Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Ảnh hưởng các tinh bột lên sự sinh trưởng phát triển của lan cattleya hybrid yellow in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.67 MB, 76 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
    

TÊN CƠNG TRÌNH:

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU : CƠNG NGHỆ HĨA SINH
CHUN NGÀNH
: CƠNG NGHỆ SINH

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU : CƠNG NGHỆ HĨA SINH
CHUN NGÀNH
: CƠNG NGHỆ SINH

Mã số cơng trình : …………………………….
(Phần này do BTC cấp thành ghi)


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tinh bột đậu nành bổ sung vào môi trường nuôi
cấy lên khả năng sinh trưởng và phát triển của lan Cattleya
hybrid Yellow in vitro sau 8 tuần nuôi cấy ............................................. 22
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tinh bột bắp bổ sung vào môi trường nuôi cấy
lên khả năng sinh trưởng và phát triển của lan Cattleya hybrid
Yellow in vitro sau 8 tuần nuôi cấy ......................................................... 28
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tinh bột mì bổ sung vào môi trường nuôi cấy lên
khả năng sinh trưởng và phát triển của lan Cattleya hybrid
Yellow in vitro sau 8 tuần nuôi cấy ......................................................... 35
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tinh bột gạo bổ sung vào môi trường nuôi cấy


lên khả năng sinh trưởng và phát triển của lan Cattleya hybrid
Yellow in vitro sau 8 tuần nuôi cấy ......................................................... 41


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sự đa dạng về hình dáng và màu sắc của lan Cattleya ............................. 14
Hình 1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của lan Cattleya ........................................ 15
Hình 1.3. Cattleya hybrid Yellow ............................................................................. 17
Hình 3.1. Ảnh hưởng của tinh bột đậu nành lên sự sinh trưởng và phát triển
của lan Cattleya hybrid Yellow in vitro sau 8 tuần ni cấy ................... 24
Hình 3.2. Ảnh hưởng của tinh bột đậu nành lên sự sinh trưởng và phát triển
của lan Cattleya hybrid Yellow in vitro sau 8 tuần nuôi cấy (tt) ............. 25
Hình 3.3. Ảnh hưởng của tinh bột bắp lên sự sinh trưởng và phát triển của
lan Cattleya hybrid Yellow in vitro sau 8 tuần nuôi cấy .......................... 30
Hình 3.4. Ảnh hưởng của tinh bột bắp lên sự sinh trưởng và phát triển của
lan Cattleya hybrid Yellow in vitro sau 8 tuần ni cấy (tt) .................... 31
Hình 3.5. Ảnh hưởng của tinh bột mì lên sự sinh trưởng và phát triển của
lan Cattleya hybrid Yellow in vitro sau 8 tuần ni cấy .......................... 37
Hình 3.6. Ảnh hưởng của tinh bột mì lên sự sinh trưởng và phát triển của
lan Cattleya hybrid Yellow in vitro sau 8 tuần nuôi cấy (tt) .................... 38
Hình 3.7. Ảnh hưởng của tinh bột gạo lên sự sinh trưởng và phát triển của
lan Cattleya hybrid Yellow in vitro sau 8 tuần nuôi cấy .......................... 43
Hình 3.8. Ảnh hưởng của tinh bột gạo lên sự sinh trưởng và phát triển của
lan Cattleya hybrid Yellow in vitro sau 8 tuần nuôi cấy (tt) .................... 44


v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của tinh bột đậu nành lên sự sinh trưởng và phát
triển của lan Cattleya hybrid Yellow in vitro ..................................... 23
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của tinh bột bắp lên sự sinh trưởng và phát triển
của lan Cattleya hybrid Yellow in vitro.............................................. 29
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của tinh bột mì lên sự sinh trưởng và phát triển
của lan Cattleya hybrid Yellow in vitro.............................................. 36
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của tinh bột gạo lên sự sinh trưởng và phát triển
của lan Cattleya hybrid Yellow in vitro.............................................. 42


1

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của các loại tinh bột lên sự sinh trưởng, phát
triển của lan Cattleya hybrid Yellow in vitro”. Chúng tôi tiến hành khảo sát sự sinh
trưởng và phát triển của lan Cattleya hybrid Yellow trên mơi trường MS
(Murashige and Skoog, 1962) có bổ sung tinh bột đậu nành, bột bắp, bột mì, bột gạo
với các nồng độ khác nhau. Nhằm xác định được nồng độ và loại tinh bột thích hợp
bổ sung vào mơi trường nhân giống lan Cattleya hybrid Yellow. Góp phần tăng
năng suất cây giống cũng như việc nhân nhanh và đưa ra thị trường một số lượng
lớn những cây giống khoẻ mạnh, đồng thời giảm giá thành sản phẩm, khắc phục sự
thiếu hụt cây giống, giảm thiểu tình trạng nhập giống từ nước ngoài như hiện nay.
Về việc nghiên cứu bổ sung tinh bột vào môi trường nuôi cấy lan đã có một
số báo cáo về hiệu quả khi bổ sung tinh bột, các kết quả cho thấy khi bổ sung tinh
bột mẫu cấy tăng trưởng tốt, bộ rễ phát triển mạnh, màu sắc lá cây gần giống cây
bên ngoài tự nhiên, khả năng thích nghi tốt, tỷ lệ sống sót cao khi chuyển cây con ra
vườn ươm. Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc bổ sung tinh bột hay
không bổ sung tinh bột mà không quan tâm đến nguồn tinh bột của loài thực vật

nào. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đánh giá hiệu quả của từng loại tinh bột cụ
thể. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi bổ sung tinh bột với nồng độ thích hợp như:
tinh bột đậu nành 20 g/l, bột bắp 30 g/l, bột mì 20 g/l, bột gạo 10 g/l đều cho kết quả
tốt, kích thích tạo cây hồn chỉnh với tỷ lệ sống sót đều là 100 %.


2

1. Đặt vấn đề
Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu tạo góc vườn nhỏ, mang màu xanh
cây lá thiên nhiên vào nhà của người dân càng cao. Hoa lan với ưu điểm chiếm ít
diện tích, dễ trồng, cho hoa đẹp, lâu tàn và là một trong những giống hoa rất được
u thích, khơng chỉ về màu sắc, kiểu dáng mà còn mang một nét rất sang trọng và
trang nhã. Cho nên việc chọn trồng và tạo một vườn lan nhỏ trong khuôn viên nhà là
sự lựa chọn của nhiều người. Hoa lan đã trở thành một sản phẩm đặc biệt, vừa mang
giá trị tinh thần vừa mang giá trị kinh tế.
Hoa lan hiện đang có thị trường tiêu thụ mạnh trong nước cũng như xuất
khẩu. Nhu cầu hoa tươi nói chung và hoa lan nói riêng trên thế giới và trong nước
ngày càng tăng. Từ năm 2000 trở đi, kim ngạch xuất khẩu hoa lan cắt cành và giống
cây lan trên thế giới đạt hơn 150 triệu USD. Nhiều quốc gia nhận thấy được tiềm
năng to lớn của ngành này nên đã đầu tư bài bản và đúng mức để phát triển ngành
trồng hoa trở thành ngành xuất khẩu chủ lực. Các quốc gia điển hình phải kể đến
như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Úc…
Ở Việt Nam, hoa lan đang là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, mang lại nguồn
lợi kinh tế cao cho quốc gia nên ngày càng có nhiều cơ sở kinh doanh hoa lan mọc
lên với nhiều chủng loại. Chính vì vậy mà hiện nay, nước ta đã có rất nhiều khu vực
phát triển ngành trồng hoa lan, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Tp. HCM,
Đà Nẵng… Một số giống hoa có thể trồng được trong điều kiện nhiệt đới ẩm của
Tp. HCM như Dendrobium, Mokara, Phalaenopsis, Cattleya, Vanda, Oncidium…
Trong đó, lan cắt cành thuộc nhóm Mokara và Dendrobium được các hộ trồng nhiều

và có tỉ suất lợi nhuận khá cao, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao, nhất là phần đầu
tư cây giống.
Nước ta với quy mô công nghiệp có năng suất chưa cao cũng như đội ngũ kĩ
thuật và kiến thức về lĩnh vực này còn hạn chế nên cây giống có chất lượng thấp,
khơng đồng đều, không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Hầu hết các giống lan đều
phải nhập giống từ nước ngoài. Việc cung cấp cây giống khỏe mạnh, có tỷ lệ sống
cao khi trồng ra vườn ươm trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn do khơng có
đơn vị có khả năng cung cấp một số lượng lớn giống tốt theo yêu cầu của nhà vườn.


3

Vì vậy, vấn đề tăng năng suất cây giống đang là một vấn đề cấp bách hiện nay của
các nhà sản xuất giống lan cũng như việc nhân nhanh và đưa ra thị trường một số
lượng lớn những cây giống khoẻ mạnh là một nhu cầu của thực tế. Qua đó, chúng
tơi tiến hành đề tài này.

2. Những giải pháp khoa học đã đƣợc giải quyết ở trong và ngoài nƣớc
Ngày nay, nhiều người đã biết Cattleya là loài lan có vẻ đẹp rực rỡ và nổi bật
ln được mọi người biết đến với tên gọi Nữ hoàng của các loại hoa. Đã có nhiều
nghiên cứu thuộc lĩnh vực thực vật học, di truyền học và nuôi cấy mô xoay quanh
đối tượng này nhằm mục đích làm đa dạng các giống Cattleya và tìm các yếu tố
thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của loài này. Trên thế giới đã có các cơng trình
nghiên cứu về giống Cattleya như sau:
-

Theo nghiên cứu của Michael S. Benner và cộng sự trong báo cáo Sinh học

phân tử thực vật năm 1995, Volume 13, số 2, trang 147-155 về việc phát hiện phân
tử đa hình DNA trong gen của lan Cattleya, cụ thể là ngẫu nhiên khuếch đại 1 DNA

đa hình (RAPD) của 8 lồi, xác định kiểu ADN điển hình với 9 trong số 10 mồi tùy
ý sử dụng trong các phản ứng RAPD. Kết quả là 55% các sản phẩm khuếch đại đã
được tìm thấy để phân biệt. Việc xác định và lập bản đồ đa hình DNA bằng kỹ thuật
RAPD sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng của các đơn vị phân loại để xác
định các đặc tính lồi cụ thể và chi cụ thể, cho phép các nhà di truyền học đánh giá
q trình biệt hóa, sự tiến hóa hình thái, và thay đổi phân tử của các loài.
-

Nghiên cứu của Silvério Takao Hosomi và cộng sự năm 2012, nghiên cứu

nâng cao chất lượng đánh giá khả năng tồn tại và nảy mầm của hạt giống Cattleya
(Orchidaceae) sau lưu trữ. Cụ thể trên hạt giống từ 9 loài Cattleya (Cattleya
granulosa, hegeriana Cattleya, Cattleya intermedia, Cattleya mossiae, Cattleya
purpurata, sanguiloba Cattleya, Cattleya tenuis, Cattleya tigrina Cattleya
walkeriana). Nuôi cấy trong môi trường Knudson C để khảo sát khả năng sống sót
bằng cách đo tetrazolium (TZ), kết quả thử nghiệm đã cho được tỷ lệ sống là
100%. Sau đó Thử nghiệm với việc có hoặc khơng bổ sung saccharose 10%, cả
trước và sau khi lưu trữ ở nhiệt độ -18 °C, đo vận tốc Index (GVI) và kết quả là cả 9
lồi đều có khả năng sống và nảy mầm, nẩy mầm. Đây là phương pháp đánh giá
sớm về tình trạng sinh lý của hạt giống, bảo tồn số lượng lớn các tế bào mầm nhằm
lưu trữ giống cho các loài phong lan.


4

Ở nước ta, nghiên cứu để nâng cao chất lượng và giảm giá thành đầu tư luôn
quyết định đến hiệu quả kinh tế của sản xuất. Nguồn carbohydrate là thành phần
dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng của thực vật. Cho đến hiện nay đã có rất
nhiều nghiên cứu về vấn đề này để tìm ra nguồn carbon tối ưu mà vẫn giữ được
mức giá tương đối rẻ. Trong các nguồn carbohydrate, tinh bột được xem là một

nguồn cung cấp carbon có nhiều triển vọng nhất khi thay thế một phần hoặc hoàn
toàn các loại đường đã được sử dụng, bởi vì nó có hàm lượng carbohyrate cao, cân
bằng các acid amin thiết yếu, nguồn cung cấp ổn định và có giá thành thấp.
Nhiều nghiên cứu trước đây cũng cho thấy việc sử dụng mơi trường MS có
bổ sung tinh bột để thay thế nguồn đường ở lan Dendrobium tốt hơn so với việc bổ
sung các chất hữu cơ khác giúp cây lớn nhanh, giữ được tốc độ tăng trưởng, mặt
khác giảm bớt tỷ lệ nhiễm trong điều kiện ánh sáng tự nhiên (Vũ Ngọc Phượng,
2004). Tương tự với kết quả nghiên cứu của Lưu Việt Dũng, Vũ Ngọc Phượng,
Thái Xuân Du năm 2007 trên đối tượng cây Dendrobium, Cattleya và Phalaenopsis.
Các nghiên cứu này hữu ích cho việc cải thiện chất lượng cây lan giống, giúp cây
nhanh chóng thích nghi với điều kiện mơi trường tự nhiên, giảm giá thành sản
phẩm.
♦ Những vấn đề tồn tại cần đƣợc nghiên cứu
Nhu cầu trồng phong lan rất phát triển, ngành kinh doanh hoa lan đã trở
thành một ngành sản xuất khá quan trọng, nó mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các
hộ gia đình, các cơ sở trồng hoa.
Có nhiều phương pháp được sử dụng để nhân giống như gieo hạt, giâm cành,
tách chồi… nhưng hệ số nhân giống chưa cao và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời
tiết khí hậu. Cơng nghệ ni cấy mơ tế bào thực vật đã mở ra con đường mới đầy
triển vọng tạo ra một số lượng lớn cây con in vitro đồng đều giống với cây mẹ theo
quy mô công nghiệp có năng suất cao, phẩm chất tốt. Kỹ thuật di truyền biến đổi
gen được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để phát triển nhiều giống hoa mới,
chất lượng và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ.
Trên thế giới đã có các cơng nghệ cao để nhân nhanh giống cây trồng như hệ
thống fermenter, bioreactor, quang tự dưỡng… Còn ở nước ta thì chỉ mới thực hiện
ở phịng thí nghiệm của một số trường Đại học, Viện nghiên cứu...
Cho đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể về các loại tinh bột như: tinh bột đậu


5


nành, bột bắp, bột mì, bột gạo được bổ sung vào môi trường MS (Murashige and
Skoog, 1962) để nuôi cấy lan Cattleya hybrid Yellow in vitro - một giống lan lai rất
được ưa chuộng được nhập nội vào Việt Nam. Để góp phần khắc phục sự thiếu hụt
cây giống, giảm thiểu tình trạng nhập giống từ nước ngồi như hiện nay đồng thời
đẩy nhanh tiến độ, tăng năng suất và nâng cao chất lượng cây giống. Nối tiếp các
kết quả nghiên cứu về ni cấy mơ trong mơi trường có bổ sung tinh bột, chúng tôi
tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của các loại tinh bột lên sự sinh trưởng, phát triển của
lan Cattleya hybrid Yellow in vitro” từng bước thu hẹp khoảng cách từ các kết quả
nghiên cứu khoa học đến tay nhà vườn, ứng dụng vào thực tiễn, góp phần đưa khoa
học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất nông nghiệp.

3. Giải quyết vấn đề
♦ Mục tiêu nghiên cứu
 Khảo sát nồng độ tinh bột đậu nành bổ sung vào môi trường ảnh hưởng lên
khả năng tăng số lượng và chất lượng giống lan Cattleya hybrid Yellow, xác định
nồng độ nào là thích hợp nhất cho mẫu lan Cattleya hybrid Yellow.
 Khảo sát nồng độ tinh bột bắp bổ sung vào môi trường ảnh hưởng lên khả
năng tăng số lượng và chất lượng giống lan Cattleya hybrid Yellow, xác định nồng
độ nào là thích hợp nhất cho mẫu lan Cattleya hybrid Yellow.
 Khảo sát nồng độ tinh bột mì bổ sung vào mơi trường ảnh hưởng lên khả
năng tăng số lượng và chất lượng giống lan Cattleya hybrid Yellow, xác định nồng
độ nào là thích hợp nhất cho mẫu lan Cattleya hybrid Yellow.
 Khảo sát nồng độ tinh bột gạo bổ sung vào môi trường ảnh hưởng lên khả
năng tăng số lượng và chất lượng giống lan Cattleya hybrid Yellow, xác định nồng
độ nào là thích hợp nhất cho mẫu lan Cattleya hybrid Yellow.
♦ Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết dựa trên các cơng trình nghiên cứu về lan
Cattleya ở Việt Nam và trên thế giới làm nền tảng và cơ sở khoa học cho việc cải
tiến môi trường nhân giống.

Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm.


6

♦ Nội dung nghiên cứu
-

Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của lan Cattleya hybrid Yellow trên

mơi trường có bổ sung tinh bột đậu nành.
-

Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của lan Cattleya hybrid Yellow trên

môi trường có bổ sung tinh bột bắp.
-

Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của lan Cattleya hybrid Yellow trên

môi trường có bổ sung tinh bột mì.
-

Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của lan Cattleya hybrid Yellow trên

môi trường có bổ sung tinh bột gạo.
♦ Kết quả đã đạt đƣợc
 Xác định được nồng độ tinh bột đậu nành bổ sung vào môi trường nhân
giống lan Cattleya hybrid Yellow là 20g/l.
 Xác định được nồng độ tinh bột bắp bổ sung vào môi trường nhân giống lan

Cattleya hybrid Yellow là 30g/l.
 Xác định được nồng độ tinh bột mì bổ sung vào môi trường nhân giống lan
Cattleya hybrid Yellow là 20g/l.
 Xác định được nồng độ tinh bột gạo bổ sung vào môi trường nhân giống lan
Cattleya hybrid Yellow là 10g/l.


7

CHƢƠNG 1:
1.1. Tinh bột
Tinh bột là polysaccharide có khối lượng phân tử cao

trong hạt, củ,

thân cây. Do đó lương thực được coi là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản
xuất tinh bột. Tinh bột có cơng thức phân tử là (C6H10O5)n, nó bao gồm hai thành
phần là amilopectin và amilose. Amylopectin là một polysaccharide và là một
polymer đa nhánh của glucose có thể chứa tới 2.000 đến 200.000 đơn vị glucose.
Amylopectin không tan trong nước, gồm các đơn vị glucose tạo thành mạch thẳng
bằng liên kết α-1,4 glycoside. Các mạch nhánh được tạo bởi các liên kết α-1,6
glycoside, Amylopectin chiếm khoảng 70 % khối lượng tinh bột. Trong khi đó,
amylose có rất ít liên kết α-1,6 glycoside nên bị thủy phân chậm hơn.
Trong thực vật, tinh bột thường có mặt dưới dạng khơng hồ tan trong nước.
Do đó có thể tích tụ một lượng lớn ở trong tế bào mà vẫn không bị ảnh hưởng đến
áp suất thẩm thấu. Các carbohydrate đầu tiên được tạo ra ở lục lạp do quang hợp,
nhanh chóng được chuyển thành tinh bột. Tinh bột ở mức độ này được gọi là tinh
bột đồng hoá, rất linh động, có thể được sử dụng ngay trong q trình trao đổi chất
hoặc có thể được chuyển hố thành tinh bột dự trữ ở trong hạt, quả, củ, rễ, thân và
bẹ lá.

1.1.1. Vai trị
Hai vai trị chính của tinh bột là cung cấp năng lượng cho tiến trình hình
thành mơ và tạo áp suất thẩm thấu dưới dạng đường hòa tan tự do từ sự thủy giải
tinh bột (theo Thorpe và cộng sự., 1986).
1.1.2. Độ nhớt, tính chất hồ hóa và tạo gel của tinh bột
Phần lớn tinh bột bị hồ hóa khi gặp chất lỏng ở nhiệt độ cao, hạt tinh bột
trương lên, tăng độ trong suốt và độ nhớt, các phân tử mạch thẳng
nhỏ thì hịa tan và sau đó tự liên hợp với nhau để tạo thành gel. Trong gel tinh
bột chỉ có các liên kết hydro tham gia, có thể nối trực tiếp các mạch polyglucoside
hoặc gián tiếp qua phân tử nước.


8

1.1.3. Phản ứng thủy phân
Một tính chất quan trọng của tinh bột là quá trình thủy phân liên kết giữa các
đơn vị glucose bằng acid hoặc bằng enzyme. Một số enzyme thường dùng là  amilase,  -amilase, các phosphorylase, các enzyme khử nhánh phân hủy
amylopectin. Acid và enzyme giống nhau là đều thủy phân các phân tử tinh bột
bằng cách thủy phân liên kết α-1,4 glycoside. Đặc trưng của phản ứng này là sự
giảm nhanh độ nhớt và sinh ra đường.
Tùy theo nhu cầu của hoạt động tế bào, các hạt tinh bột được phân bố ở
những vị trí thuận lợi như tập trung ở gần nhân hay gần vách hơn. Sự tích lũy tinh
bột và biến mất của nó trong tế bào trong suốt q trình hình thành cơ quan cho
thấy tinh bột được sử dụng dần cho sự cảm ứng tạo cơ quan và quá trình phát triển
sau đó (Manget và cộng sự, 1990).
Sự tổng hợp và phân hủy tinh bột thay đổi theo chu kỳ hằng ngày ở lá, hằng
tuần thậm chí nhiều tháng, nhiều năm ở các cơ quan dự trữ, củ hoặc hạt. Sự phân
hủy xảy ra dần dần làm giảm đều đặn đường kính của hạt tinh bột.

1.2. Tinh bột đậu nành (đỗ tƣơng)

Đậu nành có tỷ lệ chất đạm rất cao, có nhiều sinh tố, khống chất, chất xơ,
isoflavones hữu ích và bổ sung một số amino acid.
ậu nành có 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 – 25% glucose, 34g
đạm (35 – 45%), 18g chất béo (15 – 20%), 165mg calcium, 11mg sắt…

1.3. Tinh bột bắp (bột ngô)
Hàm lượng tinh bột

69,3%; hàm ẩm 10,06%; hàm lượng amilose 25 %;

kích thước hạt tinh bột 10 – 30 nm; hình đa giác hoặc trịn; nhiệt độ hồ hố là 67 –
75oC. Khơng giống như bột mì, bột bắp thực sự trở nên định hình rõ ràng khi nấu
chín. Đây được xem là một trong những chất làm đặc hay chất kết dính, làm chất
độn trong sản xuất

… với giá thành khá rẻ và rất tiện dụng.

1.4. Tinh bột mì
Ở Việt Nam bột mì thường được sản xuất từ hạt lúa mì thơng thường là
Triticum aestivum.L. Các loại bột bánh mì được phân loại thành bột trắng, hay bột
nâu tùy vào lượng gluten cao hay thấp, bột cứng hay mềm tùy vào màu sắc của bột.
Bột lúa mì ngun chất có chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với bột mì trắng tinh


9

luyện. Bột mì là một nguồn cung cấp calcium, sắt, chất xơ, và các khoáng chất
khác. Trong 100g hạt lúa mì chứa hơn 12g protein; 1,5 – 1,9g chất béo; 71g
carbonhydrate; 12,2g xơ tiêu hóa và 3,2 mg sắt; hàm lượng amilose 20 %; kích
thước hạt tinh bột 5 – 50 nm; nhiệt độ hồ hoá là 56 – 80oC.


1.5. Tinh bột gạo
Bột gạo chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể qua lượng carbonhydrate
cao (trên 80%) với mức năng lượng 175 kcal/50 g.
Trong 500 g bột gạo, có chứa 83,5% glucid; 0,5% lipid; 1,4% protein; hàm
lượng amilose 13 – 35 %. Do đó, bản thân bột gạo cũng là một loại bột dinh dưỡng.
Kích thước hạt tinh bột 2 – 10 nm, hình đa giác, nhiệt độ hồ hố là 70 – 80oC.

1.6. Các chất điều hịa sinh trƣởng thực vật
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật hay cịn gọi là Phytohormone đóng vai trị
điều hịa sinh trưởng, phát triển của thực vật và tái sinh thực vật từ những tế bào và
mô tách rời. Phytohormone gồm các chất như: auxin, abscisic acid, ethylene,
gibberelline, cytokin. Trong đó, hai loại hormone quan trọng nhất là auxin và
cytokinine quyết định sự kích thích phân chia và biệt hóa tế bào của các mô được
nuôi cấy in vitro.
♦ Gibberelline (GA)
Gibberelin là một nhóm lớn, trên 80 chất, đó là các gibberelin Ax hay GAx
theo thứ tự khám phá. Gibberelin có nhiều tên gọi như: acid gibberelic, gibberelin
hay GA. GA3 được cô lập từ một chủng Fusarium (chủng chỉ cho GA3).Acid
gibberellinic A3 (GA3) là một chất tự nhiên, phân hủy nhanh trong dung dịch nhầy
và ưu tiên bảo quản trong cồn 96o và để trong tủ lạnh. Chúng ta cần lưu ý là các
chất điều hòa tăng trưởng bị phân hủy trong lúc bảo quản chúng hoặc trong lúc hấp
khử trùng ở autoclave. Các GA quan trọng ở thực vật là GA1, GA1 là GA đầu tiên
tác động đến sự vươn thân, kích thích kéo dài tế bào. Các GA được tổng hợp từ
mevalonic acid ở mô non của chồi và hạt đang phát triển. Một số ảnh hưởng của
GA được biết đến như:
-

GA1 kích thích vươn thân qua kích thích phân bào và kéo dài tế bào. Tạo ra


thân cao ngược với tính lùn của cây.


10

-

GA kích thích nảy mầm ở các loại hạt cần xử lý lạnh hay ánh sáng để có thể

nảy mầm.
-

Kích thích sản xuất nhiều loại enzyme trong q trình nảy mầm như α-

amylase ở các loại hạt ngũ cốc.
-

Kích thích sự hình thành và phát triển trái như nho.

-

GA kích thích vươn thân trong điều kiện ngày dài đối với cây dài ngày.
♦ Abscisic acid (ABA)
ABA là một phân tử đơn, được tổng hợp từ mevalonic acid ở lá để thích ứng

với stress nước. Vì quy luật tác động của ABA trên sự rụng và lão hóa nên ABA
được dùng như một chất ức chế. Ảnh hưởng của ABA đến thực vật như sau:
-

Trong nước có nhiều ABA sẽ làm đóng khí khổng.


-

ABA gây nên sự vận chuyển sản phẩm quang hợp để phát triển hạt và được

hấp thu bởi phôi đang sinh trưởng.
-

ABA phát sinh tổng hợp protein dự trữ trong hạt.

-

ABA tác động ngược lại ảnh hưởng của gibberellin đến tổng hợp enzyme

amylase ở hạt ngũ cốc đang nảy mầm.
-

ABA phát sinh và duy trì sự nảy mầm ở hạt và chồi.
♦ Auxin
Là một hợp chất tương đối đơn giản: indol-3-acetic acid (IAA). Các chất có

cấu trúc và vai trò gần giống IAA là dẫn xuất hay tiền chất của IAA và được gọi là
auxin theo nghĩa rộng. Auxin tự nhiên được tổng hợp trong ngọn thân, trong mơ
phân sinh (ngọn và lóng) và lá non, nơi có sự phân chia tế bào nhanh (trừ
trypthophan được tổng hợp trong lá trưởng thành dưới ánh sáng). Sau đó, auxin di
chuyển tới rễ và tích tụ trong rễ.
Auxin là nhóm chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng rất thường xun
trong ni cấy mơ tế bào thực vật. Auxin có thể được chia thành 6 nhóm sau:
Các dẫn xuất indole: Indole-3-acetic (IAA) và Indole-3-butyric acid (IBA).
-


Các

benzoid

acid:

2,3,6-trichlorobenzoic

acid



2-methoxy-3-6-

dichlorobenzoic (Dicamba).
-

Các chlorophenoxyacetic acid: 2,4,5-trichlorophenoxyacetic acid (2,4,5-T)

và 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D).
-

Picolinic acid: 4-amino-3,5,6-trichloropiconic acid (Tordon hay Pichloram).


11

-


Các naphthalene acid: α và β-napthaleneacetic acid (α và β-NAA).

-

Các napthoxyacetic acid: α và β-napthoxyacetic acid (α và β-NOA).
Đặc tính chủ yếu của auxin là kích thích sự tăng trưởng và kéo dài tế bào. Ở

một số loài, auxin làm tăng sự tổng hợp enzyme (peroxidase ở lõi thuốc lá, cellulose
synthegtase ở kiều mạch), auxin có khả năng khởi đầu sự phân chia tế bào (Mai
Trần Ngọc Tiếng, 2002). Trong nuôi cấy mô thực vật, auxin kết hợp chặt chẽ với
các thành phần dinh dưỡng khác trong môi trường nuôi cấy để kích thích sự tăng
trưởng mơ sẹo, NAA, IBA được sử dụng phổ biến thay thế 2,4-D vì hạn chế được
hiện tượng đột biến. Auxin còn là yếu tố ngăn cản sự tổng hợp diệp lục tố (Nguyễn
Đức Lượng, 2002). Trong quá trình nghiên cứu người ta cũng nhận thấy một số ảnh
hưởng của auxin đối với thực vật:
-

Kích thích cho tế bào nở lớn và sinh trưởng thân.

-

Kích thích phân bào ở thượng tầng phát sinh gỗ và kết hợp với cytokinin

trong nuôi cấy mô tế bào thực vật.
-

Kích thích phát sinh rễ trên đoạn thân, phát triển rễ nhánh và biệt hóa phát

sinh rễ trong ni cấy mô tế bào thực vật.
-


Sự cung cấp auxin từ chồi ngọn làm ức chế sinh trưởng chồi bên.

-

Biệt hóa nhu mô libe và nhu mô gỗ.

-

Ức chế hay thúc đẩy (thông qua ethylene) sự rụng lá và trái phụ thuộc vào

thời gian và vị trí lá, trái.
-

Sinh trưởng hoa được kích thích bởi auxin. Thúc đẩy sự hình thành tính cái ở

hoa lưỡng tính (thơng qua ethylene).
-

Tạo mơi trường phản ứng về dinh dưỡng của chồi và rễ với ánh sáng và lực

hấp dẫn.
♦ Cytokinin
Các cytokinin gồm kinetin, BA, zeatin… Sau zeatin, 30 cytokinin khác đã
được cô lập. Mô phân sinh ngọn rễ là nơi tổng hợp chủ yếu các cytokinin tự do cho
cả cơ thể thực vật. Từ rễ, cytokinin di chuyển trong mạch mộc để tới chồi. Tuy
nhiên, các chồi (cà chua) và phôi cũng là nơi tổng hợp cytokinin. Khi phối hợp cùng
với auxin thì cytokinin sẽ kích thích sự phân chia tế bào và điều khiển sự phát sinh
hình thái.



12

Các loại cytokinin tự nhiên ít được sử dụng trong các thí nghiệm vì giá thành
cao. Một số hợp chất tổng hợp thuộc nhóm cytokinin thường được sử dụng trong
cơng tác nuôi cấy mô là: kinetin, BA, TDZ.
Ảnh hưởng của cytokinin đến thực vật:
-

Phát sinh hình thái trong ni cấy mơ và khối u, thúc đẩy phát sinh chồi.

-

Cytokinin kích thích phát triển chồi bên trong điều kiện có ưu thế ngọn.

-

Tác động lên sự nở lớn tế bào.

-

Tác động trực tiếp đến phân bào của trái và chồi đỉnh.

-

Làm chậm lão hóa lá.

-

Kích thích sự mở khí khổng ở vài lồi thực vật.


-

Tích tụ diệp lục và thúc đẩy chuyển hóa etioplast vào diệp lục.

1.7. Sơ lƣợc về lan Cattleya (Cát lan)
Lan Cattleya còn gọi là Cát lan được biết đến là một lồi có hoa to, rực rỡ và
ngát hương thơm. Cattleya là một giống hoa đẹp nhất trong họ lan
khoảng 65 giống chính mọc tại các xứ thuộc miền Trung Mỹ và rất nhiều giống lai
tạo. Đa số những hoa màu trắng, tím và hồng thơm nhiều, hoa màu vàng hay xanh
thơm ít và hoa màu đỏ khơng thơm hoặc rất nhẹ. Kích thước hoa rất
15 – 20 cm với nhiều biến thể về hình dáng và màu sắc

.

Được biết Cattleya là một giống có nhiều cây lai nhất trong họ lan. Nếu
vùng Đông Nam Á nổi tiếng với cây lan Dendrobium thì vùng Nam Mỹ lại nổi tiếng
với cây lan Cattleya, xuất xứ từ Brazil, Columbia, Mexico do ở vùng nhiệt đới và
vùng đồi cao mát mẻ. Tuy nhiên các loại lai từ nhiều giống khác với Cattleya cũng
đều gọi chung là Cattleya như Laeliocattleya, Brassocattleya, Sophrocattleya,
Potinama vv... Ở Việt Nam từ Cattleya được dùng với một ý nghĩa rất rộng, nó
khơng những bao gồm Cattleya nguyên thủy, giống Laelia, các Cattleya lai cùng
giống mà còn dùng cho các Cattleya lai khác giống.
Ví dụ: Brassolaeio – Cattleya (BLC) Laialiocattleya(Lc), Brassocattleya
(BC) Sophrocattleya (SC), Sophrolaeliocattleya (SLC), Potinara (POT).
Độ lớn của hoa có thể đo được trên 15 cm và với nhiều biến thể về hình
dáng và màu sắc. Trong tự nhiên, có vài chục lồi Cattleya. Chúng dễ trồng và rất


13


đẹp, hầu hết các loại lan Cattleya được lai tạo, và có đến hàng ngàn loại Cattleya lai
được đăng ký.
Cattleya có hai loại chính: loại một lá (unifoliate) và loại hai lá (bifolate).
Gần đây người ta thêm một loại nhỏ nữa (miniature). Cả 3 loại kể trên đều cùng
chung một đặc tính: lá dày và cứng, thân cây cao 30 – 60 cm. Hoa to 5 – 25 cm, nụ
hoa được che chở trong lưỡi mèo nhưng đôi khi nụ hoa mọc thẳng từ cuống lá ra.
Nhóm Cattleya một lá: thường có giả hành mang duy nhất một lá ở đỉnh,
nhưng cũng có khi có một số giả hành cá biệt mang hai lá. Đây là nhóm có hoa đơn
lẻ, hoa to rất đẹp. Tuy nhiên, nếu điều kiện dinh dưỡng đúng mức các cây nhóm này
có thể cho một chùm với ba hoa thật to. Hoa rất lớn với màu sắc rất rực rỡ và thơm,
ví dụ như: Cattleya eldorado, gaskelliana, labiata, mendelii, percivaliana, mossiae,
lueddemanniana, schroederae, trianaei warscewiczii…
Thân của nhóm này cao khoảng 8 – 30 cm, lá thường xanh đậm, dày và dai,
dài khoảng 20 cm và có thể rộng đến 7 cm. Phát hoa mang hoa rất to, đường kính có
thể lên đến 25 cm.
Nhóm Cattleya hai lá: Thường là giả hành mang ở đỉnh 2 lá, cá biệt có giả
hành mang 2 hay 3 lá trên đỉnh. Đây là nhóm có hoa chùm, rất nhiều hoa, hoa bé.
Nếu cây trồng mạnh khoẻ cây lan sẽ ra hoa nhỏ hơn và mọc thành từng cụm với
một cụm mang đến 12 hoa. Một số loại Cattleya điển hình cho nhóm hai lá là:
Cattleya aclandiae, amethystoglossa, aurantiaca, bowringiana, arrisoniana,
intermedia, leopoldii, schilleriana, skinneri, walkeriana...
Thân của nhóm này ốm hơn nhưng rất cao, trung bình cây cao khoảng 60cm
nhưng có lồi cao đến 1,5 m. Lá nhỏ, dài khoảng 20 cm, màu xanh nhạt.
Hoa nhỏ hơn so với nhóm một lá, đường kính chỉ khoảng 5 – 10 cm và cánh
hoa cũng thường thon dài hơn. Trong nhóm Cattleya hai lá phổ biến nhất là
Cattleya skinneri.


14


Hình 1.1. Sự đa dạng về hình dáng và màu sắc của lan Cattleya


15

♦ Đặc điểm hình thái

Hình 1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của lan Cattleya
Cũng như Dendrobium, Cattleya cũng thuộc nhóm cây đa thân, là lồi phụ
sinh, có giả hành cao trung bình, trịn hay hơi dẹp, thường to mập ở giữa, hai đầu
hẹp lại dự trữ nhiều chất dinh dưỡng và nước. Các giả hành hơi khít nhau, lúc non
có bẹ màu xanh bọc lại, lúc già các bẹ khơ trở nên có màu trắng bạc và rụng đi. Ở
mỗi đỉnh của giả hành có 1 hoặc 2 lá khá to, dày, dai, bền, khơng có bẹ lá.
Phía trong lá, ngay đỉnh của giả hành, khi có hoa thì có một lưỡi mèo bao
bọc nụ hoa bên trong, phát hoa vượt lên và xuyên qua lưỡi mèo để trổ hoa. Phát hoa
mang từ 1 – 10 hoa to. Mỗi hoa có 3 lá đài hầu như bằng nhau, và hai cánh hoa bên
ln to hơn lá đài, có khi rất to. Môi to, 3 thuỳ với thuỳ bên rộng có mép cong về


16

trên che kín trụ; thuỳ giữa trải ra rộng có mép nhăn hay gợn sóng, đơi khi khơng
phân biệt được 3 thuỳ rõ rệt. Trụ khá cao, hơi cong, đầu trụ là nhị đực có nắp che.
Bao phấn (nhụy) gồm 2 buồng, 4 khối phấn xếp thành từng cặp, khối phấn có hình
đĩa màu vàng, mỗi cái có một vỉ phấn cong và nhỏ.
Cattleya có rễ nhỏ và dài, mọc từ căn hành bám vào giá thể, căn hành phát
triển theo chiều ngang.
♦ Đặc điểm sinh thái
Môi trường và nguồn nước là hai yếu tố quyết định 60 – 70% sự phát triển

cây lan
-

Cattleya cần ánh sáng trung bình (40 – 50%)

-

pH: 5,2 – 5,8

-

Nhiệt độ

Ngày: 18 – 30oC
Đêm: 14 – 18oC

-

Độ ẩm: 40 – 70%
Cattleya là giống lan có mùa nghỉ ở điều kiện khí hậu và thời tiết Việt Nam,

nên cho cây Cattleya nghỉ mỗi năm một tháng, ở các tỉnh phía Nam mùa nghỉ của
các Cattleya là trong suốt tháng 4, các tỉnh phía Bắc trong tháng 1.
♦ Phân loại lan Cattleya hybrid Yellow
Giới

:

Plantae (thực vật)


Ngành

:

Angiospermatophyta (hạt kín)

Lớp

:

Monocotyliedoneae (1 lá mầm)

Bộ

:

Orchidales (phong lan)

Họ

:

Orchidaceae (phong lan)

Họ phụ

:

Epidendroideae


Chi

:

Cattleya

Lồi

:

Cattleya sp.


17

Hình 1.3. Cattleya hybrid Yellow
Cattleya hybrid Yellow là lồi lan lai (BLC. Goldenzelle “Saddle Peak” ×
BLC. Miss Saigon “Pink Beauty”).


18

CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1. Mục dích nghiên cứu
- Xác định nồng độ thích hợp của tinh bột đậu nành bổ sung vào môi trường lên
khả năng tăng số lượng chồi, cây con và chất lượng giống lan Cattleya hybrid
Yellow in vitro.
- Xác định nồng độ thích hợp của tinh bột bắp bổ sung vào môi trường lên khả
năng tăng số lượng chồi, cây con và chất lượng giống lan Cattleya hybrid Yellow
in vitro.

- Xác định nồng độ thích hợp của tinh bột mì bổ sung vào mơi trường lên khả
năng tăng số lượng chồi, cây con và chất lượng giống lan Cattleya hybrid Yellow
in vitro.
- Xác định nồng độ thích hợp của tinh bột gạo bổ sung vào môi trường lên khả
năng tăng số lượng chồi, cây con và chất lượng giống lan Cattleya hybrid Yellow
in vitro.

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các tinh bột (bột đậu nành, bột bắp, bột mì,
bột gạo) bổ sung vào môi trường MS (Murashige and Skoog, 1962) lên giai đoạn
chồi lan Cattleya hybrid Yellow trong điều kiện in vitro.
Chồi lan Cattleya hybrid Yellow (BLC. Goldenzell “Saddle Peak” × BLC.
Miss Saigon “Pink Beauty”) in vitro được lấy từ công ty TNHH Nông sinh, đường
Phạm Văn Chiêu, Phường 12, Quận Gị Vấp, Tp. HCM.
Chọn chồi có kích thước đồng đều nhau, chiều cao khoảng 1 – 1,5 cm, hoàn
toàn khỏe mạnh và sạch bệnh.
Chồi sẽ được tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các tinh bột lên sự sinh
trưởng và phát triển của Cattleya hybrid Yellow in vitro.


19

2.3. Phƣơng pháp
2.3.1. Mơi trường ni cấy
-

Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, mơi trường ni cấy bổ sung thêm các

tinh bột (tinh bột đậu nành, bột bắp, bột mì, bột gạo) ở 6 nồng độ khác nhau lần lượt
là: 0; 10; 20; 30; 40; 50 g/l. Các nghiệm thức trong các thí nghiệm này đều có cùng

cơng thức chung là sử dụng môi trường cơ bản là môi trường MS bổ sung 2 mg/l
BA và NAA 0,2 mg/l, kết hợp với nước dừa 150 ml/l, than hoạt tính 2 g/l, đường 30
g/l, agar 9 g/l.
-

Quan sát và lấy kết quả trong 8 tuần.

2.3.2. Bố trí thí nghiệm
-

Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá khả năng nhân số lượng và tăng

trưởng của cây Cattleya hybrid Yellow trong môi trường MS (Murashige Skoog,
1962) đặc.
-

Đề tài được thực hiện trên giống lan Cattleya hybrid Yellow in vitro, các thí

nghiệm được bố trí theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên (Completely Randomized
Design, CRD), 6 nồng độ khác nhau tương ứng với 6 nghiệm thức, 7 bình/nghiệm
thức với mật độ 3 mẫu/bình. Gồm 4 thí nghiệm như sau:
-

Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tinh bột đậu nành lên sự sinh trưởng

và phát triển của lan Cattleya hybrid Yellow in vitro.
-

Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của tinh bột bắp lên sự sinh trưởng và


phát triển của lan Cattleya hybrid Yellow in vitro.
-

Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của tinh bột mì lên sự sinh trưởng và phát

triển của lan Cattleya hybrid Yellow in vitro.
-

Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của tinh bột gạo lên sự sinh trưởng và

phát triển của lan Cattleya hybrid Yellow in vitro.
-

So sánh ảnh hưởng của tinh bột đậu nành, bột bắp, bột mì, bột gạo bổ sung

vào môi trường nuôi cấy lên sự sinh trưởng của lan Cattleya hybrid Yellow in vitro.
2.3.3. Điều kiện nuôi cấy
-

Thời gian chiếu sáng

:

10 giờ/ngày.

-

Cường độ ánh sáng

:


2.500 – 3.000 lux.

-

Nhiệt độ

:

25 ± 2oC.

-

Độ ẩm trung bình

:

75 – 80%.


20

2.4. Chỉ tiêu theo dõi
-

Quan sát và lấy kết quả sau 4 tuần, 8 tuần.

- Quan sát các đặc điểm sinh trưởng của mẫu cấy, sự phát sinh hình thái của
mẫu cấy như: màu sắc lá, số lượng lá, đặc điểm về hình thái của lá, rễ và cây.
-


Xác định trọng lượng tươi của mẫu cấy (g).

-

Xác định số lượng chồi mới tạo thành (chồi/mẫu).

-

Ghi nhận số cây con (cây/mẫu).

-

Số lượng rễ (rễ/cây).

-

Ghi nhận số lượng lá (lá/cây) .

-

Chiều cao cây (cm).

-

Chiều dài của rễ (cm).

-

Chiều dài lá (cm).


-

Đường kính lá (cm).

-

Tỷ lệ mẫu sống (%).

2.5. Thống kê và xử lý số liệu
Số liệu thu thập được sẽ được xử lý trên máy tính bằng phần mềm xử lý
thống kê Statgraphics Plus 3.0 (SG-Plus for Win 3.0), Excel 2003. Đọc kết quả dựa
vào bảng ANOVA, bảng trung bình và bảng so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm
thức (với LSD = 95%).


21

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của tinh bột đậu nành lên sự sinh trƣởng
và phát triển của lan Cattleya hybrid Yellow in vitro.
Chi phí cho nguồn ngun liệu trong mơi trường ni cấy mơ là một trong
những chi phí quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của sản xuất. Nghiên cứu
để nâng cao chất lượng và giảm giá thành đầu tư luôn được các nhà sản xuất quan
tâm. Nguồn carbohydrate là thành phần dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng của
thực vật. Nên đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này để tìm ra nguồn carbon tối
ưu mà vẫn giữ được mức giá tương đối rẻ.
Để tạo được cây con khỏe mạnh với số lượng lớn, giá thành thấp, bên cạnh
thành công của nuôi cấy in vitro, giai đoạn vườn ươm là một vấn đề hết sức quan
trọng. Làm thế nào để cây con cấy mô khi trồng ra vườn ươm có tỷ lệ sống cao,

phát triển tốt, đồng nhất về mặt di truyền khi chuyển từ môi trường nhân tạo ổn định
trong bình cấy mơ ra mơi trường biến động gần với tự nhiên trong vườn ươm. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu mơi trường nhân giống đã từng bước đạt được các yêu cầu
trên. Trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành bổ sung thêm tinh bột đậu nành với
các nồng độ khác nhau từ: 0; 10; 20; 30; 40; 50 g/l vào môi trường nuôi cấy chồi
Cattleya hybrid Yellow nhằm tìm ra nồng độ tinh bột tối ưu thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của chồi, tăng khả năng ra rễ, tăng tỷ lệ sống sót khi chuyển cây
con in vitro ra vườn ươm. Các kết quả thí nghiệm được thu nhận và trình bày ở
bảng 3.1, biểu đồ 3.1, hình 3.1 và hình 3.2.


×