Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Màu sắc ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.76 KB, 6 trang )

Màu sắc

Một yếu tố của hình ảnh không được coi nhẹ trong lĩnh vực nhiếp
ảnh ngày nay là màu sắc. Cố nhiên, mọi người có quyền thích ảnh đen-
trắng, nhưng trong thập kỷ 70 này, đa số các bức ảnh chụp là ảnh màu!
Quá trình thực hành lâu năm ảnh màu đã dạy cho chúng ta, người
chụp nghiệp dư lẫn nhà chuyên nghiệp một điều: màu sắc chỉ là một
trong nhiều yếu tố của hình ảnh mà thôi. Riêng màu sắc không thôi, ít
khi nó thu hút được sự chú ý của người xem. Nói cách khác là: một bức
ảnh đen- trắng không có giá trị gì thì khó lòng mà có giá trị hơn nếu là
ảnh màu. Thế nhưng, ta cần phải biết xem màu sắc có thể đem lại
những gì cho hình ảnh.
Trước hết, màu sắc, riêng bản thân nó cho phép ta phân biệt được
hai mảng của hình ảnh có thể sẽ bị lẫn vào với nhau trên ảnh đen trắng.
Cụ thể là, ánh sáng trực diện là điều ngăn cấm khi chụp ảnh đen-trắng,
lại có thể cho ta những bức ảnh màu khả quan nếu đối tượng chụp có
nhiều màu sắc khác nhau.
Giá trị của một bức ảnh màu là ở chỗ nào? giá trị của nó là ở
những yếu tố làm cho bức ảnh - bất kỳ là ảnh đen-trắng hay màu - trở
thành một bức ảnh tốt (nguyên văn-NH), và hơn nữa, ở một sự hài hoà
nào đó nối màu sắc này với màu sắc kia, ở những sắc thái tế nhị của
cánh hoa giữa màu xanh xum xuê của lá cây, v.v... Do vậy, khi chụp
ảnh màu, ngoài việc sử dụng đường nét, hình khối và ánh sáng ra, lại
còn cần phải xét đến các sắc thái để tạo nên một tổng thể hoà hợp về
màu.
Điều mà chúng ta quan tâm trước hết là giá trị mà màu sắc có thể
đem lại cho hình ảnh khi màu đó không dữ dội. Những mảng tường rêu
phong của một ngôi nhà cổ, một cành cây đượm sương đêm mà chúng
ta nghĩ là có thể thể hiện được một cách trung thực lên ảnh đen-trắng,
trong ảnh màu lại có những sắc thái kín đáo và một vẻ tinh tế mê hồn.
Cũng vậy, một bông cẩm chướng đỏ sẽ nổi bật trên ngực áo màu xám


như một tiếng kèn đồng vang vang. Đúng vậy, ta có thể nói đến sự hoà
hợp và sự tương phản của các màu sắc, và đi sâu vào các lĩnh vực đó để
thể hiện được những bức ảnh màu ngày càng đẹp.
Toát yếu: Những yếu tố tạo nên hình ảnh
- Cách đề cập đến đối tượng
- Giây phút bấm máy
- Khuôn hình
- Góc nhìn và phối cảnh
- Thị trường bao quát
- Đường nét và nhịp độ
- Bóng tối và ánh sáng
- Màu sắc.
Không nhất thiết phải là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để có
thể gặp được những điều lý thú và cũng rất khó khăn trong lĩnh vực
nhiếp ảnh, chỉ cần bạn là một người ham mê thực hành nhiếp ảnh là sau
một thời gian nhất định bạn sẽ nhận thấy minh “kiệt sức” cả về phương
diện kỹ thuật cũng như sáng tạo. Đây là một hiện tượng hết sức bình
thường khi bạn chuyển tiếp từ một giai đoạn này sang một giai đoạn
khác trong nhiếp ảnh. Vậy thì trong nhiếp ảnh có tất cả bao nhiêu giai
đoạn? Chúng ta hãy nghe Jean-Claude Lemagny, một trong những
người nhiệt thành nhất với “Nhiếp ảnh sáng tạo”, phân biệt 3 giai đoạn
trong tiến trình phát triển của một nghệ sĩ nhiếp ảnh:
1. Đầu tiên là những năm tháng học hỏi mà các yếu tố
kỹ thuật chiếm hết thời gian và sức lực của bạn. Ta thường tìm
cách bắt chước tác phẩm của các bậc thầy nổi tiếng trong nhiếp
ảnh, cố tìm hiểu nhữung bí ẩn làm nên thanh công, đọc nghiến
ngấu những bài trả lời phỏng vấn của họ.
2. Tiếp theo là đến giai đoạn chín muồi hơn mà ta tin
tưởng chắc chắn là đã hoàn thiện về kỹ thuật. Ta sẽ chán ngấy
những ai chỉ nói về nhiếp ảnh qua các loại máy ảnh, ống

kính…Trong giai đoạn thứ hai này chỉ có yếu tố thẩm mỹ là điều
quan trọng nhất, những khái niệm sẽ thay thế cho các cuộc tranh
luận hời hợt. Điều nguy hiểm nhất là “tự tin” rằng minh đã đạt tới
đỉnh cao nhất trong nhiếp ảnh, nó hoàn toàn sai lầm đơn giản bởi
vì còn có một giai đoạn thứ 3 nữa.
3. Giai đoạn cuối cùng này chính là lúc ta nhận thấy
rằng để có thể giải quyết hoàn hảo những vấn đề trong thẩm mỹ
(cái đẹp) thì ta lại phải quay về với kỹ thuật. Nói tóm lại chính
nhiếp ảnh gia sẽ tự tìm kiếm lấy các phương tiện kỹ thuật để
hoàn thiện công việc sang tác của mình. Giống như một chuyên
gia về ảnh đen trắng sẽ đi tìm một loại hóa chất thỏa mãn tất cả
các tong xám mà anh ta tìm kiếm. Đó chính là Depardon, người
sử dụng từng than máy và ống kính káhc biệt cho mỗi một thể
loại hình ảnh hay là Jeff Wall, người trưng bày các tác phẩm của
minh trong một “hộp sáng”. Đó cũng chính là những người
chuyển sang sử dụng “Moyen Format” hay các hộp tối (Large
Format), lý do không chỉ đơn giản nằm trong độ sắc nét mà nó
còn vì khoảng cách, tiếp cận. Đó chính là một nhiếp ảnh gia về
sắc mầu đi tìm kiếm và thử nghiệm tất cả các loại phim, các loại
giấy để tìm cho riêng minh một “tông”…
Trước kỹ nguyên của kỹ thuật số thì điều này đã rất chính xác
(theo ý kiến cá nhân của NTL) và bây giờ điều ấy lại thêm một lần nữa
được chứng minh. Thực tế cho thấy có rất nhiều nhiếp ảnh gia tìm hiểu
những “mánh” kỹ thuật về máy quét phim, máy in, một chiếc dCam hay
dSLR…Những nhiếp ảnh gia này đã nhận thấy rằng họ cần nắm vững
các kỹ thuật mới để có thể hành nghề. Bạn không nên tin vào những
nghệ sĩ ru rú trong “ổ” của minh nhé. Đa số các nhiếp ảnh gia đều đi
xem triển lãm, quan sát những người khác làm việc, lấy cảm hứng, so
sánh, tìm thông tin về một kỹ thuật in ảnh, khuôn hình, kết quả chung
cuộc…Với sự xuất hiện của kỹ thuật số thì chưa bao giờ các nhiếp ảnh

gia có được trong tay những khả năng về kỹ thuật đa dạng như thế cả.
Về mặt tinh thần thì chưa bao giờ kỹ thuật lại gắn bó mật thiết đến thế
với cái đẹp. Với một điều kiện là không khuôn hẹp kỹ thuật lại trong
việc khoe khoang thiết bị hay tranh luận như các nhà…nghiên cứu khoa
học. Nhất định là không thể như thế! Yếu tố kỹ thuật là một câu hỏi cực
kỳ quan trọng mà ta có thể lấy ví dụ khi muốn tạo một bản in mầu bằng
máy in phun mực (liệu các nhà sưu tập có mua chúng không?) hay lựa

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×