Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI VPBANK HOÀN KIẾM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.6 KB, 19 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI
HẠN TẠI VPBANK HOÀN KIẾM
2.1 Khái quát về ngân hàng VPBank – Hoan Kiếm
Chi nhánh Hoàn Kiếm cũng là một đơn vị trực thuộc NHTM Cổ phần
các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam ( VPBank ). Tên gọi tắt là Ngân
hàng ngoài quốc doanh.
Sự ra đời và phát triển:
Ngày 20/10/1994, NHNN Chi nhánh TP Hà Nội chấp thuận cho VPBank
được mở phòng giao dich Hoàn Kiếm ( 89 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm )
tại Thành phố Hà Nội theo công văn số 327/ GCT ngày 20/10/1994. Nằm ở
trung tâm thương mại, kinh tế, du lịch của quận Hoàn Kiếm và Hà Nội, phòng
giao dịch I đã hoạt động và thu hút khá đông khách hàng trong nước và ngoài
nước. Với tinh thần phục vụ khách hàng rất tận tình và cởi mở, Phòng giao dịch
đã chiếm được sự tin tưởng của khách hàng và đã thu hút được những khách
hàng không chì ở Hà Nội mà còn ở tỉnh xa đến giao dịch khá đông. Đã có thời
kỳ phòng đã thu hút được số khách hàng tới giao dịch lên đến hơn 2000 người
với số tiền huy động là 70 tỷ đồng, trở thành phòng giao dịch huy động khá lớn
của VPBank. Khách nước ngoài đến đổi tiền thanh toán séc giao dịch, VisaCard
khá tấp lập, không khí làm việc giữa các nhân viên trong phòng rất chan hoà,
đoàn kết gắn bó với nhau, và với VPBank điều đó đã tạo lên sức mạnh để khắc
phục những khó khăn về đời sống về điều kiện vật chất và tinh thần, nơi làm
việc chật hẹp, tiện nghi thiếu thốn. Ngay cả khi VPBank khó khăn nhất, phòng
giao dịch I vẫn duy trì được nhiều khách hàng truyền thống đã gắn bó với
VPBank trong 9 năm qua. Với sự kiện năm 2003, VPBank lấy được niềm tin
của ngân hàng nhà nước và của khách hàng đã thông qua việc khắc phục hậu
quả của những năm 1996-1997 và không ngừng phát triển lớn mạnh.
Đến tháng 7/2003, phòng giao dịch được chuyển về số 24 Tông Đản.
Trong ba thnág hoạt động tại địa điểm mới, phòng giao dịch Hoàn kiếm đã tạo
được niềm tin cho khách hàng. Khách hàng tới gửi tiền hay vay vốn đều nhận
được sự phục vụ tận tình chu đáo của tất cả các nhân viên, và tạo không khí
thoải mái dễ chịu cho khách hàng.


Ngày 4/8/2003, phòng giao dịch Hoàn Kiếm được nâng cấp lên thành chi
nhánh cấp II mang tên chi nhánh Hoàn Kiếm theo công văn chấp thuận số
39/NHNN – HAN7.KSĐB ngày 4/8/2003 của NHNN TP Hà Nội. Ngày
8/10/2007, VPBank Hoàn Kiếm đã chính thức khai trương trụ sở mới tại địa
điểm số 3 Hai Bà Trưng, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.Với
địa điểm mới được đầu tư khang trang, hiện đại, đội ngũ CBNV nhiệt tình chu
đáo. VPBank Hoàn Kiếm hi vọng sẽ làm hài lòng mọi khách hàng. Nhân dịp
khai trương trụ sở mới, VPBank Hoàn Kiếm cũng có rất nhiều phần quà dành
tặng cho quý khách hàng khi giao dịch tại đây. Đến nay chi nhánh Hoàn Kiếm
cung cấp tất cả các dịch vụ mà một ngân hàng được phép kinh doanh theo qui
định của Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức bộ máy.
• Giám đốc chi nhánh: ra các quyết định tới các phòng ban, điều
hành hoạt động của toàn bộ chi nhánh.
• Phòng kế toán – Giao dịch – Kho quỹ
Với chức năng chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với
khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh
toán, xử lý, hoạch toán các giao dịch, quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ
thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch. Bên cạnh đó
còn giúp cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm
vụ chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh theo quy định của hệ thống NHCT và theo quy
định chung của Ngân hàng Nhà nước. Hiện nay phòng gồm có 1 trưởng phòng,
1 kiểm soát viên và 12 nhân viên giao dịch – kho quỹ.
Phòng kế toán – giao dich - kho quỹ với chức năng chính là thực hiện dự
trữ tiền mặt, thu chi tiền mặt, chuyển tiền đến Ngân hàng Nhà nước và lên Hội
sở chính, thực hiện các hoạt động thu chi nội bộ Chi nhánh nên có mối liên hệ
chặt chẽ với các quỹ tiết kiệm và các điểm giao dịch. Tổ chức điều chuyển tiền
giữa quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với NHNN, các NH VPBank trên địa bàn,
các Quỹ tiết kiệm, các đỉêm giao dịch, phòng giao dịch, các máy rút tiền tự
động (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu

tại Chi nhánh. Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc
sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo ban Giám đốc kịp thời xử lý. Lập
kế hoạch sửa chữa, cải tạo, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Các
nghiệp vụ cụ thể:
+ Giới thiệu và bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
+ Giải đáp và hướng dẫn khách hàng sử dụng tiện ích về sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng.
+ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi như gửi tiền,
rút tiền, chuyển tiền, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, phát hành séc… giữ hộ, thu
chi hộ.
+ Thực hiện giải ngân, thu vốn thu lãi, hạch toán chuyển tiền, rút tiền chi
trả vốn, lãi.
+ Tính toán tiền lãi, trả tiền, thu phí dịch vụ theo đề nghị của các phòng
có liên quan và đúng với quy định của VPBank.
+ Cung cấp các thông tin về tài khoản, gửi giấy báo nợ, giấy báo có, sao
kê tài khoản… cho khách hàng theo đúng quy định của VPBank.
+ Hách toán kế toán các giao dịch với khách hàng.
+ Thực hiện nghiệp vụ thu chi, kiểm tiền mặt theo đúng quy định.
+ Quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại ngân hàng nhà nước và
các tổ chức tín dụng khác. Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán tiền hàng.
+ Quản lý tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí phải thu phải trả. Kiểm tra
và giám sát việc thu chi đúng nguyên tắc hiện hành của ngân hàng nhà nước và
của VPBank.
+ Nắm vững tình hình nguồn vốn, dự kiến biến động trong tháng quý.
Tham gia xây dựng cân đối - sử dụng vốn tháng – quý.
+ Tổ chức hạch toán, theo dõi , quản lý các loại tài sản, công cụ,vật dụng,
phưng tiện làm việc của chi nhánh theo đúng chế độ. Phối hợp cùng phòng hành
chính - Tổ chức xem xét những nhu cầu chi mua sắm, trang bị phương tiện làm
việc của chi nhánh.
+ Thực hiện chế độ báo cáo kế toán,thống kê theo đúng quy định của

NHNN và cuả VPBank. Thực hiện chế độ truyền số liệu qua mạng vi tính theo
đúng hướng dẫn của VPBank.
+ Bảo mất số liệu, lưu trữ an toàn dữ liệu, thông tin trên máy vi tính. Lưu
trữ bảo quản sổ sách chứng từ kế toán và các mẫu biểu kế toán thống kê theo
đúng chế độ quy định.
• Phòng phục vụ khách hàng: theo đối tượng bao gốm KH cá nhân
và KH Doanh nghiệp.
Phòng thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá
nhân và các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoaị tệ; Xử lý
các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với
chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng VPBank. Phòng phục vụ
khách hàng hiện nay có 10 nhân sự: 1 trưởng phòng và 9 cán bộ tín dụng. Trong
phòng mỗi cán bộ được phân chia theo dõi và quản lý một số doanh nghiệp nhất
định.
Phòng khách hàng có nhiệm vụ khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại
tệ từ các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Ngoài ra phối hợp với phòng tiếp
thị tổng hợp cùng chăm sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng tới các ngân hàng khác. Thẩm định và xác định hạn mức tín dụng cho
khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền của chi nhánh. Quản lý các hạn mức
đã đưa ra theo từng khách hàng. Đồng thời phòng khách hàng cũng phối hợp
cùng với các phòng ban trong chi nhánh cùng tính lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời,
đúng hạn, đúng với các điều lệ đã ký kết trong hợp đồng. Bên cạnh đó phòng
khách hàng 2 còn thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng. Tạo điện
chuyển tiền theo quy định. Nắm bắt kịp thời, toàn diện các thông tin về khách
hàng theo quy định. Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh; Quản lý tài sản đảm
bảo, quản lý tiền mặt trong ngày.cho khách hàng trong việc sử dụng các sản
phẩm tài trợ thương mại. Tổng hợp báo cáo, lưu trữ các tài liệu của phòng theo
quy định, đồng thời phải đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo
quy định. Song song với việc thực hiện các nghiệp vụ trên thì phòng phải
thường xuyên tổ chức các lớp học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ.

+ Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng, bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng
tư vấn góp ý và đề xuất sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu khách hàng.
+ Tiếp nhận hồ sơ, bảo lãnh của khách hàng xây dựng quan hệ khách
hàng. Thẩm định và có ý kiến đề xuất để cấp trên có cơ sở xem xét giải quyết
tập hợp hồ sơ tài liệu, lập tờ trình thẩm định khách hàng về món vay,bảo lãnh
thuyết trình về tờ trình thẩm định khách hàng trước ban tín dụng hội đồng tín
dụng.
+ Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động cấp tín dụng
cho khách hàng, chẳng hạn như: tính hợp pháp của của tư cách pháp lý của
khách hàng, tính pháp lý của các nội dung hợp đồng tín dụng… nhằm đảm bảo
VPBank khi tranh chấp khiếu kiện.
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của khách hàng sau khi VPBank cung cấp tín dụng.
+ Đôn đốc thu hồi nợ; thường xuyên đánh giá lại khách hàng và các món
vay, bảo lãnh đề xuất ra hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, đề xuất điều chỉnh lãi,
miễn lãi giảm lãi tiền vay cho khách hàng, đề xuất giải pháp thế chấp tài sản ,
cầm cố, xoá đăng ký giao dịch bảo đảm.
+ Phân tích tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động cho vay bảo lãnh tại
chi nhánh.
+ Lưu trữ các chứng từ, tài liệu, giấy tờ liên quan đến khách hàng, đền
tình hình hoạt đống sản xuất, kinh doanh của khách hàng; lưu trữ các hợp đồng
tín dụng, hợp đồng bảo đảm tái sản và các chứng từ liên quan.
Lĩnh vực hoạt động
 VPBank cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng đối với khách
hàng cá nhân và khách hàng Doanh nghiệp
 Sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân:
 Sản phẩm cho vay tín chấp đối với cán bộ quản lý.
 Sản phẩm cho vay tín chấp đối với nhân viên.
 Sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt.
 Sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh.

 Tiền gửi thanh toán thông thường.
 Sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp.
 Sản phẩm ô tô doanh nghiệp kinh doanh.
 Sản phẩm ô tô doanh nghiệp thành đạt.
 Mở tài khoản tiền gửi.
 Cho vay từng lần.
 Cho vay chiết khấu chứng từ xuất khẩu
 Thực hiện dịch vụ mở tài khoản, thanh toán giữa các đơn vị, thanh
toán thẻ.
Huy động các nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá
nhân.
2.2. Khái quát tình hình tín dụng trung và dài hạn ở các NHTM Việt
Nam.
Ước đến cuối tháng 6/2007, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay của
các ngân hàng thương mại ở Hà Nội là 2%. Đây là một tỷ lệ khá lý tưởng ở Việt
Nam hiện nay. Tại các tỉnh, thành phố khác tỷ lệ nợ xấu đã giảm nhiều so với
hơn một năm trước đó.
Một trong những vấn đề nổi lên trong hoạt động tiền tệ - ngân hàng trong
thời gian qua là các ngân hàng thực hiện kiềm chế mở rộng cho vay, nâng cao
chất lượng tín dụng. Do đó dư nợ cho vay tính đến hết tháng 6/2007, có tốc độ
tăng thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm; tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm đáng kể.
Ước đến cuối tháng 6/2007, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay của
các NHTM trên địa bàn Hà Nội là 2%. Đây là một tỷ lệ khá lý tưởng trong hoạt
động ngân hàng ở nước ta hiện nay. Tại các tỉnh, thành phố khác tỷ lệ nợ xấu đã
giảm nhiều so với hơn một năm trước đó, đạt tới mức an toàn trong hoạt động
ngân hàng.Khối NHTM cổ phần có chiến lược mở rộng cho vay các doanh
nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả, thị trường tiêu thụ ổn định, có uy tín và
hầu hết hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.
Việc đảm bảo chất lượng tín dụng không chỉ dựa trên kết quả báo cáo
của các NHTM, mà còn dựa trên kết quả các cuộc thanh tra tại chỗ của Ngân

hàng Nhà nước (NHNN). Do đó bên cạnh việc hạn chế được nhiều khoản nợ
quá hạn thì cũng phát hiện ra nhiều khoản nợ xấu mới.
Qua kết quả thanh tra, giám sát cho thấy nợ quá hạn mới phát sinh của các chi
nhánh NHTM Nhà nước chủ yếu là phát sinh từ các DNNN làm ăn thua lỗ, nhất
là các công ty xây dựng, công ty công trình giao thông. Tình trạng nợ tồn đọng
trong XDCB kéo dài nhiều năm khiến tăng nợ quá hạn của các DNNN tại ngân
hàng.
cơ bản.
Một số chi nhánh ngân hàng đầu tư - Phát triển ở các tỉnh khác cũng bắt
đầu phát sinh nợ quá hạn mới của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng,
công trình giao thông,...
Nợ quá hạn của các NHTM cổ phần chủ yếu là các khoản nợ tồn đọng từ
các năm trước đến nay vẫn trong quá trình thu hồi nhưng kết quả không đáng kể
nên vẫn ở mức cao, các khoản nợ mới hầu như rất ít phát sinh.
Nguyên nhân là do khối NHTM cổ phần có chiến lược mở rộng cho
vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả, thị trường tiêu thụ ổn

×