Chọn ống kính Nikon theo mục đích
Dù không nhiều phiên bản dẫn đến dễ loạn như Canon, nhưng Nikon
cũng có lượng ống kính đủ dùng cho mọi mục đích.
Không như các hãng khác, Nikon vốn nổi tiếng nhờ vào tính tương thích
khá cao giữa thân máy và ống kính. Như thế, ống kính và thân máy dù cách nhau
hàng thập kỷ vẫn có thể lắp vừa và hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, theo thời gian
xu hướng này cũng dần thay đổi. Sự thay đổi được thể hiện trong ký hiệu của ống
kính mà qua đó người dùng phần nào có thể xác định được ống mình mua thuộc
loại nào.
Nikon vốn nổi tiếng về sự tương thích khá cao giữa thân máy và ống
kính. Ảnh: Cringel.
Về cơ bản, ống kính Nikon có một số ký hiệu cần lưu ý như sau.
Các ống AF là ống được sản xuất thời máy phim, do đó mô-tơ lấy nét
không nằm trên ống kính mà trên thân máy, nên các ống này khi lắp trên những
thân máy DSLR mới sẽ phải lấy nét bằng tay.
Các ống AF-S đã được tích hợp mô-tơ lấy nét trên thân máy, vì thế hỗ trợ
tự động lấy nét trên tất cả các thân dSLR sau này.
Ống có ký hiệu DX là ống được làm chuyên cho các thân máy DSLR cảm
biến nhỏ (Nikon gọi là cảm biến DX với crop factor là 1,5x)
Ống có ký hiệu G là ống đã được bỏ đi vòng điều chỉnh độ mở, vì thế dù
lắp được nhưng người dùng không điều chỉnh được độ mở trên những thân máy
chỉnh tay (như FM2 chẳng hạn). Khi đó máy sẽ chụp ở độ mở nhỏ nhất.
Ống có ký hiệu ED là ống được trang bị thấu kính cao cấp chống tán xạ
(Extra-low Dispersion).
Ống có ký hiệu Micro là ống chuyên chụp Macro.
Ống có ký hiệu VR là co cơ chế chống rung (Vibration Reduction)
Ống có ký hiệu IF (Internal Focus) là ống có cơ chế điều chỉnh thấu kính
lấy nét hoàn toàn ở trong lòng ống kính, không "thò thụt".
Chụp chân dung
Chụp thể thao, hoang dã
Đặc trưng của kiểu chụp chân dung truyền thống là nổi bật đối tượng và
hậu cảnh mờ, vì thế, những ống kính chân dung phù hợp nhất thường có độ mở
lớn, ít nhất f/2,8 trở lên. Độ mở lớn bên cạnh việc làm mờ hậu cảnh, tôn tiền cảnh
còn cho phép chụp trong điều kiện ánh sáng yếu mà không cần dùng đến đèn flash
vốn khá kỵ trong chân dung do dễ làm ảnh bị "bẹt".
Để làm tôn lên vẻ đẹp trong ảnh chân dung, thông thường, ống kính phải có
góc nhìn hơi phóng đại tỷ lệ lên một chút. Vì thế các tiêu cự từ khoảng 70 mm tới
135 mm là hợp lý cho thể loại này. Các ống tiêu cự ngắn dù cũng có thể chụp chân
dung nhưng thường phù hợp với kiểu chân dung tập thể thay vì chân dung đơn. Sử
dụng các ống zoom có cả góc rộng và tele cũng là một giải pháp khá tiết kiệm để
phù hợp với từng loại hình nhân vật.
Lưu ý, tiêu cự phù hợp ở trên áp dụng cho các máy cảm biến FX full-frame
(như D700, D3 hay D3x). Đối với các máy cảm biến DX (tương tự như cỡ APS-C)
như D3000, D5000, D90 hoặc D300s… phải nhân hình lên 1,5 để suy ra tiêu cự
hợp lý.
Một số ống tối ưu cho nhu cầu này bao gồm:
1. Nikkor AF-S 50mm f/1.4G: Tiêu cự 50 dù hơi ngắn so với FX nhưng lại
khá lý tưởng cho các thân DX. Phiên bản độ mở f/1,4 này là ống 50 duy nhất hỗ
trợ tự động lấy nét trên các thân dSLR.
2. Nikkor AF 50mm f/1.8D: Cũng phù hợp chụp chân dung với thân DX
hơn là FX, đây là lựa chọn hợp túi tiền hơn so với phiên bản cao cấp f/1,4 ở trên.
Tuy nhiên ống này chỉ hỗ trợ lấy nét trên những thân máy có sẵn mô-tơ lấy nét,
còn với các thân như D40(x), D60 và D3000, phải lấy nét bằng tay.
3. Nikkor AF 85mm f/1.8D: Là tiêu cự chân dung kinh điển cho cả thân FX
và DX với độ mở f/1,8 đủ để xóa phông hiệu quả. Nhưng cũng như phiên bản
50mm f/1,8D ở trên, ống này chỉ hỗ trợ tự động lấy nét với những thân tích hợp
sẵn mô-tơ lấy nét, còn không người dùng phải lấy nét tay.
4. Nikkor AF-S DX 17-55mm f/2.8G IF-ED: Ống zoom chụp chân dung
hay đám cưới phù hợp với thân DX (tiêu cự tương đương 26 – 83mm) với độ mở
f/2,8 vẫn đủ để xóa phông dù độ mở không quá lớn. Đáng tiếc là ống này không
hỗ trợ chống rung.
5. Nikkor AF-S 24-70mm f/2.8G ED: Ống tiêu cự kinh điển chụp chân
dung và đám cưới, thích hợp cả thân FX và DX, do góc rộng không phải là ưu tiên
với kiểu chụp chân dung. Tuy nhiên ống này cũng không có chống rung.
]Nikkor AF-S DX VR 55-200mm f/4-5.6G IF-ED. Ảnh: Pricerunner
Đặc trưng của thể loại nhiếp ảnh này là phải có bức ảnh đẹp từ những
khoảng cách xa, vì thế các ống kính dùng cho thể loại này phải là tele zoom tối
thiểu từ 70mm trở lên, độ mở lớn f/2,8 để đảm bảo tốc độ chụp đủ bắt dính những
pha hành động. Ngoài ra, ống kính này còn phải được hỗ trợ bởi cơ chế ổn định
hình ảnh (VR) và cơ chế lấy nét siêu êm (SWM) để đảm bảo không ồn, nhất là khi
chụp động vật.
Một số ống tối ưu cho nhu cầu này bao gồm:
1. Nikkor AF-S DX VR 55-200mm f/4-5.6G IF-ED: Ống telephoto giá
thành hợp lý cho những người mới bước chân vào chụp ảnh và kết hợp hoàn hảo
thành một dải đầy đủ với ống kit 18 – 55mm. Tuy nhiên ống này chỉ lắp được trên
thân DX.
2. Nikkor AF-S VR 70-300mm f/4.5-5.6G IF-ED: Cũng là một ống chống
rung hai độ mở hợp lý cho những người mới chơi, ống này có tiêu cự dài hơn,
đồng thời hỗ trợ cả thân DX và FX với chất lượng thấu kính khá tốt. Nhưng kèm
theo đó là giá thành cũng cao hơn.
3. Nikkor AF-S 70-200mm f/2.8G ED VR II: Ống đẳng cấp cao một độ mở
của Nikon với cơ chế chống rung, chất lượng thấu kính và tương thích với tất cả
các thân dSLR. Tuy nhiên do độ mở lớn nên ống khá to và nặng.
4. Nikkor AF VR 80-400mm f/4.5-5.6D ED: Dải tiêu cự dài hơn cho những
người có nhu cầu chụp động vật hoang dã, lên tới 600 mét nếu lắp vào thân DX.
Tuy nhiên là ống AF nên chỉ hỗ trợ lấy nét trên những thân có sẵn mô-tơ lấy nét,
còn khi láp vào các phiên bản như D40(x), D60 và D3000 ống này phải lấy nét
bằng tay.