Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.46 KB, 100 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH LỤC,
TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH LỤC,
TỈNH HÀ NAM

Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN


LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên là Nguyễn Thị Tuyết, học viên cao học chuyên ngành
Quản lý giáo dục, đợt 2 - 2018. Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực.Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ
CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON.................................................................9
1.1. Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân.........................................9
1.2. Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non................11
1.3. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non......26
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu

giáo tại trường mầm non........................................................................................33
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH LỤC,
TỈNH HÀ NAM........................................................................................................37
2.1. Khái quát chung về giáo dục mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam...........37
2.2. Mẫu khảo sát, địa bàn khảo sát và phương pháp khảo sát thực trạng..............41
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm

non huyện Bình Lục, Hà Nam...............................................................................43
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường

mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam......................................................................49

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất

cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam..........................54
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ

mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam......................................58
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH
LỤC, TỈNH HÀ NAM..............................................................................................62
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ

mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.........................62
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại các

trường mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam....................................................63
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất...........74

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................82
Phụ lục 1...................................................................................................................85


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CB- GV-HS

Cán bộ quản lý

CBQL

Cán bộ, giáo viên, học sinh


GDMN

Giáo dục mầm non

GDTC

Giáo dục thể chất

GV

Giáo viên

PCGDMNTNT

Phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi

QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung chương trình phát triển vận động cho trẻ tuổi mẫu giáo.............13
Bảng 1.2. Kết quả mong đợi nội dung chương trình phát triển vận động cho trẻ
tuổi mẫu giáo............................................................................................15

Bảng 1.3. Nội dung chương trình giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ tuổi
mẫu giáo...................................................................................................17
Bảng 1.4. Kết quả mong đợi nội dung chương trình giáo dục dinh dưỡng và sức
khỏe cho trẻ tuổi mẫu giáo........................................................................18
Bảng 2.1. Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất...........................43
Bảng 2.2. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung giáo dục thể chất..........................44
Bảng 2.3. Thực trạng mức độ thực hiện phương pháp giáo dục thể chất....................45
Bảng 2.4. Thực trạng mức độ thực hiện hình thức giáo dục thể chất.........................47
Bảng 2.5: Đánh giá chung thực trạng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo tại trường mầm non...........................................................................48
Bảng 2.6: Mức độ thực hiện nội dung lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất
cho trẻ mẫu giáo........................................................................................49
Bảng 2.7: Mức độ thực hiện nội dung tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động giáo
dục thể chất cho trẻ mẫu giáo....................................................................50
Bảng 2.8: Mức độ chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo...51
Bảng 2.9: Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho
trẻ mẫu giáo..............................................................................................53
Bảng 2.10. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý....................54
Bảng 2.11. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về gia đình trẻ mẫu giáo...........56
Bảng 2.12. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường xã hội và điều
kiện cơ sở vật chất....................................................................................57
Bảng 2.13: Thực trạng chung về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo tại trường mầm non...........................................................................58
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp...........................................................75
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp..............................................................77


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp
học luôn được cả xã hội và từng gia đình quan tâm đặc biệt. Bởi lẽ giáo dục mầm non
đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm và thẩm
mỹ cho trẻ em, có thể nói đây là nền tảng cho việc học tập và phát triển phẩm chất
cho trẻ ở các cấp học sau. Mục tiêu cụ thể của cấp học mầm non được khẳng định rõ
trong Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là: “Đối với giáo dục
mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các
yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1….”[8]. Để đạt được
mục tiêu trên, việc thực thi chương trình, nội dung giáo dục, hình thức, phương pháp
tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục và dạy học trong các trường mầm non nói là
vấn đề then chốt của hoạt động giáo dục trong các trường mầm non và cần được quan
tâm đầu tư đúng mức.
Đối với các trường mầm non thì nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
vô cùng quan trọng. Do vậy, để xây dựng cơ sở ban đầu cho giáo dục nhân cách con
người phát triển toàn diện, giáo dục mầm non cần phải được tiến hành một cách tổng
hợp và đồng bộ các mặt sau đây: Giáo dục thể chất; Giáo dục trí tuệ; Giáo dục đạo
đức; Giáo dục thẩm mĩ; Giáo dục lao động.Những mặt giáo dục trên đây gắn bó, bổ
sung cho nhau trong quá trình hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát
triển toàn diện. Tuy nhiên, do đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ ở mỗi thời kì
khác nhau là khác nhau, nên cần phải xác định được các nhiệm vụ nội dung, phương
pháp, biện pháp… chăm sóc và giáo dục phù hợp với đặc điểm tăng trưởng và phát
triển của từng thời kì. Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiêu mặt
vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm làm cho cơ thể trẻ
phát triển đều đặn, sức khoẻ được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, tại các trường mầm non giáo dục thể chất cho trẻ
mầm non được toàn xã hội, gia đình và nhà trường đặc biệt quan tâm. Bởi vì, cơ thể
trẻ giai đoạn mầm non cịn đang trong q trình phát triển và hồn thiện về các hệ
thần kinh, cơ xương, bộ máy hô hấp, bên cạnh đó một số trẻ mầm non cịn chưa mạnh
dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động thể chất, chưa có nhiều cơ hội để trải nghiệm
các hoạt động giáo dục thể chất. Nếu giáo dục thể chất cho trẻ mầm non không đạt

hiệu quả sẽ dẫn tới sự phát triển thể chất khơng đúng, khơng phù hợp, trẻ có sự phát

7


triển thể chất không cân đối,… Do vậy, việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non phù
hợp, đúng mức, khoa học sẽ là điểm tựa giúp trẻ phát triển tồn diện, hài hịa và mạnh
khỏe về thể chất và tinh thần, đặt cơ sở cho sự phát triển thể chất suốt đời của trẻ,
đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý và nhân cách trẻ.
Ở các trường mầm non hiện nay, giáo dục thể chất cho trẻ đã thực sự được chú
trọng, các nhà trường đã xác định rõ mục tiêu giáo dục, nội dung, hình thức, phương
pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, lực lượng tham gia giáo dục trẻ
tại trường mầm non. Do vậy, giáo dục thể chất cho trẻ tại trường mầm non đã đạt
được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, để giáo dục thể chất cho trẻ tại trường
mầm non đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay thì
địi hỏi việc thực hiện nhiệm vụ này cũng phải thay đổi. Trong đó, đặc biệt là sự thay
đổi của chủ thể quản lý trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục này tại các trường
mầm non. Do vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động giáo dục thê
chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam” làm đề tài nghiên cứu
nhằm xác định được cơ sở lý luận, phân tích và chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân của
thực trạng để từ đó đề xuất các biện pháp tác động vào các khâu còn yếu của quản lý
hoạt động này sẽ là cơ sở quan trọng tạo nên thành công trong quản lý hoạt động giáo
dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các nghiên cứu về giáo dục thê chất cho học sinh, sinh viên, trẻ mầm non

Giáo dục thể chất là một nhiệm vụ trong tâm của tất cả các nhà trường, từ
trường mầm non, trường tiểu học, trường phổ thông và trường đại học. Giáo dục thể
chất cũng là nội dung bắt buộc trong chương trình của các nhà trường. Điều này cho
thấy, đối với tất cả các nhà trường thì giáo dục thể chất là nhiệm vụ quan trọng và vô

cùng cần thiết. cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên đã có nhiều. Đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam về giáo dục thể chất cho trẻ tại
trường mầm non và cả học sinh, sinh viên. Dưới đây, nghiên cứu sẽ tổng quan các
cơng trình theo hướng nghiên cứu này.
-Các nghiên cứu về giáo dục thể chất cho sinh viên đại học:
Tác giả Nguyễn Văn Toàn với bài viết: “Thực trạng công tác giáo dục thể chất
ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam”, đã tập trung nghiên cứu về vấn đề này. Bài viết
khẳng định giáo dục thể chất là nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo của Học
viện Nông nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực trạng tại Học viện cho thấy:


chương trình giáo dục thể chất phù hợp với điều kiện của Học viện, tuy nhiên sinh
viên ngoại khóa cịn ít; giảng viên còn thiếu, ít được bồi dưỡng chuyên môn; cơ sở
vật chất phục vụ học tập thiếu và đã xuống cấp; sinh viên tham gia hoạt động ở các
câu lạc bộ thể dục thể thao rất ít; kết quả môn giáo dục thể chất của sinh viên ở mức
trung bình; xếp loại trình độ thể lực của sinh viên ở mức trung bình - yếu vẫn chiếm tỉ
lệ cao; nhu cầu rèn luyện thể chất của sinh viên là rất lớn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu
đề xuất 5 nhóm giải pháp nâng cao kết quả mơn giáo dục thể chất cho sinh viên bao
gồm: tuyên truyền về tác dụng của thể dục thể thao; cải tiến nội dung, chương trình;
tăng cường các hoạt động ngoại khóa; tăng đầu tư cơ sở vật chất; nâng cao trình độ
chuyên môn giảng viên giáo dục thể chất [34].
Tác giả Văn Đình Cường (2020), đã thực hiện luận án tiến sĩ giáo dục học với
đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên các
trường Đại học tại thành phố Vinh”. Nghiên cứu đã tập trung vào việc phân tích lí
luận và thực trạng về vấn đề này và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất cho sinh viên các trường Đại học tại thành phố Vinh [11].
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu
quả giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp”. Luận văn
đã tiến hành xác định cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá và chỉ ra thực trạng giáo dục thể
chất cho sinh viên Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng tới

thực trạng này. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng nghiên cứu đã đề xuất được
các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Kinh tế Kỹ
thuật Công nghiệp hiện nay [27].
Bên cạnh các nghiên cứu về giáo dục thể chất cho sinh viên đã nêu ở trên, thì có
một số nghiên cứu theo hướng này đã tiến hành nghiên cứu trên học sinh phổ thông.
Nghiên cứu của tác giả Vũ Đức Văn (2008), Nghiên cứu một số giải pháp
nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở của thành phố Hải
Phòng. Luận án đã tiến hành xác định cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá và chỉ ra thực
trạng giáo dục thể chất cho học sinh THCS thành phố Hải Phòng và các yếu tố ảnh
hưởng tới thực trạng này. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng nghiên cứu đã
đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trung
học cơ sở của thành phố Hải Phòng hiện nay [39].
Đối với trẻ tại trường mầm non, đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này.
Trong đó, tác giả Đặng Hồng Phương đã xuất bản giáo trình: “Phương pháp giáo dục


thể chất cho trẻ mầm non”. Trong giáo trình này, tác giả đã trình bầy những vấn đề
chung về giáo dục thể chất; Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu giáo dục thể chất;
Phương tiện giáo dục thể chất; Đặc điểm phát triển thể chất ở trẻ và giáo dục thể chất
cho trẻ mầm non; Phương pháp, hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non [30].
2.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục thê chất

Nghiên cứu về “Quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm
non tư thục thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả đã xác định được cơ sở lí luận về
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục. Trong đó gồm có,
các khái niệm, lí luận về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư
thục; Quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục; Các
yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm
non tư thục. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đã đề xuất 6 giải
pháp quản lý hoạt động này [9].

Tác giả Triệu Thị Hằng (2016), đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt
động chăm sóc, ni dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng quận Đống Đa, Hà
Nội trong bối cảnh hiện nay”. Nghiên cứu đã xác định được khung lý thuyết về chăm
sóc, ni dưỡng trẻ và để quản lý hoạt động này tại trường mầm non; Phân tích được
thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa
Hồng quận Đống Đa, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay; Đưa ra các biện pháp chăm
sóc, ni dưỡng trẻ mầm non phù hợp có hiệu quả giúp trẻ trong trường mầm non
được chăm sóc, ni dưỡng an toàn, đúng khoa học. Một trong những nội dung chính
của nghiên cứu có đề cập tới giáo dục thể chất cho trẻ tại trường mầm non [18].
Tác giả Hoàng Thị Biên (2019), đã nghiên cứu về “Quản lý giáo dục thể chất
phát triển năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở các trường
mầm non huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội”. Với tiếp cận chức năng quản lý, nghiên
cứu đã xác định được 4 nội dung quản lý hoạt động này đó là: Lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ theo
chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát
thực trạng tại 6 trường mầm non trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội gồm:
Trường mầm non Phùng Xá, trường mầm non Xuy Xá, trường mầm non Phù Lưu Tế,
trường mầm non Tế Tiêu, trường mầm non Hợp Thanh, trường mầm non An Phú A.
Căn cứ trên kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn công tác quản lý hoạt
động giáo dục phát triển năng lực vận động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi,


luận văn đã đề xuất 05 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ theo chuẩn phát
triển trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Bằng việc
sử dụng phương pháp chuyên gia, kết quả kiểm chứng đã khẳng định tính cần thiết và
khả thi của các biện pháp giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho trẻ theo
chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi đề xuất [10].
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.Đề xuất một số biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục
tỉnh Hà Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho cho trẻ tại các
trường mầm non hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường
mầm non.
- Phân tích và chỉ ra thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các

trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường

mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất cho cho trẻ tại các trường mầm non hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện
Bình Lục tỉnh Hà Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Tại nhà trường mầm non quy định, trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi là tuổi nhà trẻ.
Trẻ từ 3 đến 6 tuổi là tuổi mẫu giáo. Do vậy, trong nghiên cứu này giới hạn chỉ nghiên
cứu quản lý giáo dục thể chất cho trẻ tuổi mẫu giáo từ 3- 6 tuổi.
Nghiên cứu này cũng chỉ tiến hành nghiên cứu trên 5 trường mầm non công lập
huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam đó là: Trường mầm non An Đổ; Trường mầm non xã
Đồng Du; Trường mầm non La Sơn; Trường mầm non Bình Mỹ; Trường mầm non Tiêu
Động.

Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường
mầm non công lập theo tiếp cận chức năng quản lý.


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài

-Tiếp cận hoạt động: Khi nghiên cứu hoạt động giáo dục thể chất cần nghiên
cứu về quản lý của Hiệu trưởng và hoạt giáo dục thể chất của giáo viên và hoạt động
rèn luyện thể chất của trẻ ở các trường mầm non để làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý
của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non.
-Tiếp cận năng lực: Hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non là hoạt
động hướng tới sự hình thành và phát triển các năng lực cơ bản cho trẻ mầm non về
giáo dục thể chất. Tiếp cận năng lực sẽ tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải một
số các vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương
pháp, phương tiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tại trường mầm
non. Đồng thời đề xuất nội dung, cách thức tác động các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục thể chất tại các trường mầm non.
-Tiếp cận chức năng quản lý: Quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường
mầm non cần dựa trên các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý đó là: Lập kế
hoạch, tổ chức, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tại trường mầm non.
Các chức năng này cần phải được thể hiện xuyên suốt trong quá trình quản lý hoạt
động giáo dục thể chất của chủ thể. Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục thể chất cần
biết phối hợp một cách đồng bộ, hài hoà và chặt chẽ các chức năng quản lý trên trong
quá trình quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu
a. Mục đích nghiên cứu

Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tổng quan các nghiên cứu trên

thế giới và ở Việt Nam về quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm
non. Trên cơ sở tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước xác định
phương pháp tiếp cận, cơ sở lý luận để xây dựng khung lý thuyết của đề tài. Đây là cơ
sở quan trọng để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thực tiễn của đề tài.
b. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước, của cơ quan quản lý

giáo dục (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phịng GD&ĐT huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam).
- Nghiên cứu các cơng trình khoa học trong và ngồi nước liên quan đến đề tài

luận văn.


- Nghiên cứu các số liệu thứ cấp qua (báo cáo của cơ quan quản lý giáo dục, các

trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam,…).
- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục thể chất của các trường mầm non

huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.
c. Cách thực hiện phương pháp

Thu thập tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài luận văn; Dịch các tài
liệu nước ngồi ra tiếng Việt; Phân tích, đánh giá tổng quan các tài liệu.
Từ phân tích các tài liệu xác định cách tiếp cận nghiên cứu cho luận văn, các
khái niệm công cụ của luận văn, nội dung lý luận về hoạt động giáo dục thể chất tại
các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Namvà quản lý hoạt động này cũng như
các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, xác định các chỉ báo để xây dựng bộ
công cụ nghiên cứu của luận văn.
(2) Phương pháp điều tra bảng hỏi;
(3) Phương pháp phỏng vấn sâu;

(4) Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sẽ được trình bày cụ thể tại chương 2 và
chương 3 của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn đã xây dựng được cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý hoạt động giáo
dục thể chất tại trường mầm non. Trong đó gồm có các khái niệm, các vấn đề lí luận
về hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non, quản lý hoạt động giáo dục
thể chất tại các trường mầm non và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo
dục thể chất tại các trường mầm non. Từ cách tiếp cận chức năng quản lý nghiên cứu
đã cụ thể hóa những nội dung quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra,
đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non là phù hợp với chủ thể
quản lý ở trường mầm non và đối tượng quản lý là trẻ mầm non.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động giáo dục thể chất tại
các trường mầm non, quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non,
các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non
huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường
mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam ở các trường được nghiên cứu đã được quan


tâm thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và bật cập trong việc thực hiện các nội
dung quản lý lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động giáo
dục thể chất tại các trường mầm non. Nghiên cứu đã phát hiện ra những điểm yếu,
hạn chế ở các nội dung quản lý này và nhận diện rõ nguyên nhân của hạn chế nhằm
đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm
non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam phù hợp và hiệu quả.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận văn đã đề xuất được các biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện Bình Lục
tỉnh Hà Nam. Các biện pháp đều phân tích cụ thể về mục tiêu, nội dung, cách thức
thực hiện, điều kiện thực hiện mỗi biện pháp, để chuyển giao thực hiện trong thực
tiễn. Vì vậy kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho lãnh đạo
quản lý, giáo viên các trường mầm non huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần
nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường
mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm
non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường
mầm non huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non được quy định cụ thể trong Điều
6, Điều lệ trường mầm non. Trong đó, nhiệm vụ của trường mầm non được xác định
như sau:
Tổ chức thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi
đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành.

Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho
trẻ em có hồn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ em năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.
Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ ni dưỡng, chăm
sóc và giáo dục trẻ em.
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêu
cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động ni
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt
động xã hội trong cộng đồng.
Thực hiện kiểm định chất lượng ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo
quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [5].
1.1.2. Mục tiêu của giáo dục mầm non

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em
vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực
và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi,


khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các
cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [8].
1.1.3. Yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non
- Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ

đến khó; đảm bảo tính liên thơng giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu

học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống
và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.
- Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa ni dưỡng,

chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn;
cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, u mến, lễ
phép với ơng bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà,
mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học [8].
1.1.4.Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non
- Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp

thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý
đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm
giác an tồn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực
hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát
triển các giác quan và các chức năng tâm - sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần
gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.
- Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ

được trải nghiệm, tìm tịi, khám phá mơi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa
dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng
chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội
cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách
vui vẻ. Kết hợp hài hịa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý
đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lí các
hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của
nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện
thực tế [8].
1.1.5.Yêu cầu về đánh giá sự phát triên của trẻ mẫu giáo
Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ

theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế


hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình
thực tế ở địa phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình
thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên
qua quan sát hoạt động hằng ngày [8].
1.2. Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
1.2.1. Khái niệm giáo dục thê chất và giáo dục thê chất cho trẻ mẫu giáo tại trường

mầm non
-Khái niệm giáo dục thê chất:
Nói đến giáo dục thể chất là nói đến giáo dục và phát triển thể chất của con
người. Đó là q trình sư phạm hướng vào việc hồn thiện cơ thể con người về mặt
hình thái và chức năng, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản trong đời
sống, phát triển các phẩm chất và khả năng thể lực của con người, hình thành lối sống
lành mạnh trong cuộc sống, học tập và lao động.
Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: “Giáo dục thể chất là một loại hình
giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ
định các tố chất vận động của con người” [34, tr. 22].
Nghiên cứu này xác định khái niệm giáo dục thể chất như sau: Là quá trình sư
phạm hướng đến sự hình thành các kĩ năng vận động, hoàn thiện về thể chất và nhân
cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người.
-Khái niệm giáo dục thê chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non:
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động đến nhiều mặt vào cơ
thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể
trẻ được khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện
của trẻ.
Theo tác giả Đặng Hồng Phương “Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là tổ
hợp các cách tổ chức quá trình giáo dục thể chất của giáo viên, trong đó giáo viên giữ

vai trị chủ đạo, trẻ em giữ vai trị chủ động, tích cực nhằm tiếp thu những tri thức,
hình thành năng lực vận động, thói quen sinh hoạt hợp lí để phát triển thể chất và tâm
lí cho các em” [32].
Trong nghiên cứu này xác định khái niệm giáo dục thể chất cho mầm non như
sau: Là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh
hoạt hợp lý nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, cân đối, sức khỏe được tăng
cường làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ.


1.2.2. Mục tiêu giáo dục thê chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non

Mục tiêu giáo dục thể chất và giáo dục thể chất cho trẻ tại trường mầm non
nhằm giúp trẻ mầm non khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường
theo lứa tuổi; thích nghi với chế độ sinh hoạt ở trường mầm non; thực hiện được vận
động cơ bản theo độ tuổi; Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo,
thăng bằng cơ thể); Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay; Có khả
năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân; Thực hiện
được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; Có khả năng phối hợp
các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong khơng gian;
Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đơi tay; Có một số hiểu biết
về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe; Có một số thói quen, kĩ
năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an tồn của bản thân [8].
1.2.3. Nợi dung chương trình giáo dục thê chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non

Mục tiêu nội dung chương trìnhgiáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo là
nhằm mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ thơng qua các khía cạnh như: Khỏe mạnh,
cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; Có một số tố chất vận
động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ; Thực hiện được các vận động cơ
bản một cách vững vàng, đúng tư thế; Có khả năng phối hợp các giác quan và vận
động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong khơng gian; Có kĩ năng trong một

số hoạt động cần sự khéo léo của đơi tay; Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi
của việc ăn uống đối với sức khỏe; Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống,
giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân [8].
Nội dung chương trình giáo dục thể chất cho trẻ tuổi mẫu giáo bao gồm: (1)
Phát triển vận động và (2) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
1) Phát triển vận động
- Động tác phát triển các nhóm cơ và hơ hấp.
- Các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.
- Các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.

*Nội dung chương trình giáo dục thể chất cho trẻ tuổi mẫu giáo phát triển vận động
cụ thể theo độ tuổi được tổng hợp tại bảng dưới đây.


Bảng 1.1. Nội dung chương trình phát triển vận động
cho trẻ tuổi mẫu giáo
Nội dung
3 - 4 tuổi
4 - 5 tuổi
5 - 6 tuổi
1. Động tác phát - - Hô hấp: Hít vào, thở ra.
- - Tay:
- - Tay:
triển các nhóm - - Tay:
+ + Đưa 2 tay lên cao, + + Đưa 2 tay lên cao, ra + + Đưa 2 tay lên cao, ra phía
cơ và hơ hấp
ra phía trước, sang 2 phía trước, sang 2 bên trước, sang 2 bên (kết hợp với
bên.
(kết hợp với vẫy bàn tay, vẫy bàn tay, quay cổ tay,
+ + Co và duỗi tay, nắm, mở bàn tay).

kiễng chân).
bắt chéo 2 tay trước + + Co và duỗi tay, vỗ 2 + + Co và duỗi từng tay, kết
ngực.
tay vào nhau (phía
hợp kiễng chân. Hai tay đánh
trước, phía sau, trên
xoay trịn trước ngực, đưa lên
đầu).
cao.
- Lưng, bụng, lườn: - - Lưng, bụng, lườn:
- - Lưng, bụng, lườn:
+ + Cúi về phía trước. + + Cúi về phía trước, + + Ngửa người ra sau kết
hợp tay giơ lên cao, chân
+ + Quay sang trái, ngửa người ra sau.
sang phải.
+
bước sang phải, sang trái.
+ + Nghiêng người + + Quay sang trái, sang + + Quay sang trái, sang phải
sang trái, sang phải. phải.
kết hợp tay chống hông hoặc
+ + Nghiêng người sang hai tay dang ngang, chân
trái, sang phải.
bước sang phải, sang trái.
+ + Nghiêng người sang hai
bên, kết hợp tay chống hông,
chân bước sang phải, sang
trái.
- - Chân:
- - Chân:
- - Chân:

+ + Nhún chân.
+ + Bước lên phía
+ + Đưa ra phía trước, đưa
+ + Ngồi xổm, đứng lên, sang ngang, đưa về phía sau.
trước, bước sang
bật tại chỗ.
ngang; ngồi xổm;
+ + Nhảy lên, đưa 2 chân sang
đứng lên; bật tại chỗ. + + Đứng, lần lượt từng ngang; nhảy lên đưa một chân
chân co cao đầu gối.
+ + Co duỗi chân.
về phía trước, một chân về
sau.
Đi

chạy:
Đi

chạy:
- - Đi và chạy:
2. Các kĩ năng
+ + Đi bằng gót chân, đi + + Đi bằng mép ngoài bàn
vận động cơ bản + + Đi kiễng gót.
chân, đi khuỵu gối.
và phát triển các + + Đi, chạy thay đổi khuỵu gối, đi lùi.
tố chất trong vận tốc độ theo hiệu lệnh. + + Đi trên ghế thể dục, + + Đi trên dây (dây đặt trên
+ + Đi, chạy thay đổi đi trên vạch kẻ thẳng
sàn), đi trên ván kê dốc.
động
hướng theo đường

+ + Đi nối bàn chân tiến, lùi.
trên sàn.
dích dắc.
+ + Đi, chạy thay đổi tốc + + Đi, chạy thay đổi tốc độ,
+ + Đi trong đường độ theo hiệu lệnh, dích hướng, dích dắc theo hiệu
hẹp.
dắc (đổi hướng) theo vật lệnh.
+ + Chạy 18m trong khoảng
chuẩn.
10 giây.
+ + Chạy 15m trong
khoảng 10 giây.
+ + Chạy chậm khoảng 100 + + Chạy chậm 60 120m.
80m.
- - Bò, trườn, trèo:
- - Bò, trườn, trèo:
- - Bò, trườn, trèo:
+ + Bò bằng bàn tay và + +Bò bằng bàn tay và bàn
+ + Bị, trườn theo
bàn chân 3-4m.
chân 4m-5m.
hướng thẳng, dích
Nội dung
3 - 4 tuổi
4 - 5 tuổi
5 - 6 tuổi


dắc.
+ + Bị dích dắc qua 5

+ + Bị chui qua cổng. điểm.
+ + Trườn về phía
+ + Bị chui qua cổng,
trước.
ống dài 1,2m x 0,6m.
+ + Bước lên, xuống + + Trườn theo hướng
bục cao (cao 30cm). thẳng.
+ + Trèo qua ghế
dài1,5m x 30cm.
+ + Trèo lên, xuống 5
gióng thang.
- - Tung, ném, bắt:
- - Tung, ném, bắt:
+ + Lăn, đập, tung bắt + + Tung bóng lên cao
bóng với cô.
và bắt.
+ + Ném xa bằng 1 + + Tung bắt bóng với
tay.
người đối diện.
+ + Ném trúng đích + + Đập và bắt bóng tại
chỗ.
bằng 1 tay.
+ + Chuyền bắt bóng + + Ném xa bằng 1 tay,
2 tay.
2 bên theo hàng
+ + Ném trúng đích
ngang, hàng dọc.
bằng 1 tay.
+ + Chuyền, bắt bóng
qua đầu, qua chân.

- - Bật - nhảy:
- - Bật - nhảy:
+ + Bật liên tục về phía
+ + Bật tại chỗ.
+ +Bật về phía trước. trước.
+ + Bật xa 35 - 40cm.
+ + Bật xa 20 - 25
+ + Bật - nhảy từ trên
cm.
cao xuống (cao 30 35cm).
+ + Bật tách chân, khép
chân qua 5 ô.
+ + Bật qua vật cản
cao10 - 15cm.
+ + Nhảy lò cò 3m.
3. Các cử động - Gập, đan các ngón - Vo, xốy, xoắn, vặn,
búng ngón tay, vê, véo,
tay vào nhau, quay
của bàn tay,
ngón tay, phối ngón tay cổ tay, cuộn vuốt, miết, ấn bàn tay,
ngón tay, gắn, nối...
hợp tay-mắt và cổ tay.
Gập giấy.
sử dụng một số - Đan, tết.
đồ dùng, dụng - Xếp chồng các hình - Lắp ghép hình.
- Xé, cắt đường thẳng.
khối khác nhau.
cụ
- Tơ, vẽ hình.
- Xé, dán giấy.

- Sử dụng kéo, bút. - Cài, cởi cúc, xâu, buộc
- Tô vẽ nguệch ngoạc. dây.
- Cài, cởi cúc.

+ + Bị dích dắc qua 7 điểm.
+ + Bò chui qua ống dài 1,5m
x 0,6m.
+ + Trườn kết hợp trèo qua
ghế dài1,5m x 30cm.
+ + Trèo lên xuống 7 gióng
thang.

- - Tung, ném, bắt:
+ + Tung bóng lên cao và bắt.
+ + Tung, đập bắt bóng tại
chỗ.
+ + Đi và đập bắt bóng.
+ + Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.
+ + Ném trúng đích bằng 1
tay, 2 tay.
+ + Chuyền, bắt bóng qua
đầu, qua chân.

- - Bật - nhảy:
+ + Bật liên tục vào vòng.
+ + Bật xa 40 - 50cm.
+ + Bật - nhảy từ trên cao
xuống (40 - 45cm).
+ + Bật tách chân, khép chân
qua 7 ô.

+ + Bật qua vật cản 15 20cm.
+ + Nhảy lò cò 5m.
- Các loại cử động bàn tay,
ngón tay và cổ tay.
- Bẻ, nắn.
- Lắp ráp.
- Xé, cắt đường vịng cung.
- Tơ, đồ theo nét.
- Cài, cởi cúc, kéo khóa (phéc
mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây.


*Kết quả mong đợi phát triên vận động cụ thê theo độ tuổi cho trẻ mẫu giáo
được tổng hợp tại bảng dưới đây
Bảng 1.2. Kết quả mong đợi nội dung chương trình phát triển vận động
cho trẻ t̉i mẫu giáo
Kết quả mong
đợi

3 - 4 tuổi

4- 5 tuổi

1. Thực hiện được
các động tác phát
triển các nhóm cơ
và hơ hấp

Thực hiện đủ các động
Thực hiện đúng, đầy đủ,

tác trong bài tập thể dục nhịp nhàng các động tác
theo hướng dẫn.
trong bài thể dục theo
hiệu lệnh.

2. Thể hiện kỹ
năng vận động cơ
bản và các tố chất
trong vận động

2.1. Giữ được thăng
bằng cơ thể khi thực
hiện vận động:
− Đi hết đoạn đường

5 - 6 tuổi

2.1. Giữ được thăng
bằng cơ thể khi thực
hiện vận động:
− Bước đi liên tục trên

Thực hiện đúng, thuần
thục các động tác của bài
thể dục theo hiệu lệnh
hoặc theo nhịp bản nhạc/
bài hát. Bắt đầu và kết
thúc động tác đúng nhịp.
2.1. Giữ được thăng bằng
cơ thể khi thực hiện vận

động:
− Đi lên, xuống trên ván

hẹp (3m x 0,2m).
ghế thể dục hoặc trên
− Đi kiễng gót liên tục vạch kẻ thẳng trên sàn.
− Đi bước lùi liên tiếp
3m.

dốc (dài 2m, rộng 0,30m)
một đầu kê cao 0,30m.
− Không làm rơi vật

khoảng 3 m.

đang đội trên đầu khi đi
trên ghế thể dục.
Đứng một chân và giữ
thẳng người trong 10 giây.

2.2. Kiểm soát được vận 2.2. Kiểm soát được vận
động:
động:
− Đi/ chạy thay đổi tốc Đi/ chạy thay đổi hướng
độ theo đúng hiệu lệnh. vận động đúng tín hiệu
vật chuẩn (4 – 5 vật
− Chạy liên tục
chuẩn đặt dích dắc).
trong đường dích dắc


2.2. Kiểm sốt được vận
động:
Đi/ chạy thay đổi hướng
vận động theo đúng hiệu
lệnh (đổi hướng ít nhất 3
lần).

(3 - 4 điểm dích dắc)
khơng
chệch ra ngoài.
2.3 Phối hợp tay- mắt
trong vận động:
− Tung bắt bóng với

2.3 Phối hợp tay- mắt
trong vận động:
− Bắt và ném bóng với

2.3 Phối hợp tay- mắt
trong vận động:
− Tung bắt bóng với

cơ: bắt được 3 lần liền
người đối diện (cơ/bạn): người đối diện ( khoảng
khơng rơi bóng (khoảng bắt được 3 lần liền
cách 4 m).
cách 2,5 m).
khơng rơi bóng (khoảng − Ném trúng đích đứng



Kết quả mong
đợi

3 - 4 tuổi
− Tự đập - bắt bóng
được 3 lần liền (đường
kính bóng 18cm).

4- 5 t̉i

5 - 6 tuổi

cách 3 m).
(xa 2 m x cao 1,5 m).
− Ném trúng đích đứng − Đi, đập và bắt được
(xa 1,5 m x cao 1,2 m). bóng nảy 4 - 5 lần liên
− Tự đập bắt bóng dược tiếp.
4-5 lần liên tiếp.

2.4. Thể hiện nhanh,
mạnh, khéo trong thực
hiện bài tập tổng hợp:
− Chạy được 15 m liên
tục theo hướng thẳng.
− Ném trúng đích
ngang (xa 1,5 m).
− Bị trong đường hẹp
(3 m x 0,4 m) khơng
chệch ra ngồi.


3. Thực hiện và
phối hợp được các
cử động của bàn
tay
ngón tay, phối
hợp tay - mắt

2.4. Thể hiện nhanh,
mạnh, khéo trong thực
hiện bài tập tổng hợp:
− Chạy liên tục theo
hướng thẳng 15 m
trong 10 giây.
− Ném trúng đích
ngang (xa 2 m).
− Bị trong đường dích
dắc (3 - 4 điểm dích dắc,
cách nhau 2m) khơng
chệch ra ngoài.
3.1. Thực hiện được các 3.1. Thực hiện được các
vận động:
vận động:
− Xoay tròn cổ tay.
− Cuộn - xoay tròn cổ
tay
− Gập, đan ngón tay
− Gập, mở, các ngón
vào nhau.
tay,
3.2. Phối hợp được cử

3.2. Phối hợp được cử
động bàn tay, ngón tay động bàn tay, ngón
trong một số hoạt động: tay, phối hợp tay - mắt
trong một số hoạt
− Vẽ được hình trịn
động:
theo mẫu.
− Cắt thẳng được một − Vẽ hình người, nhà,
cây.
đoạn 10 cm.
− Cắt thành thạo theo
− Xếp chồng 8 - 10
đường thẳng.
khối không đổ.
− Xây dựng, lắp ráp
− Tự cài, cởi cúc.
với 10 - 12 khối.
− Biết tết sợi đôi.
− Tự cài, cởi cúc, buộc
dây giày.

2.4. Thể hiện nhanh,
mạnh, khéo trong thực
hiện bài tập tổng hợp:
− Chạy liên tục theo
hướng thẳng 18 m trong
10 giây.
− Ném trúng đích đứng
(cao 1,5 m, xa 2m).
− Bị vịng qua 5 - 6 điểm

dích dắc, cách nhau 1,5 m
theo đúng yêu cầu.
3.1. Thực hiện được các
vận động:
− Uốn ngón tay, bàn tay;
xoay cổ tay.
− Gập, mở lần lượt từng
ngón tay
3.2. Phối hợp được cử động
bàn tay, ngón tay, phối hợp
tay - mắt trong một số hoạt
động:
− Vẽ hình và sao chép
các chữ cái, chữ số.
− Cắt được theo đường
viền của hình vẽ.
− Xếp chồng 12-15 khối
theo mẫu.
− Ghép và dán hình đã
cắt theo mẫu.
− Tự cài, cởi cúc, xâu
dây giày, cài quai dép,
đóng mở phecmơtuya.


2) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ tuổi mẫu giáo tại trường mầm non
gồm: Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thơng thường và ích lợi của chúng đối với
sức khỏe; Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt; Giữ gìn sức khoẻ và an tồn.

Nội dung chương trình giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ tuổi mẫu giáo
theo độ tuổi được tổng hợp tại bảng dưới đây.
Bảng 1.3. Nội dung chương trình giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
cho trẻ tuổi mẫu giáo
3 - 4 t̉i
− Nhận biết một số
thực phẩm và món ăn
1. Nhận biết một số quen thuộc.
món ăn, thực phẩm
thơng thường và ích
lợi của chúng đối
với sức khoẻ

4 - 5 t̉i
5 - 6 tuổi
− Nhận biết một số
− Nhận biết, phân
thực phẩm thông thường loại một số thực phẩm
thông thường theo 4
trong các nhóm thực
nhóm thực phẩm.
phẩm (trên tháp dinh
dưỡng).
− Làm quen với một
− Nhận biết dạng chế
số thao tác đơn giản
trong chế biến một số
biến đơn giản của một
số thực phẩm, món ăn. món ăn, thức uống.
− Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.

− Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy
dinh dưỡng, béo phì…).
− Làm quen cách đánh
− Tập luyện kĩ năng:
− Tập đánh răng, lau
răng, lau mặt.
đánh răng, lau mặt, rửa
mặt.
2. Tập làm một số
tay bằng xà phòng.
− Tập rửa tay bằng xà
− Rèn luyện thao tác
việc tự phục vụ
− Đi vệ sinh đúng
phòng.
trong sinh hoạt
rửa tay bằng xà phòng.
nơi quy định, sử dụng
− Thể hiện bằng lời
− Đi vệ sinh đúng
đồ dùng vệ sinh đúng
nói về nhu cầu ăn, ngủ,
nơi quy định.
vệ sinh.
cách.
3. Giữ gìn sức
− Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.
khoẻ và an tồn
− Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với
Nội dung


sức khoẻ con người.
− Nhận biết trang
phục theo thời tiết.

− Lựa chọn trang
− Lựa chọn và sử
phục phù hợp với thời
dụng trang phục phù hợp
tiết.
với thời tiết.
− Ích lợi của mặc
− Ích lợi của mặc
trang phục phù hợp với trang phục phù hợp với
thời tiết.
thời tiết.
− Nhận biết một số
− Nhận biết một số
− Nhận biết một số
biểu hiện khi ốm.
biểu hiện khi ốm và
biểu hiện khi ốm,
cách phòng tránh đơn
nguyên nhân và cách
giản.
phòng tránh.
− Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi
khơng an tồn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
− Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.



*Kết quả mong đợi nội dung chương trình giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ
tuổi mẫu giáo theo độ tuổi được tổng hợp tại bảng dưới đây
Bảng 1.4. Kết quả mong đợi nội dung chương trình giáo dục dinh dưỡng
và sức khỏe cho trẻ tuổi mẫu giáo
Kết quả
mong đợi
1. Biết một số
món ăn, thực
phẩm thơng
thường và ích
lợi của chúng
đối với sức
khỏe

2. Thực hiện
được một số
việc tự phục
vụ trong
sinh hoạt

3. Có một số
hành vi và
thói quen tốt
trong
sinh hoạt và
giữ gìn
Kết quả
mong đợi


3 - 4 t̉i

4- 5 t̉i

5 - 6 t̉i

1.1. Nói đúng tên
một số thực phẩm
quen thuộc khi nhìn
vật thật hoặc tranh
ảnh (thịt, cá, trứng,
sữa, rau...).

1. 1. Biết
một số
thực phẩm
cùng
1.1 Lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi
nhóm:
tên nhóm:
− Thịt,
− Thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá...
cá, ...có
nhiều chất − Thực phẩm giàu vitamin và muối khống: rau,
quả…
đạm.
− Rau,
quả chín
có nhiều
vitamin.

1.2. Biết tên một số 1.2. Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến
món ăn hàng ngày: đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho;
trứng rán, cá kho,
gạo nấu cơm, nấu cháo...
canh rau…
1.3. Biết ăn để
1.3. Biết ăn để cao lớn, 1.3. Biết: ăn nhiều loại thức ăn, ăn
chóng lớn, khoẻ
khoẻ mạnh, thơng minh chín, uống nước đun sôi để khỏe
mạnh và chấp nhận và biết ăn nhiều loại
mạnh; uống nhiều nước ngọt, nước có
ăn nhiều loại thức thức ăn khác nhau để gas, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì
có đủ chất dinh dưỡng. khơng có lợi cho sức khỏe.
ăn khác nhau.
2.1.Thực hiện được 2.1. Thực hiện được
2.1. Thực hiện được một số việc đơn
một số việc đơn
một số việc khi được
giản:
giản với sự giúp đỡ nhắc nhở:
− Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự lau
của người lớn:
− Tự rửa tay bằng xà
mặt, đánh răng.
− Rửa tay, lau mặt, phòng. Tự lau mặt,
− Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn
súc miệng.
đánh răng.
và để vào nơi quy định.
− Tháo tất, cởi

− Tự thay quần, áo khi − Đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết
quần, áo .....
bị ướt, bẩn.
đi xong dội/ giật nước cho sạch.
2.2. Sử dụng bát,
2.2. Tự cầm bát, thìa
thìa, cốc đúng cách. xúc ăn gọn gàng, khơng
rơi vãi, đổ thức ăn.
3.1. Có một số hành 3.1. Có một số hành vi
vi tốt trong ăn uống tốt trong ăn uống:
khi được nhắc nhở: − Mời cô, mời bạn khi
uống nước đã đun ăn; ăn từ tốn, nhai kĩ.
− Chấp nhận ăn rau
sôi…
và ăn nhiều loại thức ăn
khác nhau…
3 - 4 tuổi

4- 5 tuổi

2.2. Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn
uống thành thạo.
3.1. Có một số hành vi và thói quen
tốt trong ăn uống:
− Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ
tốn.
− Không đùa nghịch, không làm đổ
vãi thức ăn.
− Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
5 - 6 tuổi



− Không uống nước
lã.

− Không uống nước lã, ăn quà vặt
ngồi đường.

3.2. Có một số hành vi
tốt trong vệ sinh, phòng
bệnh khi được nhắc
nhở:
− Vệ sinh răng miệng,
đội mũ khi ra nắng,
mặc áo ấm, đi tất khi
trời lạnh. đi dép giầy
khi đi học.
− Biết nói với người
lớn khi bị đau, chảy
máu hoặc sốt....
− Đi vệ sinh đúng nơi
quy định.
− Bỏ rác đúng nơi qui
định.
4.1. Nhận ra bàn là, bếp
đang đun, phích nước
nóng.....là nguy hiểm
khơng đến gần. Biết các
vật sắc nhọn khơng nên
nghịch


3.2. Có một số hành vi và thói quen
tốt trong vệ sinh, phòng bệnh:
− Vệ sinh răng miệng: sau khi ăn
hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy
− Ra nắng đội mũ; đi tất, mặc áo
ấm khi trời lạnh.
− Nói với người lớn khi bị đau,
chảy máu hoặc sốt....
− Che miệng khi ho, hắt hơi.
− Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
− Bỏ rác đúng nơi qui định; không
nhổ bậy ra lớp.

4.2. Biết tránh nơi
nguy hiểm (hồ, ao,
bể chứa nước,
giếng, hố vôi …)
khi được nhắc nhở.

4.2. Nhận ra những nơi
như: hồ, ao, mương
nước, suối, bể chứa
nước…là nơi nguy
hiểm, không được chơi
gần.

4.2. Biết những nơi như: hồ, ao, bể
chứa nước, giếng, bụi rậm ... là nguy
hiểm và nói được mối nguy hiểm khi

đến gần.

4.3. Biết tránh một
số hành động nguy
hiểm khi được nhắc
nhở:
− Không cười đùa
trong khi ăn, uống
hoặc khi ăn các loại
quả có hạt....
− Khơng tự lấy
thuốc uống.
− Khơng leo trèo
bàn ghế, lan can.
− Không nghịch
các vật sắc nhọn.

4.3. Biết một số hành
động nguy hiểm và
phòng tránh khi được
nhắc nhở:
− Không cười đùa
trong khi ăn, uống hoặc
khi ăn các loại quả có
hạt....

4.3. Nhận biết được nguy cơ khơng
an tồn khi ăn uống và phòng tránh:
− Biết cười đùa trong khi ăn, uống
hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị

hóc sặc,....

− Khơng ăn thức ăn
có mùi ơi; khơng ăn lá,
quả lạ... không uống
rượu, bia, cà phê;

− Biết không tự ý uống thuốc.
− Biết ăn thức ăn có mùi ôi; ăn lá,
quả lạ dễ bị ngộ độc; uống rượu, bia,
cà phê, hút thuốc lá không tốt cho sức

sức khoẻ
3.2. Có một số hành
vi tốt trong vệ sinh,
phịng bệnh khi
được nhắc nhở:
− Chấp nhận: Vệ
sinh răng miệng,
đội mũ khi ra nắng,
mặc áo ấm, đi tất
khi trời lạnh, đi dép,
giầy khi đi học.
− Biết nói với
người lớn khi bị
đau, chảy máu.

4. Biết một số
nguy cơ
khơng an

tồn và phịng
tránh

Kết quả
mong đợi

4.1. Nhận ra và
tránh một số vật
dụng nguy hiểm
(bàn là, bếpđang
đun, phích nước
nóng ... ) khi được
nhắc nhở.

3 - 4 t̉i

4- 5 t̉i

4.1. Biết bàn là, bếp điện, bếp lị đang
đun, phích nước nóng. . .là những vật
dụng nguy hiểm và nói được mối
nguy hiểm khi đến gần; không nghịch
các vật sắc, nhọn.

5 - 6 tuổi


×