Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

58 Khai thác và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả để thực hiện phát triển kinh tế theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.82 KB, 11 trang )

ĐỀ TÀI:
Khai thác và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả để thực
hiện phát triển kinh tế theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
I. Phát biểu vấn đề
Nước ta đang đứng trước những cơ hội vô cùng thuận lợi để đưa đất
nước đột phá bước sang một giai đoạn phát triển mới, có thể khắc phục tình
trạng tụt hậu so với các nước trên thế giới. Nhưng thực tế nước ta đang vấp
phải 3 trở lực lớn đó là: chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu
cầu thực tế phát triển nền kinh tế; Kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều
bất cập; năng lực quản lý còn thiếu về nhiều mặt.
Hồ Chí Minh đã từng nhận xét: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
trước hết cần phải có con người xã hội chủ nghĩa”.Vấn đề phát triển con
người và nguồn nhân lực hiện đang là vấn đề nóng bỏng ở nước ta hiện nay.
Phát triển nguồn nhân lực đang trở thành đòi hỏi bức thiết trong quá trình
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II. Luận chứng lý do nêu vấn đề
Trong các văn kiện Đại hội Đảng, Đảng ta đã khẳng định: “Con người
là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất
của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to
lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa …”.
Sự thực chưa lúc nào vấn đề phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn
nhân lực lại được xã hội quan tâm như hiện nay. Đất nước đang đứng trước
những cơ hội và thách thức mới trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới,
điều này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng được nhu cầu
của thế giới.
Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất cơ
hội đang đến với đất nước; thậm chí nếu không mau chóng khắc phục được
1
yếu kém, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức mới, sẽ kéo dài sự tụt
hậu của đất nước.


Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có những phát
triển vượt bậc. Tốc độ phát triển kinh tế trong suốt 10 năm qua trung bình đạt
7,5%, GDP tính theo đầu người tăng gấp 4 lần so với thời kỳ trước đổi mới,
đời sống của nhân dân nhìn chung được nâng cao rõ rệt. Năm 2007, Việt Nam
chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. Đến tháng 10 năm 2007 Việt
Nam được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên
hiệp Quốc khoá 2008 – 2009 đã cho thấy vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế ngày càng được nâng cao. Đứng trước những cơ hội và thách thức đó,
nguồn nhân lực nước ta đã chuẩn bị được những gì để nắm bắt những cơ hội
và vượt qua thách thức.
Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực đã được nâng lên rõ rệt, năng
suất lao động nâng cao đã làm cho kinh tế đất nước luôn phát triển với tốc độ
cao. Số lượng lao động có đào tạo tăng nhanh. Theo số liệu thống kê ở Việt
Nam, GDP tính theo đầu người của Việt Nam năm 2006 tăng gấp 4 lần năm
1986, nhưng dường như khoảng cách với thế giới lại ngày càng nới rộng
thêm. Theo số liệu năm 2006 của quỹ tiền tệ thế giới IMF, GDP danh nghĩa
tính theo đầu người của Việt Nam là 650 USD bằng 9% mức trung bình của
thế giới (7263USD). Năm 1986, GDP bình quân đầu người của Việt Nam
kém Trung Quốc 200 USD, kém Thái Lan 997 USD, kém Indonexia 550
USD và Hàn Quốc 6940 USD, đến năm 2006 con số này tương ứng là : 1100
USD, 2140USD, 750USD, 17.000USD. Như vậy nếu đứng trên quan điểm
toàn diện, để xem xét vấn đề thì rõ ràng năng suất lao động của chúng ta tăng
nhưng là tăng so với chúng ta trước đây 20 năm, còn so với tốc độ tăng năng
suất của các nước khác trên thế giới thì năng suất lao động của chúng ta thấp
hơn rất nhiều.
Để nền kinh tế đất nước bắt kịp với các nước trên thế giới cần tạo ra lợi
thế cạnh tranh từ việc phát huy nguồn lực con người. Đào tạo đội ngũ lao
2
động có chuyên môn, trình độ, có phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiệu
quả, chỉ có như thế chúng ta mới hy vọng bắt kịp với sự phát triển của kinh tế

thế giới.
III. Phê phán một số phương pháp luận sai lầm trong định hướng phát
triển nguồn nhân lực
1. Lợi thế so sánh về nguồn nhân lực giá rẻ
Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, chúng ta thường nhắc tới một lợi thế của nước ta đó là: dân số nước ta
đông, kết cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm gần một nửa
số dân cả nước, con người Việt Nam cần cù, chịu khó. Đó quả thực là một lợi
thế mà chúng ta đã sử dụng khá thành công trong thời gian vừa qua và cần
phát huy. Nhưng khi mà nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang nền kinh
tế tri thức, với các quy trình sản xuất và máy móc hiện đại, với những phương
thức và kỹ thuật quản lý mới đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao thì
lợi thế về nguồn nhân lực mà chúng ta nhắc tới vẫn chỉ là nguồn lao động dồi
dào, giá lao động rẻ, người lao động cần cù, chịu khó mà không thấy nhắc đến
trình độ của nguồn nhân lực, một điều quan trọng trong việc xem xét lựa chọn
địa điểm đầu tư của các tập đoàn kinh tế nước ngoài như các tập đoàn sản
xuất thiết bị công nghệ cao, các tập đoàn tài chính.... Rõ ràng lao động dồi
dào và giá rẻ đang dần không còn là ưu thế cạnh tranh trong việc thu hút vồn
đầu tư nước ngoài vào nước ta như trước nữa. Thay vào đó các quốc gia, tập
đoàn, công ty trên thế giới đang rất chú ý tới chất lượng nguồn nhân lực của
quốc gia họ dự định sẽ đầu tư.
2. Phát triển nguồn nhân lực đại trà, trình độ không đáp ứng được nhu cầu
thực tế
Hiện nay, đất nước ta đang đứng trước một thực tế là phát triển nguồn
nhân lực một cách đại trà, đào tạo nhiều mà dùng được ít, số người được đào
tạo ra có tỷ lệ thất nghiệp khá cao, trong khi kinh phí xã hội bỏ ra cho việc
3
đào tạo nguồn nhân lực là vô cùng lớn thì kết quả thu lại được thật đáng thất
vọng.
Hiện mức chi cho giáo dục ở Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới,

năm 2007 mức chi ngân sách cho giáo dục chiếm 20% tổng mức chi ngân
sách của Nhà nước. Tỷ lệ trung bình hàng năm là 8%, cao hơn so với Mỹ là
6%, và Trung Quốc là 2,7%. Như vậy có thể nói, Đảng và Nhà nước ta rất chú
trọng tới vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, qua đó nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực quốc gia.
Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đua nhau thành lập,
theo số liệu thống kê, cả nước hiện có khoảng hơn 300 trường đại học, cao
đẳng; Nếu tính theo tỷ lệ dân cư trên số trường đại học, cao đẳng thì chúng ta
cao hơn so với Trung Quốc 15%. Quy mô của các trường lại quá lớn, trường
đại học lớn nhất nước Mỹ có 52.000 sinh viên (trường đại học Arizona State),
còn lại hầu hết các trường lớn khác có khoảng 15.000 sinh viên; Trong khi
các trường đại học ở nước ta chỉ tiêu tuyển sinh quá nhiều, quá nhiều các hình
thức đào tạo – đào tạo từ xa, chuyên tu, tại chức - số sinh viên tại Đại học
Quốc gia TP HCM là 81.000, Đại học Huế là 81.000, Đại học Đà Nẵng
52.000, Đại học Mở Hà Nội là 46 nghìn, Đại học Thái Nguyên là 34.000 sinh
viên.
Với số lượng sinh viên nhiều như thế liệu có đảm bảo sinh viên ra
trường đáp ứng được công việc hay không? Có thể trả lời ngay rằng hầu hết là
chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, sinh viên ra trường khoảng 60% là không
đáp ứng được nhu cầu công việc. Số còn lại đều phải đào tạo lại theo nhu cầu
của từng cơ quan, doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực có chất lượng không cao lại xảy ra tình trạng mất cân
đối nghiêm trọng. Cứ một cán bộ tốt nghiệp đại học thì có 1,16 cán bộ trung
cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật trong khi tỷ lệ này của thế giới là 1:4:10. Đây
cũng là kết quả của việc định hướng và phân cấp giáo dục chưa tốt, dẫn đến
tình trạng thừa thầy, thiếu thợ.
4
Sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất, nhưng chất mới có
thể tốt hoặc không tốt bằng chất cũ. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cũng cần
được xem xét trên góc độ này. Không phải cứ đào tạo ồ ạt, đào tạo thật nhiều

là có thể nói chất lượng nguồn nhân lực nước ta đã được nâng cao, cái cần
được quan tâm ở đây là cái chất lượng thực sự, cái chất mới tốt hơn và tiến bộ
hơn so với cái cũ.
3.Tư tưởng sai lệch trong đánh giá năng lực của con người
Tình trạng đánh giá khả năng, trình độ của mỗi cá nhân theo bằng cấp
đã tạo nên những suy nghĩ lệch lạc về việc học, học là vì bằng cấp chứ không
phải để nâng cao trình độ của chính bản thân mỗi cá nhân, dẫn đến mắc bệnh
thành tích, bằng thật học giả. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các
kỹ sư, cử nhân của chúng ta ra trường mặc dù thành tích học tập khá nhưng
lại không thể đáp ứng được nhu cầu công việc. Nếu so sánh trình độ kỹ sư của
nước ta với các nước có trình độ phát triển kinh tế tương đương thì rõ ràng
vấn đề đào tạo kỹ sư, cử nhân của chúng ta cần xem xét lại rất nhiều.
Việc đánh giá khả năng, trình độ của mỗi cá nhân người lao động nhìn
chung mang nhiều tính chất chủ quan của người đánh giá, tuy vậy việc đánh
giá cũng phải dựa trên cơ sở thực tiễn khách quan, theo những tiêu chí phí
hợp với sự phát triển của xã hội, hay nói cách khác là cần có sự tôn trọng tri
thức khoa học trong việc đánh giá năng lực thực sự của người lao động, qua
đó có kế hoạch nâng cao trình độ người lao động, dần dần làm chủ tri thức
khoa học của nhân loại và không ngừng phát triển nó.
4.Chủ quan, nóng vội, quan liêu trong quá trình phát triển nguồn nhân lực
Không quan tâm và không kế thừa, phát huy những thành tựu giáo dục
của nước ta đã tích lũy được trước đổi mới cũng như những thành tựu của thế
giới, không khai thác lợi thế nước đi sau, thậm chí ít nhiều hoang tưởng, duy
ý chí hoặc nhân danh phát huy sáng tạo đi tìm một con đường riêng, nhưng
thực tế là lạc lõng.
5

×