Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập những môn đại cương của sinh viên năm 2 trường đại học công nghệ TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.16 KB, 26 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XX NĂM 2018

TÊN CÔNG TRÌNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP
NHŨNG MÔN ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN NĂM 2 TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC

Mã số cơng trình: …………………………….

(Phần này do BTC Giải thưởng ghi)


i
CHƯƠNG MỞ ĐẦU .................................................................................................................. i
1. Lý do nghiên cứu ................................................................................................................... 2
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................. 2
3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 3
3.1 Nghiên cứu định tính: ...................................................................................................... 3
3.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................................................... 3
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4


4.1 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 4
4.2 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 4
4.3 Đối tượng khảo sát ........................................................................................................... 4
4.4 Thời gian nghiên cứu: ...................................................................................................... 4
5. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................................ 4
6. Kết cấu nghiên cứu ................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................... 6
1.1 Lý thuyết các mơ hình tác động đến kết quả học tập của sinh viên ..................................... 6
1.1.1 Mơ hình ứng dụng của Bratti và Staffolani (2002): .................................................. 6
1.1.2. Mơ hình ứng dụng của Checchi et al. ...................................................................... 7
1.1.3 Mơ hình ứng dụng của Dickie................................................................................... 7
1.1.4 Một số lý thuyết và giả thuyết................................................................................... 8
Mẫu nghiên cứu ................................................................................................................... 15
1.2 Xây dựng thang đo ......................................................................................................... 15
1.3 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................................ 18
1.3.1 Thống kê mô tả mẫu ................................................................................................... 18
1.3.2 Thống kê mô tả biến ................................................................................................... 19
1.3.3 Phân tích hệ số tin cậy của thang đo Cronbach Alpha ................................................ 20
1.3.4 Phân tích nhân tố EFA ................................................................................................ 20
1.3.5 Phân tích hồi quy bội .................................................................................................. 22
1.3.6 Kiểm định mơ hình nghiên cứu................................................................................... 23


1

TÓM TẮT
Bài viết này nhằm giới thiệu các tác nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập
những môn đại cương của sinh viên năm 2 , mặc dù các yếu tố bên ngồi có tác
dộng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên nhưng những nhân tô dự định
của sinh viên lại là nhân tố chính quyết định sự thành cơng trong học tập. Để

kiểm tra tính xác thực nhóm tác giả đã xây dựng mẫu nghiên cứu, xây dựng
thang đo và cho kết quả.Điều đó có nghĩa là cần phải thay đổi phương pháp
học tập của sinh viên để đạt được kết quả tốt nhất.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: những sinh viên năm 2 đang theo học tại Trường
Đại học Công Nghệ Tp HCM
Phương Pháp Nghiên Cứu
Khảo sát theo hai bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng.
Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu giúp cho trường Đại học HUTECH nâng cao chất
lượng học tập những môn đại cương của sinh viên năm 2, đồng thời nắm bắt
được tâm lý của sinh viên, giúp cho những người làm công tác quản lý chất
lượng giảng dạy ở trường có cái nhìn tổng thể về chất lượng đào tạo qua đánh
giá kết quả học tập của sinh viên. Qua đó làm cơ sở để xây dựng phương
hướng và đề ra giải pháp thiết thực từng bước nâng cao chất lượng đào tạo,
phát triển thương hiệu nhà trường, nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên,
tăng cơ hội tìm kiếm việc làm sau này, giúp cho chính bản thân các sinh viên
hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của
mình từ đó có những phương pháp rèn luyện phấn đấu cho chính bản thân
trong quá trình học tập tại trường.
KẾT LUẬN
Chúng ta thấy rằng, mặc dù các yếu tố bên ngồi có tác động rất lớn đến
KQHT của SV nhưng những nhân tố tự định của SV lại là nhân tố chính quyết
định sự thành cơng trong học tập. Do đó muốn thành cơng trong học tậphợp lý
với một tinh thần kiên định phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu đó.


2


CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Theo kết quả khảo sát tỷ lệ sinh viên có kết quả học tập những môn đại
cương thường thấp hơn những môn chuyên ngành. Do đặc thù của chương
trình đào tạo một số trường đại học hiện nay thường bắt đầu vào năm 1, năm 2.
Nên sinh viên thường hay bỡ ngở với cách thức và phương pháp học tập, chưa
biết cách phân bổ thời gian học tập phù hợp, còn quen cách học tập như tại các
trường phổ thơng.
Bên cạnh đó sinh viên thường ít khi đến thư viện sau giờ học chính tại
trường; mặc dù nguồn sách tham khảo cho các môn đại cương luôn được các
trường đại học trang bị tương đối khá đầy đủ cho các bạn khi theo học tại
trường, hơn nữa các môn đại cương thường mang nặng tính khái qt cao, dẫn
đến kết quả học tập khơng cao do lần đầu tiếp xúc với các kiến thức trình độ
đại học.
Ngồi ra, do đặc điểm của sinh viên đại học thường đến từng các khu
vực khác nhau trong cả nước nên đầu vào kiến thức của các bạn phân bố không
đồng đều, thường dẫn đến tâm lý chán nản khi không hiểu bài giảng từ giảng
viên, và chưa biết cách học chủ động và tự chuẩn bị bài học trước khi đến lớp.
Đồng thời, sinh viên bắt đầu làm thêm nhầm trang trải học phí và trả tiền thuê
nhà trọ, nên ít quan tâm đến việc học dẫn đến sự q tải nếu khơng có sự phân
bổ hợp lý thời gian học tập.
Chính vì những lý do trên nên, nhóm tác giả thực hiện “nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của các môn đại cương của sinh viên
năm hai, trường đại học Công nghệ Tp.HCM” nhằm cải thiện kết quả học
tập của sinh viên năm 2, giúp các bạn điều phối việc học hợp lý giữa giờ làm
và giờ đến lớp, đồng thời giúp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên theo
từng năm học.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm các mục đích sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kết quả học tập của sinh viên



3

- Phân tích thực trạng học tập của sinh viên năm 2 hiện nay
- Xây dựng mơ hình nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng kết
quả học tập của sinh viên năm 2
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước chính: Nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng
3.1 Nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá trong đó dữ liệu
thu thập ở dạng định tính (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Trước tiên, nghiên cứu dựa vào các lý thuyết, các mơ hình nghiên cứu
trước, chọn ra các thang đo nháp cho các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học
tập của sinh viên. Tiếp theo, thực hiện phỏng vấn trực tiếp (tay đôi) dựa trên
dàn bài thảo luận (xem phụ lục 1) để lấy ý kiến 30 sinh viên năm 2 nhằm xác
định lại các thang đo nháp này từ đó hiệu chỉnh thang đo và bảng câu hỏi cho
phù hợp nhằm mục đích thu thập thơng tin cần thiết và hoàn thiện bảng câu hỏi
khảo sát dùng cho nghiên cứu định lượng (xem phụ lục 2). Sau đó, nghiên cứu
tiến hành nghiên cứu sơ bộ khảo sát 50 sinh viên năm 2 nhằm mục đích đánh
giá lại thang đo xem có thang đo nào chưa rõ nghĩa, cần điều chỉnh lại trước
khi tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức (xem phụ lục 1). Thời gian
nghiên cứu định tính được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018.
3.2 Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng và
số liệu thu thập được bằng cách gửi 300 bảng câu hỏi khảo sát để sinh viên
đánh giá. Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại học Hutech từ tháng 3
đến tháng 4 năm 2018. Từ dữ liệu thu được, nhóm tác giả tiến hành phân tích

thơng qua các bước như thống kê mô tả, phương pháp kiểm định thang đo bằng
hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua
phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS thế hệ mười tám. Sau khi kiểm định
thang đo, các biến quan sát đạt yêu cầu sẽ được đưa vào phân tích tương quan


4

Pearson’s nhằm phân tích các mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa các biến
trước khi đưa vào phân tích hồi quy bội.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên năm 2 đang theo học tại Trường Đại học Cơng Nghệ thành
phố Hồ Chí Minh (HUTECH)
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Kết quả học tập của sinh viên năm 2
4.3 Đối tượng khảo sát
Sinh viên năm 2 đang theo học tại trường Đại học HUTECH
4.4 Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018
5. Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu giúp cho trường Đại học HUTECH nâng cao chất
lượng học tập những môn đại cương của sinh viên năm 2, đồng thời nắm bắt
được tâm lý của sinh viên.
Kết quả nghiên cứu giúp cho những người làm công tác quản lý chất
lượng giảng dạy ở trường có cái nhìn tổng thể về chất lượng đào tạo qua đánh
giá kết quả học tập của sinh viên. Qua đó làm cơ sở để xây dựng phương
hướng và đề ra giải pháp thiết thực từng bước nâng cao chất lượng đào tạo,
phát triển thương hiệu nhà trường, nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên,
tăng cơ hội tìm kiếm việc làm sau này.

Kết quả nghiên cứu giúp cho chính bản thân các sinh viên hiểu được
tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình từ đó
có những phương pháp rèn luyện phấn đấu cho chính bản thân trong quá trình
học tập tại trường.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp
theo trong lĩnh vực này có thể khám phá thêm những yếu tố cũng như tầm quan
trọng của chúng trong việc làm tăng chất lượng đào tạo giảng dạy của nhà
trường


5

6. Kết cấu nghiên cứu
Nghiên cứu này bao gồm các chương sau
Chương mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng kết quả học tập của sinh viên năm 2
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên
Kết luận


6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lý thuyết các mô hình tác động đến kết quả học tập của sinh viên
Theo Võ Thị Tâm (2010), có 3 nhóm yếu tố chính tác động đến kết quả
học tập của sinh viên: đặc điểm của sinh viên, điều kiện gia đình và tài ngun
của nhà trường. Tuy nhiên cịn ít nghiên cứu tập trung vào khảo sát các yếu tố
tác động đến kết quả học tập của sinh viên. Nhóm tác giả giới thiệu các mơ

hình tiêu biểu sau về các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên.
1.1.1 Mơ hình ứng dụng của Bratti và Staffolani (2002):
Theo Bratti và Staffolani(2002), kết quả học tập của sinh viên chủ yếu
được xác định bởi thái độ học tập của sinh viên bởi vì sự phân bổ thời gian cho
việc học tùy thuộc vào quyết định của họ. Họ có thể quyết định thời gian tối ưu
dành cho việc tự học và học ở lớp. Do đó, kết quả học tập của sinh viên phần
lớn phụ thuộc vào thái độ học tập của sinh viên.
Gọi Gi là KQHT của SV, phụ thuộc vào thời gian dành cho việc tự học
(Si), thời gian học ở lớp (ai) và năng lực của người đó (ei).
G = G(s , a )e (5)
Mơ hình Bratti và Staffolani đưa ra mối quan hệ giữa đặc điểm của SV
(thời gian tự học Si, thời gian học ở lớp ai, năng lực của người đó ei) với KQHT
(Gi). Nó cho thấy ở mức độ hữu dụng nhất định, KQHT của SV tùy thuộc vào
thời gian tự học, thời gian học ở lớp và năng lực của SV. Theo phương pháp
này, giáo dục vừa là sự tiêu dùng vừa là sự đầu tư tốt. Trong khi SV dành thời
gian cho giáo dục đại học, thì anh ta cũng tự đầu tư vào nguồn vốn nhân lực
của mình.
Trong mơ hình Bratt và Staffolani, đặc điểm của SV đóng vai trị chính
là yếu tố duy nhất có mối quan hệ trực tiếp đến KQHT của SV. Đây là ưu điểm
của mơ hình bởi vì nó nhấn mạnh vai trị quan trọng của yếu tố tự học, điểm
khác biệt chính giữa SV đại học và học sinh trung học. Tuy nhiên, hạn chế của
mơ hình là xem nhẹ vai trị của các yếu tố bên ngồi mà nó cũng có ảnh hưởng
đến KQHT của SV.


7

1.1.2. Mơ hình ứng dụng của Checchi et al.
Mơ hình này được xác định bởi Checchi & ctg (2000) nhằm dự đoán về
mối quan hệ giữa đầu tư cho giáo dục của cha mẹ và KQHT của con cái. Cơ sở

của mơ hình này là cha mẹ phải dành một phần thu nhập của mình đầu tư vào
việc học tập của con cái. Nếu việc đầu tư vào việc học cho con cái tăng lên,
tiêu dùng của cha mẹ sẽ giảm đi nhưng thu nhập tương lai của con cái sẽ tăng
lên.
P = P(A,E,S,Yf)
Từ phương trình trên cho ta thấy mơ hình này chỉ ra rằng cả điều kiện
gia đình đại diện là thu nhập của gia đình (Yf), số tiền đầu tư cho giáo dục của
người con (S) và đặc điểm của SV đại diện là trí thơng minh (A), mức độ cố
gắng (E) tác động tích cực đến KQHT của SV. Ứng dụng vào trường hợp SV
học đại học, cho dù SV hồn tồn độc lập và có trách nhiệm về KQHT của họ
nhưng nguồn lực gia đình vẫn có ảnh hưởng mạnh lên KQHT của SV.
1.1.3 Mơ hình ứng dụng của Dickie
Dựa vào kết quả nghiên cứu của Dickie (1999) đã xác lập một mơ hình
nghiên cứu về tác yếu tố tác động đến KQHT như sau:
A*= A* (F,S,K,α)
Trong đó, đặc trưng gia đình (F), nguồn lực của nhà trường (S), đặc
điểm của người học (K) và năng lực cá nhân (α ) là các yếu tố tác động đến
KQHT của người học. Điều này có ý nghĩa KQHT của người học là kết quả
của mối quan hệ hỗ tương của ba nhóm yếu tố đại diện là gia đình, nhà trường
và người học. Đây là mơ hình thơng dụng nhất vì nó bao hàm ảnh hưởng của
ba nhóm yếu tố trên.
Ba mơ hình được giới thiệu có phạm vi nghiên cứu khác nhau. Trong
mơ hình Bratti và Staffolani, tác giả chỉ nhấn mạnh ảnh hưởng của đặc điểm
SV. Tiếp đến, mơ hình Checchi et al. chỉ ra ảnh hưởng của cả đặc điểm SV và
đặc trưng gia đình lên KQHT. Sau đó, mơ hình Dickie khảo sát ảnh hưởng của
3 tác nhân tác động đến KQHT của SV đó là gia đình, nhà trường và người
học.


8


1.1.4 Một số lý thuyết và giả thuyết
1.1.3.1. KQHT của SV
KQHT là kiến thức, kỹ năng thu nhận của SV là mục tiêu quan trọng
nhất của các trường đại học cũng như của SV. Các trường đại học cố gắng
trang bị cho SV những kiến thức và kỹ năng (gọi chung là kiến thức) họ cần.
SV vào trường đại học cũng kỳ vọng họ sẽ thu nhận những kiến thức cần thiết
để phục vụ quá trình làm việc và phát triển sự nghiệp của họ.
Có những quan điểm và cách thức đo lường KQHT của SV trong học
tập tại các trường đại học. KQHT có thể được đo lường thơng qua điểm của
mơn học (Hamer, 2000 - trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr. 325).
KQHT cũng có thể do SV tự đánh giá về quá trình học tập và kết quả tìm kiếm
việc làm (Clarke &ctg, 2001 - trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr.
325). Trong nghiên cứu này, KQHT của SV được định nghĩa là những đánh giá
tổng quát của chính SV về kiến thức và kỹ năng họ thu nhận được trong q
trình học tập các mơn học cụ thể tại trường (Young & ctg, 2003 - trích dẫn từ
Nguyễn ðình Thọ & ctg, 2009.
1.1.3.2. Động cơ học tập của SV
Khái niệm động cơ dùng để giải thích vì sao con người hành động, duy
trì hành động của họ và giúp họ hồn thành cơng (Pintrich, 2003 – trích dẫn từ
Nguyễn Đình Thọ& ctg, 2009, tr. 325-326). Động cơ giúp thiết lập và làm gia
tăng chất lượng của quá trình nhận thức và điều này làm dẫn đến thành cơng.
Có nhiều mơ hình về động cơ, tuy nhiên ba yếu tố tổng qt sau đây hiện diện
trong hầu hết các mơ hình về động cơ. Yếu tố thứ nhất là giả thuyết phụ, dùng
để biểu thị niềm tin về khả năng hay kỹ năng để hồn thành cơng việc của con
người. Yếu tố thứ hai là giá trị, dùng để biểu hiện niềm tin về tầm quan trọng,
sự thích thú và lợi ích của công việc. Yếu tố thứ ba là cảm xúc, dùng để thể
hiện cảm xúc của con người thông qua phản ứng mang tính cảm xúc về cơng
việc (Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009).Trong giáo dục, sự khác biệt về khả năng
cũng như động cơ học tập của SV ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và giảng

dạy đã được nhiều nhà nghiên cứu tập trung trong nhiều năm. Động cơ học tập
của SV (gọi tắt là động cơ học tập) được định nghĩa là lòng ham muốn tham dự


9

và học tập những nội dung của môn học hay chương trình học. Việc xây dựng
và đo lường khái niệm động cơ học tập thường dựa vào phương pháp tự đánh
giá hiệu quả.
Trong khi khả năng học tập phản ánh năng lực của SV trong học tập,
động cơ học tập là quá trình quyết định của SV về định hướng, mức độ tập
trung và nổ lực của SV trong quá trình học tập. KQHT của SV sẽ gia tăng khi
động cơ học tập của họ cao vì mức độ cam kết vào việc tích lũy kiến thức và
ứng dụng những chiến lược học tập có hiệu quả (Nguyễn Đình Thọ & ctg,
2009, tr. 325-326). Vì vậy, động cơ học tập ảnh hưởng rất lớn đến KQHT của
SV, giả thuyết sau đây được đề nghị.
Giả thuyết H1: Có mối tương quan thuận giữa động cơ học tập và KQHT
của SV
1.1.3.3. Tính kiên định trong học tập
Những trở ngại về tâm lý, ví dụ như căng thẳng (stress), có thể ảnh
hưởng đến hiệu quả làm việc và học tập của con người. Để khắc phục những
trở ngại về tâm lý này, con người cần có tính kiên định cao trong cuộc sống.
Tính kiên định là một khái niệm tiềm ẩn thể hiện thái độ của con người thông
qua sự cam kết, kiểm soát và thử thách trong cuộc sống (Britt & ctg, 2001 –
trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ, 2010, tr. 11-12). Cam kết thể hiện qua việc dồn
hết tâm trí và sức lực khi tham gia một công việc hay đối phó với một vấn đề
nào đó. Kiểm sốt nói lên xu hướng chịu đựng và hành động tích cực của một
cá nhân khi đương đầu với những bất trắc xảy ra. Thử thách biểu thị niềm tin
về sự thay đổi trong cuộc sống. Thay đổi là động lực hấp dẫn, không phải là
mối đe dọa cho sự phát triển (Nguyễn Đình Thọ, 2010). Nghiên cứu trong lĩnh

vực giáo dục cho thấy việc tham gia học tập tại các trường đại học là một trong
những công việc gây nhiều căng thẳng nhất. Trong q trình học tập, SV khơng
những tập trung vào việc học, ví dụ như hồn thành bài đọc, bài tập, dự án, thi
cử, vv., mà phải quan tâm đến nhiều vấn đề cá nhân khác như tài chính, làm
thêm ngồi giờ, hoạt động xã hội, vv.Vì vậy, tính kiên định trong học tập đóng
vai trị quan trọng trong quá trình học tập của SV. Kiên định học tập thể hiện


10

qua SV dành hết tâm trí và sức lực (cam kết), chịu đựng và hành động tích cực
(kiểm sốt) và đón nhận thay đổi (thử thách) trong q trình học tập và sinh
hoạt của mình tại trường đại học (Nguyễn Đình Thọ, 2010, tr. 11-12).
Tính kiên định giúp cho con người nâng cao được hiệu quả công việc và
sức khỏe khi thi đấu với những căng thẳng trong công việc. Tính kiên định
cũng giúp con người biến đổi những căng thẳng trong cuộc sống, giúp chuyển
đổi những vấn đề tạo nên căng thẳng thành những vấn đề thông thường cần giải
quyết hoặc biến chúng thành cơ hội cho sự phát triển. Tóm lại tính kiên định
giúp con người chuyển đổi những vấn đề căng thẳng thành những vấn đề bình
thường hay những cơ hội, giúp làm tăng hiệu quả công việc và chất lượng cuộc
sống (Nguyễn Đình Thọ). Tương tự như trong cuộc sống, trong thời gian theo
học đại học, SV thường gặp nhiều căng thẳng trong quá trình học tập. Với
những SV có tính kiên định cao trong học tập, họ có khả năng kiểm sốt căng
thẳng trong q trình học tập của họ. Khả năng này giúp họ biến đổi những
căng thẳng trong học tập thành những thú vị của cuộc sống trong quá trình học
tập. Khi SV vượt qua được những áp lực trong việc học thông qua việc giải
quyết những bài học, bài tập, dự án và bài thi trên lớp. Vì vậy, kiên định học
tập ảnh hưởng rất lớn đến KQHT của SV, giả thuyết sau:
Giả thuyết H2: Có mối tương quan thuận giữa tính kiên định học
tập và KQHT của sinh viên

1.1.3.4. Ấn tượng về trường đại học
Ấn tượng của một thương hiệu - của sản phẩm hay của tổ chức - phản
ánh cảm nhận của khách hàng về thương hiệu đó (Aaker, 1996; Balmer &
Greyser, 2006 - trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr. 329). Tương tự
như một tổ chức kinh doanh, trường đại học là tổ chức cung cấp tri thức (dịch
vụ) cho SV. Ấn tượng thương hiệu trường đại học đóng vai trị quan trọng đối
với những ai có liên quan, trong đó người sử dụng sản phẩm (nhà tuyển dụng),
gia đình, SV, giảng viên,...đối với SV, người thụ hưởng trực tiếp dịch vụ của
trường đại học, ấn tượng về trường đại học sẽ là điểm cơ bản để họ nhận dạng
các trường đại học. Khi họ cảm nhận một trường đại học có tiếng tăm, họ có xu


11

hướng tin tưởng rằng trường đại học này có chất lượng và họ sẽ có nhiều cơ
hội việc làm sau khi tốt nghiệp, trường đại học sẽ trang bị cho họ những hành
trang cần thiết trong công việc sau này. Cảm nhận này cũng giúp họ củng cố
niềm tin trong học tập (Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, sau đây được đề nghị
SV có ấn tượng tốt về trường đại học sẽ làm gia tăng KQHT. Vì vậy, ấn tượng
trường học có ảnh hưởng đến KQHT của SV, giả thuyết sau đây được đề nghị.
Giả thuyết H3: Có mối tương quan thuận giữa ấn tượng trường học
và KQHT của SV
1.1.3.5. Phương pháp học tập
Phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (đại học
Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học
tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ
viết tắt ghép thành POWER: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink (Lập
kế hoạch học tập, tổ chức học tập, hoạt động học tập, đánh giá học tập, suy
nghĩ lại) và cũng theo ThS. Trần Lan Anh (2009), phương pháp học tập được
biểu hiện ở các khía cạnh sau:

1.1.3.5.1. Lập kế hoạch học tập
Là một việc làm quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng
học tập. Việc lập kế hoạch học tập bao gồm việc tìm hiểu mục tiêu của mơn
học trước khi môn học bắt đầu; chọn phương pháp học phù hợp với từng môn
học; chuẩn bị bài trước khi đến lớp; sưu tầm sách và các tài liệu cần thiết. Lập
thời gian biểu cho việc học tập. Học ở đại học khác với cách học ở phổ thông,
SV phải tự đặt kế hoạch học tập cho chính bản thân mình và tự giác thực hiện
nghiêm túc kế hoạch đó. Nếu SV thường xuyên lập thời gian biểu cho việc học
tập một cách khoa học thì hoạt động học sẽ đạt hiệu suất cao và đem lại sự thỏa
mãn về tinh thần. Rất nhiều SV khi bước chân vào trường đại học có tư tưởng
"xả hơi" và cho rằng mình cịn nhiều thời gian để học. Họ có quan điểm
"khơng học lúc này sẽ học lúc khác, đến kỳ thi học cũng không muộn". Trước
khi thi, mới bắt đầu học vội vàng, gấp rút sẽ khiến cho người học cảm thấy
căng thẳng, mệt mỏi. Với cách học như vậy sẽ không đủ thời gian và dẫn đến


12

hậu quả "hiểu không sâu, nhớ không kỹ", "học trước qn sau". Kiểu học nhồi
nhét đó cịn gây ra tình trạng "ức chế tự vệ" làm nảy sinh chán ghét học tập.
Tìm hiểu về mục tiêu mơn học trước khi mơn học bắt đầu. Việc tìm hiểu
về mục tiêu mơn học trước khi mơn học bắt đầu có nghĩa là SV xem xét kết
quả mà mơn học có thể mang lại, giúp SV chủ động hơn trong việc học như
chuẩn bị tài liệu,.. để giúp họ sẵn sàng tâm thế về lĩnh vực cần học. Tìm ra
phương pháp học tập phù hợp với từng mơn học. Hành vi "Tìm ra phương pháp
học tập phù hợp với từng môn học" thể hiện việc SV linh hoạt trong việc học
tập từng môn học cụ thể. Mỗi mơn học có những u cầu và mục tiêu khác
nhau. Sẽ là thiếu khoa học và không hiệu quả nếu SV chỉ biết sử dụng một
phương pháp duy nhất áp dụng cho tất cả các môn học. Phương pháp học tập
không phù hợp sẽ làm cho SV khó lĩnh hội được nội dung và mục tiêu của mơn

học. Tìm đọc tất cả những tài liệu do giáo viên hướng dẫn Nhằm giúp SV nắm
vững nội dung môn học. Sách mà giáo viên yêu cầu đọc được coi như điều kiện
bắt buộc để đảm bảo tính hệ thống và sâu sắc của mơn học. Chủ động tìm đọc
thêm tài liệu tham khảo SV không thể lĩnh hội tri thức một cách khoa học, hệ
thống, sâu sắc và vững chắc bằng một biện pháp nào khác ngoài việc nghiên
cứu sách. Việc tìm đọc thêm tài liệu tham khảo giúp chúng ta bổ sung thêm
luận cứ, thí dụ minh họa cho luận điểm mà ta đã biết đồng thời phát hiện những
quan điểm mới đối với vấn đề đang nghiên cứu. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
bao gồm việc ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới. SV chuẩn bị bài mới bằng tài
liệu tham khảo và chủ động tự đặt trước các câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ
được học trên lớp sẽ giúp cho SV dễ dàng nắm bắt trọng tâm và nhanh chóng
đi sâu vào nội dung bài giảng mới đồng thời giúp SV sắp xếp lại nội dung bài
giảng một cách hệ thống. Nếu SV tích cực chuẩn bị bài trước khi đến lớp thì họ
cũng sẽ tích cực ghi chép bài theo cách hiểu của mình và hăng hái phát biểu ý
kiến xây dựng bài trong giờ học.
1.1.3.5.2. SV sử dụng thao tác tư duy (Hoạt động tự học)
Tư duy là một quá trình sinh lý tạo ra những khái niệm, nghĩa là sự
phản ánh gắn liền với ngôn ngữ đã được khái quát hóa về các mối liên hệ


13

khách quan. Theo He-Bớc Smit-Man, chúng ta hồn tồn có thể luyện tập để
cải thiện tốc độ tư duy bằng cách tập thói quen thường xuyên tóm tắt nhanh nội
dung chủ yếu của vấn đề hoặc hiện tượng nào đó và đừng nên dừng lại quá lâu
khi phát triển một ý nghĩ về vấn đề mà ta nhận thức là đúng rồi, ghi chép nhanh
theo cách hiểu của mình. Đối với học tập, thao tác tư duy được thể hiện ở
những hành vi ghi chép bài theo cách hiểu của mình. Gạch dưới những từ,
những câu quan trọng trong tài liệu học để xác định nội dung quan trọng cần
tìm hiểu và nắm vững trong khi tự học và so sánh với những vấn đề đã học với

kinh nghiệm bản thân.
Thao tác tư duy thể hiện ở các khía cạnh sau:
Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình
Ghi chép theo cách hiểu của mình nghĩa là SV phải biết sắp xếp và cấu
trúc mới lại những thông tin nhận được thì mới có khả năng hiểu sâu, nhớ lâu.
Ở trên lớp, khi nghe giảng, SV cần tạo thói quen ghi chép bài đầy đủ theo cách
hiểu của mình. Điều này làm cho SV phải tập trung chú ý đến nội dung bài
giảng mà cịn thể hiện tính chủ động và biết cách tư duy.
Tóm tắt và tìm ra ý chính khi đọc tài liệu
Trong q trình lĩnh hội một hệ thống tri thức nào đó, con người tạo ra
một nếp suy nghĩ logic và có được những kỹ năng trí tuệ. Những kỹ năng này
ngày càng được hồn thiện hơn và trở thành một tiền đề bên trong cần thiết cho
việc tiếp thu một hệ thống tri thức khác ở trình độ cao hơn. SV phải biết phân
tích, tổng hợp nhằm khám phá ra nội dung cơ bản và đặc điểm bản chất của đối
tượng. SV phải biết tóm tắt và tìm ra ý chính khi đọc tài liệu bằng cách "gạch
dưới từ, những ý,những câu quan trọng". Cách làm này sẽ giúp SV dễ dàng hệ
thống hóa kiến thức và làm cho kiến thức dễ nhớ.
Vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các bài tập, thực hành,...SV
chỉ có thể thực sự lĩnh hội tri thức khi SV có thể phân tích, khái qt tài liệu và
rút ra những kết luận cần thiết, chuyển nhận thức từ hiện tượng sang bản chất.
Tri thức và tư duy gắn bó như sản phẩm đi đơi với q trình, tri thức được bộc
lộ và phát triển trong tư duy. Dựa vào cái đã biết và nhờ tư duy SV phán đoán
ra tri thức mới mà biểu hiện rõ nhấ qua hành động so sánh vấn đề đã học với


14

kinh nghiệm bản thân để tìm ra cái mới, tìm hiểu ý nghĩa của môn học với cuộc
sống hàng ngày, tìm ví dụ minh họa hay rèn luyện các bài tập, thực hành để
làm rõ nội dung môn học.

Giả thuyết H4: Có mối tương quan thuận giữa phương pháp học
tập và
KQHT của SV
Động cơ học tập

Kiên định học tập
Kết quả học tập
Ấn tượng trường học
Phương pháp học tập
tập


15

Giả thuyết H1: Có mối tương quan thuận giữa động cơ học tập và
KQHT của SV.
Giả thuyết H2: Có mối tương quan thuận giữa tính kiên định học tập và
KQHT của sinh viên.
Giả thuyết H4: Có mối tương quan thuận giữa ấn tượng trường học và
KQHT của SV .
Giả thuyết H3: Có mối tương quan thuận giữa phương pháp học tập và
KQHT của SV
Mẫu nghiên cứu
Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, kích thước mẫu càng lớn càng tốt
(Nguyễn Đình Thọ, 2012). Hair và ctg (2006) trích bởi Nguyễn Đình Thọ
(2012) cho rằng để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu
tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa
là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Ngoài ra, theo Tabachnick và Fidell
(1991) trích bởi Nguyễn Đình Thọ (2012), để phân tích hồi quy đạt được kết
quả tốt nhất, thì kích thước mẫu phải thỏa mãn cơng thức tính kích thước mẫu:

n ≥ 50 + 8 p. Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu và p là số lượng biến độc
lập trong mơ hình.
Cụ thể, trong mơ hình nghiên cứu nhóm tác giả đề xuất có 4 biến độc
lập tương đương 16 biến quan sát có thể được sử dụng trong phân tích nhân tố
khám phá. Ta tính được số mẫu tối thiểu cần thiết của nghiên cứu là 16 x 5 =
80. Nếu dựa theo công thức n ≥ 50 + 8 p ta tính được n ≥ 50 + 8 x 4 = 82. Do
EFA ln địi hỏi kích thước mẫu lớn hơn nhiều so với dùng hồi quy nên ta
chọn kích thước mẫu tối thiểu n = 231. Như vậy, số liệu được thu thập đảm bảo
thực hiện tốt mơ hình nghiên cứu.
1.2 Xây dựng thang đo
Dựa vào cơ sở lý thuyết, các thang đo từ các nghiên cứu trước đã được
các nhà nghiên cứu chứng minh có độ tin cậy và có ý nghĩa trong các nghiên
cứu. Các biến quan sát trong bảng câu hỏi được sử dụng thang đo Likert 5 mức
đô ̣, cụ thể như sau:
(1) - Hồn tồn khơng đồng ý


16

(2) - Khơng đồng ý
(3) - Bình thường
(4) - Đồng ý
(5) - Hoàn toàn đồng ý
Thang đo Likert này liên quan đến các nhân tố về động cơ học tập ( 4
biến quan sát), kiên định học tập ( 4 biến quan sát), ấn tượng học tập (4 biến
quan sát), phương pháp học tập ( 4 biến quan sát). Ngoài ra, tác giả còn sử
dụng một số thang đo định danh nhằm loại bỏ thông tin về sinh viên.
Thành phần

Ký hiệu


Nội dung

ĐCHT1

Tôi dành rất nhiều thời gian cho việc học

Động cơ học

ĐCHT2

Đầu tư vào việc học là ưu tiên số một của tơi

tập

ĐCHT3

Tơi tập trung hết sức mình cho việc học

ĐCHT4

Nhìn chung, động cơ học tập của tơi rất cao.

KĐHT1

Kiên định
học tập

KĐHT2
KĐHT3

KĐHT4

ATTH1

Ấn tượng
trường học

ATTH2

ATTH3

ATTH4

Dù có khó khăn gì đi nữa, tơi ln cam kết
hồn thành việc học của tơi tại trường
Khi cần thiết tôi sẵn sàng làm việc cật lực để
đạt được mục tiêu học tập…
Khi gặp vấn đề khó khăn trong học tập, tơi
ln có khả năng giải quyết nó
Tơi ln kiểm sốt được những khó khăn xảy
ra với tơi trong học tập ....
Tiếng tăm của trường đại học tơi đang học
ảnh hưởng giá trị bằng cấp của tơi
Tơi tin rằng các nhà tuyển dụng có ấn tượng
tốt đối với trường đại học tôi đang học.
Tôi đã nghe nhiều tiếng tốt về trường đại học
tôi đang học
Tôi tin rằng trường đại học tơi đang học rất
có danh tiếng


Phương

PPHT1

Lập thời gian biểu cho việc học tập

pháp học tập

PPHT2

Tìm hiểu mục tiêu môn học trước khi môn


17

học bắt đầu
PPHT3

PPHT4

Kết quả học
tập

Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với
từng mơn học
Tìm đọc tất cả những tài liệu do giáo viên
hướng dẫn

KQHT1
KQHT2

KQTH3
KQHT4

Biến

Tên yếu tố

Số biến quan sát đo lường

F1

Động cơ học tập

4

F2

Kiên định học tập

4

F3

Ấn tượng học tập

4

F4

Phương pháp học tập


4

Y

Kết quả học tập

4

*

Tổng

20

(Nguồn: Khảo sát năm 2018)


18

1.3 Kết quả nghiên cứu
1.3.1 Thống kê mô tả mẫu
Thực tế, nhóm tác giả đã tiến hành gửi 270 bảng câu hỏi đến các bạn
sinh viên năm hai theo lịch học từ phòng đào tạo để khảo sát sinh viên về kết
quả học tập. Sinh viên tham gia trả lời câu hỏi là sinh viên đang học tại đầu
năm 3 và cuối năm 2 để đảm bảo đối tượng khảo sát là phù hợp đối với nghiên
cứu. Khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 3/2018 đến tháng
4/2018. Sau đó tác giả thu về được 245 bảng câu hỏi, trong đó có 14 bảng trả
lời cịn để trống một số câu hỏi nên đã loại bỏ. Vì vậy, nhóm tác giả tiến hành
phân tích và xử lý số liệu trên 231 bảng câu hỏi được trả lời hợp lệ.

Dữ liệu phân tích dựa vào số liệu thu thập được từ 231 bảng câu hỏi
khảo sát hợp lệ. Kết quả nghiên cứu được mô tả cụ thể sau đây:
Bảng 3.1 Thống kê mẫu khảo sát

Chỉ tiêu
Giới tính
Tuổi

Đặc điểm

Số mẫu

Tỷ lệ%

Nam

129

55.8

Nữ

102

44.2

< 3 giờ

122


52.8

4- 7 giờ

70

30.3

> 7 giờ

39

16.9

(Nguồn: Khảo sát năm 2018)
Theo kết quả nghiên cứu được phân tích từ 231 bảng câu hỏi, cho thấy
sinh viên nam chiếm 55.8% tổng số lượng bảng câu hỏi hợp lệ, 102 sinh viên
nữ chiếm 44.2 %. Kết quả cho thấy phần lớn sinh viên nam thường có kết quả
học tập thấp hơn sinh viên nữ do các sinh viên nam thường đi làm sớm và có
những mối bận tâm khác trong quá trình học đại học .
Theo kết quả nghiên cứu được phân tích từ 231 bảng câu hỏi, cho thấy
số sinh viên tự học <3 giờ là 122 sinh viên chiếm 52.8%, 4-7 giờ là 70 sinh
viên chiếm 30.3% , >7 giờ là 39 sinh viên chiếm 16,9%. Cho thấy tỉ lệ sinh
viên có số giờ tự học nhiều khá thấp so với số sinh viên có số giờ tự học <4
giờ.
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ giới tính của sinh viên


19


1.3.2 Thống kê mô tả biến
Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Ký hiệu

Descriptive Statistics
Số mẫu khảo Giá trị nhỏ Giá trị
sát

nhất

Độ

lớn Trung
bình

nhất

lệch

chuẩn

DCHT1

231

2

5

3.41


.818

DCHT2
DCHT3
DCHT4
KDHT1
KDHT2
KDHT3
KDHT4
ATTH1
ATTH2
ATTH3
ATTH4
PPHT1
PPHT2
PPHT3
PPHT4
KQHT1
KQHT2
KQHT3
KQHT4
Valid N
(listwise)

231
231
231
231
231

231
231
231
231
231
231
231
231
231
231
231
231
231
231

1
2
1
2
1
2
1
2
2
2
2
2
2
2
2

2
2
2
2

5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5

3.55
3.36
3.61
3.47
3.63

3.41
3.72
3.56
3.58
3.57
3.62
3.77
3.83
3.84
3.91
3.62
3.71
3.71
3.93

.826
.811
.825
.931
.908
.923
.896
1.044
1.043
1.031
1.035
1.175
1.128
1.091
1.106

.708
.783
.893
.889

231

Theo kết quả thống kê mơ tả, hầu hết các biến quan sát có mức độ cảm
nhận từ 1 (hồn tồn khơng đồng ý) đến 5 (hồn tồn đồng ý). Điều này chứng
tỏ có sự khác nhau về mức độ cảm nhận của từng nhóm đối tượng sinh viên
khác nhau về cách thức học do đó có sự khác biệt về kết quả học tập.


20

2.3..3 Phân tích hệ số tin cậy của thang đo Cronbach Alpha
Bảng 3.3 Thống kê các hệ số tin cậy của thang đo
Thang đo

Biến

Trung bình Phương

quan sát

thang

sai Tương

đo thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại


nếu loại biến loại biến
Động cơ học
tập
Alpha: 0.865
Kiên
học

định
tập

Alpha: 0.830
Ấn tượng học
tập

Alpha:

0.875
Phương pháp
học

tập

Alpha: 0.847
Kết quả học
tập.
0.356

Alpha:


Cronbach’s

tổng

biến

DCHT1
DCHT2

10.53
10.39

4.441
4.648

.742
.657

.817
.852

DCHT3
DCHT4

10.58
10.33

4.558
4.387


.708
.753

.831
.812

KDHT1
KDHT2

10.76
10.59

5.289
5.303

.632
.654

.797
.787

KDHT3
KDHT4

10.82
10.51

5.341
5.138


.626
.719

.799
.757

ATTH1
ATTH2
ATTH3
ATTH4
PPHT1
PPHT2
PPHT3
PPHT4
KQHT1
KQHT2
KQHT3
KQHT4

10.77
10.76
10.77
10.71
11.58
11.51
11.51
11.43
11.35
11.25
11.26

11.04

7.845
6.924
7.589
7.031
8.611
7.616
8.695
7.881
2.772
2.594
2.236
2.470

.616
.824
.684
.808
.563
.801
.619
.768
.174
.190
.244
.152

.884
.801

.858
.808
.858
.753
.832
.769
.309
.292
.222
.339

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các biến quan sát trong thang đo
đều có hệ số alpha lớn hơn 0.7. Khơng có biến nào nhỏ hơn 0.3 nên sẽ khơng bị
loại bỏ (Nunnally và Burnstein, 1994 trích bởi Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn
Thị Mai Trang, 2007)
1.3.4 Phân tích nhân tố EFA
Nghiên cứu sử dụng phương pháp rút trích các thành phần chính
(Principal components) với phương pháp xoay nguyên gốc các nhân tố
(Varimax) và chỉ những nhân tố nào có eigenvalues lớn hơn 1 mới được giữa
lại trong mơ hình phân tích. Kết quả phân tích EFA cho thấy trị số KMO của
nhóm biến độc lập là 0.697, thỏa điều kiện 0.5 < KMO < 1 với mức ý nghĩa là
Sig = 0.000 trong kiểm định Barlett’s (Sig<0.05). Số nhân tố rút trích được là 4
với điểm dừng khi rút trích các nhân tố tại eigenvalues = 0.2396 lớn hơn 1,


21

tổng phương sai trích được là 70.911% và 4 biến quan sát đều có hệ số tải nhân
tố lớn hơn 0.5; điều này thể hiện kết quả phân tích nhân tố là phù hợp và các
biến tương quan với nhau trong tổng thể

Nhân tố
Ấn tượng học tập
ATTH2
ATTH4
ATTH3
ATTH1
DCHT4
DCHT1
DCHT3
DCHT2
PPHT2
PPHT4
PPHT3
PPHT1
KQHT4
KQHT2
KQHT1
KQHT3

Động cơ học tập

Phương pháp học tập

Kết quả học tập

.922
.916
.809
.736
.864

.862
.841
.806
.920
.900
.747
.724
.849
.812
.797
.786

Nghiên cứu sử dụng phương pháp rút trích các thành phần chính
(Principal components) với phương pháp xoay nguyên gốc các nhân tố
(Varimax) và chỉ những nhân tố nào có eigenvalues lớn hơn 1 mới được giữa
lại trong mơ hình phân tích. Kết quả phân tích EFA cho thấy trị số KMO của
nhóm biến thu hút là 0.564, thỏa điều kiện 0.5 < KMO < 1 với mức ý nghĩa là
Sig = 0.000 trong kiểm định Barlett’s (Sig<0.05). Số nhân tố rút trích được là 7
với điểm dừng khi rút trích các nhân tố tại eigenvalues =27.529 lớn hơn 1,
tổng phương sai trích được là 43.152% và 1 biến quan sát đều có hệ số tải nhân
tố lớn hơn 0.5; điều này thể hiện kết quả phân tích nhân tố là phù hợp và các
biến tương quan với nhau trong tổng thể

Biến phụ thuộc
Kết quả học tập
KQHT3

.691



22

KQHT1

.655

KQHT2

.623

Mơ hình nghiên cứu gồm có 4 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc như mơ
hình lý thuyết đề ra
1.3.5 Phân tích hồi quy bội
Nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy bội và sử dụng phương pháp
đưa vào một lượt (phương pháp enter) khi phân tích hồi quy bội. Cụ thể:
Bảng 3.5 Kết quả phân tích hồi quy bội

Mơ hình

Hệ

số

chưa Hệ

chuẩn hóa

số t

Ý


chuẩn

Chuẩn

đốn

hiện

nghĩa tượng đa cộng tuyến

hóa
Hệ số Sai số Beta
Beta

(Constant)

chuẩn

1.350

.248

DCHT

.103

.038

KDHT


.178

ATHT
PPHT

Độ

Hệ số phóng

chấp

đại phương

nhận

sai

5.448

.000

.149

2.717

.007

1.000


1.000

.036

.277

4.994

.000

.983

1.018

.224

.030

.414

7.432

.000

.971

1.030

.155


.029

.300

5.373

.000

.967

1.034

Ta thấy các biến đều có ý nghĩa về mặt thống kê vì có mức ý nghĩa nhỏ hơn
0.05. Ngoài ra, ta cũng thấy rằng hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn
10 chứng tỏ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hồng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Phương trình hồi quy thể kết quả học tập của sinh
viên nằm dự đoán theo tất cả các biến độc lập là:
Kết quả học tập =1.350+0.103*X1+0.178*X2+0.224*X3+0.155*X4 (Quy
trình kết quả học tập)
Theo kết quả nghiên cứu,kết quả học tập được đo lường bởi 4 biến:
X1: Động cơ học tập
X2: Kiên định học tập
X3: Ấn tượng học tập


23

X4: Phương pháp học tập
1.3.6 Kiểm định mơ hình nghiên cứu
Để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy, ta dùng hai hệ số là

hệ số xác định R2 hiệu chỉnh và kiểm định F

Bảng 3.6: Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu
Mơ hình
1

R2 hiệu chỉnh

R2

R
.565a

.319

Dự báo độ lệch chuẩn
.307

.39950

a. Dự đốn: (Hằng số),
Qua bảng 3.6, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.319. Hệ số R2 hiệu chỉnh nhỏ hơn
R2 vì vậy dùng hệ số R2 hiệu chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mơ hình sẽ an
tồn hơn vì nó khơng thổi phồng mức độ phù hợp của mơ hình chứng tỏ mơ
hình hồi quy là phù hợp để giải thích các nhân tố tác động đến kết quả học tập
của sinh viên năm 2. Ý nghĩa của hệ số R2 hiệu chỉnh là 30,7% sự biến thiên
của kết quả học tập theo 4 biến độc lập đưa ra trong mơ hình.
4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
4.1 Động cơ học tập
Động cơ học tập của học viên là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa

mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học vì cái gì thì cái đó chính là
động cơ học tập của học viên. Và để có được động cơ nói chung động cơ học
tập nói riêng trước hết cần phải có đối tượng bên ngồi chủ thể, có giá trị đối
với chủ thể và làm nảy sinh ở chủ thể nhu cầu cần chiếm lĩnh nó. Khi nhu cầu
sự chiếm lĩnh đó được cá nhân ý thức, sẽ trở thành động cơ thúc đầy, định
hướng và duy trì hành động. Động cơ luôn gắn với nhu cầu, mong muốn của cá
nhân. Nói khác đi, nhu cầu mong muốn là những yếu tố bên trong quan trọng
nhất để hình thành động cơ.
4.2 Kiên định học tập
Tính kiên định trong học tập Những trở ngại về tâm lý, ví dụ như căng thẳng
(stress), có thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và học tập của con người. Để


×