Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tượng nữ thần tự do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.79 KB, 12 trang )

Khi trao tặng tượng Thần Tự do khổng lồ cho nước Mỹ, người Pháp giữ lại
một phiên bản nhỏ hơn. Sau khi triển lãm tại hội chợ Đấu xảo Hà Nội, pho
tượng này được dựng tại nóc Tháp Rùa và sau đó là vườn hoa Cửa Nam
Tượng Nữ Thần Tự do - Một quà tặng của nước Pháp cho nước Mỹ
Tượng Thần Tự do là một biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ. Đó là pho
tượng rỗng, bằng đồng, cốt thép lớn nhất thế giới. Tượng cao 46m, nặng 204
tấn, được đặt đứng trên một bệ cao 45,7m, trên một cù lao nhỏ nhìn ra cảng
New York.
Tất cả tàu bè và hành khách ra vào cảng đều có thể từ xa nhìn thấy pho
tượng đứng sừng sững, với bàn tay phải cầm bó đuốc giơ lên cao mà từ đó
tượng có tên đầy đủ là “Tự do soi sáng thế giới” (La Liberté éclairant le
monde).
Thế nhưng ít người biết rằng Hà Nội, thủ đô của nước ta, cũng đã từng có
một tượng Thần Tự do giống hệt như tượng Thần Tự do ở New York nhưng
với kích thước nhỏ hơn.
Vấn đề là ở chỗ tượng Thần Tự do vốn không phải là một tác phẩm của
nước Mỹ mà là một quà tặng của nước Pháp. Chính vì thế mà pho tượng có
tên đầy đủ bằng tiếng Pháp như đã nêu trên.
Nhà điêu khắc Bartholdi của Pháp vốn đã nổi tiếng ngay từ khi còn trẻ. Năm
22 tuổi, ông đã được tặng Huân chương cao quý nhờ dựng một trong những
vị tướng nổi tiếng của quân đội Napoléon.
Nước Pháp đã từng ủng hộ Mỹ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Năm
1865, trong một buổi họp mặt tại nhà của nhà sử học Pháp Eduard de
Labule, khi nói tới việc hầu tước Lafayette của Pháp đã chiến đấu dũng cảm
để bảo vệ cách mạng Mỹ.
Labule đã đề nghị dựng một bức tượng khổng lồ để kỷ niệm chiến thắng của
nước Mỹ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập. Nhiệm vụ này được giao
cho Bartholdi thực hiện. Bartholdi bắt tay vào công việc này từ năm 1875,
một năm trước của lễ kỷ niệm 100 năm ngày độc lập 4/7/1776 của nước Mỹ.
Nhưng Bartholdi không thể hoàn thành ngay công việc của mình. Ông phải
sang Mỹ vài lần để chọn chỗ đặt bức tượng. Chỗ đặt được chọn là cảng New


York. Bức tượng có cánh tay phải cầm cây đuốc rực sáng coi như ngọn đèn
pha của cảng.
Như vậy pho tượng phải có độ cao như một ngọn đèn pha trên bệ. Riêng
cánh tay giơ bó đuốc đã dài tới 12m, ngón trỏ dài 2,4m. Cái đầu tính từ cằm
tới vương miện cao 5m, còn riêng cái miệng rộng 1m.
Bức tượng dự kiến làm bằng đồng, cao 46m. Nhưng khi thiết kế bản vẽ
xong, vấn đề nảy sinh là làm sao pho tượng có thể đứng vững trước gió bão
của biển cả của vịnh New York. Khó khăn này được giải quyết nhờ sự trợ
giúp của công trình sư tài ba Eiffel, người đã dựng tháp Eiffel nổi tiếng của
Pháp tại Paris.
Eiffel đã đề nghị dựng một khung bằng thép làm giá đỡ bên trong của pho
tượng, đủ nhẹ để không ảnh hưởng đến bệ pho tượng và đủ vững để chống
với phong ba. Tượng được ghép bằng những lá đồng sẽ phải cách ly với
khung thép bằng những tấm cách điện để tránh hiệu ứng pin kim loại làm gỉ
chỗ ghép.
Ngày 4/7/1884, tại Paris đã diễn ra lễ trao tặng bức tượng cho nước Mỹ. Gần
một năm sau, tháng 5/1885, bức tượng được tháo rời, xếp vào 214 côngtenơ,
đưa lên tàu chiến Pháp để sang Mỹ.
Tháng 4/1886 bệ tượng được dựng xong và công việc ghép tượng bắt đầu.
Tháng 10/1886, trước sự chứng kiến của các quan chức cao cấp Pháp và Mỹ,
tấm khăn phủ tượng Thần Tự do được long trọng kéo xuống. Một trăm năm
sau, năm 1986, người Mỹ cùng với Tổng thống R.Reagan đã kỷ niệm trọng
thể 100 năm tượng Thần Tự do.
Tượng Thần Tự Do ở Hà Nội
Khi trao tặng tượng Thần Tự do khổng lồ cho nước Mỹ, người Pháp có giữ
lại cho mình một phiên bản nhỏ hơn (cao 11mét cũng bằng đồng, đặt cạnh
một chiếc cầu bắc qua sông Seine). Đồng thời cũng có một phiên bản khác
nhỏ hơn đưa sang triển lãm năm 1887 tại hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nơi có
Cung VHHN hiện nay).
Triển lãm xong, pho tượng Thần Tự do này được tặng cho Hà Nội và được

dựng tại vị trí vườn hoa Cửa Nam, sau một vài lần dịch chuyển.
Khi làm pho tượng tặng cho nước Mỹ, Bartholdi đã khéo léo giải quyết vấn
đề giãn nở của kim loại qua tấm váy lòe xòe của pho tượng. Người Hà Nội
lúc ấy gọi pho tượng là “Bà đầm xòe”.
Cho tới nay người ta mới chỉ biết đến tượng Bà đầm xòe từng đặt ở vườn
hoa Cửa Nam trước Cách mạng tháng Tám. Vào cuối thế kỷ XIX, khi người
Pháp cho chuyển pho tượng này đến đây, chỗ ấy là Quảng Văn Đình, nơi
triều đình nhà Nguyễn cho tụ họp mọi người đến nghe giảng về các chủ
trương, thông báo của triều đình. Khi đưa tượng Bà đầm xòe đến đây, nơi
này đã biến đổi. Một nhà nho cám cảnh làm thơ.
“Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe
Câu Kê chẳng thấy, thấy Đầm xoè
Thập điều bặt tiếng ê a giảng
Choáng óc kèn tây rúc tí toe…”
“Câu Kê” là một chức quan nhỏ có thể coi như “báo cáo viên” bây giờ.
Tượng Thần Tự do trên nóc Tháp Rùa?
Thế nhưng ít người biết rằng trước khi được chuyển đến vườn hoa Cửa
Nam, tượng Đầm xòe còn có một vài lần dịch chuyển khác, và nó đã từng
được đặt trên nóc Tháp Rùa!
Số là sau khi đưa pho tượng phiên bản thu nhỏ, cao chừng 2,5 mét, bày ở
triển lãm Đấu xảo Đông Dương tại Hà Nội năm 1887, pho tượng được đặt ở
vườn hoa trước cửa nhà Ngân hàng Đông Dương, tức vườn hoa Chí Linh,
nơi đặt tượng Lý Thái Tổ bây giờ.
Dịp quốc khánh nước Pháp 14/7/1890, chính phủ Bảo hộ muốn đặt tượng
Pôn Be (Paul Bert) để kỷ niệm vị toàn quyền đầu tiên của nhà nước Bảo hộ,
chết năm 1886 ở Hà Nội.
Người Pháp lấy chỗ của tượng Thần Tự do đặt tượng Pôn Be. Vậy là phải
tìm một chỗ khác để đặt tượng Thần Tự do. Có ý kiến đề xuất là đặt ở chỗ ga
xe điện Bờ Hồ trước đây, nay là đài phun nước trước nhà Thủy Tạ và đầu
phố Hàng Đào.

Nhưng một kỹ sư Pháp là Daurelle đề nghị đặt ngay trên nóc Tháp Rùa mà
người Pháp gọi là Ngôi đền nhỏ (Pagodon) hay Quy Sơn tháp (Tour de l’ile
de la Tortue). Chi tiết này được viết rất rõ trong cuốn “Bắc Kỳ xưa” (Le
Vieux Tonkin) của Calaude Bourrin, viết về xứ Bắc kỳ trong các giai đoạn
từ 1890 đến 1894 (nhà in IDEO, H.1941, tr.48 – 49).
Lúc ấy báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này có nên
đặt nó trên nóc Tháp Rùa không và nếu đặt thì tượng Tự do sẽ quay mặt về
hướng nào? Cuối cùng thì tượng Tự do vẫn được đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt
quay về vườn hoa Paul Bert, tức quay về tượng Lý Thái Tổ bây giờ, và lưng
quay về phía Nhà Thờ Lớn.
Có 2 tấm hình trong cuốn sách “Bắc kỳ xưa” minh họa cho điều đó. Hình
thứ nhất là toàn cảnh Hồ Gươm, nhìn từ phía tượng Pôn Be, cho thấy Tháp
Rùa, trên có tượng Thần Tự do (ảnh này lấy từ báo L’Indépendance
tonkinoise, số đặc biệt, ra tháng 7/1891).
Ảnh thứ hai là hình tượng Nữ Thần Tự do, do Césard vẽ, phía sau có Nhà
Thờ Lớn, với ghi chú “Liberté sur le Pagodon du Petit – Lae à Hanoi”
(tượng Tự do trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội). (

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×