Ăn gì khi bị ợ chua
Ợ chua hay ợ nóng là căn bệnh phổ biến về đường tiêu hóa.
Việc lựa chọn các loại thực phẩm thích hợp để có một chế độ ăn
hợp lý là yếu tố rất quan trọng để phòng ngừa bệnh này
Ợ chua không chỉ gặp ở người lớn mà ngay cả những đứa trẻ sớm
có thói quen ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ như thực phẩm chiên xào,
bơ, phó mát, dầu ăn... và uống sữa nguyên chất trong khi ăn cũng không
tránh khỏi chứng bệnh này.
Triệu chứng và nguyên nhân
Triệu chứng chính của ợ chua thường gặp là cảm giác đau rát ở
phần trên của bụng, ngay dưới xương ức, rồi lan lên họng. Các triệu
chứng kèm theo bao gồm buồn nôn, nhai và nuốt bị trở ngại khi ăn, khó
ngủ vào ban đêm, thở khò khè mệt nhọc và đôi khi nghẹt thở khi nằm
nghiêng. Chứng ợ chua có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng phổ biến
nhất là do quá trình tiêu hóa thức ăn dư thừa axit. Cùng lúc với động tác
nhào nặn, co bóp để xay nhuyễn thức ăn của dạ dày, axit trong dạ dày
có thể men theo thành bao tử trào ngược lên thực quản do van đóng
giữa dạ dày và thực quản bị yếu đi, gây tình trạng ợ chua và kéo theo
cảm giác nóng rát ở vùng dưới xương ức.
Cảm giác đau nhói vùng ngực thường khiến bệnh nhân lầm tưởng
với những cơn đau tim. Vì thế việc cần làm trước tiên là nên thăm khám
bác sĩ ngay khi có triệu chứng để xác định rõ bệnh tình, tránh tình trạng
“tiền vẫn mất” mà “tật vẫn mang” do chữa không đúng bệnh. Bình
thường, ợ chua không nguy hiểm. Tuy nhiên không ít trường hợp viêm
họng mãn tính, viêm xoang là do hậu quả của chứng ợ chua không được
chữa trị đến nơi đến chốn. Dịch bao tử dư thừa có thể tràn vào cuống
phổi, nhất là khi người bệnh nằm, và đưa tới khó thở, viêm phế quản và
phổi. Ợ chua có thể giới hạn các hoạt động hàng ngày của người bệnh
và đưa tới một số biến chứng trầm trọng của dạ dày như viêm loét, xuất
huyết, co thắt đôi khi gây ung thư thực quản. Chất chua trong dạ dày là
nguyên nhân gây kích ứng niêm mạc dạ dày và dẫn đến hậu quả viêm
hang vị, bệnh lý rất thường gặp hiện nay. Kích ứng do chất chua còn có
thể là đòn bẩy đưa đến hậu quả viêm tấy, xuất huyết hay thậm chí ung
bướu ác tính dọc trên thực quản đến tận vùng cổ họng. Chính vì thế,
bệnh nhân nên tích cực phòng ngừa và chữa trị bệnh để giảm thiểu
những biến chứng do bệnh gây ra. Điều trị ợ chua không dễ, nhưng
chúng ta có thể loại bỏ bằng cách chọn lựa những thực phẩm phù hợp
và điều chỉnh thói quen ăn uống của mình.
Cần thay đổi thói quen ăn uống
Trước hết, khi bị chứng này, bạn nên tăng lượng chất đạm, chất
xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Chất đạm có tác dụng trung
hòa nước chua trong dạ dày và giúp nước chua khó trào ngược lên trên
thực quản. Trái với suy nghĩ của nhiều người, chế độ ăn đầy đủ thịt cá
vẫn tốt cho người bị ợ chua hơn một chế độ “chay trường” và các thức
ăn từ nếp, gạo lức là món ăn rất tốt cho người có đường tiêu hóa nhạy
cảm, có tác dụng giúp cơ thể bớt táo bón - là một trong các lý do khiến
dạ dày co thắt với nhịp bất lợi cho cơ thể...
Uống nhiều nước trong và sau bữa ăn cũng cần chú ý để tối ưu
hóa tác dụng nhuận trường của chất xơ. Rau cải không chỉ tốt nhờ nhiều
chất xơ có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, là món ăn nên có mặt
thường xuyên trong thời gian điều trị chứng ợ chua. Các loại dấm chuối
hay táo tuy là dạng thức uống chua nhưng là thứ thuốc chống co thắt
đường tiêu hóa rất hữu hiệu. Tuy nhiên các nước trái cây quá chua lại
có thể gây phản xạ co thắt thực quản và vô tình tiếp tay cho chứng ợ
chua. Bạn nên pha loãng các thức uống trên với nước theo tỉ lệ hợp lý
để có một thức uống bổ dưỡng và không làm trầm trọng thêm tình trạng
sức khỏe hiện thời.
Bạn cần hạn chế một số thực phẩm gia tăng sự sản xuất axit trong
bao tử và làm bao tử co thắt nhiều hơn như thức ăn có nhiều chất béo
chứa gia vị như nước sốt, bơ, dầu ô-liu… Bạn cũng nên kiêng cả cà
phê, rượu, trà, nước ngọt có ga, các chất kích thích khác và các loại rau
thơm như húng tây, ngò… Chúng có khả năng làm nắp đậy bao tử yếu
đi và axit sẽ có dịp trào ngược dễ dàng hơn, các loại tinh dầu thực vật,
gia vị như hành, tỏi… cũng có tác dụng tương tự khi gây giãn nở vùng
hang vị giúp nước chua dễ dàng trào ngược. Vì thế thói quen ngậm kẹo
the, bạc hà không nên duy trì ở người mắc chứng ợ chua cũng như các
loại cháo và súp loãng sẽ làm bạn dễ bị trào ngược thức ăn hơn, tốt nhất
bạn nên kết hợp ăn kèm thức ăn dạng lỏng với dạng khô. Một vài loại
hoa quả, trái cây như chuối, cam quýt, hồng, tỏi, cà chua, khoai lang...
giàu đường và axit hữu cơ nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra trạng thái khó
tiêu, rối loạn chức năng của dạ dày và ruột do dư thừa axit. Bệnh nhân
nên lưu ý tránh không sử dụng các loại trái cây đó.
Bên cạnh việc lựa chọn thức ăn, thói quen ăn uống cũng có tác
động rất lớn đến bệnh tình của bạn. Ăn quá nhanh nghĩa là bạn phải
nuốt những miếng to và chúng sẽ nằm nguyên trong bụng khiến dạ dày
khó tiêu hóa. Đừng ăn quá no, ăn thật chậm, nhai thật kỹ để dạ dày
cũng chậm rãi làm việc. Nếu tiện, bạn nên chia các bữa chính ra thành
các bữa nhỏ trong ngày và chỉ ăn nhẹ ở mỗi bữa để tránh tình trạng quá
no. Khi ăn theo nhịp đưa thức ăn vào miệng mà bạn sẽ nuốt vào nhiều
không khí nên khi bạn ợ, luồng không khí sẽ mang theo axit gây cảm
giác chua đắng. Vì vậy ăn từ từ, nhai kỹ giúp bạn tránh nguy cơ ợ
nhiều. Tránh vừa ăn vừa uống sẽ khiến bạn dễ đầy bụng và thức ăn sẽ bị
dồn lên. Khi uống, không nên sử dụng ống hút. Ăn xong cần đứng lên,
đi dạo cho thức ăn mau tiêu, đừng nên nằm hay ngồi chồm ra phía trước
ngay sau bữa ăn.
Khi ngủ, bạn nên kê gối cao hơn người, nằm nghiêng sang phía
trái để đẩy thức ăn trong dạ dày ra xa chỗ tiếp giáp thực quản và bao tử.
Tuy nhiên khi đau, bạn không nên nằm nghỉ, thức ăn sẽ dễ trào lên
miệng. Tư thế nằm nghiêng qua trái tốt cho bao tử hơn nằm sấp họăc
nghiêng bên phải. Vận động cơ thể đều đặn giúp bạn tránh béo phì nên
áp lực trong ổ bụng sẽ giảm phần nào. Mặc quần quá chật, bao tử bị ép
làm áp suất bị đẩy lên cao, thức ăn đồng thời cũng bị đẩy ngược lên.
Phụ nữ mang thai cũng khó tránh được chứng ợ chua do trọng lượng cơ
thể gây tăng sức ép lên bụng , tuy nhiên triệu chứng này sẽ giảm sau khi
sinh nên không nên tự ý uống các loại thuốc không được bác sĩ chỉ
định.
Khi chứng ợ chua xuất hiện nhiều lần trong tuần và kéo dài hơn 3
tuần lễ, bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa, có thể đó là triệu