Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phần 12b: Mở rộng và phát triển doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.69 KB, 11 trang )

Phần 12b: Mở rộng và phát triển doanh nghiệp

Một số điều nên và không nên làm khi khởi sự doanh nghiệp
Nên

Tiết kiệm tiền.

Kiên trì trong lĩnh vực mà bạn yêu thích.

Hiểu biết về doanh nghiệp của mình trước khi bạn bắt đầu
(hãy làm việc cho ai đó trong lĩnh vực này).

Bắt chước những thành công của người khác trong doanh
nghiệp của mình.

Hãy chuyên môn hóa, cho dù chỉ với một sản phẩm.

Tìm một sản phẩm hoặc dịch vụ mà:


o
Có nhu cầu hoặc mong muốn
o
Được khác hàng cho là không có sản phẩm thay thế
gần giống
o
Không chịu ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá

Đưa ra mức giới hạn về trách nhiệm của bạn.

Học các kỹ năng vi tính.



Học các kỹ năng giao tiếp.

Tìm cho mình một luật sư, một kế toán và đại lý bảo hiểm
trước khi bạn bắt đầu.

Chuẩn bị một bản kế hoạch kinh doanh.

Chuẩn bị mô hình tiêu chuẩn về địa điểm cho đặc thù doanh
nghiệp của bạn.

Lập danh mục các điểm mạnh-yếu để so sánh trước mỗi quyết
định quan trọng.

Hãy mua khi mọi người bán đi (và ngược lại).

Giao dịch với những ai bạn thích, tin cậy và ngưỡng mộ.

Học về kế toán.

Xây dựng cho bản thân một kế hoạch kiểm soát nội bộ.

Tiếp tục đến trường để học những lĩnh vực mà bạn cho là
quan trọng.

Quay lại chia sẻ với cộng đồng.
Không nên

Không bao giờ ký hợp đồng nếu chưa được luật sư của bạn
kiểm tra.


Không nên vội vã: Chẳng có cái gì là cơ hội tốt cuối cùng cả.

Tránh các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu
dùng (lĩnh vực không có quyền định giá).

Không nên phá bỏ con đường quay trở lại công việc ổn định
của bạn để thành lập doanh nghiệp mới nếu như bạn có thể phát triển nó
Don't burn bridges of job security to start a business if you can help it.

Không nên để doanh nghiệp trở nên sống dở chết dở: dành
thời gian để nghỉ ngơi.

Không cạnh tranh với những kẻ có khả năng tiêu diệt đối thủ
cùng ngành nghề (như Wal-Mart hoặc Toys-R-Us) trừ phi bạn có một mảng
thị trường riêng biệt.
Hãy bắt đầu lập kế hoạch tài chính dài hạn cho mình
Trước khi mở rộng việc kinh doanh của mình, bạn nên tham vấn với luật
sư, người phụ trách kế toán và đại lý bảo hiểm của bạn để tạo ra lợi ích cho những
nhân viên tương lai cũng như cho bản thân bạn. Mục đích là tạo ra lợi ích đủ để
tuyển dụng và giữ những nhà quản lý xuất sắc. Những khoản dự phòng cần được
cân nhắc cho việc nghỉ hưu, bảo hiểm y tế, nghỉ dưỡng và các khoản phụ cấp cho
ngày nghỉ lễ. Những chi phí này cần phải được tính đến trong ngân sách.

Những vấn đề thường gặp trong kinh doanh
Bây giờ chúng ta cùng xác định một số sai lầm phổ biến thường mắc phải
khi doanh nghiệp bắt đầu phát triển. Những sai lầm này có thể là những sai lầm
chết người và vì vậy hãy học từ những người đã trải qua việc này trước bạn!
Dòng tiền mặt không được kiểm soát. Nhiều người thất bại vì họ hết tiền.
Khi bạn hết tiền mặt thì bạn sẽ bị phá sản. Vì vậy, hãy chuẩn bị dự báo về dòng

tiền mặt cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cẩn trọng.
Xem lại về “Dòng tiền mặt” trong Phần #7.

Khi dự đoán, hãy đảm bảo:


1. Dự báo thu nhập (doanh thu bán hàng) thật thấp
2. Dự báo các khoản chi phí thật cao
3. Đưa ra các trường hợp bất ngờ không thể dự đoán.

Sự sụt giảm doanh số bán hàng hoặc thiếu doanh số. Nếu
điều này xảy ra, thu nhập của bạn và dòng tiền sẽ bị ảnh hưởng. Hãy đưa ra
các hành động để điều chỉnh kịp thời bằng các giải pháp cắt giảm chi phí
mạnh tay.

Chi phí tăng cao. Bạn có thể tăng doanh số bán hàng được
không? Bạn có thể bù đắp bằng cách tăng giá được không?

Đối thủ cạnh tranh mới. Đây là hiện thực trong cuộc sống
của một doanh nhân! Bạn có thể học hỏi từ họ? Bạn có thể hóa giải những
ảnh hưởng ban đầu của họ không?

Suy thoái kinh tế. Bạn cần cắt giảm chi phí kịp thời để duy
trì lợi nhuận và dòng tiền.

Nhà quản lý hoặc nhân viên thiếu năng lực. Hãy hành động
mau lẹ để thoát khỏi họ.

Gian dối và trộm cắp. Hãy học từ các đối thủ thành công
cách kiểm soát tất cả các kiểu gian dối mà doanh nghiệp của bạn có thể gặp

phải như thất thoát (trộm cắp) và sự không trung thực của nhân viên. Mỗi
doanh nghiệp sẽ khác nhau.

Việc kết hợp của một vài hay tất cả các điều trên.
Những nguyên tắc cơ bản trong việc xử lý các vấn đề nghiêm trọng
trong doanh nghiệp:

Xác định và ghi nhận những vấn đề của bạn với một sự thành
thật nhất Identify and acknowledge your problems with brutal honesty.

Ngay lập tức giảm các khoản thua lỗ bằng cách cắt giảm chi
phí không thương tiếc để duy trì dòng tiền dương và lợi nhuận. Đây là hành
động đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần phải đưa ra.

Không nên đổi ngựa. Hãy kiên trì với lĩnh vực kinh doanh của
mình trừ khi tương lai của nó cực kỳ tồi tệ.

Hãy chủ động giải thích cho các chủ nợ về những vấn đề mà
bạn đang gặp phải là gì và tại sao việc chậm trễ hoặc giảm khoản tiền thanh
toán là cần thiết. Không bao giờ nên viết các tờ séc ghi lùi ngày hoặc
chuyển tiền thanh toán chậm mà không giải thích lý do.

Không cắt giảm giá trị hoặc chất lượng của sản phẩm hay
dịch vụ. Thậm chí hãy làm cho chúng tốt hơn.

Cải tiến mọi mặt hoạt động và hình ảnh mà bạn có thể.

Hãy tìm cơ hội để trách gặp phải tai họa. Đôi khi có những cơ
hội kinh doanh tốt khi việc kinh doanh đình trệ.


Cần nhớ rằng các doanh nghiệp đều có chu kỳ của nó. Vì vậy,
hãy kiên định con đường đang đi và cố gắng vượt qua các giai đoạn khủng
hoảng.

Những việc nên làm

Xem lại các trường hợp trong quá khứ về những doanh
nghiệp thành công nhất trong lĩnh vực bạn kinh doanh.

Xem lại các trường hợp các doanh nghiệp thất bại trong quá
khứ để xác định lý do tại sao họ lại thất bại. Vậy việc kiểm tra, lập kế hoạch
và kinh nghiệm đó chưa đầy đủ?

Xác định một vấn đề tiêu biểu khi kinh doanh trong lĩnh vực
mà bạn định gia nhập và đưa ra giải pháp.

Xác định sự kết hợp của những vấn đề trong doanh nghiệp
của bạn và đưa ra giải pháp.
[Trở về đầu trang]

×