Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đánh giá mặt số lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 20112020. Từ đó cho biết Việt Nam trong giai đoạn tới có nên đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh hay không?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.09 KB, 23 trang )

1

MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GDP: Tổng sản phẩm quốc dân
GDP/ đầu người: Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người
TFP: Yếu tố năng suất tổng hợp
NSLĐ: Năng suất lao động


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


5

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Tăng trưởng kinh tế là một chỉ số quan trọng phản ánh trình độ phát triển kinh tế
của một vùng, một quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định và là điều kiện tiên quyết để
phát triển kinh tế, nâng cao hơn nữa đời sống người dân và thực hiện nhiều mục tiêu vĩ
mô khác. Trong đó, một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là động lực mạnh
mẽ cho sự phát triển tồn diện mọi mặt, đồng thời nó cũng là cơ sở để nâng cao vị thế
của chính quốc gia đó trong q trình tồn cầu hóa hiện nay.


Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng kể về tăng
trưởng kinh tế như sau, theo Dự thảo Báo cáo chính trị tháng 10-2020 trình Đại hội
XIII của Đảng: “Tính chung cả thời kỳ Chiến lược 2011 - 2020, tăng trưởng GDP dự
kiến đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và
trên thế giới. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ
USD vào năm 2020”. Cùng với đó, với mục tiêu đề ra giai đoạn 2021-2025, Việt Nam
tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều sâu, hồn thiện mơ hình tăng
trưởng đồng bộ trên cả phương diện. Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển
có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
Vậy để đạt được mục tiêu đã đề ra trước những hạn chế, yếu kém còn tồn tại
trước thực trạng các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam sẽ ngày càng tụt hậu
so với các nước phát triển nếu không tạo cho mình một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
hơn các nước phát triển thông qua việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó
nhóm nghĩ đề tài: “Đánh giá mặt số lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn
2011-2020. Từ đó cho biết Việt Nam trong giai đoạn tới có nên đặt mục tiêu tăng
trưởng nhanh hay không? Và để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh cần có
những giải pháp, chính sách gì?” là rất cần thiết để làm tiểu luận môn học Kinh tế
phát triển.
2.

Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
– Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Trong phạm vi bài làm, nhóm sự dụng khái niệm tăng trưởng kinh tế theo giáo
trình Kinh tế Phát triển như sau “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền
kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được
thể hiện ở quy mô và tốc độ”. Trong đó, tác giả đưa ra khái niệm về quy mô và tốc độ
như sau “Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, cịn tốc độ tăng
trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay
chậm giữa các thời kỳ.”



6

Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu
nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu và được tính cho tồn thể nền kinh tế hoặc
tính bình qn trên đầu người. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay
đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên bản thân sự tăng trưởng kinh tế cũng chứa
đựng hai thuộc tính đó là: mặt lượng và mặt chất.
– Khái niệm và thước đo về mặt lượng của tăng trưởng kinh tế

Theo Bài giảng Kinh tế Phát triển của GS. Ngô Thắng Lợi (2020): Mặt lượng của
tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng, nó thể hiện ở ngay trong
khái niệm về tăng trưởng và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và
tốc độ tăng trưởng thu nhập
Các chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia bao
gồm:
+ Tổng giá trị sản xuất (GO): Tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên

trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong thời kỳ nhất định (thường là một năm)
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối
cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên
trong thời kỳ nhất định
+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI): là thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối
cùng do công nhân của một quốc gia tạo nên trong thời kỳ nhất định
+ Thu nhập quốc dân (NI): là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra

trong một thời kỳ nhất định
+ Thu nhập quốc dân sử dụng (DI): là phần thu được khi lấy tổng sản phẩm quốc dân
ròng (NNP) trừ đi phần thuế gián thu.

+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/đầu người): của một quốc gia
hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia
hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.
Trong khn khổ bài tập, nhóm chọn đánh giá thực trạng về mặt số lượng tăng
trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020 theo quy mô và tốc độ của chỉ tiêu tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người
(GDP/đầu người).
– Yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Yếu tố Vốn là yếu tố đầu vào vật chất có vai trị quan trọng tác động đến tăng
trưởng kinh tế. Vốn là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra được tích lũy lại và
những của cải tự nhiên như đất đai, khoáng sản đã được khai thác, chế biến. Vốn của
một quốc gia trong một thời kỳ nhất định được đo bằng tiền, được biểu hiện dưới dạng
tiền tệ đã được huy động và sử dụng cho tăng trưởng kinh tế. Vốn là nhân tố đầu vào


7

của sản xuất và là nguồn lực cơ bản tạo ra tăng trưởng kinh tế. Các nhà khoa học đã
tìm ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và gia tăng đầu tư thông qua hệ số ICOR –
hệ số hiệu suất sử dụng vốn để tăng trưởng. Thông qua hệ số ICOR có thể cho biết cho
biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra
thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó, hơn nữa hệ số cũng cho biết được so
sánh hiệu quả sử dụng vốn của các thời kỳ của một quốc gia hay so sánh giữa các quốc
gia.
Yếu tố Lao động là một trong những nhân tố cơ bản của sự tăng trưởng kinh tế.
Nguồn lao động là nguyên nhân, là động lực của mọi sự tăng trưởng và phát triển,
đồng thời cũng là sản phẩm của phát triển. Là một bộ phận của dân số, nguồn lao động
tạo cầu cho nền kinh tế thông qua việc tham gia vào tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ
xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào trình độ giáo dục, trình độ dân trí,

sức khỏe, số lượng, chất lượng của những máy móc, thiết bị sản xuất được trang bị cho
người lao động và môi trường sống và làm việc của người lao động đó.
Yếu tố Năng suất tổng hợp (TFP) là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến tăng
trưởng kinh tế. TFP phản ánh về hiệu quả sử dụng các thành tự khoa học công nghê,
kết quả của hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, cùng với đó là
những nhân tố như thể chế, chính sách, quản trị, ... Do đó có thể hiểu TFP là tổng hợp
các yếu tố cịn lại đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sau khi đã loại trừ những yếu tố
vốn và lao động. Và các yếu tố tổng hợp này có tác động đến tăng trưởng lớn hay bé
chủ yếu tùy thuộc vào việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức quản lý
hiện đại trong sản xuất, kinh doanh (Nguyễn Ngọc Sơn, 2020).


8

CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 VỀ MẶT SỐ LƯỢNG
1.1. Tổng sản phẩm trong nước Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Trong giai đoạn 2001-2010, nhìn chung tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt
Nam tăng trưởng ở mức cao.
Bảng 1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Năm

GDP theo giá thực
tế

GDP theo giá so
sánh 2010


Tốc độ tăng
trưởng

2011

2.779.880

2.292.483

6,24%

2012

3.245.419

2.412.778

5,25%

2013

3.587.262

2.543.596

5,42%

2014


3.937.856

2.695.796

5,98%

2015

4.192.862

2.875.856

6,68%

2016

4.502.703

3.054.470

6,21%

2017

5.005.975

3.262.548

6,81%


2018

5.542.332

3.493.399

7,08%

2019

6.037.348

3.738.546

7,02%

Dự kiến 2020

6.293.196

3.847.338

2,91%


9

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính tốn của tác giả
Quy mô GDP (theo giá so sánh 2010) tăng gấp khoảng 1,7 lần, từ 2.292,5 nghìn
tỷ đồng năm 2010 lên hơn 3847,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2020, trung bình mỗi năm

tăng lên khoảng 172,7 nghìn tỷ đồng.
Từ năm 2011 tới năm 2018 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là khá cao và
tăng liên tục từ 6.24% năm 2001 lên 7,08% năm 2018. Bắt đầu từ năm 2019 xảy ra
chiến tranh kinh tế Mỹ - Trung khiến nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng, dẫn đến việc
kinh tế của Việt Nam có sự suy yếu nhẹ tốc độ tăng trưởng giảm xuống 7,02%. Năm
2020 do dịch bệnh Covid-19 tốc độ tăng trưởng ước đạt 2,91%, bình quân giai đoạn
2016 - 2020 đạt khoảng 5,96 %/năm. Tính chung cả giai đoạn 2011 - 2020, tăng
trưởng GDP đạt khoảng 5,96 %/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu
vực và trên thế giới
Bảng 2: So sánh GDP theo sức mua tương đương của Việt Nam với một số nước
trong khu vực (Giá so sánh 2017)
Đơn vị tính: Tỷ USD
Các nước

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018


2019

Trung
Quốc

13.020,
1

14.043,
9

15.134,
6

16.258,
5

17.403,3

18.595,
2

19.887,
0

21.229,
4

22.526,5


Ấn Độ

5.491,0

5.790,6

6.160,4

6.616,9

7.146,0

7.736,0

8.280,9

8.787,7

9.155,1

Nhật Bản

4.795,5

4.867,2

4.964,5

4.983,1


5.044,1

5.070,4

5.180,3

5.197,1

5.231,1

Indonexia

2.127,7

2.256,0

2.381,3

2.500,6

2.622,5

2.754,5

2.894,1

3.043,7

3.196,7


Hàn Quốc

1.769,1

1.811,6

1.868,9

1.928,8

1.983,0

2.041,4

2.105,9

2.167,1

2.211,3

Thái Lan

976,6

1.047,4

1.075,5

1.086,1


1.120,2

1.158,6

1.205,7

1.255,7

1.285,3

Malaysia

610,0

643,3

673,5

714,0

750,4

783,7

829,3

868,9

906,2


Philippines

577,6

617,4

659,1

700,9

745,4

798,7

854,1

908,3

963,1

Việt Nam

475,6

500,6

527,7

559,3


596,7

633,7

676,9

724,8

775,7

Singapore

421,9

440,8

462,1

480,3

494,6

510,7

532,8

551,2

555,2


Campuchi
a

41,6

44,7

48,0

51,4

55,0

58,9

62,9

67,6

72,4

Lào

32,7

35,4

38,2

41,1


44,1

47,2

50,5

53,6

56,1

Nguồn: Ngân hàng thế giới


10

Nếu so sánh về quy mơ nền kinh tế, có thể nhận thấy GDP của Việt Nam so với
các nước các nước phát triển trong khu vực vẫn là một khoảng cách khá lớn. GDP tính
theo ngang giá sức mua của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu
vực. Tuy nhiên, có thể nhận thấy nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2021 đã có
những sự tiến triển nhất định. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam trở thành quốc gia có
nền kinh tế lớn thứ 4 (sau Indonexia Thái Lan và Philipin).
Tóm lại, trong giai đoạn 2011-2020, cả quy mô và tốc độ tăng của GDP đều tăng
lên hàng năm, duy chỉ có tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2018-2020 có sự suy giảm do
ảnh hưởng của Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và ảnh hưởng của dịch COVID-19
đến nền kinh tế, nhìn chung với quy mơ và tốc độ GDP của Việt Nam đang được các tổ
chức kinh tế đánh giá rất cao. Tuy nhiên, có thể nhận thấy một điều rằng, quy mô nền
kinh tế đang có sự chững lại, tốc độ tăng khơng cịn đạt nhanh như các giai đoạn trước.
1.2. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 2011-


2020
Hơn 35 năm đổi mới, chúng ta đã vượt qua nhiều nấc thang quan trọng trong hoạt
động xây dựng và phát triển kinh tế đó là: Thốt ra khỏi khủng hoảng kinh tế 12 năm
sau đưa nước ta ra khỏi danh sách các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp, thu
nhập bình quân đầu người đã tăng lên gấp 5 lần sau 4 thập kỷ vừa qua. Giai đoạn
2011-2020, mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên gấp nhiều lần, đưa Việt
Nam từ nước có mức thu nhập thấp, sang nước có thu nhập trung bình.
Bảng 3: GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Năm

GDP bình quân đầu
người theo giá thực
tế (USD/người)

GDP bình quân đầu
người theo giá thực
tế (USD/người)

Tốc độ tăng GDP
bình quân đầu người
(%)

2011

1.517

1.386

5,16%


2012

1.748

1.443

4,16%

2013

1.907

1.506

4,32%

2014

2.052

1.578

4,87%

2015

2.097

1.667


5,57%

2016

2.202

1.753

5,12%

2017

2.373

1.853

5,73%

2018

2.570

1.964

6,02%

2019

2.715


2.082

6,00%


11

2020

2.779

2.138

2,66%
Nguồn: Ngân hàng thế giới

Cùng với quy mô GDP của Việt Nam, từ năm 2011-2020, Quy mô GDP/đầu
người của Việt Nam trung bình giai đoạn 2011-2020 đạt 1734 USD/người/năm. Năm
2020, GDP/ đầu ngườ đạt 2.138 USD/người gấp khoảng 1,5 lần so với năm 2011.
Tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người của Việt Nam đều có xu xương tăng, trung
bình cả giai đoạn tăng lên khoảng 4,96% Tuy nhiên, đến năm 2019 xảy ra chiến tranh
kinh tế Mỹ - Trung khiến nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng, dẫn đến việc kinh tế của
Việt Nam có sự suy yếu nhẹ tốc độ tăng GDP/đầu người giảm xuống 6%, giảm nhẹ
0,02% so với năm 2018. Năm 2020 do dịch bệnh Covid-19 tốc độ tăng GDP/đầu
người giảm xuống cịn 2,66%.

Hình 1: So sánh GDP bình quân đầu người theo giá sức mua tương đương của
Việt Nam và một số nước
Nguồn: Ngân hàng thế giới
Qua biểu đồ về GDP/đầu người của Việt Nam và một số nước có thể nhận

thấy GDP của Việt Nam so với các nước các nước phát triển vẫn là một khoảng cách
khá lớn. GDP tính theo ngang giá sức mua của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với
các nước trong khu vực. Việt Nam được thế giới công nhận là một nước có thu nhập
trung bình, tuy nhiên có thể nhận thấy, mức thu nhập bình qn đầu người cõ xu
hướng tăng, tuy nhiên vẫn đang ở cận dưới của các nước thu nhập trung bình.
1.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai

đoạn 2011-2020
Đóng góp vào tăng trưởng gồm 3 nhân tố chính, vốn (K), lao động (L) và năng
suất nhân tố tổng hợp TFP. Trong đó, đóng góp của lao động vào tăng trưởng đang
giảm dần và hiện còn ở mức 6,81%. Đối với vốn, những năm 2006 – 2010 vốn đóng
góp tới 2/3 vào tăng trưởng, đến giai đoạn 2011-2020 đã giảm xuống giảm xuống còn
khoảng 47,99% trong giai đoạn 2011 – 2015 và hiện nay còn khoảng 54,34%. Điều đó
nghĩa rằng, Việt Nam đã từng thúc đẩy tăng trưởng dựa trên sự mở rộng vốn, nhiều
năm đã duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và vay nợ để mở rộng đầu tư.
Bảng 4: Tỷ lệ đóng góp của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Đơn vị tính:%


12

Giai đoạn

Tốc độ tăng
GDP

Tỷ lệ đóng
góp của K

Tỷ lệ đóng góp Tỷ lệ đóng góp

của L
của TFP

2006-2010

6,32

58,5

26,1

15,41

2011-2015

5,91

54,34

15,52

30,16

2016-2020

6,0

47,99

6,81


45,2

2011-2020

5,95

51,165

11,165

37,68

Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam
Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tăng từ
30,16% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 lên 45,2% giai đoạn 2016 - 2020, tính chung
10 năm 2011 - 2020 đạt 37,68,0%, vượt mục tiêu Chiến lược Chính phủ đề ra là 35%.
Có thể thấy, nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển tăng trưởng kinh tế từ chiều
rộng sang chiều sâu và kèm chất lượng, tuy nhiên TFP của Việt Nam tuy ngày càng
được cải thiện và tăng lên, song còn rất thấp và có khoảng cách khá xa so với các nước
trong khu vực.


13

CHƯƠNG 2: HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011-2020 VỀ MẶT SỐ LƯỢNG
2.1. Hạn chế tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020 về mặt số lượng

Qua đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam về mặt số lượng giai đoạn

2011-2020 có thể nhận thấy còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Quy mơ GDP bình qn đầu người bình qn giai đoạn 2011-2020 mới đạt ....
nằm trong khoảng giữa của mức thu nhập trung bình thấp.
GDP tăng bình quân khoảng 5,9%/năm giai đoạn 2011 - 2020 so với mục tiêu
Chiến lược đề ra là 7 - 8%/năm và thấp hơn so với hai giai đoạn 1991 - 2000 tăng
trưởng GDP bình quân đạt 7,56%/năm, giai đoạn 2001 - 2010, tăng trưởng bình quân
đạt 7,26%/năm
GDP bình quân đầu người năm 2020 tăng thêm khoảng 1.420 USD so với năm
2010, thấp hơn nhiều nước trong khu vực như năm 2018 so với năm 2010, Singapore
tăng thêm 11.837 USD, Hàn Quốc: 5.004 USD, Trung Quốc: 3.256 USD.
So sánh trong khu vực và thế giới, mức tăng GDP bình qn đầu người cịn thấp
tuy có tăng qua các năm tuy nhiên vẫn đang ở mức trung bình thấp của các nước có
thu nhập trung bình.
2.2. Nguyên nhân tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020 về mặt số

lượng
2.2.1. Yếu tố về nguồn vốn
Đầu tư dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu
tư thấp, nhất là nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
giảm từ mức 6,17 năm 2011 xuống 4,7 năm 2019, riêng năm 2020, do ảnh hưởng tiêu
cực của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế bị đình trệ, các
dự án cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng chưa phát huy được năng lực nên ICOR
năm 2020 đạt hệ số ICOR tăng đột biến lên 11,65. Bình quân giai đoạn 2016-2020 hệ
số ICOR đạt 5,56, cao hơn so với hệ số 5,47 của giai đoạn 2011-2015. Trung bình cả
giai hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đạt 5,54, so với giai đoạn 2006-2010 có giảm đi, tuy
nhiên khơng nhiều.
Theo khuyến cáo của Ngân hàng thế giới hệ số ICOR 3,0 là hệ số phản ánh đầu
tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững đối với các nước đang
phát triển. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam cịn thấp.


Hình 2: Hệ số ICOR và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2011-2020


14

Nguồn: Tính tốn của nhóm dựa vào số liệu từ Tổng cục Thống kê
Có thể nhận Việt Nam đang từng bước sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình hơn,
tuy nhiên hệ số ICOR vẫn khá cao so với các nước cùng trong giai đoạn tăng trưởng
nhanh, như Trung Quốc giai đoạn 1991-2003 hệ số ICOR chỉ có 4,1, Hàn Quốc là 3,2,
Đài Loan, 2,7. Cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vẫn còn chưa cao.
Do ảnh hưởng của việc nguồn vốn của Việt Nam hiện nay phân bổ dàn trải, dở
dang, khơng có trọng điểm và năng lực quản lý cịn yếu kém, do đó, kiến cho hiệu quả
sử dụng nguồn vốn hạn chế.
2.2.2. Yếu tố về lao động

Những năm qua, NSLĐ của Việt Nam liên tục gia tăng cả về giá trị và tốc độ,
đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Bảng 5: NSLĐ Việt Nam giai đoạn 2011-2020
GDP (tỷ đồng)

NSLĐ

Lao động
(Triệu người)

(Triệu đồng)

Tốc độ tăng
NSLĐ (%)


Năm

(Tính theo giá
so sánh 2010)

2011

2.292.483

50,35

45,53

3,49

2012

2.412.778

51,42

46,92

3,06

2013

2.543.596

52,21


48,72

3,83

2014

2.695.796

52,84

51,02

4,72

2015

2.875.856

52,84

54,43

6,68

2016

3.054.447

53,3


57,31

5,29

2017

3.262.548

53,69

60,77

6,04

2018

3.493.399

54,28

64,36

5,91

2019

3.738.546

54,66


68,40

6,27

2020

3.847.338

53,1

72,455

5,93

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính tốn của nhóm
Năm 2020, NSLĐ của Việt Nam đạt 72,455 triệu đồng/lao động tăng so với năm
2018 lên 26,92 triệu đồng. Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng NSLĐ bình quân
3,45%/năm, giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng 4,35%/năm và giai đoạn 2016-2020, tốc
độ tăng NSLĐ bình quân là 5,89%/năm cao hơn giai đoạn 2011-2015. Trong đó, năm
2015 năng suất lao động đạt 6,68%.


15

Theo sức mua tương đương (PPP) 2011, NSLĐ Việt Nam năm 2019 đạt 11.757
USD, tăng 1.766 USD; tăng 6,2% so với năm 2018, là năm có mức tăng NSLĐ cao
nhất trong giai đoạn 2016-2019. Điều này đưa Việt Nam trở thành một trong những
nước có tốc độ tăng NSLĐ cao nhất trong khu vực.Tuy nhiên, so với các nước trong
khu vực và trên thế giới, NSLĐ của Việt Nam vẫn được cho là thấp.


Hình 3: Tỷ lệ NSLĐ của các nước so với Việt Nam vào năm 2011 và 2019
Nguồn: Tổng cục thống kê
Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Dân số
Việt Nam đã lên đến khoảng 96,2 triệu vào năm 2019. Theo kết quả Tổng điều tra dân
số Việt Nam năm 2019, 55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần
76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Do đó dẫn đến
việc cung lớn mà cầu lao động lại nhỏ, khiến năng suất lao động có sự ảnh hưởng.
Cùng với đó, sức khỏe và thể lực của Việt Nam cịn hạn chế cùng với đó chính
sách sử dụng lao động còn hiều bất cập, khiến cho hiệu quả sử dụng lao động trong
thời gian qua còn thấp.
2.2.3. Yếu tố về năng suất tổng hợp

Trong giai đoạn vừa qua, nhân tố TFP đã có vai trị quan trọng trong tăng trưởng
kinh tế Việt Nam. Trong đó chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam có bước cải thiện
tích cực trong các năm gần đây, theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, năm 2019, chỉ số
đổi mới sáng tạo của Việt Nam tiếp tục được cải thiện lên vị trí 42/129 nền kinh tế,
tăng 17 bậc so với năm 2016. Cùng với đó, chỉ số kinh tế tri thức (KEI) phản ánh đổi
mới sáng tạo trực tiếp tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, lại đang cịn rất hạn
chế (tuy đã có sự cải thiện). Chỉ số KEI của Việt Nam năm 2019 là 3,51, trong đó chỉ
số sáng tạo là 2,72, thấp hơn nhiều so với Xin-ga-po (8,44), Ma-lai-xi-a (6,07), Thái
Lan (5,52). Đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn khoảng cách khá lớn so với các nước
trong khu vực, thể hiện ở số phát minh, sáng chế được áp dụng ở Việt Nam còn thấp
hơn nhiều so với các nước.
Nguyên nhân là do vai trị, vị trí của khoa học - cơng nghệ đối với tăng trưởng
kinh tế chưa được đánh giá cao. Cùng với đó, ngành cơng nghiệp hiện tại cịn lạc hậu,
nguồn nhân lực chất lượng chưa cao. Thêm vào đó, thiếu thể chế cho hoạt động đổi
mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển.



16

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2021-2030
3.1. Định hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2030

Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 đã đạt được nhiều thành tựu lớn, mang ý
nghĩa then chốt, làm bàn đạp cho việc phát triển kinh tế Việt Nam các giai đoạn tiếp
theo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức độ khá cao. Giai đoạn 2011 2015, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt bình quân 5,9%/năm,
giai đoạn 2016 - 2019 tăng trưởng đạt 6,8%/năm, năm 2020 tăng trưởng GDP đạt
2,91%, và thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới, trong bối cảnh dịch
COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế xã hội thì đây là thành cơng
lớn, bình qn giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 5,9%/năm, năm 2018, tốc độ tăng
trưởng lớn nhất cả giai đoạn với tốc độ tăng 7,08%. Tính chung cả giai đoạn 2011 2020, bình qn ước tính đạt 5,9%/năm (cao hơn tốc độ tăng bình qn 3,2%/năm của
giai đoạn 2001-2010). Tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm
các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.
Theo giá hiện hành, quy mơ GDP năm 2016 đạt 4.502,7 nghìn tỷ đồng (tương
đương 205,3 tỷ USD); năm 2017 đạt 5.006 nghìn tỷ đồng (tương đương 223,7 tỷ
USD); ước tính năm 2018 đạt 5.542,3 nghìn tỷ đồng (tương đương 245,2 tỷ USD), gấp
1,32 lần quy mơ GDP năm 2015 GDP bình qn đầu người tăng từ 1.331 USD năm
2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ
tăng dân số nên GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 2.109
USD/người năm 2015 lên 2.215 USD/người năm 2016 (tăng 106 USD so với năm
trước); 2.389 USD/người năm 2017 (tăng 174 USD) và ước tính đạt 2.590 USD/người
năm 2018 (tăng 201 USD), gấp 1,23 lần mức GDP bình quân đầu người năm 2015
Tuy nhiên, với các hoạt động kinh tế hiện nay vẫn còn những tồn tại, hạn chế và
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cùng với đó, tăng trưởng GDP có xu hướng chững lại cụ thể giai
đoạn 1991 - 2000 tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,56%, giai đoạn 2001 - 2010 tăng
trưởng bình quân đạt 7,26%, giai đoạn 2011 - 2020 tăng trưởng bình quân ước đạt
5,9%, kèm theo đó là nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu xa hơn về

kinh tế vẫn còn là thách thức lớn. Mục tiêu xây dựng đất nước trở thành một nước
công nghiệp hiện đại vào năm 2030 cịn nhiều thách thức.
Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước
đang phát triển có cơng nghiệp hiện đại, có mức thu nhập trung bình cao (3.46610.725 USD). Theo quy tắc 70, có thể tính được tốc độ tăng trưởng của Việt Nam
trung bình trong giai đoạn 2021-2030 cần phải đạt khoảng 8%. Vì vậy trong thời gian


17

tới, đặc biệt là giai đoạn 2021-2030, Việt Nam vẫn cần tiếp tục tăng tưởng nhanh, tuy
nhiên việc tăng trưởng nhanh của Việt Nam nên thay đổi từ tăng trưởng nhanh bằng
mọi giá sang tăng trưởng nhanh kèm chất lượng và hiệu quả. Từ đó cần phải sử dụng
hiệu quả nguồn vốn để nguồn lực sản xuất vững vàng, kèm theo đó, phải phát huy tối
đa nhân tố lao động giúp nâng cao NSLĐ, hơn nữa cần nâng cao chất lượng thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường các hoạt động nghiên cứu
và đổi mới sáng tạo, phát triển năng lực của con người.
3.2. Giải pháp và chính sách giúp tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-

2030
3.2.1. Nhóm giải pháo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Thứ nhất, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thông qua đầu tư
trọng tâm trọng điểm vào các ngành và các khu vực công nghệ cao, tránh đầu tư dàn
trải không tập trung.
Thứ hai, huy động nguồn vốn từ trong nước kết hợp huy động nguồn vốn FDI từ
nước ngồi có chọn lọc, trong đó cần tạo mơi trường đầu tư, kinh doanh thơng thống,
thuận lợi, có cơ chế, chính sách đủ mạnh, đồng bộ, khả thi, mang tính đột phá để thu
hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư có chất lượng.
Thứ ba, cần kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn trong nước cũng như từ nước
ngoài tránh xảy ra tình trạng thất thốt, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư.
Thứ tư, tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát các hoạt động đầu tư.

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao NSLĐ

Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giúp cải thiện NSLĐ phục vụ cho
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Trước tiên, cần có các hoạt động giúp nâng cao trình độ văn hóa và nhận thức
của người lao động, trong đó cần phát triển mạnh giáo dục nghề nghiệp và tăng cường
chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến.
Tiếp theo, phải tăng cường các hoạt động đầu tư cho giáo dục đào tạo trên tất cả
các mặt, như: phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn, ngoại ngữ và tin học.
Kế đó, phải chú trọng tạo mơi trường làm việc tốt và cơ chế tuyển dụng, sử dụng
và trọng dụng nhân tài một cách hợp lý.
3.2.3. Nhóm giải pháp cải thiện mức độ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp TFP

vào tăng trưởng kinh tế


18

Đầu tiên, cần xem xét định hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam không chỉ dựa
vào tăng vốn đầu tư và khai thác tài nguyên sẵn có mà cần tăng trưởng kinh tế dựa vào
tri thức và công nghệ.
Thứ hai, tích cực ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, tạo nền
tảng để thúc đẩy tăng trưởng nhanh nhưng đảm bảo chất lượng bằng các hoạt động
nghiên cứu và đổi mới sáng tạo từ nguồn nhân lực trong nước và các hoạt động chuyển
giao công nghệ từ nước ngoài.
Cuối cùng, phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thực thi chính sách và
pháp luật, rà sốt các chính sách, quy định, khắc phục cho được những tồn tại, hạn chế,
yếu kém hiện nay.



19

KẾT LUẬN
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đất nước ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có
thu nhập trung bình, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước
hình thành, phát triển. Tuy nhiên, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam cơ bản ổn định
nhưng chưa vững chắc.
Qua phân tích ở trên chúng ta thấy trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng trưởng
kinh tế được duy trì ở mức độ khá cao, tính chung cả giai đoạn 2011 - 2020, bình qn
ước tính đạt 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên
thế giới. Cùng với đó, quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng. GDP bình quân
đầu người tăng xấp xỉ 2,2 lần từ năm 2010 đến năm 2020. Tuy nhiên, trong giai đoạn
2011-2020, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vần đề như sau: tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn khoảng 5,9%/năm thấp hơn so với giai đoạn 20012010, cùng với đó, GDP bình qn đầu người năm 2020 tăng thêm khoảng 1.420 USD
so với năm 2010, thấp hơn nhiều nước trong khu vực.
Từ nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tưng trưởng kinh tế Việt
Nam giai đoạn 2011-2020, có thể thấy, do ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn vốn
chưa hiệu quả, NSLĐ chưa cao, mức độ sử dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng
tạo còn chưa cao, thể chế của nhà nước cịn nhiều khó khăn. Từ đó nhóm đề ra một số
giải pháp chính nhóm chính sách liên quan đến vốn cần đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn
cho tăng trưởng kinh tế, cùng với đó cần nâng cao năng suất lao động và ứng dụng tích
cực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào các hoạt động kinh tế, thay đổi và
đồng bộ thể chế kinh tế.
.



20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2020), Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030
2. Bảo Ngọc (2020), Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, Báo
tuổi trẻ online, />3. Đặng Hoàng Thống, Võ Thành Danh (2011), Phân tích các yếu tố tác động đến tăng
trưởng của thành phố Cần Thơ: Cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố, Tạp chí khoa
học, Trường Đại học Cần Thơ, số 17b (2011), 120-129
4. Hoàng Thị Thu (2018), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của
tỉnh Bắc Ninh dưới góc độ năng suất các nhân tố sản xuất, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ, số 188(12/3), 235-241,
5. Ngân hàng thế giới (2011-2019), Báo cáo kinh tế Việt Nam,
6. Ngô Thắng Lợi (2012), Giáo trình Kinh tế Phát triển, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
Quốc dân
7. Ngô Thắng Lợi (2020), Bài giảng Kinh tế Phát triển nâng cao
8. Nguyễn Ngọc Sơn (2020), Đánh giá sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của
tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, />9. Nguyễn Quang Hiệp, Nguyễn Thị Nhã (2015), Vai trò của các yếu tố nguồn lực với
tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2014, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số
219 (2015), 9-19
10. Tổng cục Thống kê (2011-2019), Niên giám Thống kê các năm từ 2011 đến 2019
11. Tổng cục Thống kê (2020), Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh
12. Trần Quốc Toản (2020), Đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng
tạo - một đột phá chiến lược trong giai đoạn mới, Tạp chí Cộng sản, ISSN 2734-9071
13. Văn Tôn (2020), Mười nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội năm 2021
và 5 năm 2021-2025, Báo Tin tức online, />14. Viện Năng suất Việt Nam (2019), Báo cáo năng suất Việt Nam 2019
15. Võ Thành Danh, Lê Tín, Nguyễn Hữu Đặng, Ong Quốc Cường (2017), Các yếu tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ, Tạp chí khoa học, Trường Đại học

Cần Thơ, số 4d (2018), 200-211


21

BẢNG PHÂN CƠNG
Phân cơng
MỞ ĐẦU
I. ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 VỀ
MẶT SỐ LƯỢNG (So sánh số liệu dọc và
chéo của từng năm hoắc theo thời kỳ)
1.1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) Việt
Nam giai đoạn 2011-2020
1.2. Tổng sản phẩm trong nước bình quân
đầu người (GDP/ng) Việt Nam giai đoạn
2011-2020
II. NGUYÊN NHÂN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20112020 VỀ MẶT SỐ LƯỢNG
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN TIẾP THEO
3.1. Định hướng tăng trưởng kinh tế Việt
Nam giai đoạn tiếp theo
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN TIẾP THEO
3.2. Đề xuất giải pháp và chính sách giúp
tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn tiếp
theo

KẾT LUẬN

Trần Việt Hồng 0911651888

Lê Thu Hương 0918313398

Nguyễn Thị Bình –
0904082388
Phùng Mai Trang 0817171998

Phạm Thu Thủy –
0978619687

Trần Việt Hoàng 0911651888

Trần Việt Hoàng 0911651888



×