Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống phát hiện và nhận dạng cháy ứng dụng AI nhằm hỗ trợ công tác quản lý và điều tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 61 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XX NĂM 2018

TÊN CÔNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁT
HIỆN VÀ NHẬN DẠNG CHÁY ỨNG DỤNG AI NHẰM HỖ TRỢ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TRA

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Kỹ thuật công nghệ
CHUN NGÀNH: Điện-Điện tử

Mã số cơng trình: …………………………….


MỤC LỤC

MỤC LỤC ....................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................
TĨM TẮT ..................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
4.1 Trong nước ....................................................................................................2
4.2 Trên thế giới ..................................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn, quy mô và phạm vi áp dụng: .....10


PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................11
1.1

. Cơ sở lý thuyết về AI ...............................................................................11

1.2. Phần mềm ứng dụng LabVIEW ..................................................................11
1.2.1 Giới thiệu về LabVIEW .........................................................................11
1.2.2. Nguyên lý lập trình sử dụng ngơn ngữ hình ảnh labview...................19
1.2.3.

Thiết kế các cổng liên kết ...................................................................22

1.2.4.

Các thành phần xử lý ảnh ..................................................................28

1.2.5.

Dây nối .................................................................................................32

1.3.

Giới thiệu AutoCAD ..................................................................................34

PHẦN 2: MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP ............................................................37
2.1.

Mục tiêu ......................................................................................................37

2.2.


Phương pháp ..............................................................................................37

PHẦN 3: KẾT QUẢ ................................................................................................41
3.1.

Kết quả mơ hình: .......................................................................................41

3.2.

Kết quả kiểm thử hệ thống .......................................................................42

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................49
4.1 Kết luận ...........................................................................................................49


4.1.1. Kết quả hoạt động của hệ thống so với mục tiêu đề ra .......................49
4.1.2. Ưu điểm ...................................................................................................49
4.1.3 Nhược điểm ..............................................................................................50
4.2 Kiến nghị .........................................................................................................50
PHỤ LỤC CODE LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN VÀ CÁC BẢN VẼ THIẾT
KẾ CHẾ TẠO ..........................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................56


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Chỉ chụp và lưu người và xe có chuyển động
Hình 2. Tự động nhận diên khn mặt
Hình 3. Phát hiện đối tượng bị mất so với khung hình mặc định
Hình 4. Xác định vùng nóng khi xâm phạm,khoảng cách kích cỡ thời lượng

Hình 5: Vượt qua hàng rào ấn định ảo.( cho phép xác định 4 ranh giới )
Hình 6. Đếm lưu lượng khách hàng
Hình 7. Phát hiện vật thể bị “bỏ quên”
Hình 1.1. Bảng Functions
Hình 1.2. Bảng Help
Hình 1.3. Các ví dụ hỗ trợ
Hình 1.4. Vịng lặp While
Hình 1.5. Vịng lặp For
Hình 1.6. Cấu trúc xử lý sự kiện
Hình 1.7. Chuỗi tuần tự
Hình 1.8. Giao diện sử dụng cấu trúc tab
Hình 1.9. Các phép tốn sử dụng các biểu tượng
Hình 1.10. Các phép chuyển đổi dữ liệu
Hình 1.11. Cấu trúc chuyển đổi mảng và chuỗi
Hình 1.12. Các icons cổng logic
Hình 1.13. Các icons so sánh
Hình 1.14. Hẹn giờ, delay
Hình 1.15. Chuỗi
Hình 1.16. Cấu trúc mảng
Hình 1.17. Các icons lấy video
Hình 1.18. Icons tạo ảnh nhanh, khổ ảnh
Hình 1.19. Lưu và xuất ảnh
Hình 1.20. Ngơn ngữ chuyển đổi ảnh màu
Hình 1.21. Tìm kiếm so sánh và bắt ảnh


Hình 1.22. Bao ảnh
Hình 1.23. Labview Vision Accquistion và Vision assistant
Hình 1.24. Các giao diện camera hiển thị
Hình 1.25. Máy tính IBM

Hình 3.1. Mơ hình nhà bếp
Hình 3.2. Cài đặt
Hình 3.3. Hình ảnh qua Labview có đám cháy
Hình 3.4. Hình ảnh từ góc nhìn thứ 3
Hình 3.5. Sau khi nhấn nút để chụp ảnh
Hình 3.6. Lấy mẫu ngọn lửa và nhấn ok
Hình 3.7. Sau khi lấy mẫu
Hình 3.8. Sau khi lấy mẫu xong
Hình 3.9. Giao diện chính
Hình 3.10. Báo hiệu người cịn sống
Hình 3.11. Trạng thái nhà an tồn


1

TÓM TẮT
Nghiên cứu này thiết kế hệ thống giám sát, cảnh báo khi có hỏa hoạn xảy
ra bằng cách nhận diện đám cháy, bên cạnh đó hệ thống cịn xác nhận có người
đang bị kẹt trong đám cháy hay khơng. Hệ thống này bao gồm máy tính cá nhân
PC và một hay nhiều camera, một board mạch vi điều khiển Arduino và mơ
hình nơi được xem như nguồn phát chủ yếu của đám cháy là nhà bếp. Camera
sử dụng trong hệ thống là loại camera webcam có yêu cầu độ phân giải tối thiểu
2 Megapixel.
Chương trình được lập trình sử dụng ngơn ngữ hình ảnh Labview. Hệ
thống xây dựng cơ sở dữ liệu hình ảnh của ngọn lửa hay đám cháy, hình dáng
con người. Việc xác định vùng quét các đặc điểm trên ngọn lửa hay đối tượng
trong khu vực. Sau đó người điều khiển hệ thống chọn vùng quét mà hệ thống
sẽ xử lý ảnh để nhận diện đám cháy; và các vị trí này là những đặc điểm quan
trọng, chúng sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu. Khi hệ thống hoạt động, hệ thống
sẽ quét liên tục đối tượng xuất hiện trước camera của hệ thống, so sánh vùng

quét và cơ sở dữ liệu, đánh giá xem mức độ giống nhau giữa hình ảnh quét và
hình ảnh trong cơ sở dữ liệu. Sự giống nhau này đạt giá trị 80% thì hệ thống sẽ
phát hiện và báo động nếu có đám cháy xảy ra qua đèn hoặc còi hú.


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nhiều vụ cháy lớn nhỏ khác nhau làm cho cơ quan điều tra khó khăn
trong việc xác định nơi xuất phát ra hỏa hoạn hoặc thời gian điều tra khá lâu. Ví dụ
điển hình như vụ cháy chung cư Carina Plaza thuộc phường 16, quận 8, TP.HCM.
Rạng sáng ngày 23/03/2018 tại chung cư Carina đám cháy xuất phát từ tầng hầm gửi
xe của khu chung cư và hệ thống báo cháy của chung cư không hoạt động làm cho
13 người tử vong. Tới chiều ngày 26/03/2018 cơ quan điều tra mới đưa ra nguyên
nhân vụ cháy là xuất phát từ một xe máy tại tầng hầm và sau đó lan sang các xe các.
Để giúp cơ quan điều tra điều tra đưa ra kết quả nhanh nhất thì nhóm em đã nghiên
cứu hệ thống giám sát cảnh báo cháy nổ tự động qua camera.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là giúp mọi người và cơ quan điều tra có thể phát hiện sớm
đám cháy để kịp thời dập tắt trước khi hỏa hoạn xảy ra.
Bên cạnh đó, khi hỏa hoạn xảy ra bất ngờ vì các yếu tố khách quan hay chủ quan,
chúng ta cũng có thể xác nhận được có những ai đang bị kẹt trong đám cháy và tình
trạng của nạn nhân.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tất cả đám cháy những nơi có khả năng
là ngọn nguồn của hỏa hoạn. Bên cạnh đó, người sử dụng cũng là đối tượng
qt để có thể xác định danh tính đồng thời xác định đối tượng có an tồn trong

lúc hỏa hoạn xảy ra hay không?
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Trong nước
- Robot có khả năng nhận biết người xung quanh bằng hệ thống camera ghi
hình ảnh khn mặt. Từ những ảnh đó robot sẽ xử lý, phân tích bằng hệ thống máy


3

tính bên trong và đưa ra kết luận người trong ảnh đang vui hay buồn, ngạc nhiên hay
giận dữ.
-

Hệ thống nhận dạng khn mặt Bkface của nhóm sinh viên ngành công

nghệ thông tin, trường ĐH Bách khoa Hà Nội và sinh viên ĐH Ngoại thương, ĐH
Kinh tế quốc dân vừa được trao giải nhất cuộc thi sáng tạo trẻ do trường ĐH Bách
khoa Hà Nội tổ chức. Bkface nghiên cứu và phát triển sản phẩm với 3 tính năng chính:
ngồi phát hiện khn mặt cịn có nhận diện và xác thực khn mặt. 3 tính năng này
giúp Bkface có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực phức tạp của đời sống, như an ninh,
điều tra, truy bắt tội phạm...
4.2 Trên thế giới
- Nhận diện khuôn mặt bằng phương pháp xử lý ảnh hầu hết hiện nay đều là
công nghệ 2D. Hãng cơng nghệ Apple dùng sóng siêu âm để nhận biết được chỗ lồi
lõm trên khuôn mặt.
- Công nghệ theo dõi đối tượng sử dụng camera tự động theo dõi các vật thể
có chuyển động trong phạm vi khung hình của camera, chụp hình, ghi lại hành trình
di chuyển và lưu nó vào thẻ nhớ, chỉ chụp lưu các vật thể có di động nào ra vào khu
vực giám sát trên đường phố, sẽ ghi nhận khi có bất kỳ xe cộ, người đi qua lại; hoặc
giám sát nhà kho hệ thống sẽ chụp hình các đối tượng chuyển động là người và xe

như minh hoạ trong hình 1.


4

Hình 1. Chỉ chụp và lưu người và xe có chuyển động
Công nghệ IVS camera cho phép theo dõi khuôn mặt (hình 2.2). Chức năng
theo dõi khn mặt có nghĩa là camera sẽ tự động chụp khung hình bắt được và theo
dõi khuôn mặt của mọi người đang vào khu vực mà camera quan sát thấy, chỉ tự động
chụp hình và lưu lại các khuôn mặt vào thẻ nhớ SD. Hệ thống này rất thích hợp để
ghi nhận tất cả người ra vào nơi giới hạn hoặc ứng dụng trong trường hợp muốn nhận
diện kẻ gian Hệ thống này chưa phổ biến cụ thể tính năng lưu trữ nhận diện tại VN.


5

Hình 2. Tự động nhận diên khn mặt

Cơng nghệ xử lý ảnh phát hiện đối tượng bị mất (Lost Object Detection) sử
dụng Camera phát hiện bất kỳ một đề mục nào đã biến mất trong phạm vi giám sát
có các vật thể đã biết từ trước có hiển thị trên khung hình, camera sẽ tự động báo
động, chụp hình cụ thể các thay đổi ,các đối tượng bị mất và tự động lưu nó vào thẻ
nhớ SD. Hình 2.3 minh hoạ chức năng của công nghệ này khi ứng dụng trong phịng
triển tranh treo tường. Hai hình nhỏ góc trái, phía dưới cho thấy bức tranh treo tường
bị mất.
Hệ thống nhận diện ứng dụng tại khu vực nguy hiểm sử dụng camera phát hiện
bất kỳ đối tượng nào xâm nhập vào khu vực giám sát của camera. Camera sẽ tự động
báo động và tự động chụp hình ảnh vùng cấm, lưu vào thẻ SD. Minh họa ở hình 2.4
cho thầy hệ thống giám sát cột điện cao thế, camera sẽ báo động ngay khi có người
leo trèo lên cột đến phạm vi khu vực nóng; trẻ em leo trèo nguy hiểm ở các vi trí ngăn

cấm gọi là vùng cấm, khi xâm phạm camera sẽ xác định theo thời gian, kích cỡ của
vật xâm nhập.


6

Hình 3. Phát hiện đối tượng bị mất so với khung hình mặc định

Hình 4. Xác định vùng nóng khi xâm phạm,khoảng cách kích cỡ thời lượng


7

Hệ thống giám sát có chức năng hàng rào ảo có nghĩa là camera sẽ tự động
báo động, có hình ảnh và lưu nó vào thẻ SD khi phát hiện bất kỳ đối tượng nào băng
qua đường ranh an toàn đã ấn định của camera (hình 2.5). Cho phép ấn định 4 đường
biên của hàng rào ảo để thuận tiện kiểm sốt. Như vậy, hầu như người trách nhiệm
sẽ khơng cần phải nhìn màn hình ln ln như các camera loại truyền thống, chỉ cần
xử lý khi nghe tín hiệu báo động từ camera thông minh. Đặc biệt ứng dụng: quốc
phịng, các khu vực của chính phủ, trường học, cộng đồng và các nhà bảo mật, các
chu vi quan trọng cần bảo vệ, khu vực có nguy cơ cao.

Hình 5. Vượt qua hàng rào ấn định ảo (cho phép xác định 4 ranh giới)
Chức năng đếm lưu lượng, tính tốn lưu lượng có nghĩa là camera sẽ tự động
đếm số lượng chuyển động, chụp hình và lưu nó vào thẻ SD khi có bất kỳ đối tượng
nào di chuyển đi thông qua đường ranh giới đã cài đặt ấn định từ trước. Minh họa
như đếm số người ra và vào cửa hàng hay khu vực thương mại, đếm số người đi lên
hoặc xuống các cầu thang qua các ranh giới đã ấn định.



8

Chức năng phát hiện đối tượng bị bỏ rơi (hình 2.7) là khi camera phát hiện bất
kỳ một vật thể nào hiện ra trên khung hình giám sát khu vực này, các tính năng cần
thiết xác định chính xác vật thể có bị bỏ rơi hay khơng ; theo các lệnh đã cài đặt gồm:
Phạm vi của vật thể bỏ rơi ,theo kích cỡ tối thiểu XY, thời gian vật thể bị bỏ rơi hiển
thị trên khung hình mới gọi là "bị bỏ rơi ". Khoảng cách bị dịch chuyển là bao nhiêu,
hoặc không bị dịch chuyển mới gọi là "bị bỏ rơi". Hội đủ các yếu tố này có nghĩa là
camera đã xác định vật thể bị bỏ rơi thật sự, sẽ tự động báo động, chụp hình, ghi lại
hành trình di chuyển của vật thể từ ban đầu đến lúc bị bỏ rơi và lưu nó vào thẻ nhớ
SD.
Đặc biệt ứng dụng cho : sân bay, tàu điện ngầm và các khu vực vận chuyển
hành khách,khu quan trọng khác ,nhằm phát hiện ngay tức khắc ,để ngăn chận và
chống lại các hành vi khủng bố. Với Đầu ghi cơng nghệ IVS thơng minh chúng ta
cũng có được những ưu điểm hồn tồn tuyệt vời: Có thể đếm người ra vào, hàng
rào ảo

Hình 6. Đếm lưu lượng khách hàng


9

Hình 7. Phát hiện vật thể bị “bỏ quên”


10

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn, quy mô và phạm vi áp dụng:
- Đề tài này sẽ mở ra phương pháp hiện đại về công nghệ xử lý hình ảnh,
hỗ trợ cũng như thay thế dần các hình thức xử lý đã lỗi thời.

- Bên cạnh những ý nghĩa khoa học, về thực tiễn nghiên cứu này sẽ mở ra
một cuộc đột phá mới về cảnh báo và phòng cháy chữa cháy. Hỗ trợ điều
tra, giám sát cơng trình một cách hiệu quả dưới cơng nghệ AI
- Phạm vi áp dụng là những nơi thường xảy ra cháy như nhà, chung cư
hay những nơi khô hanh dễ gây hỏa hoạn,…. Thậm chí có thể được lắp
ở những ngơi nhà khơng có khả năng bị cháy để phòng xa.


11

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 . Cơ sở lý thuyết về AI
Trí tuệ nhân tạo hay trí thơng minh nhân tạo (tiếng Anh: artificial intelligence
hay machine intelligence, thường được viết tắt là AI) là trí tuệ được biểu diễn
bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào. Thuật ngữ này thường dùng để nói đến
các máy tính có mục đích khơng nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các
lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.
Tuy rằng trí thơng minh nhân tạo có nghĩa rộng như là trí thơng minh trong các
tác phẩm khoa học viễn tưởng, nó là một trong những ngành trọng yếu của tin
học. Trí thơng minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng
thích ứng thơng minh của máy móc. Các ví dụ ứng dụng bao gồm các tác vụ
điều khiển, lập kế hoạch và lập lịch (scheduling), khả năng trả lời các câu hỏi về
chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty, nhận dạng
chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khn mặt. Bởi vậy, trí thơng minh nhân tạo
đã trở thành một môn học, với mục đích chính là cung cấp lời giải cho các vấn
đề của cuộc sống thực tế. Ngày nay, các hệ thống nhân tạo được dùng thường
xuyên trong kinh tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong các
phần mềm máy tính thơng dụng trong gia đình và trị chơi điện tử.
Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự
động hóa các hành vi thơng minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc

lập trình logic trong các ngơn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học
máy (tiếng Anh: machine learning) để mơ phỏng trí tuệ của con người trong các
xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính
có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết
vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngơn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,….

1.2. Phần mềm ứng dụng LabVIEW
1.2.1 Giới thiệu về LabVIEW


12

LabVIEW (viết tắt của nhóm từ Laboratory Virtual Instrumentation
Engineering Workbench) là một phần mềm máy tính được phát triển bởi cơng ty
National Instruments, Hoa kỳ. LabVIEW cịn được biết đến như là một ngơn ngữ lập
trình với khái niệm hồn tồn khác so với các ngơn ngữ lập trình truyền thống
như ngôn ngữ C, Pascal. Bằng cách diễn đạt cú pháp thơng qua các hình ảnh trực
quan trong mơi trường soạn thảo, LabVIEW đã được gọi với tên khác là lập trình G
(viết tắt của Graphical, nghĩa là đồ họa).
LabVIEW được dùng nhiều trong các phịng thí nghiệm, lĩnh vực khoa học kỹ
thuật như tự động hóa, điều khiển, điện tử, cơ điện tử, hàng khơng, hóa sinh, điện tử
y sinh,... Hiện tại ngoài phiên bản LabVIEW cho các hệ điều hành Windows, Linux,
Hãng NI đã phát triển các mô-đun LabVIEW cho máy hỗ trợ cá nhân (PDA). Các
chức năng chính của LabVIEW có thể tóm tắt như sau:
Thu thập tín hiệu từ các thiết bị bên ngồi như cảm biến nhiệt độ, hình ảnh
từ webcam, vận tốc của động cơ,...
Giao tiếp với các thiết bị ngoại vi thông qua nhiều chuẩn giao tiếp thông qua các cổng
giao tiếp: RS232, RS485, USB, PCI, Ethernet
Mơ phỏng và xử lý các tín hiệu thu nhận được để phục vụ các mục đích nghiên cứu
hay mục đích của hệ thống mà người lập trình mong muốn

Xây dựng các giao diện người dùng một cách nhanh chóng và thẩm mỹ hơn nhiều so
với các ngôn ngữ khác như Visual Basic, Matlab,..
Cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển như PID, Logic mờ (Fuzzy Logic), một
cách nhanh chóng thơng qua các chức năng tích hợp sẵn trong LabVIEW.
Cho phép kết hợp với nhiều ngôn ngữ lập trình truyền thống như C, C++,...
Bảng hàm (Functions Palette hay bảng Functions)
Bảng Functions chứa các VIs, các hàm và các hằng số có thể sử dụng để tạo ra các
Block Diagram. Truy cập vào bảng Functions từ Block Diagram bằng cách chọn


13

View »Functions Palette. Bảng Functions được chia thành nhiều mục khác nhau;
chúng ta có thể hiển thị và ẩn các mục cho phù hợp với nhu cầu. Hình 4.1 cho thấy
một bảng Functions với tất cả các mục và mục Programming được mở ra.

Hình 1.1. Bảng Functions


14

Thanh công cụ Block Diagram (Block Diagram Toolbar)
Khi chạy một VI, các nút xuất hiện trên thanh công cụ Block Diagram mà có thể sử
dụng để gỡ lỗi (debug) các VI. Thanh công cụ sau sẽ xuất hiện trên Block Diagram.

Nhấp vào nút Highlight Execution để hiển thị tuần tự thực thi của sơ đồ khối (block
diagram) khi chúng ta chạy VI. Nhấp vào một lần nữa để vô hiệu hóa việc làm nổi
bật tuần tự thực thi của sơ đồ khối.

Nhấp vào nút Retain Wire Values để lưu các giá trị của dây tại mỗi điểm trong luồng

thực hiện để khi chúng ta đặt một thanh dò (probe) trên dây ngay lập tức có thể giữ
lại những giá trị mới nhất của dữ liệu truyền qua dây dẫn. Chúng ta phải chạy thành
cơng VI ít nhất một lần trước khi có thể giữ lại các giá trị dây.

Nhấp vào nút Step Into để mở một nút (node) và tạm dừng. Khi nhấp vào nút Step
Into một lần nữa, nó thực hiện các hành động (action) đầu tiên và dừng lại ở các hành
động tiếp theo của subVI hoặc cấu trúc (sructure). Chúng ta cũng có thể bấm <Ctrl>
và phím mũi tên xuống để thực thi VI từng bước một (tuần tự thực thi từng nút). Mỗi
nút nhấp nháy để chỉ khi nó đã sẵn sàng để thực thi.


15

Nhấp vào nút Step Over để thực thi một nút và tạm dừng tại nút tiếp theo. Chúng ta
cũng có thể bấm <Ctrl> và phím mũi tên bên phải. Bằng cách bước qua nút, chúng ta
thực hiện các nút mà khơng thực thi nút đó từng bước một.

Nhấp vào nút Step Out để kết thúc thực hiện các nút hiện tại và tạm dừng. Khi VI
kết thúc việc thực hiện, nút Step Out bị làm mờ. Chúng ta cũng có thể bấm <Ctrl>
và các phím mũi tên. Bằng cách bước ra khỏi một nút, chúng ta hoàn thành thực thi
từng bước qua các nút và hướng đến nút tiếp theo.

Nhấp vào nút Clean Up Diagram để tự động định lại tất cả các dây hiện có và sắp
xếp lại các đối tượng trên Block Diagram để tạo ra một bố trí gọn gàng nhất. Để cấu
hình các tùy chọn làm gọn, chọn Tools »Options để hiển thị hộp thoại Options
Dialog box và chọn Block Diagram từ Category. Chúng ta có thể cấu hình các thiết
lập trong phần Cleanup Block Diagram.

Nút cảnh báo (warning) xuất hiện nếu một VI có chứa một cảnh báo và chúng ta thiết
lập hiển thị cảnh báo (Show Warnings) trong cửa sổ Error List. Một cảnh báo chỉ

có một vấn đề tiềm năng với các sơ đồ khối, nhưng nó khơng dừng VI đang chạy.

Cơng dụng của Labview Help
Sử dụng cửa sổ Context Help, LabVIEW Help, và NI Example Finder giúp chúng
ta tạo và chỉnh sửa VIs. Hãy tham khảo phần LabVIEW Help và hướng dẫn sử dụng
để biết thêm thông tin về LabVIEW.


16

Cửa sổ Context Help

Cửa sổ Context Help hiển thị các thông tin cơ bản về đối tượng trong LabVIEW khi
chúng ta di chuyển con trỏ qua từng đối tượng. Để tắt hay mở cửa sổ Context
Help chọn Help »Show Context Help, hoặc nhấn phím <Ctrl-H>, hoặc nhấn vào
nút Show Context Help Window trên thanh công cụ.

Khi chúng ta di chuyển con trỏ trên Front Panel và Block Diagram, cửa sổ Context
Help hiển thị các biểu tượng cho subVIs, chức năng, các hằng số, control, indicator,
với dây nối gắn liền với terminal. Khi chúng ta di chuyển con trỏ tùy chọn hộp thoại,
cửa sổ Help Context hiển thị mô tả về những lựa chọn.
Trong cửa sổ Context Help, các nhãn (label) của terminal bắt buộc xuất hiện đậm,
các terminal được đề xuất xuất hiện như văn bản gốc, và terminal cho tùy chọn sẽ bị
làm mờ. Các nhãn của terminal tùy chọn không xuất hiện nếu chúng ta nhấn vào
nút Hide optional Terminals and Full Path trong cửa sổ Context Help.


17

Hình 1.2. Bảng Help


Nhấp vào nút Lock Context Help để khóa các nội dung hiện tại của cửa sổ Context
Help. Khi nội dung đang bị khoá, di chuyển con trỏ trên một đối tượng khác không
thay đổi nội dung của cửa sổ. Để mở khóa các cửa sổ, nhấn nút một lần nữa. Chúng
ta cũng có thể truy cập vào tùy chọn này từ menu Help.

Nếu tồn tại một chủ đề (topic) trong LabVIEW Help cho một đối tượng tương ứng
trong cửa sổ Context Help, một liên kết màu xanh Detailed help xuất hiện trong cửa
sổContext Help. Ngoài ra, nút More Help được kích hoạt. Nhấp vào liên kết hoặc
nút để hiển thị LabVIEW Help để biết thêm thông tin về các đối tượng.

LabVIEW Help
Chúng ta có thể truy cập vào LabVIEW Help bằng cách nhấn vào nút Help
More trong cửa sổ Context Help, hoặc chọn Help »LabVIEW Help, hoặc nhấn vào
liên kết Detailed Help màu xanh trong cửa sổ Context Help. Chúng ta cũng có thể
nhấn phải chuột vào đối tượng và chọn Help từ menu shortcut.


18

LabVIEW Help chứa các mô tả chi tiết của hầu hết các bảng (palatte), menu, các công
cụ, VI, và các hàm. LabVIEW Help cũng bao gồm các bước hướng dẫn để sử dụng
các tính năng của LabVIEW. LabVIEW Help chứa các liên kết đến các tài liệu sau
đây:
• Tài liệu LabVIEW (LabVIEW documentation resources), trong đó mơ tả trực tuyến
và tài liệu để giúp người dùng mới và có kinh nghiệm và bao gồm các phiên bản PDF
của tất cả các hướng dẫn sử dụng LabVIEW.
• Các nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật trên website National Instruments, chẳng hạn như các
Developer Zone NI, KnowledgeBase, và Thư viện Hướng dẫn sản phẩm (Product
Manuals Library).

Tìm ví dụ LabVIEW (NI Example Finder)
Sử dụng NI Example Finder để tìm kiếm các ví dụ có sẵn trên máy tính của chúng ta
hoặc trên các Developer Zone NI tại ni.com/zone. Những ví dụ mơ tả làm thế nào để
sử dụng LabVIEW để thực hiện các chương trình về kiểm tra, đo lường, điều khiển,
và thiết kế. Chọn Help »Find Examples dụ để khởi động NI Example Finder.
Ví dụ có thể chỉ cho chúng ta cách sử dụng một cụ thể VI hoặc hàm nào đó. Chúng
ta có thể kích chuột phải vào một VI hoặc hàm nào đó trên Block Diagram hoặc trên
một bảng ghim (palette) và chọn Examples từ menu để hiển thị một hướng dẫn với
các liên kết đến các ví dụ cho VI hoặc hàm nào đó. Chúng ta có thể sửa đổi một ví dụ
VI để phù hợp với một ứng dụng, hoặc chúng ta có thể sao chép và dán từ một hoặc
nhiều ví dụ thành một VI mà chúng ta tạo ra.


19

Hình 1.3. Các ví dụ hỗ trợ

1.2.2. Ngun lý lập trình sử dụng ngơn ngữ hình ảnh labview
Cấu trúc vịng lặp while được minh hoạ như hình 1.4

Hình 1.4. Vịng lặp While
Cấu trúc vòng lặp for được minh hoạ như hình 1.5


20

Hình 1.5. Vịng lặp For
Cấu trúc vịng sự kiện để tối ưu hóa bộ nhớ máy tính. Khi một nút được xác nhận
kích hoạt trong vịng sự kiện được nhấn, thì sự kiện đó sẽ được kích hoạt.
Sau đó nếu chương trình chạy xong, hệ thống sẽ ở trạng thái chờ lượt kích hoạt kế

tiếp. Vịng lặp Event khơng thể tự chạy tiếp nên chúng ta cần thêm vòng lặp while để
có thể sử dụng được nhiều chuỗi sự kiện.
Một điều thêm cần chú ý: khơng thể lồng vịng sự kiện trong vịng sự kiện vì nó sẽ
gây ra lỗi hệ thống.

Hình 1.6. Cấu trúc xử lý sự kiện
Cấu trúc vòng tuần tự hỗ trợ chúng ta một chuỗi chạy tuần tự, khi một frame xong
nhiệm vụ, sẽ chuyển sang frame kế tiếp để thực hiện xong chuỗi nhiệm vụ. Để chuỗi
lặp lại ta sử dụng vòng While hoặc For để thực hiện chu trình.


×