)
<b>-</b>
Tập 1 vài động tác thể dục
<b>-</b>
Chơi 1 trò chơi vui
<b>C.</b>
<b>HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG </b>
<b>-</b>
Sử dụng các cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng trong cuộc sống.
<b>-</b>
Chia sẻ những cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng với người thân
trong gia đình
<b>-</b>
Đề xuất với cha mẹ cách thay đổi trong phân công cơng việc gia đình hoặc trong sinh hoạt gia đình để
hạn chế bớt tình huống gây căng thẳng cho các thành viên.
<b>KẾT LUẬN CHUNG</b>
Tình huống gây căng thẳng ln tồn tại trong cuộc sống, tác động đến
con người, gây ra cảm xúc mạnh, phần lớn là cảm xúc tiêu cực, ảnh
hưởng không tốt đến sức khoẻ của mỗi chúng ta.
</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>
mọi người xung quanh.
Đồng thời chúng ta cũng cần biết cách sống lành mạnh, thân thiện, có
kế hoạch để hạn chế tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống.
<b>Đánh giá:</b>
Hãy xếp những cách ứng phó khi bị căng thẳng dưới đây theo hai cột (một cột
là các cách ứng xử tích cực và một cột là các cách ứng xử tiêu cực) :
+ Tâm sự với bạn bè thân
+ Nói chuyện với cha mẹ, thầy cơ giáo
+ Chia sẻ với bạn bè
+ Đi chơi điện tử
+ Hút thuốc lá
+ Tự làm đau bản thân
+ Đi dạo một mình
+ Đi chơi với bạn bè
+ Trút giận vào các em nhỏ, vào bạn khác và vật nuôi trong nhà
+ Đi tắm
+ Chơi thể thao
+ Trốn học, bỏ học
+ Bỏ đi bụi
+ Nghe nhạc
+ Xem ti vi
+ Viết nhật kí
+ Tưới cây, tưới hoa, làm vườn
+ Viết thư tâm sự với bạn bè, người thân
+ Xé sách vở
+ Ném, phá hỏng đồ dùng, đồ chơi của bản thân
+ Gào khóc
</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>
<b>Bài 9</b>
<b>QUYẾT ĐỊNH CỦA EM</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>
Học xong chủ đề này, HS có khả năng:
<b>-</b>
Phân tích được các bước ra quyết định
<b>-</b>
Trình bày được tầm quan trọng của KN ra quyết định.
<b>-</b>
Biết vận dụng KN ra quyết định để giải quyết các tình huống/vấn đề
cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
<b>-</b>
Có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm đối với những quyết định
của bản thân.
<b>II. THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN</b>
Trong cuộc sống hàng ngày, con người ln phải đối mặt với những tình
huống, những vấn đề khó khăn, cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa
chọn, đưa ra quyết định và hành động.
KN ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn
phương án tối ưu, kịp thời để giải quyết vấn đề hoặc khó khăn gặp phải.
Để đưa ra quyết định đúng đắn, chúng ta cần:
-
Tìm hiểu, xác định rõ về vấn đề, tình huống đang gặp phải.
-
Liệt kê các phương án giải quyết khác nhau.
-
Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra đối với mỗi phương án.
-
Xem xét, so sánh các phương án, chọn ra phương án tối ưu nhất
đối với mình và đưa ra quyết định cuối cùng.
</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>
hành động đúng đắn, kịp thời; mang lại thành công cho cá nhân và ảnh
hưởng tích cực đến những người có liên quan.
KN ra quyết định và giải quyết vấn đề cần đến sự vận dụng tốt nhiều KNS
khác như: kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin, kĩ
năng kiên định, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, ….
<b>III. PHƯƠNG TIỆN</b>
-
9 chiếc ghế ( dùng cho trị chơi
<i>“Cờ ca - rơ người”)</i>
-
Một số tình huống.
-
Giấy A0, bút dạ.
-
Sơ đồ
<i>"Các bước ra quyết định”</i>
<b>IV. TIẾN TRÌNH</b>
<b>A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN</b>
<b>Hoạt động lớp: Trị chơi “Cờ ca rơ người” </b>
<i>Mục tiêu:</i>
Khởi động, giới thiệu bài
<i>Cách tiến hành:</i>
-
GV hướng dẫn HS xếp 9 chiếc ghế thành ba hàng và quay về cùng
một phía
-
Chọn ra 10 HS tham gia trò chơi, chia làm hai đội, mỗi đội 5 người.
Hai đội xếp thành 2 hàng dọc và điểm danh từ 1 đến 5
-
Đặt tên cho hai đội, ví dụ : đội A và đội B (có thể phân biệt thành
viên của hai đội bằng cách viết tên mỗi đội ra giấy và đính trên ngực
các thành viên của mỗi đội, hoặc quy định các thành viên của đội A
sẽ khoanh tay trước ngực, còn các thành viên của đội B sẽ để hai
tay ra sau gáy).
-
GV phổ biến cách chơi:
+
Người điều khiển lần lượt gọi các thành viên của mỗi đội theo số
thứ tự và yêu cầu họ tự chọn ghế ngồi.
</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>
chọn được ghế ngồi sao cho nhóm có ba người ngồi thẳng hàng
liên tiếp nhau (theo hàng ngang/hàng dọc/đường chéo). Thời gian
suy nghĩ để ra quyết định là 30 giây.
+
Nhóm nào có được 3 người ngồi thẳng hàng trước sẽ thắng cuộc.
+
Lưu ý luật chơi:
* Mỗi người chơi phải tự quyết định, các thành viên khác không được
nhắc/gợi ý.
* Người chơi không được suy nghĩ vượt quá thời gian 30 giây cho
phép.
-
Tổ chức cho HS chơi thử một lần.
-
HS chơi thật.
-
Sau khi kết thúc trò chơi, GV tổ chức cho lớp thảo luận theo các
câu hỏi sau:
<i>1.</i>
<i>Trong trò chơi vừa rồi em đã đi nước cờ của mình như thế nào?</i>
<i>2.</i>
<i> Em đã suy nghĩ như thế nào để ngăn được bước tiến của đội</i>
<i>bạn và giành thắng lợi cho đội mình?</i>
<i>3.</i>
<i>Quyết định của em trong trị chơi vừa rồi đã giúp gì cho các bạn</i>
<i>khác trong đội?</i>
<i>4.</i>
<i>Theo các em, trò chơi này có liên quan đến KNS nào?</i>
-
Một số HS trao đổi ý kiến.
<i>c. Kết luận</i>
Để giành thắng lợi trong trò chơi vừa rồi mỗi người chơi phải suy nghĩ
thật nhanh xem mình có những phương án lựa chọn nào, dự tính điều gì
sẽ xảy ra nếu mình ngồi vào mỗi vị trí ghế đó và đưa ra quyết định chọn
chỗ ngồi có lợi nhất.
Trị chơi này có liên quan đến KN ra quyết định mà hôm nay chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu.
<b>Hoạt động nhóm: Phân tích tình huống </b>
</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>
Qua việc phân tích tình huống, HS bước đầu hình dung được các bước
ra quyết định.
HS trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của cá
nhân.
<i>Cách tiến hành</i>
GV giới thiệu nội dung tình huống (Bằng cách sử dụng máy chiếu hoặc
dùng bảng phụ/giấy A0/phiếu thảo luận nhóm).
Tình huống:
<i>Sáng nay đến lớp sớm làm trực nhật, Lan nhặt được một quyển truyện</i>
<i>tranh của ai để quên trong ngăn bàn. Đó là một quyển truyện tranh rất</i>
<i>đẹp mà Lan vẫn ao ước muốn có từ lâu nhưng chưa được mẹ mua cho.</i>
<i>Lan rất băn khoăn không biết nên thế nào với quyển truyện nhặt được…</i>
GV nêu câu hỏi động não: Theo em, Lan có thể có những cách giải quyết
nào trong tình huống đó? (u cầu mỗi HS dự đốn một cách giải quyết
có thể có của Lan và ý kiến của người phát biểu sau không được trùng
với ý kiến của người phát biểu trước).
Mỗi HS nêu 1 ý kiến. GV ghi nhanh lên bảng.
GV cùng các HS xem lại các phương án đã nêu và tóm tắt thành một số
phương án giải quyết chính:
a) Lan giấu quyển truyện mang về nhà.
b) Lan mang quyển truyện về nhà đọc xong rồi mới trả lại cho
người để qn.
c) Lan mang nộp cho thày cơ giáo/ tìm bạn để quên và trả lại truyện
cho bạn.
d) Lan tìm bạn để quên, trả lại truyện cho bạn và hỏi mượn bạn
truyện để xem.
GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phân cơng mỗi nhóm phân tích kết
quả của một trong ba phương án giải quyết trên theo câu hỏi: Nếu Lan
hành động theo phương án a/b/c/d thì sẽ đem lại những kết quả tích
cực/ưu điểm và tiêu cực/hạn chế cụ thể như thế nào? (đối với bản thân
Lan, với bạn bị mất truyện, …) ?
</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>
<b>Phương án giải quyết:………</b>
<b>Kết quả</b>
<b>Tích cực</b>
<b>Tiêu cực/Hạn chế</b>
Sau khi thảo luận xong, các nhóm trưng bày kết quả thảo luận của nhóm
lên tường xung quanh lớp học hoặc trải dưới sàn lớp học.
Cả lớp đi xem và ghi ý kiến bình luận, bổ sung.
GV hướng dẫn HS cả lớp cùng tổng hợp kết quả thảo luận của các nhóm
thành một bảng chung trên giấy A0 theo mẫu sau:
<b>Phương</b>
<b>án giải</b>
<b>quyết</b>
<b>Kết quả</b>
<b>Tích cực</b>
<b>Tiêu cực/Hạn chế</b>
a) Lan
giấu
quyển
truyện
mang về
nhà.
- Lan có quyển truyện mà mình
vẫn mong ước
<b>-</b>
Bạn để quên
truyện sẽ buồn
và tiếc quyển
truyện bị mất.
<b>-</b>
Lan sẽ luôn lo
lắng, bất an vì sợ
bị các bạn phát
hiện, luôn bị dằn
vặt về việc làm
không thật thà
của mình.
</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13></div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14></div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15></div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>
<i>-</i>
<i>Quyết định đó là của em/tự em hay do người khác quyết định thay? </i>
<i>-</i>
<i>Kết quả của quyết định đó đã ảnh hưởng đến em và đến những người</i>
<i>liên quan như thế nào? </i>
<i>-</i>
<i>Nếu bây giờ gặp lại tình huống tương tự như thế thì em có thay đổi lại</i>
<i>quyết định hành động không? Thay đổi như thế nào? Vì sao? </i>
- HS suy nghĩ theo gợi ý của GV.
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- Thảo luận lớp theo các câu hỏi sau:
<i>1. Qua các ví dụ thực tế trên, theo em, một quyết định phù hợp/không phù</i>
<i>hợp của một người sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bản thân họ và những</i>
<i>người có liên quan? </i>
<i>2. Đứng trước một vấn đề/tình huống của cuộc sống, theo em, điều gì có</i>
<i>thể xẩy ra nếu:</i>
2a. Chúng ta cứ để mặc cho “nước chảy, bèo trôi”?
2b. Chúng ta phản ứng ngay tức thì, khơng cần suy nghĩ, cân nhắc?
2c. Chúng ta không biết ra quyết định cho mình mà phải trơng chờ vào
quyết định của người khác?
2d. Chúng ta chậm trễ, trì hỗn trong việc ra quyết định?
<i>3. Em có thể rút ra kết luận như thế nào về ý nghĩa và tầm quan trọng của</i>
<i>KN ra quyết định? </i>
<i>Kết luận</i>
-
Mỗi người cần biết tự ra quyết định cho bản thân, không nên trông chờ,
phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những
người tin cậy trước khi ra quyết định.
-
Cần suy nghĩ, cân nhắc kĩ trước khi ra quyết định nhưng cần phải kịp thời
bởi nếu chậm trễ, trì hỗn thì cơ hội có thể sẽ trơi qua hoặc vấn đề/tình
huống sẽ thay đổi và quyết định đưa ra sẽ khơng cịn phù hợp nữa.
</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>
con người ta có thể có những quyết định sai lầm hoặc chậm trễ, gây ảnh
hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc và tương lai cuộc
sống của bản thân; đồng thời cịn có thể làm ảnh hưởng đến gia đình,
bạn bè và những người có liên quan.
<b>B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH</b>
<b>Hoạt động nhóm: Đóng vai </b>
<i>Mục tiêu</i>
HV biết vận dụng các bước ra quyết định để giải quyết một số tình huống cụ
thể.
<i>Cách tiến hành</i>
-
GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm vận dụng các bước ra quyết định và giải
quyết vấn đề để xử lí và đóng vai trong một tình huống trong Phụ Lục 1.
-
Các nhóm thảo luận lựa chọn cách giải quyết phù hợp và chuẩn bị đóng vai
thực hiện cách giải quyết đã chọn.
-
Các nhóm lên đóng vai.
-
Trao đổi, bình luận sau mỗi tiểu phẩm đóng vai của các nhóm:
<i>1. Theo em, cách giải quyết của nhân vật trong tình huống đóng vai vừa</i>
<i>xem là phù hợp hay chưa phù hợp? Vì sao?</i>
<i>2. Nếu là em, em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?</i>
<i>Kết luận</i>
Tình huống 1: Tân nên trả lại số tiền cho chủ nhân của nó; đừng nên vì lợi ích
kinh tế trước mắt mà đánh mất danh dự, niềm tin, sự quý trọng của mọi người
đối với mình và gia đình.
Tình huống 2: Long nên bình tĩnh, chờ mẹ bớt giận rồi giải thích rõ để mẹ hiểu.
<b>C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG</b>
1. Thực hiện các bước ra quyết định để giải quyết các tình huống trong cuộc
sống hàng ngày.
</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>
<b>KẾT LUẬN CHUNG:</b>
Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tình
huống, những vấn đề khó khăn, cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn,
đưa ra quyết định.
KN ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án
tối ưu, kịp thời để giải quyết vấn đề hoặc khó khăn gặp phải.
Để đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề đúng đắn, chúng ta cần:
-
Tìm hiểu, xác định rõ về vấn đề, tình huống đang gặp phải.
-
Liệt kê các phương án giải quyết khác nhau.
-
Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra đối với mỗi phương án.
-
Xem xét, so sánh các phương án, chọn ra phương án tối ưu nhất đối với
mình và đưa ra quyết định cuối cùng.
-
Hành động theo quyết định đã lựa chọn.
-
Kiểm định lại kết quả hành động để rút kinh nghiệm cho những lần ra
quyết định và giải quyết vấn đề sau này.
KN ra quyết định và giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp con người có được
quyết định và hành động đúng đắn, kịp thời; mang lại thành công cho cá nhân
và ảnh hưởng tích cực đến những người có liên quan.
<b>Đánh giá:</b>
Mỗi người hãy vẽ một sơ đồ các bước ra quyết định và giải quyết vấn đề ra
giấy A4.
Viết một bài viết ngắn nửa trang trình bày cảm nhận của bản thân về ý nghĩa,
tầm quan trọng của KN ra quyết định và giải quyết vấn đề.
<b>V. PHỤ LỤC</b>
<b>Một số tình huống đóng vai:</b>
Tình huống 1: Gia đình Tân đang gặp khó khăn về kinh tế. Mẹ Tân bị ốm mà
khơng có tiền đi bệnh viện để chạy chữa. Một người khách đến nhà Tân chơi
và để qn ví tiền, trong đó có một số tiền lớn.
</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>
Tình huống 2: Hơm nay Long ở nhà một mình. Bỗng hai chú mèo nghịch đuổi
nhau làm rơi vỡ chiếc bình hoa pha lê mà mẹ rất quý. Buổi chiều mẹ đi làm về,
thấy lọ hoa bị vỡ, nghĩ là do Long nghịch nên đã trách mắng nặng lời, không
kịp để cho Long giải thích.
Nếu là Long, bạn sẽ...
<b>SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC RA QUYẾT ĐỊNH</b>
Phương án n
Tích cực
Tích cực
Phương án 1
Hạn chế
Hạn chế
Phương án 2
Phương án
Vấn
đề/Tình
huống của
cuộc sống
</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>
<b>Bài 10</b>
<b>NGƯỜI CHI TIÊU THÔNG MINH</b>
<b>( 2 tiết)</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>
<i><b>Học xong bài này, HS có thể:</b></i>
1. Kể được các nguyên tắc cần chú ý khi sử dụng đồng tiền, biết phân biệt các nhu cầu và trật
tự ưu tiên, biết tác dụng của sử dụng đồng tiền hiệu quả
2. Bước đầu biết sử dụng đồng tiền của bản thân hiệu quả. Có các kĩ năng tính tốn, trao đổi
tiền hợp lý trong kinh tế gia đình, có kỹ năng ghi chép theo dõi thu chi đơn giản.
3. Có ý thức tìm hiểu và quan tâm đến các hình thức sử dụng đồng tiền, đến hiệu quả sử dụng
đồng tiền, có ý thức tham gia thanh toán các dịch vụ trong gia đình.
<b>II. THƠNG TIN CƠ BẢN CHO GIÁO VIÊN</b>
Theo thuyết về nhu cầu của Maslow, con người có các nhóm nhu cầu khác nhau từ
nhu cầu sinh học thấp nhất đến nhu cầu tự khẳng định là cao nhất.
</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>
Nhu cầu mỗi cá nhân con người quyết định tầm quan trọng và vị trí ưu tiên khi cần chi
tiêu. Những nhu cầu từng loại cũng liên quan đến từng loại quỹ trong kinh tế gia đình, ví dụ
quỹ sinh hoạt tối thiểu đáp ứng các nhu cầu sinh học; quỹ giải trí đáp ứng nhu cầu xã hội và
nhu cầu tự khẳng định…Do đó mỗi người cần hiểu rõ bản thân mình cần gì, muốn gì và thích
gì để có quyết định sáng suốt khi chi tiêu.
Học sinh cần có kĩ năng ghi chép theo dõi thu chi trong gia đình và cuộc sống sau này.
HS cũng cần học cách tiêu dùng thông minh, lựa chọn giá cả, mặt hàng, số lượng, thời điểm
mua phù hợp với sự hỗ trợ của người lớn.
<b>III. PHƯƠNG TIỆN</b>
<b>-</b> Các phiếu học tập cho các hoạt động
<b>-</b> Phương tiện để đóng vai
<b>IV. TIẾN TRÌNH </b>
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
<b>Hoạt động nhóm</b>
<i>Mục tiêu: </i>HS nhận biết các nhu cầu của con người, trật tự ưu tiên các nhu cầu khi quyết định
chi tiêu
<i>Cách tiến hành</i>
HS đọc các thông tin sau đây:
<b>- Nhu cầu sinh học </b>
</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>
của con người, được xếp vào bậc thấp nhất. Các nhu cầu ở mức độ cao hơn không xuất hiện
nếu nhu cầu cơ bản này chưa được thỏa mãn.
<b>- Nhu cầu về an toàn, an ninh </b>
Họ cần sự bảo vệ, an toàn trước những sự đe dọa, mối nguy hiểm về vật chất hay tinh thần.
<b>- Nhu cầu về xã hội </b>
Con người mong muốn được gắn bó với tổ chức hay một phần trong gia đình, có nhu cầu xã
hội. Đó là mối quan hệ trong gia đình, trường lớp, bạn bè hay một cộng đồng.
<b>- Nhu cầu được tôn trọng, được thừa nhận</b>
<b>- Nhu cầu được thể hiện mình </b>
Trong mỗi con người chúng ta đều tồn tại cả 5 nhu cầu này, song nhu cầu chủ lực sẽ quyết
định đến tính cách và hành vi của chúng ta. Và mỗi giai đoạn khác nhau chúng ta sẽ có những
nhu cầu chủ lực khác nhau. Nhu cầu chủ lực quyết định ưu tiên trong chi tiêu của từng cá
nhân
Nhu cầu là những thứ mà ta cần, đó có thể là vật chất hay tinh thần. Nhu cầu lại chia
làm 3 mức độ. Đó là :
- Tơi cần
- Tơi muốn
- Tơi thích
HS thảo luận theo các vấn đề sau:
- Những nhu cầu nào em nên ưu tiên trong cuộc sống?
- Nếu có một khoản tiền, em sẽ chi cho những khoản nhu cầu nào? Tại sao?
<b>Hoạt động cá nhân</b>
<i>Mục tiêu: </i>HS nhận biết các nhu cầu của bản thân đang xếp vị trí ưu tiên
<i>Cách tiến hành</i>
<b>-</b> HS liệt kê những điều cần thiết hiện nay đối với bản thân em
</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>
<b>Hoạt động nhóm</b>
<i>Mục tiêu:</i> rèn luyện kĩ năng phân tích và nhận xét khả năng quản lí kinh tế gia đình
<i>Cách tiến hành</i>
- HS xem xét và nhận xét về giá cả các loại mặt hàng và các khoản chi tiêu trong gia đình:
Gạo, Nước, Thịt, Xe đạp, Xe máy, Dép, Bàn ghế, Quần áo
- Thảo luận: những khoản chi trên thuộc về nhóm nhu cầu nào: sinh học, an tồn, tơn trọng, xã
hội hay thể hiện mình? ở mức độ nào: cần, muốn, thích? Các khoản chi đáp ứng các nhu cầu
nay liên quan như thế nào đến các quỹ sinh hoạt cần thiết, dự trữ rủi ro, giải trí, dự trữ cho
tháng sau, học tập cho bản thân, dự trữ tiết kiệm – đầu tư?
<b>B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH</b>
<b>Hoạt động cá nhân</b>
<i>Mục tiêu: </i>kĩ năng phân tích và ra quyết định giữa nhu cầu, mong muốn và khả năng đáp ứng
tài chính của HS
<i>Cách tiến hành</i>
HS đánh dấu những điều cần lưu ý khi sử dụng đồng tiền của bản thân:
- Số lượng tiền hiện có
- Nhu cầu cần thiết của bản thân
- Chất lượng sản phẩm
- Giá cả của sản phẩm
- Các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của bản thân
- Ý thích của bản thân
- …
<b>Hoạt động nhóm</b>
<i>Mục tiêu: </i>kĩ năng phê phán và ra quyết định trong kinh tế gia đình
</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>
HS thực hành lựa chọn sản phẩm khi sử dụng đồng tiền:
- Mua gạo
+ Giá gạo 14.700 đ/1 kg
+ Giá gạo 25.000 đ/1 kg
+ Giá gạo 50.000 đ/1 kg
+ Giá gạo 100.000 đ/ 1kg
- Mua bút
+ Giá bút 2.000 đ/1 chiếc
+ Giá bút 8.000 đ/1 chiếc
+ Giá bút 25.000 đ/1 chiếc
+ Giá bút 150.000 đ/1 chiếc
- Mua đồ chơi
+ Đồ chơi giá 8.000 đ/1 chiếc
+ Đồ chơi giá 90.000 đ/1 chiếc
+ Đồ chơi giá 800.000 đ/1 chiếc
+ Đồ chơi giá 1.500.000 đ/1 chiếc
- HS giải thích lí do lựa chọn sản phẩm với giá như vậy.
<b>Hoạt động cặp đôi</b>
<i>Mục tiêu: </i>thực hành đưa ra các tiêu chí khi mua sắm đồ tiêu dùng
<i>Cách tiến hành</i>
HS nêu những điều cần chú ý khi mua những đồ vật sau: Áo, Giầy dép, Vở viết, Mũ
<b>C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG</b>
</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>
2. Tham gia mua thực phẩm và những đồ gia dụng đơn giản trong gia đình
<b>KẾT LUẬN CHUNG:</b>
Mỗi con người trong cuộc sống đều có những nhu cầu khác nhau cần đáp ứng. Vì vậy, em
cần biết sắp xếp lựa chọn những nhu cầu nào nên ưu tiên để chi tiêu cho phù hợp với khả
năng tài chính của bản thân và hồn cảnh gia đình. Biết kiểm sốt chăm lo cuộc sống của
mình và quan tâm đến những người thân yêu là những điều em nên làm.
<b>Bài 12</b>
<b>NGƯỜI CHỦ GIA ĐÌNH ĐẢM ĐANG</b>
<b>(2 tiết)</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>
<i>Học xong bài này, HS có thể:</i>
1. Nêu được các việc cần làm để quản lí kinh tế gia đình, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
quản lí kinh tế trong gia đình.
2. Bước đầu thực hiện được và ứng dụng một số hành vi tham gia quản lí kinh tế gia đình.
3. Quan tâm đến quản lí kinh tế gia đình, thơng cảm, chia sẻ với gia đình trong các vấn đề
kinh tế.
<b>II. THƠNG TIN CƠ BẢN CHO GIÁO VIÊN</b>
Gia đình như một tổ chức với các thành viên có các vai trị và vị trí khác nhau, do đó gia
đình cũng cần có sự quản lí và lãnh đạo, trong đó có quản lí kinh tế gia đình. Bất kỳ gia đình
nào cũng cần quản lý các khoản thu và chi của mình. HS lớp 5 chưa giữ vai trị quyết định
trong quản lí kinh tế gia đình, chưa phải là người đảm bảo nguồn thu, nhưng cần phải biết
cách thức quản lý kinh tế gia đình, là một người tiêu dùng thơng minh, và có ý thức chia sẻ,
thông cảm và phối hợp hiệu quả về tài chính với các thành viên trong gia đình.
</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>
Nguồn chi trong gia đình nên được chia làm các quỹ: Chi sinh hoạt cần thiết; Chi cho
việc học tập của bản thân; Chi giải trí; Dự trữ tiết kiệm – đầu tư; Dự trữ rủi ro; dự trữ chi tháng
sau. Tuy nhiên, tùy vào nguồn thu của từng gia đình, nếu nguồn thu quá thấp so với nhu cầu
tối thiểu, người chủ gia đình chỉ có thể chi vào sinh hoạt cần thiết và dự trữ rủi ro.
Các thành viên trong gia đình cần biết các nguồn thu của gia đình, từ đó biết điều chỉnh
các nhu cầu chi tiêu của mình cho phù hợp ngân sách gia đình, biết trân trọng các đồng tiền
kiếm được của các thành viên gia đình.
<b>III. PHƯƠNG TIỆN</b>
<b>-</b> Đĩa nhạc bài <i>Ba ngọn nến lung linh</i> của Phương Thảo – Ngọc Lễ
<b>-</b> Các phiếu học tập cho các hoạt động
<b>-</b> Sổ ghi chép: PHHS chia sẻ các vấn đề trong quản lí kinh tế gia đình
<b>-</b> Điều em muốn nói: HS chia sẻ những suy nghĩ hoặc kể các việc kinh tế gia đình với các
bạn trong lớp
<b>IV. TIẾN TRÌNH</b>
<b>Hoạt động khởi động</b>
a/ Cả lớp nghe và hát bài Ba ngọn nến lung linh của Phương Thảo – Ngọc Lễ
b/ Trả lời câu hỏi: Ai là người đã chăm sóc, ni em khơn lớn?
<b>A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN</b>
<b>Hoạt động nhóm: Phân tích “Chuyện của bạn Quân”</b>
<i>Mục tiêu: </i>HS biết phân tích cách phân bố khoản thu chi trong gia đình,
<i>Cách tiến hành</i>
a/ Đọc truyện:
<b>Chuyện của bạn Qn</b>
Hơm nay bố mẹ Qn rất vui vì vừa được nhận được khoản tiền thưởng. Bố mẹ mua
cho Quân một chú gấu bông thật là to. Quân phụng phịu:
</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>
- Bố mẹ đi làm có nhiều tiền lương thật, nhưng con biết nhà ta phải chi tiêu những gì
trong tháng cho gia đình khơng?
Ơng nhấc một chiếc rổ to đặt xuống và nói:
- Lương của bố mẹ được chia làm mười phần. Cái rổ to này chiếm 6 phần lương là
phần chi tiêu nhiều nhất cho sinh hoạt cần thiết của gia đình, cho học tập của các con hàng
tháng. Ông đặt 5 cái rổ bé xíu bên cạnh và nói: 4 phần lương còn lại sẽ được chia đều vào 5
rổ: một rổ là phần chi để bố mẹ học hành thêm cho bản thân, một rổ để cả nhà đi công viên, đi
du lịch, giải trí, một rổ để gửi tiết kiệm lấy lãi thêm phần thu, một rổ đây là phần dự phòng rủi
ro, rổ này là phần dự định chi trong tháng sau. Như vậy trong tháng chỉ chi dùng 7- 8 phần,
còn 2-3 phần lương được để dành dự trữ, Vậy chú gấu bông của con là vừa được lấy từ phần
rổ nào? Con đã hiểu vì sao bố mẹ chưa mua chiếc xe đạp mới cho con chứ?
b/ Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
1) Ông bố Quân đã chia tiền lương thành bao nhiêu khoản chi?
2) Những khoản chi đó trong gia đình có ý nghĩa như thế nào?
3) Vì sao bố Quân phải chia lương thành các khoản chi khác nhau?
4) Theo em, những khoản chi nào là không cần thiết? Em có tán thành với ý kiến
của bố Qn khơng?
5) Vì sao Qn chưa có xe đạp?
<i>Kết luận:</i> Trong gia đình ln có 6 khoản chi khác nhau: . Người chủ giỏi phải biết tính tốn để
phân chia hợp lí cho 6 khoản chi ấy, biết điều chỉnh các khoản chi .
<b>Hoạt động cá nhân: “Tay hịm chìa khóa”</b>
<i>Mục tiêu: </i>HS biết tính tốn các khoản chi cần thiết tối thiểu trong đời sống gia đình
<i>Cách tiến hành</i>
a. Em hãy đánh dấu x vào ô □ trước những khoản cần phải chi tiền trong gia đình dưới đây khi
là người chủ gia đình :
□ Mua gạo, thực phẩm
□ Trả tiền điện, nước sinh hoạt
</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>
□ Trả tiền truyền hình cáp
□ Trả tiền mua xăng chạy xe máy/ ô tô
□Chi tiền thăm hỏi người ốm
□ Chúc mừng đám cưới hoặc chia buồn đám tang
□ Chi tiền đi tham quan du lịch cả nhà
□ Tiền khám, chữa bệnh khi ốm đau
□ Tiền sửa chữa các đồ dùng trong gia đình
□ Mua sắm đồ dùng vật dụng trong gia đình
□ Mua nhà mới
□ Trả tiền thuê nhà ở
□ Ủng hộ những người gặp khó khăn qua các tổ chức xã hội
□ Đi xem phim
□ ...
□ ...
b. Yêu cầu HS ghi bổ sung những khoản chi cần thiết trong gia đình
c. Yêu cầu HS so sánh với các bạn trong nhóm để tìm những khoản chi giống nhau và khác
nhau. HS giải thích vì sao lại có những khoản chi khác nhau giữa các bạn?
Kết luận: Trong gia đình hàng ngày có rất nhiều khoản chi mà người chủ gia đình phải trả.
Người chủ gia đình cần biết và dự trù chi để cân đối với nguồn thu và nhu cầu gia đình.
<b>Hoạt động nhóm: Phân chia quỹ </b>
<i>Mục tiêu: </i>HSbiết đặt mối liên hệ giữa khoản chi cụ thể và các nguyên tắc tài chính
<i>Cách tiến hành</i>
a. Thảo luận nhóm để phân loại các khoản chi đã được liệt kê ở phần<i> Tay hịm chìa khóa</i>
vào sáu quỹ:
Quỹ A: Chi sinh hoạt cần thiết
</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>
Quỹ C: Chi giải trí
Quỹ D: Dự trữ tiết kiệm – đầu tư
Quỹ E: Dự trữ rủi ro
Quỹ G: dự trữ chi tháng sau
<b>Quỹ A</b> <b>Quỹ B</b> <b>Quỹ C</b> <b>Quỹ D</b> <b>Quỹ E</b> <b>Quỹ G</b>
<i>Kết luận:</i> Khi sắp xếp theo khoản chi, người chủ đã biết khoản chi nào cần ưu tiên khi chi, biết
điều chỉnh để đảm bảo cuộc sống n bình.
<b>Hoạt động cặp đơi</b>
<i>Mục tiêu: </i>HShiểu đượctầm quan trọng của việc quản lí kinh tế gia đình hiệu quả
<i>Cách tiến hành</i>
HS cùng bạn thảo luận và viết tiếp vào chỗ trống
Điều gì sẽ xảy ra trong gia đình:
- Nếu chi nhiều hơn số tiền kiếm được thì ....
- Nếu chi ít hơn số tiền kiếm được thì ...
- Nếu chi bằng số tiền kiếm được thì ...
- Nếu khơng biết quản lí chi tiêu trong gia đình thì cuộc sống của các thành viên trong gia
đình sẽ ...
</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>
<b>B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH</b>
<b> Hoạt động nhóm</b>
<i>Mục tiêu: </i>HSthực hành lựa chọn những cách thức chi tiêu hiệu quả trong kinh tế gia đình
<i>Cách tiến hành</i>
Thảo luận nhóm và đánh dấu việc cần thực hiện để quản lí chi tiêu hiệu quả trong gia đình:
□ Liệt kê các khoản bắt buộc phải chi tiêu
□ Lựa chọn giá cả các đồ cần mua, số lượng mua và thời gian chi tiền
□ Loại bỏ những khoản chi chưa cần thiết
□ Lựa chọn thời gian bán giảm giá hoặc khuyến mãi để mua hàng
□ Lựa chọn để đảm bảo chất lượng đồ khi mua
□ Chọn những đồ có thể dùng nhiều lần
□ Liệt kê các khoản chi chưa cần thiết và xếp theo trật tự ưu tiên
□ Ghi lại các khoản chi và thời gian khi chi
□ Thỉnh thoảng xem xét lại để phát hiện các khoản chi không hiệu quả
□ Theo dõi tổng số tiền đã chi để điều chỉnh
□………
□ ………..
<i>Kết luận:</i> Có nhiều cách thức để chi tiêu hiệu quả. Em cần xem xét, phân tích để lựa chọn
cách thức trong từng thời điểm phù hợp.
<b>Hoạt động cá nhân: Kế toán gia đình</b>
<i>Mục tiêu: </i>Giúp HS có kĩ năng theo dõi các khoản chi thực tế trong gia đình
<i>Cách tiến hành</i>
- GV đề nghị HS liệt kê số tiền gia đình mình cần chi dùng trong 1 tháng:
<b>thời</b>
<b>gian</b>
</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>
Học phí
Đồ dùng học tập, sách vở
Tiền ăn
Quần áo
Thuốc chữa bệnh
Các tiền khác
Tổng
- Kết luận: Để theo dõi khoản chi trong gia đình, người chủ nên ghi chi tiết các khoản
chi theo thời gian. Nhờ vậy người chủ gia đình có thể dự trù trước được số tiền tối thiểu cần
dùng trong một tháng, thời điểm cần chi để có kế hoạch chuẩn bị.
<b>Hoạt động nhóm</b>
<i>Mục tiêu: </i>Giúp HS có nhận thức đúng đắn về tiền bạc và cách thức sử dụng tiền bạc
<i>Cách tiến hành</i>
- HS thảo luận những ý kiến dưới đây:
<i>1. Việc chi tiêu tiền bạc là việc của người lớn nên em khơng cần quan tâm.</i>
<i>2. Người tính toán tiền bạc khi chi tiêu là người keo kiệt, bủn xỉn.</i>
<i>3. Tiền có bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu, cần gì phải lo lắng.</i>
<i>4. Hết tiền tiêu thì đi vay mượn, rồi sau sẽ trả.</i>
<i>5. Chi tiêu miễn là được việc và thỏa mãn ý thích của mình, cịn giá cả không cần thiết phải</i>
<i>quan tâm.</i>
<i>6. Người tiêu dùng khôn ngoan là người luôn biết mua đồ với chất lượng tốt và giá cả hợp lí.</i>
<i>7. Người biết tính tốn khi mua hàng khuyến mại là người có trách nhiệm.</i>
<i>8. Quản lí tiền bạc giỏi là khi số tiền chi ln ít hơn số tiền thu được.</i>
Kết luận: Tiền bạc là yếu tố giúp con người sống yên ổn. Người chủ đảm đang là người biết
sử dụng đồng tiền khơn ngoan cho bản thân và gia đình.
<b>Hoạt động cá nhân</b>
<i>Mục tiêu: </i>giúp HS biết các việc cần làm để quản lí kinh tế gia đình hiệu quả
</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>
HS đọc và đánh dấu x trước các việc để quản lí tiền bạc hiệu quả của một người chủ gia đình
đảm đang:
□ Xác định rõ số tiền thu được hiện tại
□ Tính tốn kỹ số tiền đang cần dùng
□ Xem xét hóa đơn cẩn thận để tránh mọi sai sót
□ Ln dành thời gian để ngồi tình tốn lại tiền bạc hiện có.
□ Xem hạn sử dụng các sản phẩm trước khi mua
□ Ghi nhớ thời hạn bảo hành các sản phẩm nếu có
<b>Hoạt động nhóm </b>
<i>Mục tiêu: </i>HS biết cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình
<i>Cách tiến hành</i>
Thảo luận nhóm và đóng vai thể hiện cách giải quyết các tình huống sau:
<i>Tình huống 1:</i>
Trong nhà bố mẹ bạn Khánh và Ngân đang lo lắng chuẩn bị tiền để chữa bệnh cho ông
ngoại, Bố mẹ cùng Khánh vào siêu thị mua đồ chuẩn bị về thăm ơng. Nhìn thấy bộ đồ chơi
lego, Ngân nằng nặc địi mua để có giống như bạn Vân trong lớp. Bố mẹ và Khánh sẽ nói gì
với Ngân?
Các em sẽ quyết định như thế nào? Các em có lời khun nào cho Ngân?
<i>Tình huống 2:</i>
Bác nhân viên Công ty nước sạch đến thu tiền nước hàng tháng của gia đinh Kim Anh.
Mọi khi Kim Anh vẫn đóng tiền nước như mẹ dặn. Nhưng hơm nay Kim Anh thấy số tiền nước
phải nộp tăng lên rất nhiều. Bạn ngạc nhiên xem lại tờ hóa đơn và hỏi bác nhân viên: Bác ơi,
sao tháng này số tiền nhà cháu phải nộp nhiều thế ạ?
Bạn Kim Anh sẽ làm gì trong tình huống này? Nếu em là Kim Anh, em sẽ làm gì?
<i>Tình huống 3: </i>
</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>
nhưng người bán chỉ giảm giá khi mua nhiều đồ chơi, mà Giang lại khơng thích những đồ chơi
đó.
Giang sẽ làm gì? Nếu em là Giang, em sẽ quyết định như thế nào để là người tiêu dùng
thông thái?
<i>Kết luận:</i> Em là một thành viên trong gia đình. Do đó em cũng cần quan tâm đến tình hình kinh
tế của gia đình, đến những người thân.
<b>C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG</b>
1. Thực hành trả các khoản chi hàng tháng ổn định trong nhà: điện, nước, dịch vụ (truyền
hình, điện thoại, internet, vệ sinh môi trường,...), đi chợ mua rau vào ngày nghỉ, tập mặc cả
khi đi chợ, tập xem hóa đơn, kiểm tra số tiền cần trả,...
2. Nhờ bố mẹ giải thích để hiểu các câu sau:
<i>- Bóc ngắn, cắn dài</i>
<i>- Vung tay quá trán</i>
<i>- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm</i>
<i>- Giật gấu vá vai</i>
<b>KẾT LUẬN CHUNG:</b>
Tiền là một trong số các phương tiện góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc
sống. Nên biết cách sử dụng đồng tiền hợp lý và tiết kiệm. Nếu biết phân ra những khoản
riêng biệt cho từng mục đích sử dụng và mục tiêu chi dùng ngắn hạn, dài hạn thì lúc nào cũng
giữ được sự chủ động. Cần biết lập kế hoạch chi tiêu, cân đối thu chi để làm chủ cuộc sống,
thể hiện trách nhiệm với mọi người trong gia đình.
<b>Đánh giá</b>
1. Hãy đánh dấu X vào cột phù hợp với quan điểm của bản thân em:
<b>TT</b> <b>Ý kiến</b> <b>Đồng ý</b> <b>Không đồng ý</b>
1 Việc kiếm tiền là của người lớn,
trẻ con không cần thiết phải
quan tâm
2 Trẻ em cũng cần học cách thu
chi trong gia đình
</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>
đình là thể hiện sự quan tâm và
trách nhiệm của con cái với cha
mẹ
5 <sub>Ln kiểm tra các hóa đơn khi</sub>
thanh tốn là một việc làm cần
thiết khi làm chủ gia đình
6 <sub>Chi tiêu hiệu quả là mua được</sub>
đồ rẻ, đồ hạ giá, đồ khuyến mãi
7 <sub> Ghi chép các khoản thu chi là</sub>
một cách quản lí kinh tế gia
đình hiệu quả
8 <sub>Không cần lập kế hoạch chi</sub>
tiêu cũng có thể quản lý được
tiền
9 <sub>Lập kế hoạch chi tiêu chỉ cần</sub>
cân đối giữa khoản thu và
khoản chi, không cần dự trữ
10 <sub>Cần luôn tiết kiệm trong chi tiêu</sub>
<b>V. PHỤ LỤC</b>
<b>Bài hát Ba ngọn nến lung linhcủa Phương Thảo và Ngọc Lễ</b>
<i>Lung linh lung linh tình mẹ tình cha</i>
<i>lung linh lung linh ... hai tiếng ... gia đình ...</i>
<i>Ba là cây nến vàng</i>
<i>Mẹ là cây nến xanh</i>
<i>Con là cây nến hồng</i>
<i>Ba ngọn nến lung linh</i>
<i>Thắp sáng một gia đình</i>
<i>Gia đình gia đình</i>
<i>Ơm ấp những ngày thơ</i>
</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>
<i>Gia đình gia đình</i>
<i>Vương vấn bước chân ta đi</i>
<i>Ấm áp trái tim quay về</i>
<i>ĐK: Lung linh lung linh tình mẹ tình cha</i>
<i>Lung linh lung linh cùng một mái nhà</i>
<i>Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui</i>
<i>Lung linh hai tiếng gia đình</i>
<i>Lung linh hai tiếng gia đình</i>
<i>Ba là cây nến hồng</i>
<i>Mẹ là cây nến xanh</i>
<i>Con là cây nến hồng</i>
<i>Ba ngọn nến lung linh</i>
<i>Thắp sáng một gia đình</i>
<i>Gia đình gia đình, ơm ấp ta những ngày thơ</i>
<i>Cho ta bao nhiêu niềm thương mến</i>
</div>
<!--links-->