Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.63 KB, 2 trang )
Xuất bản qua mạng: Đã có lộ trình
Xuất bản trên internet là một khái niệm không mới. Cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của kỹ thuật truyền thông, mạng internet đã len lỏi vào
mọi ngóc ngách của cuộc sống hiện đại. Nhiều loại hình giải trí, giáo
dục, học tập… đã thay đổi hình thức thể hiện để đáp ứng nhu cầu lưu
chuyển trên mạng internet. Ở Việt Nam, khái niệm xuất bản trên mạng,
phát hành sách, đọc sách trên mạng gần đây đã trở nên quen thuộc.
Xuất bản trên mạng có một ưu thế lớn là sự tiện dụng, nhanh chóng và
thuận lợi. Tuy nhiên, ưu thế cũng là trở ngại, chính vì sự tiện lợi quá đã
khiến cho vấn đề xuất bản qua mạng trở nên khó kiểm soát. Ở góc độ
cá nhân, rất nhiều trường hợp, thông các trang web, diễn đàn, blog…
các tác giả đã tự “xuất bản” những tác phẩm của mình trực tiếp đến với
người đọc qua mạng.
Thế nhưng, có người lại nhận ra cơ hội để lợi dụng sự thoải mái của
mạng nhằm thực hiện mục đích không trong sáng. Điều này đã dẫn đến
sự hỗn tạp, tốt xấu, trắng đen lẫn lộn của hình thức xuất bản tự phát qua
mạng. Bộ Thông tin Truyền thông đã phải ban hành Chỉ thị quản lý
blog để ngăn chặn tình trạng này.
Trong bối cảnh đó, các nhà xuất bản (NXB) lớn trong nước lại có vẻ
chưa mặn mòi với hình thức xuất bản qua mạng. Lý do chủ yếu là thiếu
quy định cụ thể về xuất bản trên mạng. Các đơn vị xuất bản vốn đã có
khá nhiều lo lắng trong việc xuất bản truyền thống như sách lậu, nối
bản, giá giấy, in… nên việc thờ ơ đối với hình thức xuất bản trên mạng
được xem là dễ hiểu.
Thực tế hơn 4 năm sau, mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn, xuất bản
qua mạng có vai trò tương đối quan trọng trong đời sống tinh thần.
Nhiều sự kiện về văn học, nhiều tác phẩm xuất bản từ mạng đã được cụ
thể hóa bằng xuất bản truyền thống. Trong bối cảnh đó, Nghị định
11/2009/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 10-2-2009 sửa đổi, bổ
sung Nghị định số 111/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và